Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Phân tích bài thơ "Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn" của Đào Tiềm./ Nguyễn Cang

Phân tích bài thơ "Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn" 
của Đào Tiềm.
 (Nguyễn Cang)
*Có phần cập nhật và bổ sung
Lưu Nguyễn nhập thiên thai/ tranh vẽ trên đĩa sứ/ Google images

Trong trang thơ tuyển chọn những bài hay, kỳ nầy tôi xin giớí thiệu cùng bạn đọc bài thơ của Đào Tiềm tựa là "Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn".
    Giới thiệu tác giả: Đào Tiềm 陶 潛 (365-427) người đất Tầm Dương, đời Tấn, tự là Uyên Minh 淵 明. Có sách nói ông vào đời Tấn tên là Uyên Minh 淵 明, tự là Nguyên Lượng 元 亮, đến đời Tống (Nam Bắc triều) đổi tên thành Tiềm . Đời sau, do phạm huý với vua Cao Tổ đời Đường là Lý Uyên 李 淵 nên người ta còn gọi ông là Đào Thâm Minh 陶 深 明 hay Đào Tuyền Minh 陶 泉 明. Có tác giả bảoTào Đường tự là Nguyên Tân, người Quế Châu tỉnh Quảng Tây , Trung Quốc. Ồng vốn là một đạo sĩ nên thơ văn của ông ẩn chứa một triết lý nhân sinh nhàn dật thoát tục lồng trong khung cảnh mộng ảo huyền bí hư thực lẫn lộn trong cảnh thần tiên thơ mộng nhưng lại êm đềm nhàn hạ của những người thích tu tiên. Nhưng lời thơ thì trong sáng , diễn  tả cuộc đời như giấc chiêm bao được/ mất: sinh trụ hoại diệt,Cuộc sống là hữu hạn , mong manh đừng lầy đó mà bận tâm lo lắng.Ông có tư tưởng "lạc thiên tri mệnh" đầy phong cách thanh tao.Ông chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Lão Trang. Ông để lại nhiều bài thơ,văn nổi tiếng được truyền tụng cho tới bây giờ, chứa trong hai tập Đại Du Tiên Thi và Tiểu Du Tiên Thi. Tập hợp những bài thơ Thiên Thai của Tào Đường gồm 5 bài thơ thuộc loại du tiên, mô tả cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa hai thanh niên trần thế với hai tiên nữ tuyệt đẹp tại động Hoa Đào.Ngoài ra ông còn để lại bài văn nổi tiếng là Qui Khứ Lai Từ ( hãy về đi thôi).
     Xuất xứ câu chuyện: Sau khi Lưu Thần- Nguyễn Triệu lạc vào động Thiên Thai thì hai chàng trai được hai cô gái thật xinh đẹp là Ngọc Kiều và Giáng Tiên tiếp đãi nồng hậu. Sau đó hai chàng kết hôn vời hai nàng sống đời hạnh phúc.Được hơn nửa năm ( có sách nói 2 năm) thì hai chàng vì nhớ nhà quá nên xin vợ cho trở lại trần gian thăm quê. Hai nàng đành chìu lòng để người yêu ra đi. Từ đó hai nàng tiên buồn vời vợi, biếng ăn bỏ ngủ, ngày ngày ra cửa ngóng trông chồng về..
  
     Phân tích nội dung:
 
     Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, luật bằng vần bằng, tác giả ở thời Vãn Đường,.

  Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn
仙子洞中有懷劉阮 
• Tiên nữ trong động nhớ Lưu Nguyễn
Nguyên tác chữ Hán: (Bản 1)

仙子洞中有懷劉阮
    ( 陶 潛)

Âm Hán Việt:

Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn
Bất tương thanh sắt lý "Nghê thường ",
Trần mộng na tri hạc mộng trường.
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
Ngọc sa dao thảo liên khê bích,
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương.
Hiểu lộ phong đăng linh lạc t
ận

Thử sinh vô xứ phóng Lưu lang!
      
      (Đào Tiề

Dịch xuôi:     (Nguyễn Cang)
            Tiên trong động nhớ Lưu Nguyễn

Không ai đem đàn sắt nhẹ ra gảy khúc Nghê Thường.
Người trong mộng trần ai đâu có biết được mộng tiên là dài.
Trong động có riêng một bầu trời, cảnh xuân vắng lặng.
Đường về nhân gian không còn nữa ( mất dấu), trăng sáng mênh mông.
Trên bãi cát ngọc cỏ tiên xanh biếc moc ven khe suối.
Hoa đào rơi trên dòng nưởc chảy, toả hương thơm ngát khắp suối.
Sương móc ban mai, đèn trước gió, dễ tan dễ tắt.
Kiếp nầy không biết nơi nào để hỏi tìm ra được chàng Lưu.
    
       (Đào Tiềm)

Chú thích từ ngữ:
有懷 (hữu hoài): nhớ ai
(tịch tịch): yên lặng, vắng lặng

    Trong động hoa đào cũng có khung trời riêng thơ mộng nhưng nay người đã đi rồi thì cảnh xuân cũng quạnh quẻ buồn tênh.Thật là đúng với tâm trạng :" người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Kiều).Bước ra khỏi động thấy trời xanh bát ngát, lối xưa giờ đã mất dấu còn gì nữa mà mong hai chàng trở lại.Đêm xuống trăng sáng lung linh,con người trở nên nhỏ bé trong cái mênh mông của vũ trụ, buồn thê thiết:
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
    Bây giờ là màu xuân, bên ngoài dọc theo bờ suối có bãi cát ngọc, cỏ tiên mọc xanh biếc chạy dài xa tít.Hoa đào rơi trên dòng nước,hương thơm tỏa ngát cả một vùng:
Ngọc sa dao thảo liên khê bích,
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương
    Nghĩ tới thân phận bọt bèo của kiếp nhân sinh, hai nàng ví mình như ngọn đèn trước gió, như sương sớm ban mai, đèn dễ tắt và sương  dễ tan mà ngao ngán cho kiếp con người.Chạnh lòng nhớ người yêu, hai nàng cất tiếng than não nề : Kiếp nầy có ai chỉ dùm tôi để biết được giờ hai chàng Lưu Nguyễn giờ ở nơi đâu?

Hiểu lộ phong đăng linh lạc tận,
Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang!


    Bài thơ  56 chữ được tác  giả chọn lọc rất kỹ những từ  thích hợp sít sao, đọc lên nghe gợi hình ảnh và cảm súc như từ "tịch tịch" là sự vắng lặng trong nỗi cô đơn, gợi thêm cái buồn ảo não. Từ "Mang mang" chỉ sự mênh mông bát ngát của không gian vô tận, mà cảm thấy thân mình bé nhỏ,mong manh dễ vỡ.
Phép đối cũng được tác giả sử dụng khá chỉnh khiến bài thơ trở nên xúc tích , linh động:
 Trong hai câu thực, từ ngữ : "Động lý hữu thiên" đối với "nhân gian vô lộ"; "xuân tịch tịch" đối với "nguyệt mang mang" :( rất chỉnh về thanh ,ý, từ loại).
 Trong hai câu luận , từ ngữ "ngọc sa dao thảo" đối với "lưu thủy đào hoa" ; "liên khê bích" đối với "mãn giản hương" :( chỉnh về thanh ,ý, từ loại).
Trong thơ còn dùng hình ảnh mùa xuân có hoa đào nở, nó chiếm một chỗ rất đặc biệt trong nền văn học Trung Quốc, hầu hết những bài thơ Đường hay đều chứa cảnh mùa xuân hoa đào nở rộ ngoài hiên cửa , trong vườn, trên lối đi mòn, hoặc hoa lá rơi lả tả theo từng cơn gió nhẹ v.v.trong những bài thơ hay đó ta phải kể tới bài "Đề  Đô Thành Nam Trang"
(題都城南莊) của Thôi Hộ (618-907):


題都城南莊
Đề đô thành nam trang  (Thơ đề ở ấp phía nam đô thành)
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong.
Dịch nghĩa
Năm trước ngày này ngay cửa này,
Mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau.
Mặt người chẳng biết đã đi đâu,
Vẫn hoa đào năm ngoái đang cười giỡn với gió xuân.
    
         (bản dịch: khuyết danh)

Dịch thơ
Hôm nay, năm ngoái, cửa này,
Hoa đào đỏ thắm mặt ai sáng ngời.
Cửa xưa nay vắng mặt người,
"Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông" (Kiều)
Bản dịch Trần Trọng San

    Bài thơ "Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn", tác giả nói lên khát vọng tình yêu của tuổi trẻ dầu đó là tiên hay người trần tục, họ cũng biết yêu, cũng muốn sống đời hạnh phúc bên người mình yêu dầu chồng mình là người trần gian và mình là tiên nữ.Tiên/ trần có kết hợp được lâu bền hay không? Trong thực tế là không, tác giả tạo ra sự chia cắt bằng lý do là:chàng nhớ nhà đòi về thăm quê.Về tới chốn cũ, nhà xưa không còn, muốn trở lại mà đường đi đã mất dấu thì mong gí xum hợp? Đọc tới đây mọi người như ứa lệ thương dùm cho tiên nữ, cuộc đời của tiên sao quá đắng cay, nghiệt ngã? Điêu nầy cho thấy kiếp người thật mong manh, bấp bênh, được mất chỉ trong chốc lát,sinh trụ hoại diệt là lẽ tất nhiên mà tác giả đã khéo léo báo trước kết cuộc bi ai cho cuộc tình ngang trái đầy nươc mắt bằng hình ảnh của ngon đèn trước gió hay sương mai trước giông bão của cuộc đời: "Hiểu lộ phong đăng dị linh lạc".Đời là mộng ảo, vinh hoa phú quý tựa chiêm bao, có khi biến mất bất ngờ còn lại hai bàn tay trắng mà cuộc sống thì hòa quyện thực hư, có lúc tưởng mộng là thực đến khi thức giấc mới ngỡ ngàng chán nản. Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều có câu:
"Giấc mộng Nam Kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không."
  Và trong cổ thi cũng có câu "Trăm năm một giấc kê vàng".
để nói lên ý nghĩa của cuộc đời mộng ảo mong manh. Thương thay!!!
    Có một điều tôi muốn chia sẻ với các bạn là bài thơ tuy hay nhưng vướng một khuyết điểm mà tôi không thể không nói tới, đó là tác giả đã phạm luật bằng trắc. Nếu cho rằng đây là bài thơ cổ phong hay phá cách thì miễn bàn nhưng qua phân tích về thể loại, phép đối, luật bằng trắc thì ta có thể khẳng định đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật truyền thống .Thử xét câu 7 trong bài  thì thấy chữ thứ 6 "linh" phải là thanh trắc theo luật bằng trắc quy định, kéo theo chữ thứ 5 "dị" theo lẽ thanh bằng, nay đổi ra trắc.Như vậy rõ ràng tác giả phạm luật thơ Đường (chữ thứ 6 ở trên) và rơi vào khổ độc (chữ thứ 5 ở trên) nên khi đọc lên ta không nghe êm tai.May mắn là ý không những giữ được mà còn làm sáng tỏ thêm sự "dễ tan, dễ tắt" của sương móc và đèn dầu trước phong ba bão tố  bằng từ ngữ "dị linh lạc".
 
Dịch bằng thơ:

Tiên Nữ Trong Động Nhớ Lưu Nguyễn

Bản dịch 1/.
Nhạc khúc Nghê Thường chẳng gảy đâu
Trần gian sao biết mộng tiên lâu?
Góc  riêng trong động  trời xuân  vắng
Mất nẽo dương trần  nguyệt khuất xa
Cát ngọc cỏ tiên  khe  nước biếc
Hoa đào ven suối  ngát thơm mầu
Sương mai  đèn lụn  mong manh kiếp
Xin  hỏi chàng Lưu biết ở đâu?

        (Nguyễn Cang)


Bài hoạ của Khôi Nguyên:

      Lưu Nguyễn Lạc Động Đào

Tiên Tục lấy nhau, chuyện lạ thường,
Thế mà chăn gối hai năm trường.
Tình yêu cắt đứt, lòng còn nhớ,
Hạnh phúc dứt rồi, nghĩa vẫn mang
Thơ thẩn rừng cây như biến sắc,
Dật dờ Đào Động cũng phai hương.
Lối xưa mất dấu là duyên hết,
Số đã định rồi, hởi bạn lang...!
              Khôi Nguyên

Bản dịch 2/.
Ngón đàn biếng lựa khúc Nghê Thường
Ai biết hồn ai những vấn vương
Trời khoá non tiên xuân quạnh quẽ
Đường đi cõi tục nguyệt mơ màng
Cỏ dao cát ngọc liền khe biếc
Nước chảy hoa đào ngát suối hương
Đèn gió sương mai ngao ngán nhẽ
Kiếp này không chốn hỏi Lưu Lang?

   (Bản dịch của K.D)
Bản dịch 3/.
Gãy khúc nghê thường chẳng có ai
Mộng trần đâu biết mộng tiên dài
Trời riêng góc động xuân yên ắng
Nẽo khuất dương trần nguyệt úa phai
Khe thắm cỏ tiên vờn cát ngọc
Suối thơm đào ngát nước xanh trôi
Mỏng manh sương sớm đèn trong gió
Muốn gặp chàng Lưu biết hỏi ai ?



      (Hải Đà )

=====================================================

Bài cập nhật và bổ sung của tác giả.Tác giả vừa gởi đến bài cập nhật và bổ sung rất công phu, xin mời quí bạn đọc tham khảo(NT)

           Nghi vấn về nguyên tác bài thơ "Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn" của Đào Tiềm (372-427).                              ( Bài viết : Nguyễn Cang )
Theo câc nhà nghiên cứu thơ Đường thì hiện nay có hai dị bản chính quanh bài thơ bằng chữ Hán "Tiên Tử động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn" của Đào Tiềm, một bản ta thường dùng lâu nay còn một bản của Lê Nguyễn Lưu và Hải Đà  mới kham phá sau nầy. Để tìm hiểu xem hai bản khác nhau thế nào về nội dung ý nghĩa, sẽ giúp chúng ta chọn cho mình một cách hiểu  hợp lý nhất.Trước khi tìm hiểu vấn đề tôi xin chép ra đây nguyên tác của hai bản văn:
    Tiên nữ trong động nhớ Lưu Nguyễn
Nguyên tác chữ Hán: (Bản 1):
仙子洞中有懷劉阮

不將清瑟理霓裳
塵夢那知鶴夢長
洞裏有天春寂寂
人間無路月茫茫
玉沙瑤草連溪碧
流水桃花滿澗香
 零落盡  
仙子洞中有懷劉阮 
          ( 陶 潛)
Âm Hán Việt:

Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn
Bất tương thanh sắt lý "Nghê thường"
Trần mộng na tri hạc mộng trường.
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
Ngọc sa dao thảo liên khê bích,
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương.
Hiểu lộ phong đăng linh lạc tận,
Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang!
      
      (Đào Tiềm)

Nguyên tác chữ Hán:(Bản 2): Sưu tầm bởi hai tác giả Lê Nguyễn Lưu và Hải Đà.

仙子洞中有懷劉阮

不將清瑟理霓裳
塵夢那知鶴夢長
洞裏有天春寂寂
人間無路月茫茫
玉沙瑤草連溪碧
流水桃花滿澗香
露風燈易零落
此生無處访劉郎 
    ( 陶 潛)
Âm Hán Việt:

Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn
Bất tương thanh sắt lý "Nghê thường"
Trần mộng na tri hạc mộng trường.
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
Ngọc sa dao thảo liên khê bích,
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương.
Hiểu lộ phong đăng dị linh lạc ,
Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang!
      
      (Đào Tiềm)

     Sau khi đọc và tìm hiểu bản văn chữ Hán trong bản văn 1 và 2 tôi có vài ý kiến quanh vấn đề nầy. Bài thơ nầy được tác giả sáng tác vào  thời Đông Tấn , nghĩa là cách nay hơn 300 năm rồi.Thời gian quá xa để chúng ta biết chắc bản nào là chính gốc, bản nào  không. Trong văn học VN cũng xảy ra rất nhiều trường hợp như vậy, ngay như câu thơ của bà Huyện Thanh Quan "Lom khom dưới núi tiều vài chú/Lác đác bên sông chợ mấy nhà". "Chợ" mấy nhà hay "rợ" mấy nhà? Mỗi người có cách giải thích riêng tùy theo bản văn mình có.Tranh luận thì cứ tranh luận nhưng không có kết quả chung cuộc!
    Trở lại bài thơ chũ Hán  trên , tôi không cho rằng bản nào đúng bản nào sai.Bản 1 thấy có lý vì không lẽ một đại thi hào như Đào Tiềm mà sáng tác một  bài thơ sai luật? Bản 2 sai? Thấy là sai nhưng ý vẫn hay nên ông muốn viết như vậy? Ngày nay người ta khám phá ra nhiều bài thơ Đường nổi tiếng mà không giữ đúng luật thơ (gọi là phá thể). Thử xét bản 1 và 2 , câu thứ 7 "Hiểu lộ phong đăng dị linh lạc" , tôi có nhận xét dưới đây về sự khác biệt:  
Trong bản văn thứ nhất câu thứ 7 " 零落盡  "  ( âm Hán Việt là "Hiểu lộ phong đăng linh lạc tận") . Nhóm từ "linh lạc tận" (零落盡) trong đó chữ "lạc" nằm ở vị trí thứ 6 trong câu,nó là thanh trắc,hiệp thanh với chữ thứ 2 "lộ" trong bài thơ thất ngôn bát cú, luật bằng vần bằng. V nghĩa ta thấy chữ "lạc" là rơi, chữ "tận" là hết. Nghĩa nguyên câu "hiểu lộ phong đăng linh lạc tận" là "sương móc ban mai tan  , đèn trước gió tắt".Bây giờ ta xét bản văn thứ 2:
Nhưng trước  hết tôi xin chép lại nguyên văn bài dịch văn xuôi và bài dịch thơ của tác giả Lê Nguyễn Lưu để các bạn tiện tham khảo (sách "Đường thi tuyển dịch" của Lê Nguyễn Lưu , quyển 2, trang 1158, nhà xb Thuân Hoá 2007):
Dịch xuôi:
         Tiên trong động nhớ Lưu Nguyễn
Không đem đàn sắt nhẹ ra gảy khúc Nghê Thường,
Người trong mộng trần biết đâu mộng tiên là dài!
Trong động có bầu trời riêng, cảnh xuân vắng lặng,
Nhân gian không lối đi v, ánh trăng bát ngát.
Cỏ tiên trên bãi cát ngọc  xanh biếc bên khe,
Hoa đào trên dòng nước chảy, mùi thơm khắp suối.
Móc ban mai,đèn trước gió, dễ tan, dễ tắt.
Kiếp nầy không có nơi đâu hỏi tìm được chàng Lưu!
             (Lê nguyễn Lưu)
Dịch thơ:
Một khúc Nghê Thường chẳng dạo đâu!
Mộng trần sao biết mộng tiên lâu?
Riêng trời trong mộng xuân man mác,
Khuất lối v xuôi nguyệt dãi dầu...
Cát ngọc cỏ ngà khe thắm sắc,
Hoa đào nước chảy suối thơm mầu.
Sương mai đèn gió mong manh kiếp,
Nay hỏi chàng Lưu biết ở đâu?
      ( Lê Nguyễn Lưu)
Câu thơ: 露風燈易零落((Hiểu lộ phong đăng dị linh lạc).Nhóm từ ngữ "dị linh lạc"(易零) thì chữ "linh" ở vị trí thứ 6 trong câu, nó vần bằng, trong khi đó thì chữ thứ 2 là "lộ" vần trắc. Bản văn nầy khác bản văn thứ nhứt ở chỗ nó không có chữ "tận" mà có chữ "dị"(dễ)và xếp chữ "linh" nằm giữa chữ "dị" và  "lạc". Dịch nguyên câu là "Sương móc ban mai , đèn trước gió,dễ tan, dễ tắt".
      Tôi muốn chia sẻ với các bạn là bài thơ tuy hay nhưng vướng một khuyết điểm mà tôi không thể không nói tới, đó là tác giả đã phạm luật bằng trắc. (về niêm). Nếu cho rằng đây là bài thơ cổ phong hay phá cách thì miễn bàn nhưng qua phân tích về thể loại, phép đối, luật bằng trắc thì ta có thể nói đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật  .Thử xét câu 7 trong bài  thì thấy chữ thứ 6 "linh" phải là thanh trắc theo luật bằng trắc quy định, kéo theo chữ thứ 5 "dị" theo lẽ thanh bằng, nay đổi ra trắc.Như vậy rõ ràng tác giả phạm luật thơ Đường (chữ thứ 6 ở trên) và rơi vào khổ độc (chữ thứ 5 ở trên) nên khi đọc lên ta không nghe êm tai.May mắn là ý không những giữ được mà còn làm sáng tỏ thêm sự "dễ tan, dễ tắt" của sương móc và đèn dầu trước phong ba bão tố  bằng từ ngữ "dị linh lạc". Như vậy ta không thể xếp bài thơ nầy vào loại thất ngôn bát cú truyền thống được.Ta có thể nói thêm trường hợp phạm luật thơ nầy là do tác giả không sáng tác bài thơ vào thời Đường  vì  không sanh ra trong gian đoạn nầy mà sinh ra (năm 372)  đời Tấn và mất năm 472 vào đời Đông Tấn  (thời Lục Triều). Thời nầy thể thơ Đường luật chưa phổ biến thành phong trào  nên luật  thơ Đường chưa quy định  bằng trắc nghiêm ngặt nên tác giả phạm lỗi chăng? Như thế ta không lạ gì khi xếp bản văn nầy vào loại dị bản chính, như bản văn thứ nhứt, mà tác giả Lê Nguyễn Lưu đã sưu tầm được.
     Thử xét thêm bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu, để thấy rằng ông cũng phạm luật bằng trắc ( vô tình hay cố ý?) trong thơ Đường luật. Tác giả sinh ra vào thời Đường (704-754), sáng tác nhiều bài thơ hay và có những  sinh hoạt thơ văn vào thời nầy. Tôi xin đăng nguyên bài thơ để các bạn thưởng thức bài thơ độc đáo nầy.
   
    Chữ Hán:
  
     黃鶴樓

    昔人已乘黃鶴去,
    此地空餘黃鶴樓。
    黃鶴一去不復返,
    白雲千載空悠悠。
    晴川歷歷漢陽樹,
    芳草萋萋鸚鵡洲。
    日暮關何處是,
    煙波江上使人愁。

              Hán-Việt:
    Hoàng Hạc Lâu
    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
    Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
    Bạch vân thiên tải không du du.
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

             Dịch nghĩa xuôi:
    Lầu Hoàng Hạc
    Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
    Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
    Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
    Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
    Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
    Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
    Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
    Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!
                                     (bản dịch của Wikipedia)

Bản dịch thơ  của Tản Đà:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng hạc riêng lầu còn trơ
Hac vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày 
Bài ca anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. 

   ( Tản Đà)
Đọc bài thơ trên để nhận ra vài sai sót của tác giả về phương diện luật bằng trắc trong thơ Đường, cho tới nay chúng ta cũng không biết rõ là tác giả vô tình hay bất đắc  dĩ  để phạm luật thơ. Ngoài ra cũng không ai đặt câu hỏi " Đây là bản chánh hay bản phụ?" . Có một điều quan trọng là không ai phủ nhận bài thơ nấy về giá trị, một kiệt tác văn chương cho  tới bây giờ.
  Bài thơ nầy thuộc luật bằng vần trắc.
Câu 1/ chữ thứ 6 "hạc" theo lẽ phải thanh bằng, hiệp thanh với chữ thứ 2 "nhân".
Câu 2/chữ thứ 5 "Hoàng" theo lẽ trắc, ở đây lại bằng ( tác giả sử dụng luật "bất luận".)
Câu thứ 3/ chữ thứ 5 "bất" theo lẽ bằng, lại trắc( sử dụng luật "bất luận")
--------------------------------------
     Vì vậy có người cho bài thơ trên là một bài thơ Đường "phá thể" hay "lạc vận".
Tóm lại trong thơ Đường có người theo đúng luật có người không theo (gọi là phá thể hay cổ phong), mà không theo có khi lại  tạo được những vần thơ hay, độc đáo.
           Nguyễn Cang




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét