Gai Cột Sống: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng
Cột sống, hay xương sống, bao gồm 33 đốt sống, xương cùng, các đĩa đệm cột sống, và xương cụt nằm ở phía lưng, tách biệt bởi các đĩa cột sống.Gai cột sống là một bệnh gây đau nhức làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động của người bệnh và thậm chí gây ra một số biến chứng khó lường.1. Nguyên nhân gây gai cột sốngCột sống, hay xương sống, bao gồm 33 đốt sống, xương cùng, các đĩa đệm cột sống, và xương cụt nằm ở phía lưng, tách biệt bởi các đĩa cột sống. Cột sống chứa và bảo vệ tủy sống bên trong ống tủy sống. Gai cột sống là một bộ phận hình thành do sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.Gai đôi cột sống có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cột sống (cột sống cổ, cột sống lưng, thắt lưng và cùng cụt), nhưng thường thấy ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai vị trí này chịu lực tác động nhiều nhất dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh nhất.Có một số nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống, đó là do viêm khớp cột sống mãn tính làm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống gây hao mòn dần bề mặt của khớp, trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau gây đau. Do đó, gai cột sống là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm mãn tính của khớp xương cột sống.Bên cạnh đó sự lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống do quá trình lão hóa cũng là một trong các nguyên nhân gây gai cột sống (loại canxi này ở dưới dạng calcipyrophosphat). Gai cột sống có thể do nguyên nhân thoái hóa đốt sống bởi quá trình lão hóa (thông thường sau tuổi 40, nhất là nữ giới ở tuổi mãn kinh) cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra gai cột sống.Gai cột sống có thể do sự phản ứng của cơ thể sau khi bị chấn thương cột sống bởi sự chấn thương này sẽ làm tổn hại đến xương hoặc khớp cột sống (hoặc cả hai). Gai cột sống có chiều dài chỉ vài milimét thường xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.Bên cạnh đó, gai cột sống còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố môi trường sống và có thể có yếu tố gia đình (di truyền). Yếu tố môi trường: người bốc vác, đội các vật nặng, vận động viên cử tạ hoặc do ngồi nhiều, đứng nhiều bởi công việc. Bởi trọng lượng cơ thể, trọng lượng đồ vật nặng (có thể có cả hai) sẽ đè lên cột sống làm cột sống nhanh mòn và yếu đi, nếu gặp ở những người có sức đề kháng kém, có bệnh mãn tính, ăn uống không đảm bảo (lượng và chất), loãng xương thì gai cột sống càng dễ xuất hiện.Yếu tố gia đình: bố, mẹ bị gai cột sống thì con cái lớn lên cũng có thể mắc phải căn bệnh nàyGai cột sống nếu để lâu ngày không được chữa trị có thể gây nên biến chứng: nếu nhẹ thì gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh; nếu nặng có thể gây nên hiện tượng chèn ép thần kinh làm đau dây thần kinh liên sườn (gai cột sống lưng), đau thần kinh tọa (gai cột sống thắt lưng).Đau dây thần kinh liên sườn rất dễ làm cho người bệnh hiểu nhầm là bệnh về hô hấp hoặc tim mạch. Đau dây thần kinh tọa có thể làm cho người bệnh đi lại khó khăn, teo cơ (bắp chân), rối loạn tiểu tiện thậm chí bị tàn phế. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp cho sự hình thành gai cột sống, bệnh nhân (BN) sẽ có rối loạn đại tiểu tiện (đại, tiểu tiện không tự chủ), mất cảm giác.2. Triệu chứng của gai cột sốngGai cột sống là một trong các hậu quả của thoái hóa cột sống. Triệu chứng thường gặp của thoái hóa cột sống khiến BN phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay, đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng (tùy vào vị trí của gai cột sống).Với gai cột sống cổ thì có thể gây nên chứng rối loạn tuần hoàn não (đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng). Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động. Bởi vì do gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như: dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau.Nếu gai chèn ép các dây thần kinh, người bệnh sẽ bị những cảm giác đau vai, gáy, lan xuống cánh tay, bàn tay (gai cột sống cổ), đau tức ngực (gai cột sống lưng) và đau cơ đùi, cẳng chân, bàn chân và ngón chân, có khi gây rát bỏng (gai cột sống thắt lưng). Cơn đau xuất hiện khi BN đi, đứng. Cơn đau tăng khi cử động nhiều nhưng sẽ giảm khi được nghỉ ngơi.
3. Nguyên tắc chữa trị và phòng bệnhGai cột sống gây đau nhức và có thể gây nên một số biến chứng cho người bệnh. Vì vậy, khi bị đau vai gáy, cánh tay, thần kinh liên sườn, thắt lưng, mông, cẳng chân, bàn chân… thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Nơi khám tốt nhất là chuyên khoa xương khớp để được điều trị tránh biến chứng xảy ra. Ngoài thuốc còn có thể áp dụng lý liệu pháp để hỗ trợ cho điều trị.Tuy nhiên, dùng thuốc gì, lý liệu pháp như thế nào sẽ có bác sĩ chuyên khoa cho chỉ định điều trị và tư vấn. BN không nên tự mua thuốc điều trị và không nên tự tập luyện không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Trong cuộc sống hàng ngày không nên đứng, ngồi quá lâu, không mang vác, bưng bê các vật quá nặng. Khi bị viêm khớp, thoái hóa khớp cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh. Dinh dưỡng đủ chất là điều hết sức cần thiết, nhất là các loại thức ăn giàu canxi, các loại vi chất có trong các loại rau xanh, trái cây.
Đau lưngSau Nhức đầu thì Đau lưng Lower Back Pain là nguyên nhân thứ nhì gây đau cho mọi người, đặc biệt là với người cao tuổi.. Chăm sóc đau lưng cũng là nguồn phí tổn khá cao, có lẽ chỉ sau các bệnh về tim.
Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật nặng không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng có nguy cơ tái phát.
Các nhà chuyên môn cũng ước lượng là 80% các trường hợp Đau Lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc nếu ta có vài kiến thức căn bản về cột sống.Lưng là phần dưới của thân mình gồm có 5 đốt xương sống, các gân, dây chằng, cơ bắp để giữ lưng ngay thẳng. Các đốt xương này chịu đựng sức nặng của phần trên của thân mình, cho nên chúng rất dễ tổn thương.
Từ các đốt sống này xuất phát dây thần kinh não tủy. Giữa các đốt sống là đĩa sụn liên hợp giúp cột sống cử động trơn tru.
Đau lưng thường thường gây ra do ba nguyên nhân chính:
- Căng cơ bắp-dây chằng trong các hoàn cảnh như mập phì, có thai, người cao tuổi ít vận động, nâng mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng, tư thế không ngay thẳng, nhiều xúc động mạnh…
- Thoái hóa đĩa đệm.
- Viêm mặt khớp xương.
Ngoài ra, bị chấn thương, u bướu, viêm nhiễm cột sống, nằm ngủ trong vị thế bất thường hoặc nệm quá mềm cũng là nguy cơ gây đau lưng. Nhiều trường hợp phụ nữ với nhũ hoa quá khổ cũng gây ra đau lưng vì lưng chịu một sức nặng ngoài khả năng.
Người cao tuổi thường hay bị đau lưng vì sự thoái hóa cột sống, cơ bắp dây chằng lỏng lẻo, đốt cột sống dễ bị nghiêng vẹo, đè vào dây thần kinh não tủy, gây ra đau. Với các bác, chỉ khom khom di chuyển một chậu cây cảnh hoặc cúi xuống bế đứa cháu nội ngoại cũng dễ dàng ôm lưng nhăn nhó.
Theo các nhà chuyên môn, 80% dân chúng đều bị đau lưng một vài lần nào đó trong cuộc đời. Đau lưng là lý do hàng đầu khiến cho người dưới 45 tuổi phải nghỉ việc.
Đau lưng có thể là cấp tính hoặc kinh niên.
Cấp tính thường kéo dài khoảng 4 tuần lễ còn kinh niên thì liên tục đau, có khi cả dăm ba tháng.
Những cơn đau và cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm và xế chiều. Ban đêm cơn đau khiến người bệnh khó ngủ.
Đau cũng thường thấy ở dưới chân khi đi lại hoặc đứng lâu.Phòng tránh
Phòng ngừa có mục đích tránh các căng dãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.
1- Khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được sự tổn thương cho lưng.
2- Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
3- Đừng đi giầy gót quá cao, làm xương sống xiêu vẹo, yếu.
4- Giữ dáng điệu ngay ngắn.
5- Khi đứng, bụng thót phẳng , hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.
6- Ngồi lâu đều gây nhiều khó chịu cho lưng. Vì thế lâu lâu nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư dãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
7- Nệm xe đều gây đau lưng khi ngồi quá lâu. Nên lót lưng với một cái gối nhỏ và để tay trên vật tựa; kéo ghế gần về phía trước để đầu gối cao bằng hông.8- Nên ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co thước thợ hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng;
9- Khi cần coi tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để tránh căng cho xương sống.
10- Quần áo không nên quá bó sát vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó..
11- Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.
12- Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng. Lý do là sau bẩy giờ nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể té ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
13- Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu.
14- Giảm cân nếu quá mập, vì mập phì làm mô mềm ở lưng căng cương. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều bị béo phì.
Vài cử động để thư dãn cột sống
1- Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.
2- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, dơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm năm động tác liên tiếp cho mỗi chân.
3- Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác 10 lần.4- Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhip đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử đông năm lần.
5- Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 đến 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm 5 lần mỗi chân.
BS Nguyển Ý Đức
Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015
Tìm hiểu gai cột sống và đau lưng/ Cảnh Tú chuyển
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét