Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Bài ca dao đặc sắc về tình Mẹ/ Nguyễn Nam st


BÀI CA DAO ĐẶC SẮC VỀ  TÌNH MẸ 

            Đây là bài ca dao đã được chọn lọc đưa vào chương trình Ngữ  văn lớp 10 ở sách giáo khoa thí điểm (tập 1, Bộ 2, Ban KHXH & NV, trang 162) , và là một bài ca của dân tộc thiểu số (Dân tộc Mường ở Thanh Hoá) hiếm hoi được đưa vào chương trình. Bài ca dao như sau:  
Mười tay
Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông con cá lội, ở trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ chuồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma
Một tay khung củi, muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa đỡ đòn
Tay nào để giữ  lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ con say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.
Ca dao thường dùng con số mười...như là một con số tròn đầy để nói lên những điều con người mong ước hoặc lo nghĩ trong cuộc sống. Có nỗi cực khổ tột cùng và niềm hy vọng lạc quan của người lao động trong Mười cái trứng, có nỗi lo lắng nhiều bề của người con gái đi lấy chồng xa ở quê người trong Mười lo, có cả Mười nhớ, Mười mừng, Mười tình để rồi cuối cùng đi đến Mười thương (và cả Mười yêu) thật ngọt ngào, tình tứ:

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiềnBốn thương răng lánh hạt huyền kém thua...Bài ca dao Mười tay của dân tộc Mường trên đây có tứ thơ thật độc đáo: Ước gì mẹ có mười tay... Vì sao người mẹ lại có ước muốn lạ như vậy, khi trong trần gian con người ai cũng chỉ có hai tay? Đó là vì cuộc đời mẹ khổ quá, nếu chỉ có hai tay thì không sao gỡ hết nỗi khổ cứ đè nặng lên đội vai gầy của mẹ. Cái điệp khúc ''tay kia'', ''tay này'', rồi lại ''một tay'', ''một tay''... cứ vang lên day dứt suốt bài ca. Và cùng với nó, biết bao công việc hiện ra liên tiếp như  một chuỗi dài khổ cực: bắt cá, bắn chim, làm ruộng, hái rau, bếp nước, cửa nhà, guồng xa, khung cửi... cho đến cả van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn... Một thân mẹ gầy yếu mà phải đối mặt với cuộc sống gian truân, khắc nghiệt như thế, làm sao hai tay có thể chống đỡ được? Nhưng cái ước muốn ấy không phải là vì mẹ mà chủ yếu là vì đứa con đang nằm trong lòng mẹ, và mẹ đang ru cho nó ngủ. Người mẹ dồn hết tình thương con vào lời ru, vào điều mong ước da diết nhất:Một tay ôm ấp con đauVà nếu tính kỹ, thì không phải Mười tay (mười chỉ là con số tròn đầy mang nghĩa nhiều) mà là mười hai tay, nhưng mẹ vẫn còn thiếu hai tay:Tay nào để giữ lấy conTay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay.Một tay cho cuộc đời khổ cực của mẹ và một tay cho tình mẫu tử thiêng liêng. Có thể thấy nước mắt đã chảy nhiều trong đời mẹ nhưng làm sao đo đếm được tình thương con sâu nặng trong lời ca của khúc hát ru than thân này? Bên cạnh những ước mơ đẹp được mở đầu với công thức ngôn từ Ước gì thường thấy trong ca dao tình yêu : -  Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi,-  Ước gì bướm được gần hoa

Ước gì mình sánh với ta hỡi mình

Ước gì tính sánh với tìnhƯớc gì nhánh bích cành quỳnh thành đôiƯớc gì lan huệ đâm chồiƯớc gì quân tử sánh người thuyền quyênƯớc gì nguyện được như nguyềnƯớc gì chỉ thắm xe duyên tơ đào

Ước gì cầu bắc  trên ao

Ước gì đông liễu tây đào giao hoan ta càng thấm thía và quý trọng biết bao ước mơ của bà mẹ dân tộc Mường - tượng trưng cao đẹp cho tấm lòng người mẹ Việt Nam. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét