Thứ sáu, ngày 28 tháng sáu năm 2013
Kỷ Niệm Thời Thơ ấu - Bút ký Nguyễn Cang
Xin giới thiệu 1 bút ký của bạn Nguyễn Cang,anh là 1 cựu giáo sinh SPSG,k.2 (1963-65), người Tây Ninh hiện định cư tại Mỹ...
Những hồi ức của anh là một chia sẻ quí báu để các bạn nhớ về những tháng ngày gian khó của một tuổi thơ không yên ả: còn nhỏ mà phải xa cha mẹ đi trọ học và cách Thầy cô dạy, phạt hồi xưa (195...lúc ngành GD VN đang chuyển từ chương trình Pháp sang Việt....
nhưng mà mọi việc rồi cũng vượt qua được...
Những hồi ức của anh là một chia sẻ quí báu để các bạn nhớ về những tháng ngày gian khó của một tuổi thơ không yên ả: còn nhỏ mà phải xa cha mẹ đi trọ học và cách Thầy cô dạy, phạt hồi xưa (195...lúc ngành GD VN đang chuyển từ chương trình Pháp sang Việt....
nhưng mà mọi việc rồi cũng vượt qua được...
THUỞ ẤU THƠ (Hồi ức của CHS /GC : Nguyễn Cang)
( Nhớ về thầy cũ trương xưa)
Sau cùng rồi ba má tôi cũng quyết định đưa chị em tôi về Trảng Bàng để đi học, đó là năm 1949. Quyết định nầy sẽ ảnh hưởng tới cuộc đời không những của chị em chúng tôi mà còn cho cả gia đình về sau nữa. Má tôi gởi gắm chị em tôi cho cô dượng chín để rồi sáng hôm sau má vội vã quay về quê lo công việc hằng ngày vì ba , các chị lớn và đứa em tôi vẫn còn ở nơi đó (làng Rừng Da thuộc huyện Bến Cầu , tỉnh Tây Ninh)...Má tôi cứ căn dặn chị tôi là phải chăm sóc cho tôi, coi chừng đừng để tôi hư hỏng. Đối với cô dượng thì phải tuyệt đối vâng lời vì dượng là thầy giáo nên những gì dượng nói đều đúng. Tôi và chị ba đều "dạ ". Má có vẻ an tâm rồi đưa tay vò đầu tôi mấy cái.
Cô dượng chín có tất cả 8 người cọn , 5 trai 3 gái. Ngoài ra còn có thêm mấy người cháu bên dượng , họ ghé nhờ buổi trưa còn chiều lại thì họ đi về nhà. Nhà họ ở đâu tôi không biết, tôi thấy mỗi người đều có một chiếc xe đạp để đi học. Hai người anh lớn con cô chín và người con gái thứ sáu thì đi học ở Sài Gòn thỉnh thoảng mới về thăm nhà.Trong những ngày đầu vì lạ chỗ lạ nhà nên tôi không ngủ được. Đêm nào tôi cũng úp mặt vào gối khóc rấm ra rấm rứt, tôi không dám khóc lớn vì sợ anh bảy nằm kế bên hay được rồi mách lại cô dượng . Sáng ra tôi rờ cái gối thấy nó ướt đẫm trên mặt, tôi lật đật lấy tay chùi cho khô . Tôi không biết chị ba tôi có khóc hay không vì chị ngủ chung với mấy chị lớn ở phòng bên kia.
Sáng sớm cô chín cho điểm tâm bằng một chén cháo trắng ăn với nước mắm kho quẹt có khi tốp mở kho khô hoặc tương hột nấu chao. Vì nhà đông nên bữa ăn thật đơn sơ để tiết kiệm tiền. Buổi trưa có bữa ăn chính, gạo mua ở chợ từng bao chỉ xanh lớn. Bữa cơm chánh thật là vui, mọi người đều đứng chung quanh cái bàn thật to. Người nào ăn hết thì tự động cầm chén đến đầu bàn để xúc cơm. Trong nháy mắt thức ăn hết sạch và nồi cơm cũng chẳng còn gì. Ăn xong chúng tôi tự động giải tán, còn chén bát dơ thì có chị hai rửa. Ở nhà được vài ba ngày thì dượng chín dẫn tôi vô trường để ghi danh học. Dượng nói vì tôi đã biết đọc biết viết rồi nên xếp tôi vào lớp tư ( tức lớp hai sau nầy). Dượng dẫn tôi tới khu trung tâm có bậc tam cấp, gồm 4 lớp từng cặp đâu lưng với nhau. Vì nó có cấu trúc đặc biệt, các phòng học được cất trên cao , chân đế bằng xi măng thật chắc , nên người ta còn gọi trường nầy là trường cao cẳng. Các dãy khác thì xếp thành hàng ngang và dọc theo hình chữ U thật khang trang và sạch sẽ. Dượng chín dẫn tôi tới lớp cô Chi rồi giao cho cô xếp chỗ ngồi. Cô xếp tôi ngồi bàn chót. Tôi nhìn quanh lớp học mà thấy khớp vì phòng học rộng rãi, học trò đứa nào đứa nấy trông thật sạch sẽ, áo quần tươm tất, mặt mày sáng sủa thông minh,còn tôi thì áo quần luộm thuộm tay chân khẳng khiu còn in dấu bùn ở ruộng ; đầu tóc bờm xồm, dài tận mép tai còn nghe mùi khét nắng. Tự dưng tôi thấy mình thua kém hẵn các bạn. Trong giờ học mà có đứa lén quay mặt về phía sau để nhìn tôi, chắc nó thấy tôi khác lạ hơn mọi người. Vì nhập học trễ nên ngày đầu cô giáo không đá động gì tới tôi hết, cô cứ để tôi ngồi cho quen với sinh hoạt của lớp .
Ngày thứ hai, khi tiếng trống trường ngừng hen, báo hiệu giờ học bắt đầu thì cô Chi cũng có mặt tại lớp rồi. Học trò tất cả đứng dậy chào cô, cô bảo "Asseyez- vous". Cô vừa nói xong thì tất cả học sinh đều ngồi xuống, tôi bắt chước làm theo. Lần đầu tiên nghe cô nói tiếng Tây tôi không hiểu gì hết, thấy bạn ngồi xuống thì mình cũng ngồi theo. Sau khi điểm danh xong cô đi thẳng xuống bàn tôi ngồi, cô bảo tôi lật tập ra, rồi bảo đề ngày vào. Tôi nắn nót chữ viết cho đẹp kẻo cô rầy. Cô nghiêng mặt nhin tôi viết bỗng cô quát:
“Đề bằng chữ Tây , hôm nay là thứ ba!”
Tôi chưng hửng không biết chữ Tây nào, thứ ba ở đâu? Vì trước kia tôi học trường làng đâu có ai dạy tôi học tiếng Tây . Cô bảo :
“Nhìn trên bảng kìa!”
Tới chừng đó tôi mới thấy cô giáo đã viết sẵn “mardi” (thứ ba) bằng tiếng Tây trên bảng rồi. Mới vô đầu mà sao tôi thấy khó quá, không biết các bạn khác học hồi nào mà bạn nào cũng rành rọt hết. Bây giờ mới là bài học chánh thức cho tiết nầy. Cô nhìn xuống bàn chót rồi gọi một bạn lên bảng làm một bài tập nhỏ, đổi 10m ra dm. Bạn nầy thêm một con số 0 bên phải rồi đứng đợi, cô nhìn lên , gật đầu khen giỏi rồi bảo về chỗ. Kế tiếp cô rà rà cặp mắt về phía tôi, tôi cảm thấy hồi hợp ,bất ngờ cô kêu tôi lên bảng làm bài khác, tôi riu ríu bước lên, cô viết :đổi 1dm ra cm. Tôi cầm cục phấn mà không viết được chữ nào, toàn là tiếng Tây cả nên tôi đâu có biết, mà tại sao phải đổi chứ? Thấy tôi đứng lâu quá mà chẳng viết được chữ nào cô nổi giận quát :
“Quỳ gối xuống đó!”
Tôi vừa ái ngại vừa mắc cở ,thân tôi to lớn hơn các bạn mà quỳ gối như vầy coi sao được? Nhưng rồi tôi cũng miễn cưỡng quỳ xuống cạnh chân bảng đen. Hết tiết học cô bảo tôi đứng dậy xòe bàn tay ra cho cô đánh 5 thước. Tôi bậm môi chịu đòn 5 thước kẻ. Giờ đầu tiên học môn toán cô giáo chào mừng "đệ tử" bằng 5 thước kẻ , đau quá là đau! Cuối giờ cô bảo tôi ở lại để cô dặn dò, cô nói :
“Ngày mai em phải đi học sớm ,mượn bài của bạn , chép lại những bài học cũ cô đã dạy qua”.
Cô còn dặn về nhà nhờ thầy Lý (đồng nghiệp của cô tại trường) dạy thêm để tôi theo kịp các bạn. Tôi "dạ" rồi lầm lủi bước ra khỏi lớp.
“Đề bằng chữ Tây , hôm nay là thứ ba!”
Tôi chưng hửng không biết chữ Tây nào, thứ ba ở đâu? Vì trước kia tôi học trường làng đâu có ai dạy tôi học tiếng Tây . Cô bảo :
“Nhìn trên bảng kìa!”
Tới chừng đó tôi mới thấy cô giáo đã viết sẵn “mardi” (thứ ba) bằng tiếng Tây trên bảng rồi. Mới vô đầu mà sao tôi thấy khó quá, không biết các bạn khác học hồi nào mà bạn nào cũng rành rọt hết. Bây giờ mới là bài học chánh thức cho tiết nầy. Cô nhìn xuống bàn chót rồi gọi một bạn lên bảng làm một bài tập nhỏ, đổi 10m ra dm. Bạn nầy thêm một con số 0 bên phải rồi đứng đợi, cô nhìn lên , gật đầu khen giỏi rồi bảo về chỗ. Kế tiếp cô rà rà cặp mắt về phía tôi, tôi cảm thấy hồi hợp ,bất ngờ cô kêu tôi lên bảng làm bài khác, tôi riu ríu bước lên, cô viết :đổi 1dm ra cm. Tôi cầm cục phấn mà không viết được chữ nào, toàn là tiếng Tây cả nên tôi đâu có biết, mà tại sao phải đổi chứ? Thấy tôi đứng lâu quá mà chẳng viết được chữ nào cô nổi giận quát :
“Quỳ gối xuống đó!”
Tôi vừa ái ngại vừa mắc cở ,thân tôi to lớn hơn các bạn mà quỳ gối như vầy coi sao được? Nhưng rồi tôi cũng miễn cưỡng quỳ xuống cạnh chân bảng đen. Hết tiết học cô bảo tôi đứng dậy xòe bàn tay ra cho cô đánh 5 thước. Tôi bậm môi chịu đòn 5 thước kẻ. Giờ đầu tiên học môn toán cô giáo chào mừng "đệ tử" bằng 5 thước kẻ , đau quá là đau! Cuối giờ cô bảo tôi ở lại để cô dặn dò, cô nói :
“Ngày mai em phải đi học sớm ,mượn bài của bạn , chép lại những bài học cũ cô đã dạy qua”.
Cô còn dặn về nhà nhờ thầy Lý (đồng nghiệp của cô tại trường) dạy thêm để tôi theo kịp các bạn. Tôi "dạ" rồi lầm lủi bước ra khỏi lớp.
Trên đường về nhà tôi suy nghĩ miên man :việc học ở đây sao khó quá , làm sao tôi "nuốt" được mấy chữ Tây và mấy bài toán về đơn vị đo lường? Ở nhà, tôi thấy dượng chín có nhiều sách học để trong tủ khoá lại cẩn thận. Nhớ lời má dặn "Không được đòi hỏi gì ở cô dượng, ai cho thì lấy không xin xỏ hay ăn cắp", nên tôi không dám mượn sách . Dượng là thầy còn tôi là học trò, hơn nữa thân tôi là kẻ ăn nhờ ở đậu làm sao tôi dám đòi hỏi ? Sau cùng tôi nghĩ ra , chỉ còn cách nầy thôi : tôi đi học sớm mượn tập bạn, chép bài cũ rồi nhờ bạn chỉ dùm những bài cô đã dạy qua. Mỗi ngày tôi học một chút. trở ngại nầy tôi phải trả một giá khá đắt bằng những lần bị phạt trước khi bắt kịp bạn bè . Thời gian nầy khỏi nói các bạn cũng biết là tôi bị đòn liên miên nào quỳ gối, nào thụt dầu .xách lỗ tai, khẻ bằng thước có khi 5 thước có khi 10, thú thật tôi không nhớ mình "ăn" bao nhiêu thước cho niên học nầy. Giờ ra chơi đáng lẽ tôi phải vui lắm mới phải nhưng không! vì tôi bị mặc cảm do học kém, do bị đòn nhiều nên tôi ìt khi bước xuống sân chơi đùa với các bạn. Đứng trên bậc tam cấp tôi đưa mắt nhìn xuống sân: chỗ nầy vài bạn chơi đánh đáo chỗ kia chơi tạt dây thun, chỗ nọ đám con gái chơi nhảy dây, đánh đũa thật ồn ào náo nhiệt, riêng tôi tôi vẫn thờ ơ. Nhìn lên cây gõ già cằn cỗi, cành lá sum sê cạnh bờ rào, tôi chợt nhớ những ngày tôi và má tôi vô rừng ngủ bên cạnh cây gõ cũng to lớn như cây gõ nầy để trốn tránh kẻ gian ác hãm hại, rồi lại nhớ tới chị, em và những kỷ niệm đã qua, sao nó êm đềm dễ thương quá mà nay tôi đành bỏ lại tất cả sau lưng, còn chăng là trong giấc mộng mà thôi. Tôi đang thả hồn về quê cũ, bỗng vang lên tiếng trống báo hiệu giờ học kế tiếp, tôi sực tỉnh, bước vào đứng trước cửa lớp, sắp hàng để vào học…
Nguyễn Cang (Trích đoạn từ tập hồi ký "Thời thơ ấu của tôi")
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét