Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Những câu chuyện để ời của bà hoàng Từ Dũ/ Hồ Thị An chuyển

  Những câu chuyện để đời của bà hoàng Từ Dũ

Ho Thi An
Ðến dieuphuocdl@yahoo.comtuannxuanhuy@gmail.com và 10 người nhận khác...
tháng 12 23 vào lúc 7:04 AM

Những câu chuyện để đời của bà hoàng Từ Dũ


Từ khi con trai nối ngôi vua cha để ngồi trên ngai vàng trị vì đất
nước, lúc nào bà Từ Dũ cũng nhắc nhở Vua Tự Đức phải cân nhắc, soi xét
thật kỹ càng khi bổ dụng các quan lại. Bà luôn nhắc với vua rằng: Phải
dùng những ông quan thanh liêm, có lòng nhân nghĩa để lương dân bớt
khổ. Bà ở trong cung, nhưng nghe ở đâu có ông quan nhũng lạm hà hiếp
dân lành là bà hỏi cho kỳ được.
Xuất thân trong một gia đình quyền quý, nên bà đã biết duy trì và
phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. Từ nhỏ đã được dạy dỗ rất
chu đáo nên bà là người thông tường kinh sử, hiểu việc nước, việc đời
cũng như việc nuôi nấng dạy dỗ con cháu trong gia đình. Bà thường nhận
xét những ưu điểm, khuyết điểm của từng viên quan lại trong triều một
cách hết sức công minh.

  Ấn Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu chi bảo.
Bà thường hỏi vua Tự Đức nhiều chuyện từ việc quốc gia đại sự đến
việc thường ngày trong bàn dân thiên hạ, rồi ban dạy cho con những
điều hay lẽ phải. Vì vậy mà vua Tự Đức hết lòng tôn kính mẹ. Tất cả
những lời dạy vàng ngọc ấy của bà Từ Dũ đã được Vua Tự Đức cho khắc in
lại gọi là Từ Huấn Lục (chép những lời giáo huấn của mẹ hiền).
Ở trong cung, bà Từ Dũ thường dùng địa vị và quyền hạn của mình để ổn
định mọi sinh hoạt ở tam cung lục viện. Theo bà, ở trong cung có trên
thuận dưới hòa thì Vua mới hết lo và dành hết thời giờ cho xã tắc. Bà
vẫn thường nói với các hoàng phi, cung tần rằng càng ở ngôi cao thì
càng phải chăm chắm sửa mình, phải cần kiệm liêm chính để kẻ dưới noi
gương.
Sử nhà Nguyễn vẫn còn chép lại nhiều câu chuyện về sự cần kiệm của bà
Hoàng Thái hậu Từ Dũ mà cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều người nhắc
nhớ: Ai cũng biết rằng, bà là người rất được Vua Thiệu Trị sủng ái,
được con là Vua Tự Đức hết lòng phụng kính, cuộc sống vật chất nơi
vương triều đạt đến tuyệt đỉnh. Thế nhưng, trước sau bà vẫn giữ nghiêm
một nếp sống vô cùng giản dị đến lạ lùng.
Khi vào ở tại cung Gia Thọ (sau này là Diên Thọ) người ta đã sắm sửa
cho bà theo mức giàu sang tột bậc, nhưng bà nhất định chối từ. Bà nói
rằng: Đồ phụng dưỡng cho bổn thân này đều là của trong thiên hạ cung
nạp, mình đã không làm đặng sự chi lợi ích cho nhà nước thì thôi, cớ
sao giám vọng phi? Rồi bà nhất quyết chỉ dùng những thứ đồ cũ đã có từ
trước đó.
Một hôm, Vua Tự Đức đến cung Gia Thọ để thỉnh an mẹ, vua cầm cái đãy
đựng kính đeo mắt lên xem, thấy đãy đã cũ mềm, nhiều chỗ đã bị sứt
chỉ, tuy đã được may lại rất khéo nhưng vẫn không thể giấu được sự
nghèo nàn tội nghiệp. Vua Tự Đức đã đề nghị xin cho đổi cái khác. Bà
nói: Kiếng thủy tinh ấy đeo vào chỉ mát con mắt trong chốc lát thôi
chớ chẳng hiệu nghiệm chi hơn. Nếu đổi cái đãy mới thì lâu rồi nó cũng
sẽ cũ như rứa. Chi bằng cứ để nó mà dùng có tiện hơn không.
Ngày ngày, cung nhân dâng đèn sáp để thắp sáng trong cung Gia Thọ, bà
thường dạy cất bớt đi. Mỗi ngày dành một ít, đến lúc dồn được số
nhiều, bà lại sai người đem vào dự trữ trong kho của triều đình. Phần
sáp nhiễu ra thường là các cung nhân mang đi vứt, nhưng bà sai người
gom góp lại, để dành đến lúc nhiều thì mang đúc thành cây đèn sáp mới.
Bà vẫn thường nói với quan hầu rằng: Ta thuở nhỏ gia đình tuy không
dư dả nhưng cũng đủ ăn. Vậy mà các thứ dầu nước không đủ thắp cho trọn
đêm, huống nay ngửa nhờ ơn trời đất, tổ tông được giàu có trong bốn
bể, một sợi tơ, một hạt lúa cũng là dầu mỡ của dân, nếu xài phung phí
thì đã không ích chi mà còn rất tiếc. Lâu nay, tấn nạp cho ta toàn
những đồ châu báu và gấm vóc sô tơ… tất cả ta đều giao lại cho quan
kho cất giữ. Vì bổn tính ta không thích sự hào nhoáng. Sách có chữ "xa
xỉ ấy triệu nghèo, kiệm cần là nguồn phước" nên con cháu phải nhớ lấy!

  Hoàng Thái hậu Từ Dũ.
Là Hoàng quý phi của Vua Thiệu Trị, là Hoàng Thái hậu của Vua Tự Đức
nhưng đương thời làm việc gì, tiêu cái gì dù nhỏ nhất bà cũng nghĩ tới
dân. Có dịp mừng thọ bà Từ Dũ, Vua cũng như triều thần muốn tổ chức
trọng thể cho bà, nhưng bà đã lấy lý do dân còn nghèo, thiên tai còn
gây mất mùa, đói kém để mà từ chối… Bà còn là người rất có công trong
việc mang nhiều giống cây ăn trái ở quê bà xứ Gò Công và cả những
giống cá cũng như công thức làm nhiều loại mắm đến với xứ Huế quê
chồng…
Bà Từ Dũ là người đã sinh ra Vua Tự Đức và bà cũng là người nuôi
nấng, dạy học cho Vua. Bà vô cùng nhân hậu nhưng cũng vô cùng nghiêm
khắc. Suốt 36 năm ngồi trên ngai vàng để trị vì đất nước, nhưng các lễ
nghi giao tiếp giữa Vua Tự Đức với Hoàng Thái hậu Từ Dũ vẫn không hề
thay đổi. Trong suốt thời gian ngồi trên ngôi báu, Vua Tự Đức đã dường
như có một thời khóa biểu cố định cho mình.
Đó là, ngày lẻ thì Vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần;
ngày chẵn thì vào chầu Thái hậu. Cho dù về sau này Hoàng Thái hậu tuổi
ngày một cao, nhưng bà vẫn luôn là một con người mẫn tuệ, có những
việc đã qua rất lâu, những lời ai nói lúc nào, năm nào, sử sách kinh
điển thế nào, nói gì bà đều nhớ như in, cho nên Vua Tự Đức có rất
nhiều chuyện phải nhờ tới Hoàng Thái hậu…
Về sau này, thông qua sử sách nhiều người trong chúng ta đều biết:
Cuộc đời của Vua Tự Đức có lắm chuyện buồn phiền. Để giải khuây, ông
thường đi săn bắn hoặc là xem hát bội. Thấy săn bắn là sát sinh nên bà
Từ Dũ đã can ngăn Vua đừng nên săn bắn. Có lần Vua Tự Đức dâng lên cho
mẹ mấy con chim vừa mới bắn được, bà lựa ra những con chim bị thương
nhưng còn khả năng sống được, đem xức thuốc, nuôi nấng cho lành rồi
thả chúng về với thiên nhiên.
Rồi bà lấy chuyện Cao Hoàng hậu đã dạy để nhắc nhở Vua Tự Đức: vật
cũng như người, bắn chết con trống thời con mái thương nhớ, bắn con
con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời
bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt
đi, chẳng nên sát hại sanh vật.
Thân Trọng Huề, một vị quan dưới triều Vua Tự Đức có kể một câu
chuyện về việc giáo huấn của Hoàng Thái hậu Từ Dũ với Vua Tự Đức như
sau: Một hôm rảnh việc triều chính, Vua Tự Đức ngự săn bắn tại rừng
Thuận Trực, bên bờ sông Lợi Nông. Vì sợ mưa phải đi gấp, nhà vua không
kịp bẩm mạng, ông dặn nữ quan ở nhà tâu lên bà hay. Chẳng hay nữ quan
bận rộn công việc nên quên không tâu.
Đến khi trời mưa to điềm báo sắp có lụt lớn bà mới hay Vua Tự Đức đi
săn nên bà hết sức lo âu. Hơn nữa, trong Nội chỉ hai ngày nữa là đến
dịp kỵ Đức Hiến Tổ (Vua Thiệu Trị) mà vua Tự Đức chưa về thì không
biết phải sắp đặt ra sao. Sốt ruột, bà liền sai quan Đại thần Nguyễn
Tri Phương đi rước. Đi được nửa đường, cụ Nguyễn Tri Phương thấy
thuyền ngự đang chèo lên. Vì nước chảy mạnh nên dù đã cố sức thuyền
cũng không thể đi mau được. Gần tối, thuyền ngự mới về tới Nghinh
Lương.
Ngoài trời vẫn mưa như trút, Vua Tự Đức vội vã lên kiệu trần ngự
thẳng vào cung Gia Thọ, lạy xin chịu tội với mẹ. Giận con, bà Từ Dũ
quay mặt vào màn, không nói không rằng. Vua Tự Đức đã tự tay lấy một
cây roi mây dâng lên đặt trên tràng kỷ rồi nằm dài xuống xin chịu đòn.
Sau một hồi lâu, bà xoay mặt ra, đưa tay hất cây roi mà ban rằng: Có
một mẹ một con, con đi đâu lâu, thời mẹ ở nhà trông đợi lắm. Sao con
không báo cho mẹ hay trước? Thôi tha cho. Đi chơi để quan quân cực khổ
thì phải ban thưởng cho người ta. Vua Tự Đức khấu đầu lạy tạ lỗi: "Từ
nay con không dám như vậy nữa".
Tấm bia Vua Tự Đức ghi tạc công đức của ông ngoại mình là Thượng thư
Phạm Đăng Hưng.
Khi Vua lui ra bà còn dặn: "Lo ban thưởng cho xong để ngày mai còn đi
hầu kỵ. Vua rời cung Gia Thọ. Đêm hôm ấy tại Điện Cần Thành Vua đã
thức rất khuya để thực hiện những điều mẹ dạy.
Vua Tự Đức bẩm sinh sức khỏe yếu, nên có một giai đoạn việc triều
chính nhiều lúc bị trễ nải nên đã tạo điều kiện cho một số quan lại
lợi dụng thời cơ lộng quyền vơ vét… Thấy tình hình không ổn, Tiến sĩ
Phạm Phú Thứ đã dâng sớ đàn hạch Vua sao nhãng chuyện quốc sự. Tự Đức
đọc xong thấy có nhiều lời hàm ý chê trách, nên giận đến tái mặt.
Nhân đó, bọn gian thần hùa theo để kết tội Phạm Phú Thứ. Vua phạt
Phạm Phú Thứ phải "Tiền quân hiệu lực", tức là làm sai dịch trong quân
đội ở Trạm Thừa Nông. Tin ấy đến tai bà Từ Dũ. Ngay lập tức bà cho vời
Vua vào hỏi: "Ông Phạm dâng sớ trách cái tính lười biếng của con, thì
ông ấy được lợi gì?". Vua Tự Đức thưa: "Ông ấy không được lợi gì,
nhưng bề tôi sao dám chê trách Vua nặng lời như thế?".
Thái hậu nhẹ nhàng với con: "Khi thương người ta mới giận. Mà đã giận
thì hay quá lời. Còn những người bẩm bẩm dạ dạ có chắc họ trung với
Vua không?". Vua Tự Đức cúi đầu im lặng. Thái hậu nói tiếp: "Ông Phạm
làm lính, có thấy ông ấy buồn không?". Vua Tự Đức thưa: "Thưa, nghe
người ta bảo ông ấy không buồn mà hình như còn tỏ ra vui vẻ".
Bà Từ Dũ nói: "Con thấy không, người trượng phu không phải vui ở chức
tước, mà cốt là ở những việc làm chân chính không hổ thẹn với lòng
mình". Vua Tự Đức hiểu ra, sụp lạy mẹ. Ngay sau đó, Tiến sĩ Phạm Phú
Thứ được triệu về kinh, được khôi phục phẩm hàm chức tước. Giao công
việc mới ở Sở Tu Thư.
Rõ ràng, cách nhìn nhận đánh giá của bà Từ Dũ là rất chính xác, chí
lý, chí tình. Sau này, Phạm Phú Thứ đã tham gia vào đoàn sứ bộ sang
Pháp để điều đình chuộc lại đất lục tỉnh. Ông đã ghi lại những điều
tai nghe mắt thấy về văn minh phương Tây, trên cơ sở đó, ông đã đề
xuất với Vua nhiều ý kiến về canh tân đất nước.
Bà Từ Dũ vẫn thường nhắc Vua Tự Đức rằng: "Từ xưa tới nay, quan lại
chỉ một chữ tham mà chưa trừ được. Mọt nước hại dân cũng từ đó mà ra.
Làm quan mấy năm vị nào cũng giàu có gấp bội. Của ấy không lấy của dân
thì lấy ở đâu ra?
Là bậc mẫu nghi thiên hạ, muốn gì được nấy, nhưng bà đã không vì vậy
mà nâng đỡ những người bà con dòng họ của mình. Có lần, có người cùng
trong tộc Phạm Đăng của bà từ Gò Công ra đến Huế để xin chức tước. Khi
được Vua Tự Đức hỏi ý kiến bà đáp rằng: "Người trong họ ta không có
công lao thì không được ban tước lộc. Nếu có ai làm điều sai quấy thì
phải nghiêm trị theo phép nước để răn đe người đời…".
Năm Quý Mùi (1883), Vua Tự Đức băng hà, để lại di chiếu tấn tôn bà
làm Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu, nhưng gặp lúc đất nước đang trong cơn
biến loạn.
Tháng 5 năm Ất Dậu (1885), kinh đô thất thủ, Vua Hàm Nghi phải bôn
tẩu ra thành Tân Sở để hạ chiếu Cần Vương kêu gọi những người ái quốc
tụ họp lại để cùng nhau đánh Pháp. Bà Từ Dũ đã theo Vua Hàm Nghi chạy
ra Quảng Trị nhưng sau đó vì già yếu nên bà đã phải theo tam cung để
trở về lại Huế, sống âm thầm lặng lẽ cho đến khi qua đời ở tuổi 93.
Cuộc đời của bà Từ Dũ từ khi được tiến cung cho đến khi mất là một
quãng thời gian rất dài. Bà là người sống thọ nhất trong tất cả những
bà hoàng của triều Nguyễn. Bà là người đã chứng kiến rất nhiều khúc
đổi thay thăng trầm của hoàng tộc. Trước sau như vậy, bà Từ Dũ Phạm
Thị Hằng đã có một cuộc đời tỏa sáng, nhân đức của bà đã được hậu thế
lưu danh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét