Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Đăng cao/ Đỗ Phủ (712-770)/Lời bình Ngân Triều/ Trích Hồn quê, Tuyển tập Thơ & Bình Thơ



Ñaêng cao
Đỗ Phủ (712-770)

     Tranh  minh hoạ, Google images                                                                                                                                                                            

Nguyên tác:

   
                  哀,
                  回。
                  下,
                  來。
                  客,
                  臺。
                  鬢,
                  杯。

Phiên âm Hán - Vit:
Đăng cao
Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai,
Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi.
Vô biên lạc diệp tiêu tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
Vạn lý bi thu thường tác khách,
Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Gian nan khổ hận phồn sương mấn,
Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi.





Dịch nghĩa:
Lên cao
Gió thổi, trời cao, tiếng vượn hú buồn thảm,
Bến nước trong, làn cát trắng, chim bay liệng vòng.
Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc,vô cùng.
Dòng sông dằng dặc, nước cuồn cuộn mãi trôi.
Muôn dặm thu buồn, xót thân thường  ăn nhờ ở đậu,làm khách,
Tuổi già,  ốm đau, một mình leo lên đài cao.
Gian khổ uất hận, tóc mai thêm ngả màu sương,
Lảo đảo nên mới phải ngừng uống chén rượu đục.





Dịch thơ : [Chọn trong Google]
v Bản dịch của Tản Đà
Gió mạnh, trời cao, vượn rúc sầu
Bến trong, cát trắng, lượn đàn âu.
Lào rào lá rụng, cây ai đếm,
Cuồn cuộn sông dài, nước đến đâu.
Muôn dặm quê người thu não cảnh,
Một thân già yếu bước lên lầu.
Khó khăn ngao ngán bao là nỗi,
Rượu uống không ngon chóng bạc đầu.

v Bản dịch của Khương Hữu Dụng
Gió mạnh trời cao vượn hú dài,
Bến trong cát trắng lượn chim giời.
Mênh mang lá rụng rào rào đổ,
Hun hút sông dài cuộn cuộn trôi.
Muôn dặm buồn thu thường lẻ khách,
Một thân già bệnh bước lên đài.
Gian nan khổ hận đầu phau bạc,
Ma bệnh theo hành rượu tạm ngơi.


--Bản dịch của Trần Trọng San--

Tiếng vượn đau thương, gió lộng trời;
Bãi xanh, cát trắng, cánh chim hồi.
Bao la cây lá tơi bời rụng,
Dằng dặc sông dài cuồn cuộn trôi.
Muôn dặm thương thu làm khách mãi,
Trăm năm nhiều bệnh, dạo chơi dài.
Gian nan, khổ hận, sương đầy tóc,
Say ngả nghiêng rồi rượu mới thôi.



--Bản dịch của Trần Trọng Kim--

Trời cao, gió mạnh, vượn kêu,
Bãi quang, cát trắng, chim chiều bay quanh.
Miên man lá rụng điêu linh,
Nước sông cuồn cuộn, mông mênh chảy dào.
Khách xa, thu tới thêm sầu,
Tuổi già lắm bệnh, lên cao một mình.
Gian nan tóc bạc khôn đành,
Nỗi mình vất vả, hãy đình chén vui.


v   Dịch thơ
Gió gấp trời cao vượn nỉ non,
Bến trong cát trắng, lượn chim cồn.
Rào rào lá trút rừng cây thẳm,
Cuồn cuộn sông về sóng nước tuôn.
Thu quạnh nghìn khơi lòng khách não,
Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn.
Gian nan khổ hận đầu thêm bạc,
Quặt quẹo đành kiêng chén giải buồn
Nam Trân dịch

v  Lên Đài Cao
Trời cao gió thốc vượn kêu 
Bờ trong cát trắng chim bay lượn vòng
Cây khô trút lá chẳng ngừng
Sông dài cuồn cuộn chẳng dừng dòng xuôi
Sầu thu đất khách quê người
Một thân bão bệnh lên đài buồn tênh
Tóc sương gian khổ triền miên
Có ly rựơu đục phải kiêng cũng đành 
Quỳnh Chi phóng dịch 

v English translated by tr. David Lunde --

View From a Height

Sharp wind, towering sky, apes howling mournfully;
untouched island, white sand, birds flying in circles.
Infinite forest, bleakly shedding leaf after leaf;
inexhaustible river, rolling on wave after wave.
Through a thousand miles of melancholy autumn, I travel;
carrying a hundred years of sickness, I climb to this terrace.
Hardship and bitter regret have frosted my temples--
and what torments me most? Giving up wine!

v English version 

Seven-character-regular-verse
Du Fu
A LONG CLIMB

In a sharp gale from the wide sky apes are whimpering,
Birds are flying homeward over the clear lake and white sand,
Leaves are dropping down like the spray of a waterfall,
While I watch the long river always rolling on.
I have come three thousand miles away. Sad now with autumn
And with my hundred years of woe, I climb this height alone.
Ill fortune has laid a bitter frost on my temples,
Heart-ache and weariness are a thick dust in my wine.



vLời bình Ngân Triều

(I).Tóm Lược Tiểu Sử Tác Giả:
*Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đ Ph (杜甫)

Không hề có bức họa Đỗ Phủ nào của người đương thời; đây là hình vẽ theo tưởng tượng của họa sĩ
1/-Đỗ Phủ (712770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời Nhà Đường.
Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như khói lửa chiến tranh cuốn theo chiều gió, lan toả khắp nơi và không ngừng biến động.
Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung QuốcNhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sửThi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với "Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo , Baudelaire... (Hung p. 1)
Từ thời nhà Tống thơ Đỗ Phủ đã được gọi là "thi sử" (詩史). Vấn đề lịch sử được đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như người dân thường Trung Quốc.
Những phản ánh chính trị của Đỗ Phủ dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên tính toán. Ông ước ao mọi người bớt ích kỷ và làm tròn bổn phận của mình. Tuy nhiên, do người ta không thể không đồng ý với các quan điểm của ông nên các sự thật được biểu đạt đầy sức thuyết phục trong thơ ông đã khiến ông trở thành một nhân vật trung tâm trong thi sử Trung Quốc.
Một danh hiệu thứ hai mà các nhà phê bình Trung Quốc đặt cho Đỗ Phủ là "thi thánh" , có thể ngang hàng với Khổng Tử, vị thánh về triết học. Trong một bài thơ ở thời kỳ đầu tiên của ông, Binh xa hành 車行 (khoảng năm 750), đã nói lên nỗi thống khổ của một người bị bắt đi lính trong quân đội triều đình, thậm chí trước khi xảy ra loạn An Lộc Sơn; bài thơ này nói lên sự xung đột giữa ý thức tự nguyện và sự bắt buộc phải đi lính cho các thế lực phong kiến phi nghĩa đương thời. Chủ đề này liên tiếp được nhấn mạnh trong những bài thơ về cuộc đời của dân chúng và binh sĩ mà Đỗ Phủ sáng tác trong cả cuộc đời mình.
Trong bài “Binh Xa Hành” Đổ Phủ diễn tả sự ra đi chinh chiến của người cha, người chồng, người con, qua sự tiễn đưa vội vã, đầy nước mắt của cha mẹ già yếu, người vợ trẻ mới cưới và các con còn trứng nước dại khờ...

      轔,馬      蕭,
                   腰。
                   送,
                   橋。
….

Xa linh linh, mã tiêu tiêu,
Hành nhân cung tiễn các tại yêu.
Dã nương thê tử tẩu tương tống,
Trần ai bất kiến Hàm Dương kiều.
…….
*Binh Xa Hành, Đỗ Phủ

Tạm dịch:

Ngựa xe rầm rộ bốn phương,
Chinh nhân cung tiễn thắt liền ngang lưng.
Mẹ già, con trẻ, vợ thương,
Trần ai đưa tiễn Hàm Dương chân cầu.
……

*Bản dịch – Trương Văn Tú

Ông Đặng Trần Côn, thời đại vua Lê Dụ Tôn, trong “Chinh Phụ Ngâm”  cũng đã đồng cảm với ý thơ nhân đạo của Đỗ Phủ như :

“….
Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bịn thê noa.
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
...
En hâte l’on s’apprête, arcs et flèche au flanc,
Á l’instant des adieux, la femme et les enfants
Sont autant d’entraves dont se meurtrit le coeur.
Les drapeaux flottent et le tambour gronde au loin.
La douleur des partants vers les  pics de frontières
Égale la rancoeur qui s’exhale des chambres.
Chinh Phụ ngâm khúc -  Đoàn Thị Điểm (câu 13-16)
 Bản Tiếng Pháp, Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng


Rồi lại …

“….
Tiếng Lạc ngựa lần xen tiếng trống,
Giáp mặt rồi, phút bỗng chia tay!
Hà Lương chia rẽ đường này,
Bên đường trông lá cờ bay bùi ngùi.
...
Tintements de grelots,roulements de tambours
S’entremmelaient peu à peu dans un long vacarme.
Après nous être vus, il fallait nous quitter.
Le Pont de Hà était l’endroit de nos adieux,
Restée au bord de la route, je regardait.
Palpitante d’émoi, ces drapeaux ondoyants.
Chinh Phụ Ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm (câu 41-44)
Bản Tiếng Pháp, Tuần Lý Huỳnh KhắcDụng

Hay như ý thơ dân gian trong bài ca dao cổ quen thuộc:
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hoả mai,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền, nước mắt như mưa.
Ca dao – Lính thú đới xưa lúc ra đi – Quốc Văn Giáo khoa thư.
Ngoài ra, Đỗ Phủ tư chất thông minh, năm ông 7 tuổi đã biết làm thơ, năm 13 tuổi thì đã biết thư pháp và hội họa. Từ những bối cảnh chiến tranh đau thương cho đến sự hoan lạc của nhà vua, sự lạm quyền, hống hách của thừa tướng, bọn quan lại...qua cách biểu đạt bức xúc của ông, làm cho thơ ông chan chứa lòng yêu nước, thương dân. Chẳng hạn như trong  bài“Xuân Vọng” :

            在,
            深。
           
            心。
…..

Quốc phá sơn hà tại,
Thành xuân thảo mộc thâm.
Cảm thời hoa tiện lệ,
Hận biệt điểu kinh tâm.
…….
- Xuân Vọng, Đỗ Phủ

Nước mất nhà tan kìa sông núi,
Kinh thành cây cỏ mọc thâm u.
Nhìn hoa hoang dại sầu rơi lệ,
Chim kêu hoảng sợ hận biệt ly.

*Bản dịch – Trương Văn Tú

Bài thơ Xuân Vọng của ông đã khơi gợi nhiều nỗi bức xúc như thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
*Thăng Long Thành Hoài Cổ -  Bà Huyện Thanh-Quan

Hay trong một bài tơ lai láng lòng yêu nước:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân ngoảnh lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.


*Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh-Quan
Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này. Những bài thơ đạt nhất của ông không những thường dùng phép đối song song để nhấn mạnh nội dung biểu đạt mà còn thể hiện một quy định kỹ thuật thi pháp nhuần nhuyễn.
Ảnh hưởng của ông càng tăng do ông đã dung hòa những mặt đối lập trong xã hội phong kiến: phe bảo thủ chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự  Nho gia; còn phe cải cách xã hội ngưỡng mộ mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo; nhất là  việc ông sử dụng ngôn ngữ trong sáng, giản dị của các tầng lớp nhân dân.
 (II). Lời bình - Ngân Triều
Đăng cao là một bài thơ trữ tình, tự sự, tự thán”. một mình lên lầu cao, ngắm cảnh, thở than thân phận và bộc lộ tâm tình.
*Bốn câu đầu: Tả cảnh trong tầm nhìn. Một bức tranh khoáng đãng, ngoạn mục, chuyển động và đượm vẻ bất tận. Với ba chi tiết gió mạnh; trời caotiếng vượn hú dài buồn thảm như quán xuyến cả bức tranh  u buồn.
Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai,
Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi.
Vô biên lạc diệp tiêu tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.

                  哀,
                  回。
                  下,
                   來。

·        *Gió mạnh ,phong cấp làm cho lá thu đổ muôn trùng, không dứt. Vô biên lạc diệp tiêu tiêu hạ,              . Lá rơi, lá rơi như sự chấm dứt những mảnh đời!
·        *Trời cao, thiên cao, ,nét đặc trưng của trời thu, bầu trời cao,quang mây như trong thơ của một nhà thơ viết về nông thôn Việt Nam, về mùa thu Việt Nam:                                                                   :
Từng mây lơ lửng, trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Thu điếu, Nguyễn Khuyến.
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu.
Thu vịnh, Nguyễn Khuyến
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không viền cũng đỏ hoe
Thu ẩm, Nguyễn Khuyến
Một trời thu xanh ngắt, thoáng buồn,không phải chỉ riêng ai.Một trời thu đầy ảo ảnh:
Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Kiều, câu 1603-1604, Nguyễn Du
Ở đây,phía trên trời cao là hình ảnh những đàn chim lượn vòng, điểu phi hồi,    Chim bay tới, bay lui; chim lượn vòng, làm chi? Hay là đang bay tìm ăn một xác chết, xác chết vô chủ, như ta sắp sửa lìa đời?
Dưới thấp trong tầm mắt là một bến nước trong,chử thanh,  chắc là còn có những con đò đợi khách sang sông. Đò đang nằm bến đợi. Chưa thấy con đò nào đưa khách giữa dòng. Bến nước trong với bãi cát trắng phau. Sông dài,trường giang,  dặt dìu những đợt sóng nối tiếp nhau không ngớt, bất tận, cuồn cuộn sóng, trôi về đâu, cổn cổn lai   .
·        *Viên khiếu ai, , tiếng vượn hú buồn. Âm thanh của tiếng vượn hú,trong khung cảnh hoang vắng cô liêu, khơi gợi một tâm trạng buồn lặng miên man:

 …Thôi thôi em hỡi Kim Liên,
Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê".
Trải qua dấu thỏ đường dê,
Chim kêu vượn hú tư bề nước non.
Vái trời cho đặng vuông tròn,
Trăm năm cho trọn lòng son với chàng.
Tâm trạng Nguyệt Nga khi chia tay với Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu.

Phân tích thơ thường để ý đến âm, thanh, vần, nhịp là những hình thức nghệ thuật chủ yếu trong thơ. Ngoài ra, việc sử dụng âm thanh trong thơ thường tác động đến thính giác, làm cho cảnh như sinh động hơn, làm cho dòng cảm xúc như trào dâng ,tăng tiến:

Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa cành sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Ca dao
(Một câu là cảnh đẹp,hữu tình; một câu là âm thanh quen thuộc của sinh hoạt chốn quê làm cho hồn quê,mê đắm, ngất ngây).
Nói vậy, đến đây, tôi chợt nhớ đến giai thoại về bài thơ Đường nổi tiếng, “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế (?-khoảng trước sau năm 756). (Xin được phóng bút một chút). Chuyện kể rằng, Trương Kế , khi ấy,mới hạ bút được hai câu thơ đầu, tự nhiên bí vận, mất hứng và trằn trọc không sao ngủ được. Cho đến khi “có âm hưởng tiếng chuông chùa đi đến thuyền, ông như được giải tỏa, theo dòng hiện thực mớihoàn thành nốt bài thơ trên”:

Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên,
Giang phong,ngư hỏa, đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trương Kế

Bản chữ Hán:

        
               滿  
                 
                 
                 
  

Nghĩa là:

Trăng lặn, quạ kêu, sương giăng đầy trời.
Hàng cây phong bên bờ sông cùng với ngọn đèn đêm của chiếc thuyền chài hòa điệu nhau trong giấc ngủ buồn.
Ngoài Thành Cô Tô, trên Chùa Hàn San,
Nửa đêm, (bỗng có) tiếng chuông chùa vọng đến thuyền khách trên bến sông.
Dịch thơ:

Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu Bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông Chùa Hàn San.
Nguyễn Hàm Ninh dịch, thường nhầm lẫn, cho là của Tản Đà.
***
Ban đêm thuyền đậu Bến Phong Kiều
Trăng tà, tiếng quạ vẳng sương rơi,
Sầu đượm hàng phong, giấc lửa chài.
Ngoài Lũy Cô Tô, chùa vắng vẻ,
Nửa đêm chuông vẳng đến thuyền ai.
Thầy Trần Trọng San dịch
***
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Tản Đà dịch
***
Đêm khuya đậu bến Phong kiều
Trăng tà mờ mịt quạ kêu sương
Cây bãi đèn chài dạ vấn vương
Neo bến Cô Tô Hàn Tự cạnh
Nửa đêm văng vẳng tiếng chuông buông
Bản dịch của Bác Sĩ Đào Huy Hách (1911-2003),
 trích tập "230 Bài Đường Thi" của ông.
***

Đầy trời tiếng quạ trăng tàn,
Cầu Giang Phong đã nhuốm màn sương đêm.
Hàn Sơn đêm lạnh bên thềm,
Chuông chùa tĩnh mịch khách thuyền vẳng nghe.
Bản dịch của Trần Minh Tâm (Saigon - Vietnam).Ngày 04/08/2013.
***
Đêm Bến Phong Kiều
Trăng rụng,sương dầy, tiếng quạ buông,
Cây bến, đèn câu trải giấc buồn.
Chắc hướng Cô Tô, Hàn San Tự,
Nửa đêm ngân đến một hồi chuông.
Ngân Triều dịch
***
Bài thơ man mác nỗi buồn của một thư sinh ấp ủ mộng công danh mà thi hõng, vỡ mộng. Tiếng chuông từ chùa Hàn San đến thuyền khách; có thể hiểu, chùa vốn có hai vị sư Hàn San và Thập Đắc nổi tiếng uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô thường lai vãng đàm đạo cùng tác giả; tiếng chuông đã đến trong khoảnh khắc hư ảo, mơ màng như những giây phút thần tiên hạnh ngộ. Câu thơ có thể đã ẩn dụ một cách xuất thần cho một tâm trạng hư ảo, mơ màng rất tuyệt vời đó. Lấy một cái "giả thực" của ngoại cảnh để thể hiện một cái "đích thực" của tâm trạng là một đặc sắc nghệ thuật mà các tác giả cổ điển ưa dùng. Nỗi buồn vô cớ, nỗi buồn cho thân phận hay bức xúc về nhân tình thế thái của tác giả, cho đến nay vẫn chỉ là sự suy diễn.(Theo Vikipedia)
*******
Xin hãy quay lại, tóm tắt bốn câu đầu tả cảnh. Đỗ Phủ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa thu linh động trong tầm nhìn từ trên cao, được chấm phá bằng những màu sắc gợi tả, đậm nét u hoài và đó cũng là một bức tranh tâm trạng, nửa tình - nửa cảnh đeo sầu của tác giả:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ!
Kiều,Nguyễn Du, câu 1243-1244
*Bốn câu sau:
 Vạn lý bi thu thường tác khách,
Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Gian nan khổ hận phồn sương mấn,
Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi.

                  客,
                  臺。
                  鬢,
                  杯。

Vạn lý, mười ngàn dặm, ,ý nói phải sinh sống ở một nơi rất xa quê hương hay phải lạc loài nơi đất khách (1). Bi thu, hay mùa thu buồn, , thì quá rõ ràng .(2). Thường tác khách, luôn làm khách, . Làm khách là ăn nhờ, ở đậu nhà người. Hoàn cảnh như vậy, quả là một nỗi buồn nhân đôi trong cuộc đời (3),(4). Bách niên, trăm năm , là cuộc đời người, ở đây nên hiểu là đang ở độ tuổi xế chiều (5). Đa bệnh, nhiều bệnh, (6). Độc đăng đài, một mình lên đài ,cô đơn, giữa cảnh trời cao sông rộng mênh mông, không có bóng người(7). Hai câu thơ, bảy nỗi đau đời! Bảy nỗi buồn của kiếp nhân sinh mà chính là tâm trạng của tác giả.
Với ý thơ trải lòng về nỗi đau thân phận, tự nhiên tôi chạnh nhớ đến 2 bài thơ Mạn Hứng của Nguyễn Du, xin được ghi lại:

Mạn hứng 1
Bách niên thân thế ủy phong trần
Lữ thực giang tân hựu hải tân
Cao hứng cửu vô hoàng các mộng
Hư danh vị phóng bạch đầu nhân
Tam xuân tích bệnh bần vô dược
Tạp tải phù sinh hoạn hữu thân
Dao ức gia hương thiên lý ngoại
Trạch xa đoạn mã quý đông lân
Nguyễn Du

·        Bản chữ Hán, Ngân Triều soạn:

 

                 
             
             
             
             
             
           
               

·        Dịch nghĩa
Giờ đây thân thế trăm năm phó mặc cùng gió bụi,
Hết mưu sinh xa ở miền sông lại ở miền biển.
Lúc cao hứng, không bao giờ còn giấc mộng gác vàng,
Hư danh chưa đến mà đã già rồi.
Suốt ba tháng xuân, ốm đau, nghèo đến nỗi không có tiền cắt thuốc.
Cuộc phù sinh chỉ có ba mươi năm, mà đã mang bệnh  vào thân.
Nhớ quê hương xa xôi ngàn dặm,
Nghĩ đến việc vang bóng một thời mà thẹn và thương tiếc người chủ xưa. --------
     trạch xa :chiếc xe ân nghĩa
  đoạn mã: ngựa kéo một thôi đường. Trạch xa đoạn mã, có thể dịch thoát là vang bóng một thời.
 Quý đông lân/ quý là thẹn/ đông là người chủ/ lân là thương tiếc (NT)

·        Dịch thơ

Mạn hứng
(1)
Trăm năm thân thế phong trần
Miếng ăn bãi bể bờ sông nương nhờ
Gác vàng lòng chẳng còn mơ
Hư danh, tóc bạc bơ phờ chưa tha
Bệnh lâu không thuốc xót xa
Mối lo trói buộc cũng là vì thân
Nhớ ngàn dặm thẳm vô ngần
Ngựa xe còm cõi đông lân…thẹn mình !
(2 )
Trăm năm thân thế kiếp phong trần
Bãi bể bờ sông chạy miếng ăn
Mộng đẹp gác vàng lâu chẳng hứng
Danh hư đầu bạc mãi ghì chân
Ba năm dồn bệnh nghèo không thuốc
Ba chục phù sinh khổ có thân
Xa nhớ quê nhà ngàn dặm thẳm
Ngựa hèn xe nhỏ thẹn đông lân

Trần Ngọc Hưởng dịch

***




Mạn hứng 2


Hành cước vô căn nhậm chuyển bồng
Giang nam giang bắc nhất nang không
Bách niên cùng tử văn chương lý
Lục xích phù sinh thiên địa trung
Vạn lý hoàng quan tương mộ cảnh
Nhất đầu bạch phát tán tây phong
Vô cùng kim cổ thương tâm sự
Y cựu thanh sơn tịch chiếu hồng

Nguyễn Du

·         Bản chữ Hán Ngân Triều soạn

 

  無 根 任 轉 蓬
            
            
            
    冠 將 暮 景
           西 
               [*]
            
-----
[*] Bản Đông y sĩ Trương Cam Vũ ghi là sự: (việc, điều). Chưa đối chiếu được nguyên tác. Thiết tưởng chữ sự dùng trong văn cảnh nầy hợp lý hơn.

·         Dịch nghĩa

Chân đi không bén rễ, mặc cho (thân)trôi giạt như ngọn cỏ bồng.
Một chiếc đãy rỗng không, đi hết phía nam sông, lại phía bắc sông.
Cuộc đời trăm năm, kiết xác trong (nghiệp) văn chương.
Tấm thân sáu thước,phiêu linh trong vòng trời đất.
Đi muôn dặm, đội mũ vàng,chưa làm được gì, cảnh đã về chiều.
Đầu bạc rồi, gió tây thổi tung mái tóc.
Chuyện kim cổ gợi lại biết bao nhiêu điều thương tâm.
Dãy núi xanh kia bóng chiều vẫn chiếu hồng như thủơ trước
.

·         Dịch thơ

Mạn hứng 2


(1)
Chân không bén rể cỏ bồng
Bờ nam bến bắc túi không nhẹ hều
Văn chương chết với khổ nghèo
Tấm thân sáu thước bọt bèo giạt trôi
Mũ vàng muôn dặm chiều rồi
Bạc phơ đầu tóc gió trời thổi tung
Xưa nay bao chuyện xót lòng
Núi xanh vẫn nhuốm chiều hồng bóng xưa



(2)

Chân không bén r cỏ bồng ơi !
Bến bắc bờ nam túi rỗng thôi
Nghèo chết văn chương thân luẩn quẩn
Nổi chìm trời đất kiếp trôi xuôi
Mũ vàng muôn dặm chiều nghiêng xế
Tóc bạc trên đầu gió tả tơi
Muôn chuyện xưa nay lòng cám cảnh
Non xanh vẫn nhuốm bóng chiều trời
Trần Ngọc Hưởng

***

Xin trở lại vớ bài thơ Đăng cao. Tiếp theo:
Gian nan, cảnh ngộ khó khăn ; khổ: ,thiếu thốn về vật chất, đau đớn về tinh thần; hận: buồn bực, day dứt vì chưa thực hiện được mộng ước của mình. Phồn sương mấn, ,tóc mai thêm trắng như sương.
Lạo đảo hay lảo đảo, ,ngả nghiêng, mất thăng bằng; tân đình   , mới ngưng ;  trọc tửu bôi, chén rượu đục (rượu dở, nồng độ thấp)
Gian nan khổ hận, là những nỗi đau thân phận, như tự thán về cuộc đời đau thương, bất hạnh của nhà thơ: lưu lạc, buồn khổ, thường ăn nhờ ở đậu nhà người, tuổi già, nay ốm mai đau, cô độc lẻ loi.
Trong tình cảnh ấy, lẽ ra ta cần phải uống rượu tiêu sầu, nhưng vì đau yếu, nên đành phải ngưng uống vậy: Câu thơ duyên dáng trong một liên tưởng hợp lý, một suy nghĩ và hành động nửa vời.
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với Ông Đào.
Thu Vịnh, Nguyễn Khuyến
*Muốn uống, không uống được[Đỗ Phủ].Muốn viết, không viết được[Nguyễn Khuyến]
Đăng Cao là một bài thơ nổi tiếng, kết cấu chặt chẽ,tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh, tả tình, độc đáo. Hình ảnh cao rộng mênh mông, chuyển động vô cùng . Cảnh rất hoang sơ, cô tịch, không có bóng người về văn bản nhưng thực ra còn có một người duy nhất là nhân vật trữ tình, cô độc. Sự đối lập giữa cái vô cùng của thiên nhiên và cái ta bé nhỏ đó đã làm cho con người như chới với, hụt hẫng gấp bội trong khung cảnh bao la, sâu thẳm, muôn trùng. Biện pháp sử dụng từ rất hay, không nét bút nào thừa, nhiều từ ngữ đa nghĩa, gợi tả. Nhịp thơ truyền thống, 2-2-3 đều đặn,mà nghe như tiếng nức nở, thổn thức,hận lóng.
Ngaân  Trieàu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét