Bọn đồ dốt (1)
Hồ Xuân Hương
Dắt
díu nhau lên đến cửa chiền, (1)
Cũng
đòi học nói, nói không nên. (2)
Ai
về nhắn bảo phường lòi tói, (3)
Muốn
sống, đem vôi quét trả đền. (4)
(Theo
bản khắc 1922, có cập nhật)
Khảo dị:
- Bản Quốc văn tùng ký
Tựa đề: Tiễn khách
Câu 1: Dắt díu đi đâu đến cảnh chiền
Câu 3: Ai về nhắn bảo phường lòi tói
Câu 4: Muốn sống đem vôi quét cửa đền
Nguồn: Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008
Bản chữ Nôm:
(Ghi
theo Hồ Xuân Hương thi tập, bản chép tay, bài XXXIX; tham khảo Đại Tự Điển chữ Nôm, Vũ Văn Kính và
phần mềm Winvnkey).
伴 途
訥 (1)
逸 妙
饒 蓮 旦
㕓
供 隊
學 吶 呐 空
年成
埃 衛
哏 保 仿
耒 繓
㦖
抌 撅
捛 塡
* Chú
giải:
Xưa nay, trước danh lam thắng tích, những
“tao nhân mặc khách” đều để lại những bài thơ cảm đề. Bài thơ nầy Bà phê phán bọn
đồ dốt, cũng học đòi làm thơ với thẩn,
chẳng ra gì ghi lên vách chùa.
(1) (2) Bọn đồ dốt không phải cá nhân mà
nhiều đứa, dắt díu nhau. Thơ là tiếng
nói tâm tình sâu lắng, ít nhất phải hợp vần, đúng luật. Đằng nầy, bài thơ họ là
bài thơ thơ con cóc, nói không nên.
(3) (4) Lời nhắn bảo và yêu cầu.
Phường lòi tói: lòi tói: dây buộc, còn chỉ cách viết chữ dắt dây, chữ nọ với chữ
kia của người học dốt. Phường lòi tói:
ám chỉ bọn nho sĩ dốt nát cùng một duột; mục
hạ vô nhân, thái độ ngạo mạn, dưới mắt
không có ai, không coi ai ra gì; coi trời
bằng vun.
***
Phụ lục:
Bài thơ đã ghi trên vách Chùa Trấn Quốc
của Đặng Như Bích là con của cụ Nghè Đặng, như sau:
Khen
ai đổ đất dựng lên chùa
Một
nếp lù lù ở giữa hồ
Mặt
nước bóng chiều tà bảng lảng
Làm
sao vẫn chưa thấy chuông khua
Đặng Như Bích kính
đề
Đành rằng là chuyện hư cấu nhưng đưa chi
tiết nầy vào đây cũng có phần nào thú vị. Vậy ta hãy thử xem bài thơ trên hay
dở như thế nào, được đánh giá qua thái độ của nhân vật Chiêu Bảy, sau khi nghe
đọc bốn câu thơ trên:
“Ông Chiêu Bảy cười như muốn ngất người
đi, một lúc lâu, ông ấy lắc đầu và nói:
- Chết chửa, thơ với thẩn, thế mà cũng dám viết
vào tường cho thiên hạ xem, con trai cụ Nghè to gan thật. Người ta chửi cho
cũng có, chẳng những chế giễu mà thôi. Cụ Nghè không biết khuyên con, dạy con.
Lại còn giỡ giọng để chữa thẹn, đáng ghét”…(Chương
4, sđd).
(Trích tiểu thuyết Trong
rừng Nho, Ngô Tất Tố, in lần đầu do Mai Lĩnh xuất bản, lấy từ TruyenViet.com, là tiểu thuyết dã sử về
nữ sĩ Hồ Xuân Hương).
[Mạn đàm bài thơ trên: Với thể thơ thất
ngôn tứ tuyệt, câu đầu là giới thiệu tiêu đề. Câu thứ hai mở rộng thêmchi tiết
bổ sung cho chủ đề như tả thực. Câu ba là bàn luận về chủ đề hoặc tả thực,mở
rộng thêm ý tưởng câu hai. Câu kết là cảm tưởng của tác giả.
Ở đây
câu một là khen người xây dựng chùa. Người xây dựng là ý chính. Chùa là ý phụ,
mờ nhạt. Câu hai thì thật là thô thiển. chữ nếp (tiếng gọi riêng từng
cái nhà một); chữ lù lù (nổi cao, sừng sững). Câu ba gồm 2 chi tiết mặt
nước và bóng chiều tà là chủ ngữ. Bãng lãng là bâng khuâng,
bát ngát/ bâng khuâng: trong lòng ngơ ngẩn, không biết thế nào/ ngơ ngẩn: đờ
đẫn, thơ thẩn. Mới đọc qua nghe cũng hữu tình nhưng ngẫm cho kỹ thì thấy rời
rạc, non nớt. Câu bốn, theo lẽ nên diễn ý tiếng chuông chùa ngân nga, hòa quyện
giữa cái tĩnh và cái động trữ tình, nửa vời, miên man không dứt cho người đọc, một
khuôn mẫu tuyệt vời của nhiều tác giả
xưa, chẳng hạn như bài ca dao:
Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng
chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa cành sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Hay như
bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, đời Đường:
Nguyệt
lạc, ô đề, sương mãn thiên,
Giang
phong, ngư hỏa, đối sầu miên.
Cô
Tô thành ngoại Hàn San Tự,
Dạ
bán, chung thanh đáo khách thuyền.
Bản chữ Hán:
楓 橋 夜 泊
月 落 烏 啼 霜 滿 天
江 楓 漁 火 對 愁 眠
姑 蘇 城 外 寒 山 寺
夜 半 鐘 聲 到 客 船
張 計
Nghĩa là:
Trăng
lặn, quạ kêu, sương giăng đầy trời.
Hàng
cây phong bên bờ sông cùng với ngọn đèn đêm của chiếc thuyền chài đối đầu nhau
trong giấc ngủ buồn.
Ngoài
Thành Cô Tô, trên Chùa Hàn San,
Nửa
đêm, (bỗng có) tiếng chuông chùa vọng đến thuyền khách trên bến sông.
Dịch
thơ:
Trăng
tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa
chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền
ai đậu Bến Cô Tô,
Nửa
đêm nghe tiếng chuông Chùa Hàn San.
Nguyễn
Hàm Ninh dịch, thường nhầm lẫn, cho là của Tản Đà.(Google)
***
Ban đêm
thuyền đậu Bến Phong Kiều
Trăng
tà, tiếng quạ vẳng sương rơi,
Sầu
đượm hàng phong, giấc lửa chài.
Ngoài
Lũy Cô Tô, chùa vắng vẻ,
Nửa
đêm chuông vẳng đến thuyền ai.
Thầy
Trần Trọng San dịch
***
Quạ kêu,
trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi,
đối người nằm co
Con thuyền
đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng
chuông chùa Hàn San
Tản
Đà dịch
***
Đêm khuya đậu bến
Phong kiều
Trăng
tà mờ mịt quạ kêu sương
Cây
bãi đèn chài dạ vấn vương
Neo
bến Cô Tô Hàn Tự cạnh
Nửa
đêm văng vẳng tiếng chuông buông
Bản dịch của
Bác Sĩ Đào Huy Hách (1911-2003),
trích tập
"230 Bài Đường Thi" của ông
***
Đầy trời
tiếng quạ trăng tàn,
Cầu
Giang Phong đã nhuốm màn sương đêm.
Hàn
Sơn đêm lạnh bên thềm,
Chuông
chùa tĩnh mịch khách thuyền vẳng nghe.
Bản
dịch của Trần Minh Tâm (Saigon -
Vietnam).Ngày 04/08/2013.)
***
Đêm
Bến Phong Kiều
Trăng
rụng,sương dầy, tiếng quạ buông,
Cây
bến, đèn câu trải giấc buồn.
Cô
Tô! Chắc hướng Hàn San Tự?
Nửa
đêm vọng đến một hồi chuông!
Ngân
Triều dịch
***
Bài thơ man mác nỗi buồn của một thư
sinh ấp ủ mộng công danh mà thi hõng, vỡ mộng. Tiếng chuông từ chùa Hàn San đến
thuyền khách; có thể hiểu, chùa vốn có hai vị sư Hàn San và Thập Đắc nổi tiếng
uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô thường lai vãng đàm đạo
cùng tác giả; tiếng chuông đã đến trong khoảnh khắc hư ảo, mơ màng như những
giây phút thần tiên hạnh ngộ. Câu thơ có thể đã ẩn dụ một cách xuất thần cho một
tâm trạng hư ảo, mơ màng rất tuyệt vời đó. Lấy một cái "giả thực" của
ngoại cảnh để thể hiện một cái "đích thực" của tâm trạng là một đặc sắc
nghệ thuật mà các tác giả cổ điển ưa dùng. Nỗi buồn vô cớ, nỗi buồn cho thân phận
hay bức xúc về nhân tình thế thái của tác giả, cho đến nay vẫn chỉ là sự suy diễn.
(Theo Vikipedia)
Xin trở lại với mạn đàm, do đó,bảo sao hai nhân vật ở
“Trong rừng Nho” của Ng6 Tất Tố, không thể nhịn cười được và cái cười biểu cảm
ngả nghiêng].
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét