Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Cái học ngày xưa...đã hỏng rồi!/ Cảnh Tú chuyển


Hình ảnh thú vị về lớp học xưa


Tình cảm thầy trò từ bao đời nay đã là tình cảm thiêng liêng, được nâng niu, trân trọng và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mời độc giả chiêm ngưỡng lại những bức ảnh trường lớp và thầy trò mang nhiều giá trị lịch sử.
 
Trước thời kì thực dân Pháp đô hộ, người dân nước ta sử dụng chữ Nho trong giảng dạy và thi cử. 
Thầy đồ không chỉ dạy chữ, mà còn là người hiểu biết và được tôn trọng trong xã hội. Vào thời kì này, chỉ có duy nhất đàn ông được trở thành thầy đồ. 
Thầy đồ đóng vai trò rất lớn trong việc nuôi dạy một con người, cả về học thức lẫn lễ giáo.  
 
Trường không do triều đình mở ra mà được dựng ngay trong khuôn viên nhà thầy giáo hoặc trong các đình làng, tùy vào hoàn cảnh mỗi nơi. 
 
Quang cảnh trường thi Nam Định khoa thi năm Nhâm Tý (1912)  
Chế độ thi cử cũng rất tập trung và nghiêm ngặt. Không tồn tại những kì thi học kì, hay kiểm tra một tiết như ngày nay, mà các cuộc thi đều được diễn ra từ cấp vùng cho tới cả nước.  
 
 từ thời Lê sơ (1428 – 1528), người xưa đã đặt ra ba kì thi theo mức độ tăng tiến dần để tuyển chọn người tài phục vụ đất nước là thi Hương, thi Hội, thi Đình. Các kì thi diễn ra 3 năm 1 lần  
 
Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ nước ta, ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học chuyển thành chữ quốc ngữ
 
Và tiếng Pháp 
 
Sau khi giành được độc lập năm 1945, phong trào Bình dân học vụ đã làm nên kỳ tích xóa mù nhờ những lớp học như thế này. Trong ảnh là thầy trò người Dao tại Đà Bắc - Hòa Bình.
Học sinh thời chiến đội mũ rơm, đi trong hào để đến lớp
Học sinh tiểu học trong giờ tập hát
Cô học trò nhỏ với đôi mắt sáng long lanh
Dù trong điều kiện khó khăn nhưng trong lớp học luôn chan chứa tình thầy trò
Trong thời chiến, để dựng được một lớp học cần rất nhiều công sức
Học sinh sau giờ tan học 
Một lớp học tại Sài Gòn
K.H (Tổng hợp)
Depplus.vn/MASK 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét