Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Hãy tham khảo những phân tích về dịch covid 19 của một số người thiện tâm/ internet

 



Việt Nam/COVID: Thủ tướng chỉ thị tiếp tục giãn cách 19 tỉnh, thành miền nam


Thủ tướng Việt Nam ra chỉ thị hôm 31/7/2021 về các biện pháp chống dịch COVID-19.
Thủ tướng Việt Nam ra chỉ thị hôm 31/7/2021 về các biện pháp chống dịch COVID-19.

Thủ tướng Việt Nam hôm 31/7 gửi công điện chỉ thị 19 tỉnh, thành ở miền nam tiếp tục giãn cách nghiêm ngặt kéo dài 2 tuần trong nỗ lực kiểm soát

tình trạng dịch COVID-19 lây lan tồi tệ nhất từ trước đến nay.

Công điện được công bố trên cổng thông tin điện tử của chính phủ yêu cầu các chính quyền địa phương liên quan phải “kiểm soát nghiêm ngặt” và

cung cấp “hỗ trợ cần thiết” để “người dân an tâm ‘ai ở đâu ở đấy’”.

19 tỉnh, thành đó bao gồm hai thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền

Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, và Kiên Giang.

Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới

khi hết giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép”.

Về trường hợp những người dân đã rời khỏi các tỉnh, thành trong diện buộc phải giãn cách và đang đi đến các tỉnh, thành khác, bản chỉ thị nói các

tỉnh liên quan phải đón, xét nghiệm, đưa về địa phương đích đến “bằng xe ca”, và nếu cần thiết “có thể bố trí xe tải chở theo xe gắn máy của người

dân nếu người dân di chuyển bằng xe gắn máy”.

Những người dân thuộc diện nêu trên sẽ phải bị cách ly, giám sát y tế để dịch bệnh không lây lan, theo chỉ thị.

Trong những ngày qua, theo tường thuật của báo chí Việt Nam và mạng xã hội, ước tính có từ hàng vạn đến hàng chục vạn người rời khỏi thành phố

Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số đô thị miền nam để về quê ở miền trung và miền bắc, bao gồm cả các tỉnh xa xôi như Nghệ An, Hà Tĩnh, thậm chí Lào Cai.

VOA được biết họ là những người lao động trong những tuần qua đã bị mất sinh kế, gặp khó khăn vì đại dịch, buộc phải rời khỏi các đô thị.

Thông tin và hình ảnh trên báo chí chính thống trong nước và mạng xã hội cho thấy rất đông người di chuyển từ miền nam về phía bắc bằng xe máy,

ăn ngủ “vật vờ bên lề đường”.

Nhiều lời bình luận trên mạng xã hội gọi những cuộc ra đi này là “khủng hoảng nhân đạo” hay “di tản buồn”, “tháo chạy tán loạn”, so sánh với dòng người

tị nạn thời chiến tranh ở miền nam Việt Nam trong tháng 3, tháng 4/1975.

Không ít người sử dụng mạng xã hội lên tiếng cho rằng sự việc diễn ra như vậy cho thấy “sự non yếu của chính quyền” hay “chính phủ thất bại” vì không

đảm bảo được an sinh xã hội cho người dân khi đất nước gặp đại nạn.

Sau khi công điện mới nhất của Thủ tướng Phạm Minh Chính được công bố, đánh giá về phần chỉ thị các tỉnh, thành đưa đón người về quê, dư luận trên

mạng xã hội xem đó như là một biện pháp sửa sai kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”, thể hiện tầm nhìn ngắn hạn của nhà chức trách, có phần muộn màng

vì việc ra đi của người dân đã kéo dài nhiều ngày qua.

Bên cạnh việc nhấn mạnh phải kiểm soát tuyệt đối hoạt động đi lại của người dân, công điện cũng chỉ thị các chính quyền địa phương “hỗ trợ cung cấp ngay,

đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc”, cùng với

đó là “hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân”.

Tính đến tối 31/7, Việt Nam có gần 146.000 ca nhiễm COVID-19, bao gồm 1.306 ca tử vong; 85% các ca này xảy ra trong 1 tháng trở lại đây.

Trên tổng dân số khoảng 98 triệu người, mới có gần 589.000 người tiêm 2 mũi vắc-xin, và số người tiêm mũi 1 là hơn 5,3 triệu.


Biến thể Delta cắt đôi hai miền Nam Bắc Việt Nam

Một chốt chặn ở ngõ vào Hà Nội đang trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh chụp ngày 24/07/2021.
Một chốt chặn ở ngõ vào Hà Nội đang trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh chụp ngày 24/07/2021. AP - Hieu Dinh

Le Figaro số cuối tuần có bài viết mang tựa đề « Biến thể Delta chia cắt Việt Nam làm hai ». Trước đây là mẫu mực chống dịch trong khu vực, nay Việt Nam phải cố gắng ngăn

chận con virus lây lan tại miền Bắc.

Sài Gòn « lâm bệnh », Nam-Bắc lại chia cắt

Những con đường nhộn dịp xe cộ của Thành phố Hồ Chí Minh chưa bao giờ yên tĩnh như thế kể từ tháng 4/2020, khi đợt dịch Covid đầu tiên nổi lên tại Việt Nam. Thủ đô kinh tế

ở miền Nam đã bị phong tỏa nhiều tuần lễ, cũng như các tỉnh khác. Mười lăm tháng sau, lịch sử lặp lại với 9 triệu dân Sài Gòn : họ bước vào tuần lễ phong tỏa nghiêm ngặt thứ tư,

chỉ được ra ngoài để mua thực phẩm một tuần hai lần.

Số ca dương tính ở Việt Nam trước đây không đáng kể, nhưng từ ba tháng qua tình hình đã thay đổi. Một thời gian dài được ca ngợi là gương mẫu về quản lý đại dịch, nay đến lượt

Việt Nam phải chống chọi với con virus xuất xứ từ Vũ Hán, do biến thể Delta lây nhiễm mạnh hơn. Xuất hiện từ cuối tháng Tư ở Bắc Giang và Bắc Ninh, nay virus ngự trị ở miền nam.

Đầu tháng Năm, số ca dương tính kể từ đầu đại dịch lên đến 4.000, và đến nay đã gần 130.000 ca, trong đó đến 65% tại Sài Gòn. Số tử vong vô cùng thấp trong hơn một năm qua,

nhưng giờ đây số nạn nhân thiệt mạng vì Covid đã trên 1.000 người.

Ông Rogier Van Doorn, giám đốc văn phòng Việt Nam của Oxford University Clinical Research Unit ở Hà Nội nhận xét: « Đại dịch ở Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi tầm vóc. Với biến

thể Delta, chúng ta đã đạt đến giới hạn các biện pháp phòng chống cho đến nay đã tỏ ra rất hiệu quả (truy vết gắt gao, cách ly lập tức người bị nhiễm và các trường hợp tiếp xúc) ».

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid hôm thứ Tư lo ngại sẽ phải mất nhiều tháng mới kiểm soát được đại dịch ở miền Nam.

Để tránh virus lây lan ra cả nước, Việt Nam nay bị cắt làm đôi. Các chuyến bay Hà Nội- Sài Gòn, đường bay đông đúc thứ bảy thế giới, bị hạn chế hai chuyến một tuần với tối đa 400 khách.

Mười chín tỉnh miền Nam có 35 triệu dân bị phong tỏa nghiêm ngặt, còn Hà Nội cũng được thận trọng áp dụng Chỉ thị 16 từ tuần trước. Một người dân khi được Le Figaro hỏi đã tỏ ra ủng

hộ quyết định của chính phủ dù cửa hàng nội thất của người này bị đóng vì không phải mặt hàng thiết yếu.

Nếu dùng đại trà vac-xin Trung Quốc, chính quyền gánh rủi ro lớn

Rõ ràng là sau một năm rưỡi, 98 triệu dân Việt Nam đành phải học cách sống chung với con virus. Bởi vì đã chắc chắn với chiến lược zero Covid, đóng cửa biên giới từ tháng Giêng 2020,

chính quyền coi nhẹ tầm quan trọng của chiến lược vac-xin. Với chỉ 4,4% dân số đã được tiêm một liều, Việt Nam đứng hạng chót tại ASEAN về tiêm chủng. Chủ yếu là do chính quyền từ

chối sử dụng vac-xin Trung Quốc vì dân chúng không tin tưởng : chỉ có 500.000 liều Sinopharm được Hà Nội tiếp nhận để chích cho công dân Trung Quốc và những người cần qua lại biên giới.

Ông Benoît de Tréglodé, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp phân tích : « Nhờ quản lý tốt đại dịch, đảng Cộng Sản Việt Nam đã củng cố được hình ảnh trong dân.

Dùng rộng rãi vac-xin Trung Quốc rất đáng ngờ về hiệu quả, sẽ gánh lấy hậu quả chính trị quá lớn : nếu số ca dương tính và tử vong tăng lên dù đã tiêm đại trà vac-xin Trung Quốc, thì tính

chính danh của chính quyền sẽ bị đặt lại hoàn toàn ».

Để đối phó, Việt Nam liên tục ký kết với các nhà sản xuất (Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Sputnik V) để có được 140 triệu liều. Việt Nam cũng đặt cược vào việc tự lực sản xuất vac-xin Nanocovax

« made in Vietnam » hiện đang thử nghiệm giai đoạn 3 ở Sài Gòn. Bộ Y Tế tuần này loan báo việc ký chuyển giao công nghệ với Nhật Bản để sản xuất vac-xin ADN tái tổ hợp. Đàm phán tương tự

cũng đang diễn ra với Hoa Kỳ. Ông Tréglodé nhận xét : « Giải pháp vac-xin nội địa giúp chứng tỏ chính quyền có thể đối phó với một cuộc khủng hoảng bất ngờ. Thêm một lần nữa, đảng muốn lợi

dụng lòng yêu nước mạnh mẽ để tự giới thiệu như người bảo vệ nhân dân hàng đầu ».

Covid-19: Việt Nam kêu gọi bệnh viện tư nhập cuộc, ca tử vong vượt mốc 1000

Ảnh minh họa: Đường xá Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) vắng vẻ khác thường do lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 26/07/2021.
Ảnh minh họa: Đường xá Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) vắng vẻ khác thường do lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 26/07/2021. AP - Huu Khoa

Biến thể Delta phá hủy mọi thành tích chống dịch của Việt Nam. Đây là phát biểu của bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc họp ngày 30/07/2021. Trước đợt tái bùng

phát dịch Covid-19, với số ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng do biến thể Delta, và số tử vong vượt mốc 1.000 người, bộ Y Tế Việt Nam kêu gọi các bệnh viện tư tham gia điều

trị bệnh nhân Covid-19.

Trong một thông cáo khác, bộ Y Tế yêu cầu các cơ sở y tế tư nhân cung cấp giường bệnh, trang thiết bị và nhân lực để điều trị bệnh nhân Covid-19 khi được cơ quan chức năng

ủy quyền.

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại là Việt Nam vẫn duy trì chính sách điều trị bệnh nhân Covid-19 tại cơ sở y tế của Nhà Nước. Tuy nhiên, hệ thống bệnh viện công bắt đầu bị áp lực

do số ca nhiễm mới liên tục tăng. Hiện tại, chỉ có những ca không có triệu chứng ở tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh mới được thí điểm cách ly tại nhà.

Số ca tử vong vượt mốc 1.000

Việt Nam đã vượt ngưỡng biểu tượng hơn 1.000 ca tử vong vì Covid-19 vào ngày 30/07, chính xác là 1.161, theo số liệu của bộ Y Tế, trong đó có 900 ca tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 31/07, Việt Nam có thêm 8.620 ca nhiễm mới hàng ngày.

Theo trang VnExpress, 19 tỉnh, thành phía nam kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm từ 1 đến 2 tuần. Ở những địa phương này, nhiều bệnh viện dã chiến đã được lập tại các trang

trại hoặc trong nhà máy. Tình hình được dự báo sẽ xấu hơn ở thành phố Cần Thơ. Còn ở miền trung, thành phố Đà Nẵng bị phong tỏa từ 18 giờ ngày 31/07 cho đến khi có thông báo mới.

Tại Hà Nội, số ca nhiễm mới đạt kỷ lục 119 ca trong ngày 30/07. Hơn 23.000 dân ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm bị phong tỏa tạm thời sau khi có một ca nghi nhiễm Covid-19

là dân quân làm nhiệm vụ tại chốt phong tỏa.

Trong chuyến thăm thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/07, chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu thành phố tăng tốc tiêm chủng.

Với 1 triệu liều vac-xin Sinopharm được nhận trong ngày 31/07, thủ phủ kinh tế của Việt Nam đã được phân bổ tổng cộng 3 triệu liều. Tính đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm khoảng

1,5 triệu liều vac-xin, trong đó có 1,3 triệu người được tiêm một liều và gần 75.000 người được tiêm đủ hai liều.


Chạy đến vô cùng

Bài viết của blogger Tuấn Khanh

Chạy đến vô cùng Đoàn người rời bỏ Sài Gòn về quê vì dịch bệnh COVID-19
 Facebook

Hình ảnh đoàn người bồng bế nhau đi bằng xe máy, theo báo chí trong nước là lên đến hàng ngàn, di chuyển từ Sài Gòn tỏa đi nhiều hướng, chạy về quê nhà

trong lúc dịch bệnh và lệnh phong tỏa ngặt nghèo này, đang làm nhói tim không biết bao người.

Có người đi đến 800 cây số để về miền Trung, và có người đi gần gấp đôi như vậy để đến Nghệ An. Và còn rất nhiều đích đến nữa. Ngoài những nhóm xe máy,

người ta còn thấy cả những gia đình đi bằng xe đạp, thậm chí là liều lĩnh đi bộ. Tất cả đều là người nghèo Việt Nam, những con người cần lao từ mọi miền đã đổ

về Sài Gòn, tìm một công việc để dựng đời mình, hoặc để kiếm chút ít dư dả gửi cho cha mẹ ở quê.

Lý do họ rời bỏ Sài Gòn, bởi không còn tin tưởng vào các chính sách chống dịch của nhà cầm quyền, và cũng không đủ sức để cầm cự thêm nữa khi mất việc,

không còn gì để sống tiếp nay mai. Hẳn nhiên, chính quyền Hồ Chí Minh đang nợ những con người này một lời xin lỗi, vì đã không cưu mang họ được, qua những

tháng ngày này, bất chấp việc tuyên truyền nói dối rằng luôn lo đủ cho mọi người gặp khó khăn.

Nhưng không phải vì chính quyền hết khả năng trong đại dịch. Bản tin tài chính cuối tháng 7-2021 của Ủy ban thành phố Hồ Chí Minh khoe rằng bất chấp đại dịch

khó khăn, ngân sách vẫn bội thu. Ước tính sức người 10 triệu dân và sản vật, giao thương ở Sài Gòn vẫn làm ra mỗi ngày 1.500 tỷ đồng để nộp cho ngân sách Trung

Ương theo chỉ tiêu được giao. Con số thu được đang tăng nhanh, nên chỉ sáu tháng thôi, đã đạt 54,42% trên tổng thu theo kế hoạch.

Vậy đó, mà từng hộp cơm cho người nghèo, từng cọng rau cho kẻ khó… hầu hết là các cuộc tự nuôi, tự cứu nhau đầy khó khăn của người dân. Không chỉ ngăn chặn

con người ra đường vì lệnh giãn cách, mà các lực lượng kiểm tra, ngăn chặn đủ thành phần của nhà nước còn ngăn cản cả rau, thịt, sữa… thậm chí là cả tã trẻ em và

băng vệ sinh phụ nữ, cũng như là tiền mặt được vận chuyển của ngành ngân hàng. Sài Gòn như một người phụ nữ bị ép vào trò chơi trừ tà thời mông muội, phải chịu

đói khát, phải bị trói buộc, kiệt sức không biết xoay trở ra sao lúc này. Dĩ nhiên, những dân cư yếu ớt nhất, dễ tổn thương nhất của vùng đất này đành phải chọn dứt áo ra đi.

Không được hứa hẹn gì một cách thực tế từ người cầm quyền, và cũng lao đao vì không đảm đương nổi bản thân, hàng ngàn con người đã gói ghém tư trang và lên đường.

Họ ngủ vật vạ dọc đường, tránh né các sự chận bắt của các chốt kiểm tra trên quốc lộ. Có người chở vợ đang mang thai. Có gia đình chở 3-4 người trên một chiếc xe máy

nhỏ. Có cả người mẹ đơn thân chở lùm xùm đồ đạc, phía sau là đứa con chỉ mới hơn 10 tuổi, ôm giữ em nhỏ của mình.

ditansaigon5c.jpeg Một gia đình với con nhỏ đi xe máy đường xa rời bỏ Sài Gòn vì dịch bệnh. Hình: Facebook

Sài Gòn, từ thuở khai thiên lập địa đến nay, là nơi con người tìm đến chứ không phải rời bỏ, nhưng đây là lần đầu tiên xuôi tay nhìn thị dân từ giã mình. Buồn hơn nữa,

Con người bị những nơi chôn rau cắt rốn của mình từ chối tiếp nhận.  Từ ngày 1-8, nhiều tỉnh như Quảng Ngãi, Thừa Thiên- Huế, Lâm Đồng… tuyên bố sẽ không nhận

người của mình trở về, vì sợ có dịch, cho dù những người này đã có giấy xét nghiệm âm tính (có thời hạn ba ngày). Sợ không về được nhà, nhiều người chạy thâu đêm,

mệt lả và vất xe lăn lóc giữa đường. Cha mẹ, con cái ôm nhau trên con đường quốc lộ cố dành sức để đến nơi, lách được vào mà không bị từ chối.

Trên con đường Bình Phước dẫn về Đắk Nông, có nhiều gia đình để nước, thức ăn nhanh trước cửa để đón những chuyến xe bơ phờ như vậy. Có một cụ già tóc bạc phơ,

cứ cầm chai nước vẫy vẫy, đưa cho những chiếc xe sà vội vào nhận rồi lại lên đường. Vội đến mức chỉ còn nhìn nhau, gật đầu, chứ không còn thì giờ để kéo khẩu trang

xuống nói lời cảm ơn. Nhìn những điều như vậy - và cả những câu chuyện phát cơm từ thiện, lăn xả giúp nhau của người dân bao lâu nay - là những chương sách đời cảm

động, ấm lòng khôn cùng trong thời phong tỏa. Nhưng có ai đó đã nói nhỉ? Trong một xã hội vận hành, đôi khi, điều ấm lòng nhìn thấy cũng có giá trị như cáo trạng đầy câu

hỏi về thời đại, về chế độ.

ditansaigon7c.jpeg Thùng tiền của người dân ủng hộ những người phải rời bỏ Sài Gòn đi hàng trăm cây số về quê vì dịch bệnh. Hình: Facebook

Người miền Nam được hai lần nhìn thấy những cuộc di tản tự phát của người dân. Lần nào cũng có thể rơi nước mắt, dù có hướng ngược nhau.

Lần một, đó là dòng người chạy tránh những ngày kết thúc cuộc chiến năm 1975. Họ lìa bỏ mọi thứ, chấp nhận mất hết và chạy về phía Sài Gòn: một chỉ dấu của người dân

vẫn chọn chạy về phía chế độ cầm quyền của mình, dù cho ngày thường họ có ghét hoặc không yêu đi nữa. Hình ảnh của dòng người tất tả chạy với đủ loại phương tiện, đến

giờ vẫn làm người ta nao lòng, và thậm chí xen lẫn sự cảm kích trước sự giúp đỡ trong khả năng cuối có thể của một chế độ đang tàn lụi, vẫn ước muốn che chở công dân của mình.

Lần hai, năm 2021, dòng người đó lại tháo chạy khỏi Sài Gòn. Cuộc di tản không phải tìm về miền đất hứa, mà chỉ tháo chạy như một bầy kiến tán loạn ra khỏi nơi ngụ cư của

mình, bởi một cú đập mạnh của công cuộc “chống dịch như chống giặc”. Những con vi-rút vô hình trước mắt, giờ lại như được biểu trưng bằng hình ảnh con người. Họ chỉ có

vài con đường: vào trại cách ly, gồng mình chờ cứu giúp ở nhà trọ, hoặc chấp nhận bị giam nhốt ở nơi làm việc với chính sách duy ý chí có tên “3 tại chỗ”: ăn một chỗ, ở một

chỗ và làm việc cũng ở đó.

Những con người ấy, vượt ngoài tầm các kế hoạch của chỉ thị 16 hay đợt phong tỏa với quân đội, trở thành chuyện khó của những người cầm quyền ở Sài Gòn, nên họ được

cho phép rời đi. Nhưng rồi trớ trêu là lại bị chặn giữ, ngăn cản ở nơi họ muốn tìm về. Những con kiến-thân phận đó loay hoay chạy từ trên miệng chén rồi lại xuống dưới, mệt

nhoài trong những lời tuyên bố an dân vẫn lấp lánh kiêu hãnh trên hệ thống truyền thông.

Trên các trang mạng xã hội, thậm chí là báo chí Nhà nước, có không ít hình ảnh mô tả về cuộc di tản lạ lùng này. Có ảnh những đôi vợ chồng tựa vào nhau ngủ vùi chốc lát trên

đường chạy. Có ảnh những đứa nhỏ ngủ mà tay vẫn bấu chặt lấy anh chị của mình như sợ thức dậy sẽ không còn thấy ai. Những gương mặt vô danh ấy quá đỗi nhọc nhằn trên

cung đường chạy đến vô cùng. Trong số ấy, chắc cũng không ít người đã đóng góp cho những con số bội thu của Hồ Chí Minh hàng năm, vẫn được đọc lên trong những tràng vỗ

tay của giới quan chức mừng tổng kết thu ngân sách thắng lợi.

 ____________

Tham khảo thêm:

https://vnexpress.net/6-thang-tp-hcm-thu-ngan-sach-hon-198-000-ty-dong-4332561.html?fbclid=IwAR392-1Rw3BVAsKMepsKgCcyAYXYUFG6CidnrdYQHMz1CGkvjxQe7qhlEx8

https://vtv.vn/xa-hoi/mot-so-tinh-dung-tiep-nhan-cong-dan-tro-ve-tu-vung-dich-20210730052400596.htm

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do


Rào làng lập ấp, ngăn sông cấm chợ để chống dịch, chắc chắn thua

Bài phân tích của Nguyễn Lâm Phong
2021-07-30

Rào làng lập ấp, ngăn sông cấm chợ để chống dịch, chắc chắn thua
 AP

Tròn hai tháng kể từ khi TP HCM bắt đầu lệnh giãn cách xã hội (sau đó là cách ly và giới nghiêm), cùng với 18 tỉnh thành miền Nam trở thành vùng dịch nặng nề,

gần hai năm Việt Nam trải qua đại dịch COVID-19, cho mãi đến 0h đêm 30.7.2021, những điểm nghẽn trầm trọng trong lưu thông phân phối hàng hóa trên toàn

quốc mới được tháo gỡ một phần.

Đứt gãy chuỗi cung ứng

Trong văn bản hỏa tốc ban hành chiều tối 29.7 để khẳng định văn bản cũng ban hành hỏa tốc bốn ngày trước đó (25.7), Phó thủ tướng Lê Văn Thành một lần nữa

yêu cầu từ thời điểm nêu trên, việc vận tải hàng hóa trên toàn quốc sẽ trở lại gần như trước khi có dịch. Tức là các xe chỉ cần chở hàng hóa không thuộc hàng cấm

(chứ không phải quy định chi ly về hàng thiết yếu nữa) sẽ được lưu thông bình thường, không bị cảnh sát dừng lại kiểm tra. Tài xế chỉ cần khai báo y tế, QR code,

và giấy xét nghiệm COVID âm tính còn hiệu lực trong vòng 72 giờ là đủ.

Đồng thời, do hệ thống cấp QR code cho phương tiện vận tải vừa bị hack sập trong vòng hơn một ngày khiến đình trệ việc cấp QR code, nên các phương tiện vận

tải chưa được cấp mã hoặc mã đã hết hạn cũng vẫn được lưu thông, cùng với điều kiện dịch tễ như kể trên.

Trong gần một tháng qua, kể từ khi TP HCM và 10 tỉnh thành Nam Bộ áp dụng cách ly nghiêm ngặt cách ly từng địa phương một, chuỗi phân phối hàng hóa đã bị

đứt gãy. Xe chở hàng từ vùng sản xuất (miền Tây và miền Đông) không vào được vùng tiêu thụ lớn nhất nước là TP HCM vì phải ngoài việc cấp mã lưu thông, xét

nghiệm tài xế thì còn phải “vạch” hàng hóa ra kiểm tra xem có phải là hàng thiết yếu hay không.

Cách hiểu sai cơ bản về hàng thiết yếu, quy định “loạn sứ quân” mỗi nơi một kiểu của những người trực tiếp thực hiện (là cảnh sát, công an…) khiến doanh nghiệp

khóc ròng và gây tốn kém, thiệt hại khôn xiết.

Về giấy xét nghiệm âm tính, có nơi cho vỏn vẹn một ngày, có nơi cho ba ngày, có nơi bảy ngày. Có nơi vừa xét nghiệm ở đầu đi, đến địa phương lại xét nghiệm tiếp.

Cùng một quốc lộ, có địa phương đóng cửa không cho xe vào (nếu không có xét nghiệm), có địa phương cho.

Yêu cầu buộc tài xế phải cách ly 14 ngày sau khi lái xe từ vùng có dịch về khiến doanh nghiệp đói tài xế trầm trọng.

"Chúng tôi đang ở trong tình trạng kiệt quệ, hơn một năm chịu tác động dịch bệnh, doanh thu suy giảm, chi phí tăng lên. Chẳng hạn một công ty có 150 lái xe, hiện hằng

tháng phải chi trả hơn 300 triệu đồng phí xét nghiệm các loại. Đây là một chi phí khủng khiếp"- ông Trần Đức Nghĩa, Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics

Việt Nam nói trong một cuộc họp ngày 27/7.

Cắn răng gồng chi phí để hoàn thành đơn hàng, có những doanh nghiệp phải thuê thêm lái xe để thay tài lái vào địa phận địa phương, hoặc tháo dỡ hàng lên xe khác,

còn xe từ vùng dịch không chạm bánh vào. Nhưng có những loại hàng hóa không thể tháo dỡ bằng tay mà phải dùng máy cẩu chuyên nghiệp, không thể sang tải được,

tài xế lại phải lái hàng trăm km trở về lại nơi xuất phát. Đồng nghĩa với đơn hàng trì hoãn không lối thoát.

Khó khăn trong công việc và nỗi sợ dịch bệnh đã khiến tài xế bỏ việc và tạm ngưng việc hàng loạt. Doanh nghiệp lại phải bỏ tiền thuê thêm tài xế và lo nơi sinh hoạt tập

trung để giảm nguy cơ đi lại nhiều nơi dễ dính dịch.

"Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam ước tính tình trạng trên đã gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ đồng/ngày".

Ối đọng nông sản miền Tây, miền Đông và Tây Nguyên. Dân TP HCM xếp hàng đi siêu thị từ 5 giờ sáng

Ông Lê Thanh Tùng – Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 8, các tỉnh miền Nam thu hoạch 700.000 ha lúa và 3,8 triệu

tấn gạo. Về rau, có khoảng 1,1 triệu tấn rau củ quả ở các tỉnh phía Nam, nhưng nhu cầu chỉ khoảng 500.000 tấn nên phần còn lại phải tìm phương án tiêu thụ, tập trung

chủ yếu ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Về trái cây, có khoảng 640.000 tấn trong tháng 8 cần kết nối, tiêu thụ bao gồm: Xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, bưởi, cam, nhãn, dứa và mít.

Số lượng này trong các năm là phân phối toàn quốc và xuất khẩu, nay hầu hết chỉ còn tiêu thụ trong nước.

Thế nhưng mặc dù vùng nông sản dồi dào này chỉ cách TP HCM dài nhất là mười mấy tiếng chạy xe, còn nếu chở bằng đường thủy còn nhanh hơn rất nhiều thì gần một

tháng nay, người dân Sài Gòn nhiều nơi vẫn chịu cảnh xếp hàng chờ mua thực phẩm trước siêu thị từ… 5 giờ sáng. Bị giới hạn bởi lệnh giới nghiêm vào 18 giờ, nhiều siêu

thị chỉ đến 9 giờ sáng thì đã hết sạch.

Do ngăn sông cấm chợ, giá rau củ quả, thịt trứng, hải sản… đều tăng, móc sạch túi người dân vốn đã không còn việc làm khi thành phố phong tỏa.

Doanh nghiệp phải nghĩ ra đủ cách để lưu thông. Có những nhà xe đã nghĩ ra cách giấu trái cây ở dưới, phủ rau lên trên che lấp vì chốt kiểm soát nói chỉ có rau củ mới là

hàng thiết yếu, còn trái cây thì… không phải.

Câu chuyện đứt gãy chuỗi cung ứng không chỉ diễn ra với nông sản. Hàng hóa mọi mặt đều bị ách tắc và đẩy giá.

Đi giao hàng đã khổ, về lại khổ lần nữa. Không ít ý kiến từ các nhà cung ứng cho biết nhiều khi còn phụ thuộc vào sự vui buồn của cán bộ ở trạm kiểm soát”, bà Vũ Thị Hậu,

Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam nói.

Chính trị hóa chống dịch

Nguyên nhân của tất cả sự việc này có phần lớn từ sự chính trị hóa việc chống dịch của Chính phủ Việt Nam

Trong các văn bản và cuộc họp cấp quốc gia, từ khi có dịch đến giờ luôn luôn có một câu “đe dọa” rằng lãnh đạo địa phương nào để xảy ra dịch trên địa bàn mình sẽ bị kỷ luật.

Trước nguy cơ mất chén cơm, lãnh đạo phải tìm mọi cách rào chặn địa phương mình. Sự bất chấp đến an sinh của người dân, bao gồm doanh nghiệp được biện minh bằng

khẩu hiệu chống dịch như chống giặc.

Nên, mạnh ai nấy làm, từ thành thị đến thôn xã, chính quyền các cấp đặt ra mọi rào cản ngăn cấm lưu thông. Từ các thành lũy vật lý bằng đất đá, kéo barrier, kéo dây thép gai

tạo chướng ngại vật, từ chối nhận người dân của tỉnh mình đi làm ăn xa ở vùng dịch về lại quê nhà, cho đến những thành lũy vô hình bằng các văn bản chứa quy định pháp quy như đã kể trên.

Biện pháp rào làng, vây thành phố xuất phát từ tư duy quản lý làng xã đã trở thành thâm căn cố đế, mặc dù TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ… đã là những đô thị lớn.

000_9EG2CP.jpg Tấm biển kêu gọi chống dịch như chống giặc ở TPHCM hôm 9/7/2021. AFP

Sự khác nhau tuyệt đối giữa nông thôn và thành phố là nông thôn có các địa giới tự nhiên. Giữa các làng, xã, huyện, tỉnh…đều có những cánh đồng, bãi đất, khu rừng… làm khu đệm,

làm ranh giới. Do vậy, phong tỏa một xã hay một huyện, một tỉnh nông thôn rất dễ, nhưng ở thành phố thì hầu như không thể được.

Thành phố bản chất chỉ là một vùng dân cư và địa lý đồng nhất, nhưng cực lớn. Bên này đường là quận này, bên kia đường là quận khác. Một con đường chạy vắt ngang ba quận.

Hai nhà cạnh nhau, mỗi nhà một quận. Muốn vào các quận trung tâm, phải chạy xuyên hai ba quận khác mới đến. Do đó, nó không thể chia cắt.

Quy định cấm shipper giao hàng liên quận của TPHCM đã thất bại. Thất bại thứ nhất, nhu cầu thực tế của người dân khiến họ nghĩ ra đủ cách thức để giao hàng liên quận, âm thầm

vô hiệu hóa quy định. Thất bại thứ hai: do mất quá nhiều công sức để chốt chặn ngăn cản giao thương, nên chính quyền bỏ lơ kiểm soát các yêu cầu chống dịch, vì vậy nguy cơ lây

lan dịch bệnh vẫn tồn tại ở chính nơi không ngờ đến.

Không thể “rào làng lập ấp” trong thành phố

Lịch sử quản lý nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ mới bắt đầu cách đây gần 80 năm (1945-2021). Thời đó hầu như cả nước đều là nông thôn, khắp nơi đều là làng xã. Tổ chức

chính quyền xã-huyện/tỉnh thời điểm ấy là phù hợp. Nhưng khi đã hình thành những đô thị lớn và cực lớn như Hà Nội, TP HCM thì bê nguyên mô hình tổ chức hành chính cũ vào là

hoàn toàn sai lầm.

UBND TP HCM không thể ngang cấp với UBND bất cứ tỉnh thành nào, quận không giống huyện (huyện có huyện trồng lúa, có huyện nuôi hải sản… nhưng quận thì tất cả như nhau),

phường khác hoàn toàn với xã. Đơn giản vì nó cực lớn, có khả năng làm ra tiền không những nuôi chính mình mà còn nuôi hơn 1/3 cả nước.

Từ cách đây gần 30 năm, tiền thân của Bộ Nội vụ là Ban tổ chức cán bộ Trung ương đã quyết liệt xây dựng, đề xuất và bảo vệ mô hình chính quyền đô thị cho TP HCM (Hà Nội có cơ

chế thủ đô). Theo đó, người đứng đầu TP là Thị trưởng, có toàn quyền điều hành trên TP, chỉ phải tuân theo pháp luật. Chỉ có cấp HĐND cấp TP, không có cấp quận và phường. Mô

hình này nhằm đảm bảo UBND các quận và phường chỉ là chân rết của UBND thành phố để thực hiện các quyết định của TP cho thống nhất.

Sau gần 30 năm, cuối cùng chủ trương này cũng được thông qua.

000_9H68KM.jpg Một phụ nữ chở thịt gà tại một chợ ở Hà Nội hôm 29/7/2021. AFP

Có lẽ quá xoay vần với đại dịch nên không mấy người biết rằng TP HCM đã chính thức được thực hiện mô hình chính quyền đô thị kể từ 01.7.2021, tức đã tròn một tháng.

Thế nhưng, so với chiếc áo mới đẹp đẽ, bộ máy quản lý quá thấp bé. Các lãnh đạo TP HCM chưa thẩm thấu kịp nguyên tắc vận hành của một đô thị - điều mà các doanh nghiệp tư nhân

có thể không biết lý thuyết là gì nhưng lại hiểu rất rõ và ứng dụng rất tốt.

Doanh nghiệp thấu hiểu  TP chỉ là một khối thống nhất về dân cư và hành chính. Không thể cấm shipper giao hàng trong một quận. Cũng như thế trên bình diện quốc gia. Hiện giờ đã chỉ

còn rất ít vùng nông thôn thực sự, không thể cấm việc lưu thông hàng hóa, dựng biên giới cứng và mềm, bo bo giữ thân, hy vọng con vi-rút bị giam chân ở tỉnh khác/ngành khác chứ không

chạy đến được mình.

Chính vì thế những nhà đã cắt vụn quốc gia và thành phố thành nhiều mảnh để lập “pháo đài” chống COVID, khi lẽ ra chính sách phải liên kết, thống nhất và xuyên suốt. Ít nhất phải tính toán

chính sách trên quy mô một vùng.

Chính việc tự xé lẻ đi ngược với bản chất vùng và xu thế hợp nhất của vùng đã gây hao tốn tài nguyên và các nguồn lực còn lại ở TP HCM.

Kết quả như đã thấy là thất bại thảm thương.

Điều này cũng hoàn toàn đúng với Hà Nội, các thành phố khác và toàn quốc gia.
----------------------------------

Tham khảo:

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/32975/tu-01-7-2021-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-bo-hdnd-quan-phuong

https://tuoitre.vn/ha-noi-cam-shipper-cong-nghe-giao-hang-va-cho-khach-grab-phan-ung-20210725073851372.htm

https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-6255

http://cand.com.vn/Thi-truong/Khong-de-dut-gay-chuoi-cung-ung-hang-hoa-trong-moi-tinh-huong-650709/

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Thieu-nhat-quan-trong-thuc-hien-quy-dinh-doanh-nghiep-van-tai-kho-tram-be/440034.vgp

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

TÁC PHẨM KHÔNG LÀ KỶ NIỆM Tự truyên của HOÀNG HẠC DƯỚI TRĂNG tại KASA GARDEN/ Hoàng Hạc Dưới Trăng 28 tháng 4 năm 2018

 Mời quý bạn tìm hiểu thêm về Hoàng Hạc Dưới Trăng trong buổi ra mắt tác phẩm mới của mình.

TÁC PHẨM KHÔNG LÀ KỶ NIỆM
Tự truyên của HOÀNG DƯỚI TRĂNG tại KASA GARDEN.
*
*** MÃI.MÃI GHI NHỚ VÀ KÍNH TRỌNG ANH HAI . 05/2018...05/2021***
CUỐI THÁNG 4 - TUẦN LỄ ĐẦU THÁNG 5. 2018 RA MẮT TIỆC VĂN GIỚI THỆU TÁC GIẢ ' TÁC PHẨM KHÔNG LÀ KỶ NIỆM
Tự truyên của HOÀNG HẠC DƯỚI TRĂNG tại KASA GARDEN
HIỆN THỰC ẢO DIỆU _ HOÀNG HẠC DƯỚI TRĂNG _
Là thành viên thứ 11.505 của tủ sách THI VĂN VIỆT. HOÀNG HẠC DƯỚI TRĂNG là cây bút văn xuôi
Ở Đà Lạt , Hạc níu câu thơ để đời bớt sương mù, vít ngôn ngữ cho hồn thơ trú ngụ.
Ở Đà Lạt , Hạc viết văn , chuyện mình và chuyện đời đan xen ngày và đêm. Có khi nghe như tiếng thở dài , dù rất khẽ mà thanh âm như tiếng gió dội lên từ thung lũng cao nguyên.
Thi văn của Hạc là tiếng lòng bỏ
bỏ ngõ như khi trăng tỏ trăng lu.
Đời buồn
Phủ dụ nhân sinh.
Đời vẫn vui.
Mà hồn ngây ngô đắm đuối bởi một thời yêu tự tình , một thời đắm đuổi phiêu linh ma mị...
Thương nhớ nhuộm màu tím kỷ niệm làm Hạc buồn muôn thủa
Hoàng Hạc là mỹ từ .
Dưới Trăng là ảo diệu.
Hạc viết thực mà như hư.
Hư mà như thực .
Một kỹ thuật thể hiện cho tác phẩm của mình khá hay.
Không mỹ từ, mà chỉ là mộc mạc của những con chữ dắt những thằng ngữ trong Hoàng Hạc Dưới Trăng để đứng lên , ngồi xuống kết thành những trang viết cho tác phẩm nầy
Tiết tấu nhanh. Diển biến như một truyện ngắn trong từng câu chuyện. Không dàn trải và đối thoại cổ điển. Cách viết mới hợp thời đại đọc nhanh mà vẫn có thông điệp văn chương. Ngày hôm qua khác hôm nay. Hôm nay không phải ngày mai.
Ai bảo Hạc mới làm thơ, viết văn, ?
Không phải vậy đâu , tôi tin 100 % là Hạc đã viết từ lâu lắm . Viết từ tuổi thơ bất hạnh, viết từ đau thương chính cuộc đời mình.
Trân trọng giới thiệu tập tự truyện nầy của tác giả HOÀNG HẠC DƯỚI TRĂNG cùng bạn yêu thi văn.
Thay mặt Ban tổ chức sự kiện , chị Trình Bích Trang , thành vên Ban Chủ trương tủ sách THI VĂN VIỆT, cũng là Mc chương trình đã dẩn về tác giả.
"Cái tên Hoàng Hạc Dưới Trăng, cho chúng ta một cảm giác mơ màng bàng bạc phiêu linh".
Với tự truyện KHÔNG LÀ KỶ NIỆM càng làm cho chúng ta thêm thích thú bởi những câu chuyện muôn thuở về tình yêu, về sự nuối tiếc yêu thương mơ hoang trong tình yêu.
Một Hoàng Hạc Dưới Trăng bằng xương bằng thịt đang đứng đã xúc động tri ân nhà thơ Song Linh, tập thể Ban chủ trương THI VĂN VIỆT đã cùng đồng hành với tác giả từ bản thảo đến hình thành xuất bản phẩm KHƠNG LÀ KỶ NIỆM.
Nhà thơ Huy Cận @ thay mặt nhà thơ Song Linh đang ở San Jose. CA đọc tâm thư chúc mừng tác giả , tác phẩm.
Nhà thơ Song Linh , nhà thơ Thao Lê đại diện THI VĂN VIỆT đã theo dõi trực tuyến Hoàng Hạc duyên dáng pha một chút lạnh lùng trong giao lưu , tâm tình của Hoàng Hạc đã làm vỏ bọc cao ngạo của người con gái mây ngàn Đà Lạt không còn.
Người yêu thi ca đã cảm nhận Hoàng Hạc là cây viết khoẻ đầy cá tính . Nhà thơ Nga Vũ - Biên tập viên trang Đọc Và Cảm bày tỏ với ý như vậy.
Mc dẩn nhập lưu loát , tác giả bày tỏ thiệt lòng
Một Hoàng Hạc chân tình thẳng thắn, cởi mở cho ta cảm giác càng tiếp xúc càng cảm mến ngay người phụ nữ xứ ngàn hoa mây ngàn gió núi này.
Không biết lắng nghe, không thể nào thấu hiểu.
Biết lắng nghe còn đòi hỏi cả tâm lẫn tầm, để bạn viết trong và ngoài TVV tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi.
NGUYỄN THIỆN. 2018.

CHẾT... CHO SỰ SỐNG CỦA TÌNH YÊU, (Tập 05)/ Hoàng Hạc Dưới Trăng

 Mời quý bạn xem tập truyện "Chết cho sự sống của tình yêu" của Hoàng Hạc Dưới Trăng.

Sơ lược về tác giả:
HHDT sinh năm 1964, hiện sống ở quê là xứ ngàn hoa Dalat. Ngoài việc viết văn, làm thơ, cô là người trang điểm cho phái đẹp...
*
2 tháng 3, 2019 ·
*** CHẾT... CHO SỰ SỐNG CỦA TÌNH YÊU ***
_Đăng theo yêu cầu_
Hoàng Hạc Dưới Trăng
Ảnh tác giả Hoàng Hạc Dưới Trăng.
(Tập 05)
Rồi thì mùa Vàng cũng qua. Anh và Chị như đôi chim câu trong những ngày hạnh phúc. Làng quê thanh bình đẹp tuyệt vời với hiện tại của yêu thương ngút ngàn. Hạnh phúc trong tận cùng ngóc ngách của một vùng quê và hạnh phúc trong từng ngõ nhỏ của một đời người .
Anh hài lòng trọn vẹn. Chị say đắm và mãn nguyện với tình yêu mình đã có được. Cái tiếp nối trong yêu thương và hạnh phúc không bao giờ là vừa đủ với mọi người, nó như một dòng chảy bất di bất dịch mà người ta muốn đem đến cho nhau bằng cảm xúc của một tình yêu chân thật.
Anh và Chị may mắn hơn nhiều những cuộc tình đôi lứa trong thế gian, họ được sinh ra đời để dành cho nhau, để yêu thương nhau và tận hưởng hạnh phúc tuyệt vời trong món quà tình ái.
Màu sen hồng rực rỡ hơn khi mỗi buổi chiều Anh Chị thả hồn vào những điều đã qua trong cuộc đời, bờ tre xanh mướt mát hơn trên con đường làng hun hút, khoảng trời xanh trên kia thênh thang và yên bình quá chừng trong suy nghĩ của Chị khi chị nắm gối đầu trên đùi Anh.
_Em sẽ đặt tên con là Thiên Thanh, bất kể là trai hay gái Anh Tân ha.
_Anh thích tên Thanh Bình.
_Thanh Bình cũng hay, nhưng không rộng lớn như bầu trời trên cao.
_Vậy thì Thiên Thanh, nhưng sao mau vậy, mới có mấy ngày mà.
_Thì em nói trước vậy mà, em thích sinh đôi cho hai Mẹ mỗi mẹ một đứa.
_Ùm, vậy được đó... bây giờ yêu ở đây một đứa Thiên Thanh, lát tối về nhà yêu một đứa Thanh Bình nhen.
_Cái gì. Yêu ở đây hả? Cả làng biết hết chắc em chết.
_Hahaha! Anh chọc em thôi mà.
_Anh sao cứ thích chọc em hoài vậy?
_Vì anh yêu em, anh muốn em luôn luôn được vui vẻ...
_Nhưng vài ngày nữa Anh Tân đi lính rồi. Em phải làm sao mỗi khi em nhớ đến Anh, chắc là em khóc nhiều lắm đây.
_Không được khóc, bây giờ lớn rồi, phải biết tự lo cho mình, rồi còn phải có trách nhiệm với hai mẹ nữa, mai mốt có con, còn phải sống vì con nữa, biết không?
_Nhưng em sợ...
_Không sợ và không suy nghĩ gì hết, chúng ta đã may mắn hơn mọi người là chúng ta đã có được tình yêu và hạnh phúc trọn vẹn. Hy sinh cho những điều chính nghĩa thì đó là điều tự nhiên và đáng để tự hào. Những ngày còn lại ở nhà, Anh sẽ làm hết tất cả những điều Anh phải làm cho gia đình mình và cho em. Ngoan Anh thương... Anh vỗ về chị khi cảm nhận sự nóng ấm nơi chân mình vì những giọt nước mắt lo lắng của chị.
_Anh sẽ về, đó là điều chắc chắn. Anh sẽ về, bởi vì em là ý nghĩa sự sống của anh...
Thời gian là điều luôn luôn duy nhất giữ đúng quy luật, nó trôi qua một cách chính xác trên từng nỗi đau thương và hạnh phúc. Nó miệt mài, cần mẫn không thiên vị với một ai. Làng quê mở tiệc tiễn đưa Anh và chín người bạn vào quân ngũ. Buốt giá tận trong tim, nhưng Anh phải làm người mạnh mẽ trước mặt gia đình và chị. Anh không dám nhìn chị lâu dù chỉ là nhìn lén lút. Thời gian quá ngắn cho hạnh phúc ngút ngàn, nhưng thời gian của gần nửa đời người bên nhau Anh hiểu được sự chịu đựng vô cùng nơi cái vẻ bề ngoài yếu đuối, mỏng manh của chị.
Nữa đêm về sáng, trong cái tĩnh lặng của một miền quê mà chiến tranh chưa ghé đến. Anh ôm chị trong vòng tay chật chội vì hạnh phúc; mùi hương hoa khế trên mái tóc của chị thoang thoảng, quanh quẫn khắp căn phòng, chiều nay Anh đã tự tay nấu nước hoa khế và gội đầu cho chị; mái tóc dài vô tư đùa nghịch trên bờ vai, bờ gối nằm và lẫn lộn trong hơi thở miên man, nồng nàn mùi trần tục.
Hạnh phúc trong từng thời khắc của những con người yêu thương nhau thât sự. Tình yêu chân thật không bao giờ có chõ cho hai từ ngày mai. Ngày mai ra sao mặc kệ, ngày mai nắng mưa là việc của trời, ngày mai vất vả cơm áo gạo tiền là việc tất nhiên của cuộc sống, ngày mai kết thúc và bắt đầu sự sống của những con người nào đó là thuộc về quy luật sinh tồn, ngày mai của những giọt nước mắt chia xa không dám nghĩ đến sự hy sinh, nhưng lại không dám chắc chắn cho ngày trở về... Tất cả thuộc về ngày mai. Nó không có ý nghĩa tồn tại trong lúc này.
Hạnh phúc là đây, hạnh phúc là được yêu, được thở, được sống hết mình bằng những ngôn từ của con người với con người rất trân trọng, rất yêu thương, rất hòa quyện, rất hết mình và rất thật cùng nhau. Kì lạ ở chỗ ,, khi người ta ở ngay cái thời khắc hạnh phúc đúng nghĩa và trọn vẹn, nếu có phải chết họ cũng chấp nhận, chấp nhận cái điều mà bình thường trong cuộc sống hàng ngày ai cũng sợ... chết. Và đó là hạnh phúc, đó là cài khoảnh khắc rất Thật, rất Đời và rất Người .
Có cả những giọt nước mắt lưng tròng trong cảm xúc tận cùng của yêu thương. Anh hôn lên mắt chị, Anh hôn tất cả những dấu yêu từ nơi chị, Anh khỏa lấp hết những suy nghĩ xa xăm trong chị bằng yêu thương. Anh dành cho riêng một mình chị, Anh hôn dòng nước mắt hòa quyện của hai người bởi trăm nỗi xót xa không nói thành lời, hay nói đúng hơn mọi người đã cố gắng tự nhiên không nhắc nhở gì đến việc anh sẽ vào Lính.
Đêm cuối Hạ .Ve râm ran hát khúc giao mùa, mùi rạ rơm ngai ngái khắp làng quê, ánh trăng vàng vọt lách mình mờ ảo qua khung cửa sổ, tàu lá trên cây cau cao vút ngoài kia cũng loáng thoáng, ngỡ ngàng với hạnh phúc của hai con người hiện tại.
Không có đêm nào không là đêm tân hôn cho những yêu thương đúng nghĩa, chị mỏng manh tận hưởng hạnh phúc trong niềm tin yêu tuyệt đối, không cần phải nói điều gì, họ vẫn cảm nhận được rằng họ đang dành cho nhau hết tất cả những điều họ muốn trong một đêm có thể là cuối cùng và mãi mãi...
_Anh sẽ luôn luôn ghi nhớ tất cả những gì thuộc về chúng ta... Anh nói và ôm chị từ phía sau, khi chị đứng nhìn khoảng không bên ngoài qua khung cửa sổ. Mái tóc dài phe phẩy theo ngọn gió đêm, vòng eo thon nhỏ, đôi chân dài thanh thanh, lần đầu tiên anh ngắm nhìn chị một cách trọn vẹn và chị cũng không muốn ích kỷ điều gì với Anh trong thời gian ngắn ngủi còn lại này.
_Em cũng vậy mà. Sống để dạ, chết mang theo. Anh Tân biết hông...
_Lại chết... Anh không cho chị nói hết những điều chị định nói. Thời gian còn lại không phải để đem đến cho nhau những suy nghĩ nặng nề trong cuộc sống. Anh ôm chị vào lòng bằng gói gọn cảm xúc của yêu thương. Nụ hôn nào dành cho chị cũng là đầy đủ sự ngọt ngào để chị dịu dàng hòa quyện vào Anh một cách tin tưởng nhất .
Bờ tre xanh rì rào quanh quẩn, con đường làng dẫn lối đến trường, ụ rơm vàng nơi ẩn nấp trò chơi trốn tìm và nhiều quá chừng những lần trú ngụ của giấc ngủ trưa, cái giếng nước trong lành cùng nhau tắm gội để rồi chị đã không còn dám tắm chung với hai anh em nhà Anh, sau lần chị khóc thét lên vì phát hiện sự trưởng thành của một đứa con gái. Ao sen trong làng nhiều lắm, nhưng cái ao sen mà chị luôn luôn cho rằng màu hồng nõn nà đó phải là màu áo cưới của chị... tất cả khuất dần, khuất dần theo nụ hôn ngọt ngào của Anh, chỉ còn lại trong Anh, một con nhỏ vừa khóc vừa nói yêu một người là Anh với con mèo bên cạnh, chỉ còn lại trong chị , hình bóng một người luôn luôn bên cạnh cuộc đời của chị với niềm tin tưởng tuyệt đối mỗi khi chị nghĩ về Anh... Tất cả nhẹ nhàng lắng dịu, để cho ngọn lửa yêu thương nồng nàn, ngút ngàn, hòa quyện, đồng điệu... tận cùng trong hơi thở của hai con người ĐANG YÊU và ĐƯỢC YÊU....
Ngàn vì sao trên trời đi ngủ trước khi bình minh đến. Anh nhìn chị say đắm trong giấc ngủ đầu ngày. LẠY TRỜI CHO CON ĐƯỢC BÌNH YÊN. LẠY TRỜI CHO NHỮNG ĐAU THƯƠNG, MẤT MÁT SẼ KHÔNG CÒN TỒN TẠI TRÊN CÕI ĐỜI NÀY. LẠY TRỜI CHO HẠNH PHÚC MÃI MÃI ĐẾN VỚI TẤT CẢ CHÚNG CON SAU KHI CHIẾN TRANH KẾT THÚC. LẠY TRỜI... LẠY TRỜI...
Tia nắng đầu tiên xuyên qua mành lá. Anh đánh thức chị dây bằng nụ hôn ngọt lịm cuối cùng trong mùa Tân Hôn...(hết tập 05)
ĐL 25/02/ 2018 🌸🌸🌸
_Hoàng Hạc Dưới Trăng_