Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Hồi tưởng Vua Quang Trung/ Ngân Triều/Trích tác phẩm Hồn quê, Ngân Triều biên khảo




 Töôûng nieäm
Vua Quang Trung
ĐÁNH TAN QUÂN THANH -TRẬN ĐỐNG ĐA năm 1789
v Ngaân Trieàu  bieân  khaûo

Chân dung ông Phạm Công Trị, (Vua Quang Trung giả),
khi đi dự Bát tuần khánh thọ của Vua Càn Long tại Yên kinh, năm 1790
Ảnh Google, copy “sách Mãn Châu cổ hoạ”, lưu tại nhà bảo tàng Huế.



I/- Bối cảnh lịch sử:

       Trước hết, từ năm 1644 là năm nhà Thanh chính thức từ Mãn Châu vào cai trị Trung Hoa, cho đến gần cuối thế kỷ 19, nước Trung Hoa tương đối hòa bình và ổn định.  Dân số Trung Hoa gia tăng khá cao.  Đất đai canh tác thiếu; triều đình Mãn Thanh phải tìm kiếm thêm đất đai để di dân.  Từ đó, nhà Mãn Thanh , cũng như bản chất của bọn Cầm Quyền phương Bắc, luôn nuôi mộng xâm lấn nước ta, cuồng tham mở rộng biên giới, bất chấp thị phi.  Khoảng 350 trước, Vua Trần  Nhân Tông (1279-1293) đã để lại bản di chúc, cảnh báo tham vọng  cố hữu của Nước  Tàu:














Baûn  di  chuùc  cuûa  Vua Traàn  N haân Tông

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo.  Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo.  Cho nên cái họa lâu đời của ta là hoạ Nước Tàu.  Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải.  Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn.  Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước.  Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.  Không thôn tính được ta thì gậm nhấm ta.  Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. 
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: 
"Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". 

Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu." 



Vua Trần Nhân Tông ( 1258 – 1308 ) là vị vua thứ 3 của triều Trần ( sau vua cha Trần Thánh Tông, trước vua Trần Anh Tông ) .
 Ông ở ngôi 12 năm ( 1278- 1293) và làm Thái Thượng Hòang 15 năm. Ông là người thành lập Thiền phái Trúc lâm Yên Tử , lấy Pháp hiệu là Đầu Đà Hòang Giác Điếu Ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử nước ta.
(theo Google)

*******

Thứ hai, nước Tàu lúc đó là Thanh Cao Tông ( 1736-1795 ), tức Càn Long (Ch'ien-Lung), vị vua đầy tham vọng  bá quyền(*), đánh Bắc, dẹp Tây, đầy tự hào cho những chiến công lừng lẫy (thêm đất rộng).  Gần nhất, vào năm 1787, Thanh Càn Long  lại sai Phúc Khang An đem quân chiếm Đài Loan.  Sau Đài Loan, Càn Long nhìn xuống Đại Việt và chờ đợi thời cơ tiến chiếm vùng nầy.
 (*)Bá quyền:  nước mạnh đem quân xâm lấn, chiếm đoạt và thống trị nước nhỏ

Thứ ba, năm 1790, Càn Long sẽ làm lễ " bát tuần khánh thọ " ( mừng 80 tuổi ). Ông ta muốn tìm kiếm một chiến công ở ngoài biên cương để tăng thêm hào quang rực rỡ cho lễ mừng thọ đó đồng thời cho triều đại ông.
 Do đó, việc Bà Thái Hậu, mẹ của vua Lê Chiêu Thống chạy sang cầu viện là  thời cơ thuận lợi cho vua Càn Long thực hiện âm mưu thâm hiểm đó.  Ông liền saiTôn Sĩ Nghị đem quân bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ( tức Lưỡng Quảng ), Vân Nam và Quý Châu ( tức Vân Quý ), hai đạo quân như hai gọng kềm, tiến đánh nước Nam, dưới chiêu bài " vỗ về nước nhỏ, nối dòng kế vị đã mất ".
Rõ ràng nhà MãnThanh, anh láng diềng béo phệ, tốt bụng (!) không bao giờ bỏ lỡ cơ hội “đớp lấy” một miếng ngon đút miệng, ngàn năm một thuở.
Đó là bức tranh tổng quát làm bối cảnh cho cuộc chiến tranh ĐạiViệt- MãnThanh năm 1789.
 Mặt khác, tình hình nước ta lúc đó rất phức tạp, nhiễu nhương, đầy bất ổn:
*Ở trong Nam, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm Gia Định từ năm 1787.  Ba anh em Tây Sơn, bấy giờ chỉ còn Thái Đức Đế Nguyễn Nhạc và Bắc Bình Vương  Nguyễn  Huệ  cũng đang có sự  mâu thuẫn nội bộ. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phải kéo quân vâyThành Đồ Bàn ở Qui Nhơn của Thái Đức Đế Nguyễn Nhạc.  Cuối cùng, mọi việc cũng ổn, nhưng sự đoàn kết và sức mạnh quân sự Tây Sơn có lẽ cũng không bằng như trước. 
*Trong khi đó, tình hình Bắc Hà cũng rối ren không kém. Năm 1786,  Long Nhượng tướng quân Nguyễn Huệ dẫn quân Tây Sơn chiếm Thuận Hóa, tiến quân ra Bắc, tiêu diệt Trịnh Khải, rồi trao trả quyền cai trị lại cho vua Lê.  
Khi lực lượng Tây Sơn rút về Nam, con cháu  họ Trịnh lại nổi lên. Vua Lê lúc bấy giờ là Lê Chiêu Thống (1786-1789 ) lại mời Nguyễn Hữu Chỉnh, người Bắc Hà nhưng đã theo phò Tây Sơn, lúc còn đang ở Nghệ An, ra Thăng Long để dẹp họ Trịnh.  Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp xong con cháu họ Trịnh, lại chuyên quyền và muốn kình địch ngược lại với  Tây Sơn ở trong Nam.  Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ liền cử Võ Văn Nhậm, Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ra Bắc dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh.  Chỉnh  thua  chạy rồi bị bắt giết.  Vua Lê Chiêu Thống cũng lưu vong.
Võ Văn Nhậm đưa chú của Chiêu Thống là Lê Duy Cận lên làm Giám quốc.  Bắc Bình Vương  Nguyễn Huệ, vốn nghi kỵ Võ Văn Nhậm vì Nhậm là con rể của Nguyễn Nhạc.  Lấy cớ Võ Văn Nhậm bất cẩn việc binh, để cho Vua Lê Chiêu Thống trốn chạy, Bắc Bình Vương đã tự cầm quân ra Thăng Long giết Nhậm, giao quyền thống lĩnh lực lượng Tây Sơn ở Bắc Hà cho Ngô văn Sở.
*Trước tình hình đó, Vua Càn Long cho qui động một lực lượng quân sĩ rất lớn gồm 29 vạn quân, phóng đại, khoác lác qua tờ hịch là 50 vạn quân (!), sang xâm lăng nước ta. 
(Các tư liệu đã ghi không khớp nhau do chủ quan của người cầm bút: Theo Đại Thanh lịch triều thực lục đã ghi, số quân Thanh cả thảy chỉ 15.000 (quyển 1/ trang 314 và trang 317).  Theo bài hịch của Tôn Sĩ  Nghị thì tổng số quân Thanh là 50 vạn (Hoàng Lê nhất thống chí, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 1964, tr.336).   Nhưng qua  những ghi chép lịch sử của Chính sử nhà Thanh như Đại Thanh lịch triều thực lục, Đông Hoa toàn lục... đều cố tình hạ thấp số quân Thanh sang xâm lược nước ta để giảm bớt thất bại nhục nhã của triều Thanh.  Theo Đại Thanh lịch triều thực lục đã ghi, số quân Thanh cả thảy chỉ 15.000 (quyển 1/ trang 314 và trang 317).  Theo bài hịch của Tôn Sĩ  Nghị thì tổng số quân Thanh là 50 vạn (Hoàng Lê nhất thống chí, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 1964, tr.336).  Theo Lê sử toàn yếu và Minh đô sử, thì trong  số quân xâm lược nhà Thanh lúc đó, cứ mỗi chiến binh có đến ba lương binh phục dịch.  Còn theo Tờ Chiếu phát phối hàng binh của  Vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết, còn chép lại trong bộ Ngô gia văn phái quyển XV, công khai hoá số quân Thanh sang xâm lược nước ta là 29 vạn). 
       
        Hai mũi tiến quân vượt biên giới băng băng như nước chảy cuồn cuộn qua cầu, không gặp một sự kháng cự nào vì quân Tây Sơn đồn trú ở Bắc Hà lúc bấy giờ do Đại Tư Mã Ngô Văn Sở chỉ huy, chỉ có khoảng bảy, tám nghìn quân đã rút quân về Nam, phòng ngự các nơi hiểm yếu trước đó.   (Theo lời khai của Chu Đình Lý vốn là một viên quan của Tây Sơn bị thổ ty trấn Mục Mã, Cao Bằng là Bế Nguyên Luật bắt nộp cho nhà Mãn Thanh). [Đại Thanh lịch triều thực lục, q. 1312, tr.26].  
Thấy vậy, Tôn Sĩ Nghị tin chắc rằng Quân Tây Sơn chỉ là một bọn thảo khấu ô hợp, ít ỏi, thoạt“nghe uy danh Thiên Triều đã chạy trốn hết”(?!) nên đắc thắng, cả cười, tự cao, tự đại.
Tối ngày 19 tháng 11 năm Mậu Thân (ngày 16-12-1788), quân Thanh vượt sông Nhị, bắc cầu phao, chiếm đóng kinh thành Thăng Long và “báo tiệp”.  Nhận được tin thắng trận, vua Càn Long nhà Thanh vô cùng thích thú, thoả lòng không tiếc lời khen ngợi Tôn Sĩ Nghị:
“Một Đại thần toàn tài”, là người “một mình gánh vác, điều khiển có phương pháp, cho nên không đầy một tháng mà đã thành công, thật xứng đáng với sự ủy nhiệm của trẫm” (Đại Thanh lịch triều thực lục, q. 1.318, tr.21 và 241).
Dễ dàng đạt thắng lợi bước đầu không tốn một mũi tên nào, Tôn Sĩ  Nghị, với chức Chinh Man đại tướng quân, tỏ ra rất chủ quan, khinh địch.  Qua việc chiếm được Thăng Long như trở bàn tay thì chuyện tiêu diệt quân Tây Sơn chẳng khác nào như “nhổ nước bọt, xoa tay là làm xong việc”, như “thò tay lấy đồ vật ở trong túi, đến sớm lấy sớm, đến muộn lấy muộn mà thôi” (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, bản dịch, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964, tr.346 và 350).
Với chiến công ( ! ) to lớn đó,Vua Càn Long liền phong cho Tôn Sĩ Nghị tước Mưu Dũng Công hạng nhất và thưởng cho quân lính mỗi người thêm từ một đến hai tháng lương.


Tranh minh hoạ QuânMãnThanh vựơt sông Thương.Tiến chiếmThăng Long 
(Phía xa, QuânTây Sơn đang trốn chạy?!). .[Google images,Tranh cổ Trung Quốc]

        Chiếm xong  thành Thăng Long, liền ngày hôm sau, Tôn Sĩ Nghị  làm lễ tuyên đọc  Sắc phong Vua Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương.  Vua Chiêu Thống tuy đã được thụ phong nhưng các giấy tờ, công văn đều phải đề niên hiệu Càn Long nhà Thanh.  Còn thêm một nỗi, mỗi khi chầu xong nội bộ, lại phải đi đến Dinh của Tôn Sĩ Nghị để chầu chực việc cơ mật quân quốc. Bấy giờ, Vua và bầy tôi hoàn toànvâng mệnh Tôn Sĩ Nghị là phải cạo đầu, để đuôi sam như bè lũ Mãn Thanh . Vua cưỡi ngựa, đi với độ mười người lính hầu.  Có khi Vua đến hầu, Tôn Sĩ Nghị không thèm tiếp kiến, chỉ sai một người đứng duới gác chiêng truyền ra rằng:
“Hôm nay,không có việc quân quốc, Ngài về đi”.  
        Chứng kiến cảnh lố bịch đó, người đương thời nhỏ to riêng với nhau rằng:
“Nước Nam ta từ khi có đế vương, không thấy vị vua nào hèn hạ đến thế” (Hoàng Lê nhất thống chí, tr.348).
        Tiếng là vua mà việc gì cũng phải lê thân, bẩm báo đến Quan Tổng Đốc(!), không được tự quyết, phải chấp hành phán bảo của Tướng quân; thế có khác gì đã mất nước mà không biết nhục nhã, đành cam phận con rối, bù nhìn( ? )
        Trong khi đó,Tôn Sĩ Nghị ngày càng tỏ ra kênh  kiệu, coi thường việc binh.  Hàng ngày, cho quân lính tu ý toả ra khắp nơi, nhũng nhiễu, cướp phá dân lành, gây ra lắm chuyện thương tâm.  Bọn chúng  lùng sục khắp hang cùng,ngõ hẻm,“kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức, cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa đường, giữa chợ cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả” (Hoàng Lê nhất thống chí, tr.348).
        Cậy vào thế quân Thanh, bọn phong kiến bán nước Lê Chiêu Thống, khi theo chân giặc trở về Thăng Long, chỉ lo trả thù, báo oán một cách ti tiện, dã man đối với những ai đã từng dính líu đến Tây Sơn và ra lệnh cung lương khắc nghiệt, vơ vét sạch lương thực của nhân dân để hết lòng trả ơn, hậu đãi quân xâm lược. Nhân dân Bắc Hà đã mấy năm liền mất mùa, đói kém, nay lại vô cùng khốn khổ vì nạn đốc thúc quân lương của bọn chúng.
Như  đã trình bày, trước thế mạnh buổi đầu của giặc, Quân Tây Sơn tạm thời rút lui, theo chiến thuật, theo kế sách đã định:
“cho chúng (chỉ quân Thanh) ngủ trọ một đêm, rồi lại đuổi đi” (Hoàng Lê nhất thống chí, tr.342).
 Chiến thuật rút quân chủ động đó, không những bảo toàn được lực lượng Tây Sơn mà còn kích động thêm tính kiêu căng, khinh địch của quân Mãn Thanh.  Ngô Thì Nhậm hoả tốc báo về Phú Xuân chờ lệnh và đợi thời cơ thuận lợi, nhằm chuẩn bị cho cuộc phản công bất ngờ, thần tốc, can trường: đánh diệt sạch, đánh tan tác, đánh ào ạt, đánh công phá như:    
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hõng sụp toang đê cũ.
(Đại Cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi , Hoàng Việt văn tuyển).
Đó là một kế “thượng sách” mà sau nầy  khi tiến quân gặp Ngô Thì Nhậm,Vua Quang Trung  rất hài lòng. 
Trước đó, khi nghe cấp báo giặc Mãn Thanh đã chiếm đóng Thăng Long, Bắc Bình Vương cả giận, lập tức triệu tập cácTướng, các Tham Mưu bàn  kế sách đánh đuổi.  Quần Thần đều xin vua hãy chính vị ngôi tôn, chính danh đường hoàng, để lòng người được yên rồi sẽ khởi binh phá giặc.
        Bắc Binh Vương thuận tình, bèn sai đắp đàn ở núi Bàn Sơn, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân,(1788).  Vua làm lễ lên ngôi Hoàng Đế, rồi tự mình thống lĩnh Đại binh kéo quân ra Bắc. Đến Nghệ An, nghỉ lại 10 ngày để kén thêm sĩ tốt, cả thảy được 10 vạn quân  kiêu dũng và trên 100 con voi chiến.
        Đại quân  Tây Sơn gồm : bộ binh, kỵ binh, tượng binh, thủy binh. Tượng binh với hàng trăm con voi chiến hùng hổ là một binh chủng tiến công và đột phá rất lợi hại mà quân Thanh không có, cũng như chưa từng thấy.  Voi chiến được đặt đại bác và mang đạn pháo trên lưng, khi tác xạ voi không hoảng sợ, không  rối loạn đội hình, cho nên rất cơ động, biến hóa trong tiến thối, tập trung đột phá, yểm trợ, tiếp viện, án ngữ  đều nhanh chóng hơn sức kéo của người và vô cùng hiệu quả.
         Thủy binh được trang bị nhiều loại thuyền chiến và thuyền vận tải lớn.  Loại thuyền to của Tây Sơn có thể chở được voi chiến, có thể mang đến 60 khẩu đại bác (loại 24 livres) và chở 700 quân sĩ.  (Theo thư của Barizy gửi Letondal trong Archives des Missions étrangères de Paris, Cochinchine, tài liệu đã dẫn, t. 801, tr.867).
        Với hoả lực vô cùng mạnh mẽ củaTàu chiến Tây Sơn, một sĩ quan Hải quânPháp là Jean Baptiste Chaigneau,người từng đối diện với tàu chiến đó đã thừa nhận  rằng:
        “Trước khi tận mặt thấy thuỷ quân của địch (tức quân Tây Sơn), tôi có ý khinh thường, nhưng xin thú thực tôi đã lầm, địch có những tàu mang đến 50, 60 khẩu đại bác...” (Thư của Jean Baptiste Chaigneau gửi Baizy trong Archives des Mission étrangères de Paris, Cochinchine, tài liệu đã dẫn, t. 801, tr.857).
           Một ưu thế nữa là Quân Tây Sơn là sử dụng ống phun lửa rất thành thạo, còn gọi là “súng phun lửa” hay hoả hổ.
            Ngày 20 tháng Chạp Vua Quang Trung đến núi Tam Điệp.  Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm đều tạ tội, kể chuyện quân Mãn Thanh thế mạnh, sợ đánh không nổi, cho nên phải lui về giữ chỗ hiểm yếu và bảo toàn lực lượng. Vua Quang Trung  rất vui mừng, cười mà nói rằng:
Chúng nó sang nước ta phen nầy là mua cái chết đó thôi.  Ta ra chuyến nầy, thân coi việc quân, mưu kế đã định sẵn rồi, đánh đuổi quân Tàu, chẳng qua 10 ngày là xong đại sự.  Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta, sau khi thua trận nầy tất chúng lấy làm xấu hổ, tiếp tục báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế.  Vậy sau khi chiến thắng trận nầy, ta phải nhờ Ngô Thì Nhậm dùng lời nói cho khéo, để khỏi phải lo việc chiến tranh với chúng nữa.  Chừng mười năm , nước ta thịnh vượng, phú cường rồi, thì ta không cần phải e ngại chúng nữa”(Hoàng Lê nhất thống chí-Ngô gia văn phái)
        Sau khi nhanh chóng nắm chắc tình hình quân giặc, Vua Quang Trung liền truyền lệnh cho Tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán trước, hẹn đến đêm trừ tịch, 30 tháng chạp thì tiến quân phá giặc. Định trước, ngày mồng 7 tháng Giêng, tái chiếm Thành Thăng Long, mở tiệc ăn mừng.
Đoạn rồi, truyền lệnh cho ba quân tập trung nghe lệnh xuất quân:
(1) Đạo quân chủ lực đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu do Vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy. Đạo quân này tập trung lực lượng cao, bảo đảm cơ động nhanh, tiến công mạnh, đột kích khỏe. Thành phần binh chủng gồm bộ binh, tượng binh, kỵ binh với nhiều voi chiến,hỏa hổ (súng phun lửa) và súng  đại bác. Đại tư mã Ngô Văn Sở, nội hầu Phan Văn Lân là những tướng Tây Sơn đã quen thuộc chiến trường Bắc Hà, chỉ huy quân tiên phong. Hám hổ hầu tức Chiêu Viễn tướng quân là người đã từng chiêu tập hàng vạn tân binh ở vùng Thanh Nghệ, đốc suất hậu quân làm đốc chiến. Nhiệm vụ của đạo quân này là tiến công thẳng vào hệ thống phòng thủ của địch ở phía nam Thăng Long, mặt trận quyết định.
(2) Đạo quân thứ hai :do Đô Đốc Đặng Tiến Đông  [Có bản ghi là Đô Đốc Long]chỉ huy, đảm nhiệm hướng tiến công thứ yếu.  Đạo quân này gồm kỵ binh và tượng binh, lực lượng không nhiều nhưng khá mạnh và cơ động. Từ Tam Điệp, đạo quân này ra Thiên Quan (Nho Quan, Ninh Bình), xuyên qua (Chương Đức, Chương Mỹ, Hà Tây), tiến thẳng đến Nhân Mục (Mọc, nay thuộc Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội) tức đi theo con đường “thượng đạo” hay “lai kinh”, một con đường giao thông cổ được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh thời Lý, Trần, Lê. Nhiệm vụ của đô đốc Đông là bất ngờ bao vây tiêu diệt đạo quân Sầm Nghi Đống ở Đống Đa rồi qua cửa Tây - Nam (Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội), thọc sâu mũi nhọn vào thành

   

Sơ đồ đường tiến quân đánh đuổi quân Thanh
       của Vua Quang Trung, năm 1789


Thăng Long làm rối loạn khu trung tâm phòng thủ của địch, uy hiếp đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị, tái chiếm Thăng Long.
(3) Đạo quân thứ ba: do đại đô đốc Bảo chỉ huy. Đây là một lực lượng cơ động gồm kỵ binh và tượng binh, đặc biệt có đội voi chiến mạnh. (
Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, chép đại đô đốc Bảo “chuyên đốc tượng quân”).
Đạo quân này đi theo con đường qua Sơn Minh (Ứng Hòa, Hà Tây) tiến ra Đại Áng (Thường Tín, Hà Tây) ở phía Tây - Nam đồn Ngọc Hồi.  Đây là một con đường nhỏ nằm vào khoảng giữa hướng tiến công chủ yếu và thứ yếu gần đường tiến quân của đạo quân chủ lực.  Đạo quân của đại đô đốc Bảo có nhiệm vụ “tiếp ứng cho cánh hữu”. (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, sách đã dẫn, q 30, tr 33;Hoàng Lê nhất thống chí, sách đã dẫn, tr.362).
Nghĩa là sẵn sàng phối hợp với đạo quân chủ lực để đối phó kịp thời với mọi tình huống và chủ yếu là bất ngờ, thần tốc , phải nhanh chóng tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược.  Tham gia tái chiếm Thành Thăng Long.
(4) Đạo quân thứ tư :là đạo thủy quân do Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy. Đạo quân này vượt biển vào sông Lục Đầu, tiến công tiêu diệt lực lượng quân địch đóng ở Hải Dương và sẵn sàng “tiếp ứng cho mặt đông” (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, sách đã dẫn, q 30, tr 33; Hoàng Lê nhất thống chí, sách đã dẫn, tr.362).
Tức là uy hiếp sườn phía đông, đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị đóng ở bờ sông Nhị, phối hợp với hướng tiến công chủ yếu và thứ yếu đánh vào Thăng Long. (Vua Quang Trung đoán rằng, ở mặt trận sườn phía Đông nầy, quân giặc phòng thủ rất mỏng, cho có lệ vì chúng đã dồn nỗ lực phòng thủ ở phía Nam, đường tiến quân trực diện, nhất định của quân Tây Sơn.  ( Quả đúng y như vậy.  Thật là  đánh giá và phán đoán như thần!).
(5) Đạo quân thứ năm do Đại Đô Đốc Lộc chỉ huy cũng là đạo thủy quân và cũng vượt biển tiến vào sông Lục Đầu. Vua Quang Trung đã tiên đoán:
“Người Thanh nghe ta ra Bắc, tất sẽ tập trung hết quân tinh nhuệ xuống phía Nam giữ Thượng Phúc, Phú Xuyên, còn một dải Kinh Bắc phòng ngự ắt yếu. Ta sẽ xuất k bất ý chia quân chẹn ở Thái Nguyên, Lạng (Sơn)...” (Lê Trọng Hàm, Minh đô sử, sách chữ Hán, bản chép tay của Viện sử học (ký hiệu H.V. 285), tập 19, q. 44. Bộ sử này gồm 100 quyển chép thành 48 tập, hiện thiếu 4 tập, còn 44 tập với khối lượng trên dưới 3.865 tờ giấy bản. Tác phẩm có nhiều nhược điềm như bố cục và trình bày lộn xộn, phương pháp biên soạn chưa thật khoa học, một số sự việc thiếu chính xác. Giá trị chủ yếu của tác phẩm là đã tập hợp được một khối lượng tư liệu khá lớn khai thác từ nhiều nguồn như chính sử, dã sử, gia phả, truyền thuyết, thơ văn, ... Riêng về phong trào Tây Sơn, tác giả sưu tầm được nhiều tài liệu không thấy trong những bộ sử khác, tiếc rằng nhiều chỗ tác giả không ghi rõ xuất xứ để tra cứu, xác minh. Xin tham khảo thêm bài giới thiệu của cụ Trần Văn Giáp, Minh đô sử và tác giả của nó, trong Nghiên cứu lịch sử số 78 tháng 9-1965).
Đạo quân của Đại Đô Đốc Lộc là một mũi vu hồi,(là đánh chận đường trốn về của giặc) bí mật tiến vào sau lưng địch, chặn đường rút chạy của quân Mãn Thanh từ Thăng Long về Quảng Tây.  Từ Lục Đầu, đạo quân này nhanh chóng tiến lên vùng Lạng Giang, Phượng Nhãn, Yên Thế chắn ngang và bịt kín đường tháo chạy của địch.
        Ngũ quân bái tạ, thu xếp đâu đấy, đến ngày hẹn, khua trống vang trời, kéo quân Bắc tiến.
II/- Diễn tiến các trận đánh:
        Khi quân Tây Sơn sang sông Giản Thuỷ, cánh nghĩa quân nhà Lê khiếp đảm, vỡ tan, chạy cả.  Vua Quang Trung thân đốc các quân truy kích đuổi theo bắt hết, không một người nào chạy thoát.  Cho nên toàn bộ quân Mãn Thanh ở Hà Hồi, Ngọc Hồi vẫn cứ mê mải chè chén say sưa vui Tết, chỉ đợi lệnh là đi bắt cá ngộp Tây Sơn trong chậu, bắt chim sắp chếtTây Sơn trong lồng hoàn toàn không hay biết gì cả.  Nào ngờ đâu, cuộc say chưa tàn mà cơ trời đã đổi!
        Vào lúc nửa đêm, ngày mồng ba tháng giêng năm Kỷ Dậu, 1789, quân Tây Sơn bất ngờ vây kín Đồn Hà Hồi, rồi bắc loa lên gọi, quân sĩ  đồng thanh dạ ran như sấm động, như có hàng muôn người.  Quân trong đồn đang say sưa ngon giấc, giật mình thức dậy, bấy giờ mới biết.  Hồn xiêu phách lạc, bũn rũn, bất động trong đêm đen,chúng cứ tưởng như quân Tây Sơn là Thiên Binh, từ trên trời sa xuống,  từ dưới đất xông lên, hoang mang tột độ,  nhất là thành luỹ chưa kịp phòng bị; đội ngũ chưa kịp sắp xếp, điều động; lòng quân hoảng loạn như bầy chim mắc lưới, như đàn cá lọt lờ (ngư cụ dùng để bắt cá).  Đánh thì không nổi, chết thảm; chạy thì càng chết sâu.  Nhưng chạy đâu cho khỏi chết?!  Chỉ còn một cách duy nhất là đầu hàng để được tha chết, khoan hồng.

Một người Lính Tây Sơn


Tên lính Mãn Thanh 1789

Bởi thế, quân giặc Đồn Hà Hồi đều vâng mệnh, lần lượt mở cửa thành ra hàng cả.  Quân Tây Sơn thu được toàn bộ quân lương và khí giới mà chẳng tốn một mũi tên...
        Đến mờ sáng ngày mồng năm, Vua Quang Trung bắt đầu tấn công Đồn Ngọc Hồi.  Quân Mãn Thanh trong đồn bắn súng ra như mưa.  Vua Quang Trung cho quân sĩ lấy ba mảnh ván ghép lại làm một, ngoài phủ rơm, cỏ dấp nước để triệt tiêu sức xuyên phá của đạn, rồi sai quân kiêu dũng, 10 người khiêng một mảnh, mỗi người giắt một thanh đao nhọn.  Mỗi tấmche chở cho 20 quân kiêu dũng đầy đủ vũ khí, núp đạn theo sau.  Nhanh chóng tiến vào mục tiêu, quăng ván, rút đao, ó lên, xông vào chém đâm loạn đả; đồng thời phun những luồng hoả hổ mịt trời thiêu đốt giặc và uy lực nhất là những loạt đại bác ầm ầm trên lưng voi, liên tục công phá mục tiêu, hãm thành trợ chiến.  Khí thế hừng hực, cuồn cuộn, dũng mãnh như bão táp, cuồng phong; quyết chiến, liều thân, ầm ầm sát khí.  Quân Mãn Thanh bấy giờ, phần bị bất ngờ, phần chưa kịp chuẩn bị, quân ngũ rối loạn, địch không nổi với trận địa “hoả công-pháo binh”, xôn xao tán loạn, khiếp vía kinh hồn, xéo lên nhau mà chạy thục mạng...nhưng cũng không thoát được thảm cảnh máu chảy, đầu rơi.  Quân Thanh xâm lược, thây nằm ngổn ngang khắp nơi, máu đọng có chỗ ngập cả bàn chân, chảy thắm đỏ cả ruộng  đồng.

                

       Sơ đồ tiến công và những địa danh lịch sử của Đoàn Quân Tây Sơn      


 Các tướng Mãn Thanh như Đề Đốc Hứa Thế Hanh, Tiên Phong Trương    Long, Tả Dực Thượng Duy Thăng thảy đều không toàn thây nơi chiến địa sa trường.  Quan phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống ở Đống Đa, bị quân Tây Sơn vây khốn, thế cùng, lực kiệt trong vô vọng, cũng phải thắt cổ mà chết.
          Đó là cái giá phải trả và  một sự kết thúc đương nhiên xứng đáng của quân xâm lược, giả nghĩa, giả nhân.
          Nguyên soái Tôn Sĩ  Nghị, nửa đêm ngỡ ngàng nghe tin cấp báo, bán tín bán nghi, lệnh cho quân thám mã cứ mỗi khắc phải có tin hoả tốc phản hồi để mong đối phó.  Hắn ta lúc đó chỉ quan ngại có mặt trận phia Ngọc Hồi, tiếng súng đang nổ rền trời.  Nào ngờ, khi vừa nghe tin Đồn Ngọc Hồi tan vỡ, quân Tây Sơn đang ào ạt tiến đánh Thăng Long, chẳng mấychốc sẽ đến nơi; Đồn Khương Thượng đã mất, SầmNghi  Đống không biết sống chết ra sao; đội ngũ ba quân cực k rối loạn khi nghe tiếng súng  đại bác vang trời và thấy vô số luồng  rực sáng của ánh hoả hổ Tây Sơn  trước mắt thì Tôn Sĩ Nghị rụng rời, khiếp đảm, bối rối, chưa biết trù tính ra sao...Chợt thấy phía cửa thành Tây Nam, một cánh Quân kiêu dũng Tây Sơn , không biết ở đâu ra  (?!), đang lớp lớp tràn vào thành  như  nước vỡ bờ: những loạt đại bác ầm ầm đang xé trời nổ tung sát khí, những luồng lửa của hoả hổ ngang dọc, thấp cao đỏ trời; nhiều đám cháy toả lan, lửa bốc cao ngùn ngụt; tiếng “hè trước ó sau” vang động, bóng loè gươm vung lấp loáng như  ánh chớp; ngày càng  tiến gần, thẳng xông về hướng đại bản doanh, vốn bị bất ngờ,chưa kịp phòng bị, tướng tá thân cận không còn ai, dù quân số còn nhiều; thì Chủ Soái không còn hồn vía nào nữa cả; người không kịp mang giáp, ngựa không kịp thắng yên, bỏ cả ấn tín, cờ tiết (?!) phải lật đật cùng mấy tên lính kỵ thân tín, vội vàng lên ngựa, phi nước đại, bỏ chạy về hướng cầu phao; bỏ quân hơn bỏ mạng, để mong cứu lấy thân.  Bảy ngày, bảy đêm ròng rã, mỏi mêt vật vờ, đói khát lã người chẳng dám nán lại nghỉ chân! (Trông cho mau mau ra khỏi vòng kinh khiếp).
Chẳng mấy chốc, thảm thương cho quân sĩ!  Nghe tin Nguyên Soái đào tẩu, quân các doanh trại
 lập tức vỡ tan. Hàng ngàn quân binh, hoảng loạn, ùn ùn trốn chạy cong đuôi như bầy chó, quang quác kêu vang như bầy gà, qua một ý thơ xưa nói về chiến trận:
...
“Huống phục Tần binh nại khổ chiến,
Bị khu bất dị khuyển dữ kê.
Trưởng giả tuy hữu vấn,
Dịch phu cảm thân hận.
Binh xa hành – Đỗ Phủ

                    ,
                    .
              .
           
          -       

Huống chi ở Đất Tần, quân phải khổ chiến,
Bị đánh tan chạy như chó và gà.
Tuy ông có hỏi,
Kẻ dịch phu nầy đâu dám nói nỗi hận.
Binh xa hành – Đỗ Phủ - Lê Khoa  dịch

Than ôi! Trời cao chẳng chiều quân xâm lược!  Chừng nào chúng bây còn giở trò đem quân xâm lấn thôn tính nước Nam  thì chúng bây sẽ bị quân ta đánh tơi bời.
“Như  hà nghich lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

                 
                 

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng  bây sẽ bị đánh tơi bời
Lý Thường Kiệt-Nam Quốc sơn hà

Quân Mãn Thanh, lớp bị giết, thây chất thành gò, thành đống; lớp bị chết do dày xéo lên nhau, nghẽn cầu phao; vô số quân chết do nước cuốn khi cầu phao bị đứt; vô số quân hoảng loạn chen nhau chạy thoát thân, chết đuối dưới sông; vô số quân trốn về ,lạc đường, đói khát, kiệt lực, chết vì thú dữ, sơn lam chướng khí, nước độc rừng thiêng.  Những thảm cảnh khổ sở  bỏ mạng trên vùng đất linh thiêng nước Nam, không bút mực nào kể xiết.
Tôi cứ tự hỏi, “trăm nghe không bằng một thấy”, một thấy sao bao quát bằng sử ghi, chúng ta mới thấy được chiến công hiển hách, huy hoàng của Vua Quang Trung.  Hơn 29 vạn quân hùng hổ của Thiên Triều  Mãn Thanh trong phút chốc, tan tành như xác pháo.  Bại quân thảm hại, tơi tả trốn về, dân Mãn Thanh và các quân đồn trú ở biên giới cũng chạy theo, tránh cái hại luỵ thân, sợ Đại Quân Tây Sơn truy sát.  Cho nên, từ Lạng Sơn-Vân Nam đến Yên kinh Mãn Thanh, khoảng hai trăm  dặm, dân chúng Mãn Thanh đều ùn ùn di tản, tuyệt nhiên không thấy một bóng người.
Cái mùi khiếp đảm, kinh hoàng về Đại Quân Tây Sơn sao quá diệu k!  Nghe tiếng đại bác dồn dập ầm vang trên lưng voi ngày càng siết chặt, (giặc bị bất ngờ!  Không làm sao hiểu nổi trận địa pháo như vậy), thêm những ống phun lửa “hoả hổ” và những con rồng lửa đầy sáng tạo đã làm cho quân giặc hoảng loạn, rụng rời.  Từ tướng đến quân dù còn rất đông, khinh địch, bất ngờ không kịp phòng bị trong đêm đen, như bầy cá cạn đang chui vào rọ (a) thiên la địa võng (b)của Đại Quân Tây Sơn, giãy giụa, hỗn loạn, ba chân bốn cẳng, chạy vắt giò lên cổ thoát thân để rồi tự sát.  Lớp thì ùn ùn xô đẩy, chen nhau qua cầu phao, cầu phao đứt dây, chới với, lõm bõm ôm nhau, đuối sức chết chìm.  Lớp thì liều mạng bơi trốn qua sông, nghẽn dòng chết đuối.  Lớp chậm chân nhất phải chết thê thảm hơn cả lớp lớp qua cầu, qua sông trước đó.  Cho thây của chúng trang hoàng hàng trăm ngàn cách chết thê thảm trên chiến địa tử thần Thăng Long.  Nào là gục ngả vì đao kiếm Bình Định, do tên đạn bời bời!  Nào là gục ngả vì đại bác trên lưng voi truy  sát, hoả hổ Tây Sơn sát thương, do voi chiến  đạp dày nát bấy!  Riêng  tên tướng đầu sỏTôn Sĩ Nghị hồn vía chẳng còn, chỉ còn có nước đào thoát mới giữ được tàn thân.  Lịch sử huy hoàng nước ta mãi khắc ghi “một nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng”, thiên tài quân sự lừng danh tầm cao thế giới, Áo Vải Cờ Đào của Nước Nam anh hùng, Quang Trung  Nguyễn Huệ.  Mười ba đống xác chương xây cao như gò đống, hình như ngày nay chỉ còn có vài gò được thu nhặt ở Sông Hồng, thu nhặt khắp chiến trường Khương Thượng- Ngọc Hồi-Thăng Long, đã gần 225 năm vẫn là nhân chứng bên đường, đìu hiu cùng với ngôi Đền Thái Thú cheo leo tại Gò Đống Đa, (những đống xương khô vô định của giặc được chôn gần mấy cây đa), khẳng địnhmột chiến tích oai hùng của nòi giống Việt.  Trên dưới 20 vạn quân đã bỏ mạng sa trường, kể cả tự sát, chết đường chết sá và rải rác biết bao nhiêu là mồ vô chủ hoang lạnh, cỏ úa leo pheo:

Bất nhiên đương thời Lô thuỷ đầu,
Thân tử hồn, phi cốt bất thu.
Ung tác Vân Nam vọng hương quỹ,
Vạn nhân trủng thượng khốc u u.
Tân Phong chiết Tý Ông – Bạch Cư  Dị

                 
      ,          
                 
              
              -        


Nếu không thuở ấy đầu sông Lô,
Chết bỏ Vân Nam nắm cốt khô.
Vất vưởng hồn ma nơi đất khách,
“Mộ muôn người đó”, khóc hu hu.
Cụ cụt tay ở Tân Phong – Khương Hữu Dụng dịch

Tôi cứ miên man tự hỏi về biến cố nầy mà không thể nào có câu trả lời thích đáng.  Phải chăng tiền nhân ta ta đã giải rồi mà tôi chưa nghĩ ra đó thôi.  Đó là bản lĩnh, khí phách và đạo lý nhân nghĩa của nòi giống Việt:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân mà thay cường bạo.


Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo.

                 ,
                 
Hay như ý thơ của một nhà thơ “nhiều tình mà ít chuyện”  (*):
Sống vững chải bốn ngàn năm sừng sững,
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa.
Trong và thật: sáng hai bờ suy tưởng,
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà.
Huy Cận-Đi trên mảnh đất nầy.

(*) Trích nhận định về Huy Cận, Thi nhân Việt  Nam,
Hoài Thanh & Hoài Chân, nxb Hoa Tiên Sai Gon, 1968, trang 136

N gaân Trieàu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét