Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Bốn chữ "Việt" linh thiêng/ Nguyễn Thanh Đức/ Viễn Phương và Từ Cảnh chia sẻ

BỐN CHỮ VIỆT LINH THIÊNG
Kính dâng Tổ Tiên Linh Hiển.
Bốn chữ ‘Việt’ gồm tóm toàn thể Lịch Sử và Văn Hóa Việt. Chữ Việt  5000 năm Lịch sử, chữ Việt  4200 năm Văn hiến, chữ Việt  3000 năm Tuyệt kỹ, chữ Việt  năm 2000 Trổi vượt.
1. 7000 NĂM
Trải hơn 7000 năm, từ Hai Ngài Khởi Tổ, Tộc Việt đã phát triển thành một Tộc Dân đông đúc và trổi vượt.
Tuy nhiên, qua suốt dòng lịch sử, tinh anh của Tộc Việt, và của toàn thể Á Đông, đều phát xuất từ Việt Thượng Sông Hồng, từ Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam.
Hơn nữa, trong kho tàng vô giá của Tổ Tiên, tên ‘Việt’ và chữ viết tên ‘Việt’ lại là di sản linh thiêng và quý báu nhất. Trong tên và chữ ‘Việt’, Tổ Tiên đã lưu truyền trọn vẹn tinh hoa và niềm hãnh diện của Dòng Tộc.
*     *     *     *
 2. BA CHỮ VIỆT XƯA
Thời trước, chúng ta có 3 chữ để viết tên Việt : 越, 粵, 鉞.
2.1 Chữ Việt Vượt Biển .
a. Biệt tài vượt biển.
Biệt tài trên sông nước là niềm hãnh diện của Tộc Việt từ thời Khởi Nguyên ở vùng Hồ Đồng Đình cho đến hiện nay. Trên đà phát triển, vì thượng lưu Dương Tử núi rừng hiểm trở và vì hạ lưu Dương Tử còn úng nước, Dân Việt đã vượt thượng nguồn Sông Tương tới lưu vực Tây Giang, và từ cửa Tây Giang vượt biển tới vùng Sông Hồng.*1
Trên đường đi về giữa Tây Giang và Sông Hồng, tài vẫy vùng sông hồ ở Đồng Đình đã phát triển thành tuyệt nghệ vượt biển.
b. Chữ Việt .
Vì vậy, hình ảnh vị Thủ Lãnh chỉ huy trên Thuyền vượt biển, có chim trời hộ tống, đã trở thành hình ảnh biểu hiệu đặc biệt và linh thiêng cho tài năng và niềm tin của dân Việt. Từ đó, hình ảnh nầy trở thành chữ Việt .
Thạp Đào Thịnh, từ 3000 năm trước, đã có hình ảnh chữ Việt .
                    
Chữ Việt  nầy gồm 2 phần :
1. Phần  có :
Nét  là đuôi thuyền và tay lái.
Nét  là người cầm lái và 4 chim trời cùng bay.
2. Phần  có :
Nét  là hình vị thủ lãnh đang đứng, tay cầm cờ cao, để hiệu lệnh cho các thuyền khác.
Nét  là la bàn , dựng trên cái đế .
* Cờ cao  và la bàn  là biểu hiệu quyền hành của vị Thủ Lãnh .*2
* Đây là chữ Việt đầu tiên và phổ biến nhất, cho toàn Dân Việt.*3
*     *
2.2 Chữ Việt Sách Lạc .
a. Rùa Thần Sách Lạc.
Theo truyền thuyết, năm Đế Nghiêu thứ 5, 2191 ttl, Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa Thần ngàn năm, trên mu có khắc chữ về chuyện trời đất vận chuyển và lịch trình cày cấy. Đế Nghiêu sai chép lại và gọi là Quy Lịch. Đế Nghiêu thời 2196-2117 ttl, cách đây 4200 năm.*4
Ngoài truyền thuyết sứ giả Việt Thượng tặng Rùa Thần cho Đế Nghiêu, còn có truyền thuyết Đại Vũ được Rùa Thần tặng Lạc Thư, Sách Lạc. Sách Lạc được biểu trưng bằng 9 nhóm chấm trên lưng Rùa Thần. Nhờ đó, Đại Vũ học được cách trị thủy, đào 9 con sông mới, khai thông 9 đường núi lớn, phân chia trời đất vạn vật thành 9 nhóm, học cách thức trị dân... Đại Vũ thành lập Nhà Hạ năm 2070 ttl.
Cũng theo sách vở Trung Hoa, Chu Văn Vương cũng học Sách Lạc, và viết Kinh Dịch, khoảng gần năm 1046 ttl.
* Sách Lạc đúc kết những bài học thâm sâu tuyệt đỉnh, đã nhiều ngàn năm được tôn xưng là Sách Thần.
b. Rùa Thần Việt Thượng.
Trong mấy ngàn năm gần đây, chủ trương và sách vở Trung Hoa đã đánh lận, di chuyển thời tiền sử của Tộc Việt vùng Đồng Đình trở thành nguồn gốc tộc Hoa ở vùng Hoàng Hà. Dầu vậy, truyền thuyết Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa Thần ngàn năm cho Đế Nghiêu vẫn là truyền thuyết quan trọng và phổ thông.
Rùa Thần khổng lồ ngàn năm là loại ba ba đặc biệt của vùng Sông Hồng. Hiện nay ba ba khổng lồ vẫn còn sinh sống ở nhiều nơi trong lưu vực Sông Hồng và Sông Mạ. Hồ Hoàn Kiếm và Tháp Rùa đã nổi tiếng nhờ loại ba ba nầy. Con ba ba hiện chưng ở đền Ngọc Sơn dài 2,1m, ngang 1,2m, nặng 250 kg.
Ngoài lưu vực Sông Hồng, hiện chỉ còn 2 con ba ba loại nầy được phát hiện ở sông Dương Tử, ở sở thú Tô Châu.
Ở khắp vùng Việt Thượng, không có loại rùa hoặc ba ba khổng lồ nào khác.
Như vậy, Rùa Thần Việt Thượng chính là Rùa ngàn năm từ Sông Hồng. Tên khoa học của loại ba ba khổng lồ nầy là Rafetus Swinhoei.*5
       
c. Chữ Việt .
Hãnh diện với trình độ văn minh và văn hóa tiên tiến, cũng như để lưu truyền cho con cháu những bài học ngàn đời, Dân Việt Lạc Sông Hồng đã dùng chính hình ảnh ‘Rùa Thần mang Sách Lạc’ làm biểu hiệu của mình.
Từ đó ‘Sách Lạc trên lưng Rùa Thần’ trở thành chữ ‘Việt’ của Việt Thượng, chữ ‘Việt Sách Lạc’.
Hình Rùa  trở thành khuôn ngoài , với đầu, thân, chân và đuôi Rùa. 9 nhóm chấm  thành các nét  trên lưng Rùa của chữ Việt .
Cho tới hiện nay, những vùng đất thuộc Việt Lạc vừa bị sáp nhập vào đất Trung Hoa, như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, vẫn còn dùng chữ Việt Sách Lạc nầy  làm tên của mình.*6
* Đây là chữ Việt Sách Lạc Rùa Thần, chữ Việt đem thông sáng văn minh, chữ Việt đem khôn ngoan, thanh bình, hạnh phúc cho con người.
*     *
2.3 Chữ Việt Đồ Đồng .
a. Đồ Đồng.
1. Theo di tích hiện có, thời đại đồ đồng tại Á Đông đã phát xuất từ vùng phía Nam sông Dương Tử vào những năm 2000 ttl, cách đây 4000 năm, và bước vào thời tuyệt kỹ trước năm 1000 ttl.
Hiện nay đã phát hiện bên hai bờ sông Dương Tử nhiều đỉnh và vạc đồng thời Thương, 1600-1046 ttl. Một số lớn khác đã bị cướp về thủ đô An Dương của Hậu Thương, từ sau năm 1300 ttl.
2. Trống Đồng hiện còn tại Việt Nam.
Dầu cũng đúc đồ đồng, nhưng dân Việt Lạc Sông Hồng, Lạc Hồng, lại xuất sắc về trống đồng. Kỹ thuật luyện kim và đúc trống đồng cần tinh tế hơn đỉnh đồng, để tạo tiếng trống trầm hùng và vang vọng.
Ở Đông Sơn, Thanh Hóa, còn có hàng ngàn di vật khác chứng tỏ thời kỳ sơ khai của kỹ thuật đúc đồng địa phương, trước thời tuyệt kỹ Thạp và Trống.
Cho đến năm 1980, số trống đồng tìm được ở Việt Nam là 360 trống, trong đó có 140 trống thuộc loại Đông Sơn.*7
3. Trống Đồng hiện còn tại Trung Quốc.
Năm 1988, Trung Quốc đã tìm được 1460 trống đồng cổ ở : Quảng Đông: 230 trống, Quảng Tây: 560, Vân Nam: 160, Quý Châu: 88, Tứ Xuyên: 51, Hồ Nam: 27, Hồ Bắc: 6, Chiết Giang: 6, Sơn Đông: 8, Liêu Ninh: 4, và Thượng Hải: 230, Bắc Kinh: 84 trống.*8
Theo bảng phân phối trên, tất cả trống đồng cổ đều nằm trên phần đất Việt Lạc. Nơi có nhiều trống đồng nhất là Quảng Tây, Việt Nam, Quảng Đông và Vân Nam.
Càng lên phía Bắc, số trống càng ít dần. Hai thành phố Thượng Hải và Bắc Kinh có nhiều trống vì là thủ đô kinh tế và chính trị thời gần đây.
Như thế, số trống đồng cổ cũng là dấu chỉ nguồn gốc Việt Lạc của trống đồng.
b. Thạp và Trống Đông Sơn thời tuyệt kỹ.
Hơn nữa, vào thời tuyệt kỹ, qua trang trí, hoa văn, và hình dạng độc đáo của Thạp và Trống Đông Sơn, đặc biệt của Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên Lạc Hồng đã mã hóa và lưu truyền toàn bộ ý niệm và học thuyết Việt đã khởi phát từ trước thời Đế Nghiêu, cách đây hơn 4200 năm.*9
c. Chữ Việt .
Hãnh diện với kỹ thuật tuyệt hảo trong nghệ thuật đúc đồng, và nhất là ghi nhớ công trình tác tạo và việc ký thác toàn bộ Học thuyết Việt vào Thạp và Trống đồng, Tổ tiên Lạc Hồng đã tạo thêm một chữ ‘Việt’ mới, xứng với tâm huyết và niềm hãnh diện của mình.
Thay vì dùng chữ Việt  gồm hình ảnh vị Thủ Lãnh  trên Thuyền vượt biển , Tổ Tiên Lạc Hồng dùng chữ Việt  gồm vị Thủ Lãnh  và chữ Kim , đồ đồng. 
 *     *
Ghi chú Phần 2 :
*1 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 63, đoạn 5.3. Hoặc bài Tộc Việt thời Khởi Nguyên, phần 5.
*2 - Về La Bàn, đọc thêm nt, tr 240, đoạn 5.2. Hoặc bài Văn minh Văn hóa Lạc Hồng trên Thạp và Trống Đồng, đoạn 3.3. - Mặt la bàn nầy đã được đúc thành mặt trống đồng. Trống đồng vừa điều động [đánh], vừa hướng dẫn [la bàn].
*3 - Bìa quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, 1497 dl, có một chữ Việt lạ . Chữ Việt nầy có nét gần giống chữ Phụ  thay cho nét . Tuy nhiên, phần trong của bộ sách thì vẫn dùng chữ Việt  cổ điển. - Chữ Việt lạ nầy, ngoài việc gần giống chữ 越, chỉ xuất hiện một lần độc nhất, nên không thể là tiêu biểu.
*4 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 82, đoạn 3.3e.
*5 - Đọc thêm www Rafetus Swinhoei, wikipedia.
*6 - Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, vừa bị chia ranh khỏi Đại Việt từ năm 906 dl, cách đây 1000 năm. - Đọc thêm nt, tr 27, mục 5.2e.
Từ sau 906 dl, Đại Việt chỉ học chữ nho trong sách vở, nên dùng chữ Việt cổ điển .
*7 - Theo Bronze Drums in Vietnam, do Nguyễn Duy Hinh, The Vietnam Forum 9, 1987, tr 4-5. - Đọc thêm Dong Son Drums in Vietnam, do Phạm Huy Thông, nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1990, tr 275.
*8 - Theo Trung Quốc Cổ Đại Đồng Cổ, do Trung Quốc Cổ đại Đồng cổ Nghiên cứu hội, Bắc Kinh, Wenwu Press, 1988.
*9 - Ngoài Sách Lạc, học thuyết Ngũ Hành, Âm Dương, Tiên Rồng, Đạo Đức... đều có nguồn gốc Việt Lạc Sông Hồng. - Đọc thêm nt, tr 242, phần 6. Hoặc các bài Nguồn gốc Lạc Hồng của các Học thuyết.
*     *     *     *
3. Ý NGHĨA 3 CHỮ VIỆT
3.1 Ba chữ Việt 3 Đặc Trưng.
Chữ Việt Vượt Biển  là chữ Việt lướt sóng dưới sự hướng dẫn và độ trì của Tổ Tiên, - chữ Việt từ Đất Tổ Đồng Đình vượt rừng vượt biển, tung cánh khắp bốn phương, - chữ Việt quyết tâm, tinh lanh, dũng cảm, - chữ Việt tự hào của toàn thể Tộc Việt.
Chữ Việt Sách Lạc  là chữ Việt thấu suốt việc đất trời cao siêu, - chữ Việt chỉ dạy các Thánh Vương an dân thịnh nước, - chữ Việt giải quyết mọi biến dịch trong cuộc sống, - chữ Việt đem thanh bình, thịnh vượng, và hạnh phúc cho con người.
Chữ Việt Đồ Đồng  là chữ Việt hãnh diện nền văn minh đồ đồng tinh xảo hơn ngàn năm, - chữ Việt thêm lẫy lừng với những tuyệt tác Đông Sơn, - chữ Việt bảo chứng kỹ thuật và nghệ thuật Tộc Việt, - chữ Việt tàng trữ tinh hoa học thuyết vô giá của Lạc Hồng.
*     *
3.2 Ba chữ Việt 3 Sắc Thái.
Dưới cái nhìn khác,
Chữ Việt Vượt Biển  là Chữ Việt Thần Võ, - chữ Việt khai phá, thắng vượt, - chữ Việt trị an diệt tà, - chữ Việt cường thịnh.
Chữ Việt Sách Lạc  là Chữ Việt Thánh Văn, - chữ Việt an dân thịnh nước, - chữ Việt văn học nghệ thuật, - chữ Việt hạnh phúc.
Chữ Việt Đồ Đồng  là Chữ Việt tuyệt kỹ, - chữ Việt phát triển, văn minh, - chữ Việt thăng tiến kỹ nghệ, khoa học, - chữ Việt ấm no.
*     *
3.3 Ba chữ Việt 3 Giai Đoạn.
Chữ Việt Vượt Biển  là chữ Việt đánh dấu thời lớn mạnh của Việt Thượng, đặc biệt Việt Thượng Sông Hồng, - chữ Việt khởi đầu Thời Hùng năm 2879 ttl, - chữ Việt 5000 Năm Lịch Sử trổi vượt. [2879 + 2013 = 4892].
Chữ Việt Sách Lạc trên lưng Rùa Thần  là chữ Việt phổ biến chữ viết, kỹ thuật, học thuyết, và văn hóa Việt Lạc Sông Hồng, - chữ Việt ơn ích giúp Đế Nghiêu năm 2191 ttl và các thời sau, - chữ Việt 4200 năm Văn Hiến rạng ngời. [2191 + 2013 = 4204].
Chữ Việt Đồ Đồng  là chữ Việt Thạp Trống Đông Sơn tuyệt kỹ, - chữ Việt xác chứng tinh hoa kỹ thuật Lạc Hồng từ năm 1000 ttl, - chữ Việt lưu chứng 3000 Năm Kỹ thuật xuất chúng và Học thuyết Việt cao siêu. [1000 + 2013 = 3013].
*     *
3.4 Ba chữ Việt một Việt Nam.
Cả 3 chữ 越 粵 鉞, gồm trọn 3 chữ, đều là Việt, là dân Việt, là Tộc Việt.
Cả 3 chữ đều là Việt Thần Võ, Việt Thánh Văn, Việt Tuyệt Kỹ, đều là Việt cường thịnh, Việt hạnh phúc, Việt ấm no.
Cả 3 chữ đều là Lịch Sử Việt trổi vượt, là Văn Hiến Việt rạng ngời, là Kỹ thuật Việt xuất chúng, là Học Thuyết Việt cao siêu.
Cả 3 chữ, gồm trọn 3 chữ, đều là Việt Lạc, Lạc Hồng, Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam.
*     *     *     *
4. CHỮ  TRỔI VƯỢT
Đây là chữ Việt thứ tư, chữ Việt theo mẫu tự la tinh : ‘’, - chữ  của Hiện Tại, - chữ  theo cách viết thông dụng nhất của nhân loại hiện nay, - chữ  thời VIỆT NAM bừng sáng và tỏa chiếu khắp địa cầu. 
 
Chữ  với nghĩa là Vượt, Vượt mọi chướng ngại, Vượt mọi biên giới, Vượt mọi rào cản văn hóa, chính trị, kinh tế, kỹ thuật, khoa học, quân sự, tôn giáo, chủng tộc... chữ  đến với mọi người, ở mọi nơi.
Đây là Chữ  Trổi Vượt, - chữ  năm 2000, - chữ  7000 năm tích tụ tâm huyết và thần trí của Tổ Tiên, - chữ  của Dân Việt trở thành tác nhân thăng tiến Nhân Loại, - chữ  phổ biến nền Văn hóa Tình Người Tiên Rồng để vực dậy Loài Người.
Đây là chữ  gồm trọn 4 chữ 越 粵 鉞 , chữ  của Thế Hệ Hôm Nay trao truyền cho Con Cháu.
__________________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét