Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

[Bài 23-24] Tình sử HXH-ND/ Ngân Triều biên khảo


*****
[Bài 23]
Ñoäc Tieåu Thanh kyù
III Đc Tiu Thanh ký bài thơ Nguyn Du gi H Xuân Hương.


         Nhờ ba năm lưu lạc (1786-1799) thành nhà sư Chí Hiên đi muôn dặm chu du Trung Quốc, Nguyễn Du nói thạo tiếng Trung Quốc, nên khi ra làm quan được mấy tháng từ Tri huyện Phù Dung, Nguyễn Du được thăng lên Tri phủ Trường Tín đặc trách tiếp sứ Thanh sang phong vương vua Gia Long. (Nguyễn Án được bổ làm tri huyện thay Nguyễn Du ở Phù Dung)… Đường công danh thăng tiến, nhưng người vợ họ Đoàn qua bốn lần sanh, chỉ để lại một con Nguyễn Tứ và qua đời.Mùa thu năm 1804, Nguyễn Du xin nghĩ bệnh một tháng. Từ Thường Tín, Nguyễn Du về thăm lại Cổ Nguyệt đường bên Hồ Tây, đến nơi thì vườn cảnh đã hoang vu thiếu bàn tay chăm sóc của Hồ Phi Mai.
          Từ khi lấy anh thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, chẳng bao lâu anh thầy Lang mất, nàng lại trở về với mẹ, Cổ Nguyệt đường dạy học, rồi yêu Mai Sơn Phủ, mối tình để lại những bài thơ nồng nàn thắm thiết, thề thốt.. trong Lưu Hương ký. Mai Sơn Phủ cũng người ở Vinh (Vịnh Phố) trở về quê để cậy cha mẹ cưới hỏi, chàng về quê thì biệt tăm trong chiến tranh, trong trận đánh cuối cùng vua Gia Long và Tây Sơn. Hồ Xuân Hương lánh nạn lên Vĩnh Phú thì gặp một học trò cũ của cha, là Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà, Xuân Hương nhận làm lẽ, nhưng vợ cả ghen tuông, nàng đang đau ốm, có thai 6 tháng, thân phận như nàng Tiểu Thanh.
          Bên song cửa Cổ Nguyệt đường, Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh ký gửi Xuân Hương Hồ Phi Mai:
 Vườn cảnh Cổ Nguyệt đường nơi Tây Hồ đã thành gò bãi hoang vu vì thiếu bàn tay chăm sóc của nàng,
Bên song cửa, một mình đọc lại một trang sách để viếng nàng.
Người con gái tài năng, có thần cho dẫu sầu đời chết đi, chắc là hồn nàng vẫn còn oán hận.
 Văn chương vô mệnh dù đốt cháy vẫn còn dư âm.
Mối hờn xưa nay chỉ có biết hỏi trời, vì đâu những người phong lưu tài sắc lại có cái án oan nghiệt như thế.
Ba trăm năm lẽ nữa, kể từ nàng Tiểu Thanh đến nay, ba trăm năm lẽ sao ai sẽ khóc nàng Xuân Hương Hồ Phi Mai. (Hai chữ tố như trong bài này tra tự điển Thiều Chửu: Tố là tơ trắng, nghĩa bóng là người có phẩm hạnh cao khiết; như là như cũ, như vậy, giống như. Nghĩa hai câu cuối là: không biết rồi đây ba trăm năm lẽ nữa, ai sẽ khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh.
 
Ñoäc Tieåu Thanh kyù    
*

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu.
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bách tri tam bách dư niên hậu, 
Thiên hạ hà nhân khấp tố như ?

*
Đọc Tiểu Thanh ký 
Tây Hồ vườn cảnh đã hoang vu,
Bên cửa viếng nàng một áng thư.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương vô mệnh cháy còn dư.
Mối hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách lụy sầu.
Ba trăm năm nữa trong thiên hạ,
Còn Nàng ai khóc một niềm đau. 
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Thanh Hiên thi tập, Nhất Uyên dịch thơ
*
Chú thích:
Hoa uyển,
花苑có bản chép mai uyển theo thơ Tốn Phong trước nhà Xuân Hương có trồng nhiều mai trắng. Tốn Phong còn gọi nhà nàng là Mai đình. Tại Tây Hồ Hàng Châu trước nhà Tiểu Thanh cũng có rừng mai rộng bát ngát, thi sĩ Lâm Bô đời Tống vào rừng mai thưởng hoa đi lạc không biết đường về.
Bài Độc Tiểu Thanh Ký trong các văn bản đều đặt cuối Thanh Hiên Thi tập thời điểm sáng tác năm 1804., không ai hiểu làm sao, cụ Đào Duy Anh có đem qua Bắc Hành Tạp lục, nhưng Nguyễn Du khi đi sứ không ghé đến Hàng Châu.. Nếu Nguyễn Du viết năm 1799 trong thời gian lưu lạc Trung Quốc thì bài này phải nằm kế 5 bài thơ Vịnh Miếu Nhạc Phi, Tần Cối, Vương Thị. Cách cắt nghĩa của tôi duy nhất đáp ứng được thời điểm sáng tác.
          Ý nghĩa hai chữ Tố Như, tên tự hay bút hiệu thường lấy từ một điển tích, hay có ý nghĩa, tố như không có nghĩa nào khác và cũng không điển tích. Tôi( TS Phạm Trọng Chánh), cắt nghĩa và tìm ra mối liên hệ bài này với bài Giã từ Tổng Cóc (khóc Tổng Cóc) và bài Chơi Tây Hồ nhớ bạn của Hồ Xuân Hương viết năm 1805.
*
Tham khảo:




Bản chữ Hán, Ngân Triều soạn

讀小青記 
西湖花苑盡成墟
獨吊窗前一紙書 
脂粉有神憐死後 
文章無命累焚餘 
古今恨事天難問 
風韻奇冤我自居 
不知三百餘年後 
天下何人泣素如
*
Độc Tiểu Thanh ký

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
*
Dịch nghĩa
Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bãi hoang,
Ta chỉ viếng nàng qua bài ký đọc trước cửa sổ mà thôi.
Son phấn có linh hồn chắc phải xót chuyện xảy ra sau khi chết,
Văn chương không có mệnh mà cũng bị liên luỵ, đốt đi còn sót lại một vài bài.
Mối hận cổ kim, thật khó mà hỏi ông trời.
Ta tự coi như người cùng một hội, một thuyền với nàng là kẻ vì nết phong nhã mà mắc phải nỗi oan lạ lùng.
Chẳng biết ba trăm năm sau,
Thiên hạ có ai khóc Tố Như ta?
Về câu chuyện nàng Tiểu Thanh, xin xem thêm tác giả Phùng Tiểu Thanh 馮小青 (đời Minh, Trung Quốc).
*
Bản dịch của Lê Thước
Gửi bởi Vanachi ngày 11/06/2005 17:40
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có hồn chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
*
Bản dịch của Quách Tấn
Gửi bởi Vanachi ngày 11/06/2005 17:41
Hồ Tây hoa kiểng giải gò hoang,
Cửa hé trang thư chạnh điếu nàng.
Hận luống vương thêm hồn phấn đại,
Tro chưa tàn hết nghiệp văn chương.
Thanh thương khó hỏi oan chồng chất,
Phong nhã đành chung nợ văn chương.
Rồi Tố Như nầy ba k nữa,
Trần gian ai kẻ sụt sùi thương.
*
Bản dịch của Thân Bá Trường Sơn
Gửi bởi Vanachi ngày 11/06/2005 17:41
Tây hồ hoa cảnh thảy thành hoang,
Trước cửa tờ thư khóc điếu nàng.
Son phấn có hồn chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn mang.
Sầu hận xưa nay trời khó hỏi,
Nỗi oan phong nhã khách còn vương.
Ba trăm năm nữa trong thiên hạ,
Thiên hạ còn ai khóc Tố Như ?
*
Bản dịch của Vũ Tam Thập
Gửi bởi Vanachi ngày 11/06/2005 17:42
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như (*) chăng ?
*
Chú thích:
Hoa uyển, có bản chép mai uyển theo thơ Tốn Phong trước nhà Xuân Hương có trồng nhiều mai trắng. Tốn Phong còn gọi nhà nàng là Mai đình. Tại Tây Hồ Hàng Châu trước nhà Tiểu Thanh cũng có rừng mai rộng bát ngát, thi sĩ Lâm Bô đời Tống vào rừng mai thưởng hoa đi lạc không biết đường về.
Tố Như,
素如, tên tự của Nguyễn Du 阮攸; Sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766– mất năm 1820, tên tự Tố Như 素如, hiệu Thanh Hiên 清軒, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ 鴻山獵, Nam Hải điếu đồ 南海釣屠, là một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là " Đại thi hào dân tộc".
(*)Hai chữ tố như trong bài này tra tự điển Thiều Chửu: Tố là tơ trắng, nghĩa bóng là người có phẩm hạnh cao khiết, như là như cũ, như vậy, giống như. Nghĩa hai câu cuối là: không biết rồi đây ba trăm năm lẽ nữa, ai khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh.
Bài Độc Tiểu Thanh Ký trong các văn bản đều đặt cuối Thanh Hiên Thi tập thời điểm sáng tác năm 1804, không ai hiểu làm sao, cụ Đào Duy Anh có đem qua Bắc Hành Tạp lục, nhưng Nguyễn Du khi đi sứ không ghé đến Hàng Châu. Nếu Nguyễn Du viết năm 1799 trong thời gian lưu lạc Trung Quốc thì bài này phải nằm kế 5 bài thơ Vịnh Miếu Nhạc Phi, Tần Cối, Vương Thị. Cách cắt nghĩa của tôi duy nhất đáp ứng được thời điểm sáng tác. Ý nghĩa hai chữ tố như, tên tự hay bút hiệu thường lấy từ một điển tích, hay có ý nghĩa, tố như không có nghĩa nào khác và cũng không điển tích. Tôi cắt nghĩa và tìm ra mối liên hệ bài này với bài Giả từ Tổng Cóc (khóc Tổng Cóc) và bài Chơi Tây Hồ nhớ bạn của Hồ Xuân Hương viết năm 1805.

***
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Thanh Hiên thi tập,
Nhất Uyên dịch thơ
Đọc Tiểu Thanh ký
Tây Hồ vườn cảnh đã hoang vu,
Bên cửa viếng nàng một áng thư.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương vô mệnh cháy còn dư.
Mối hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách lụy sầu.
Ba trăm năm nữa trong thiên hạ,
Còn Nàng ai khóc một niềm đau.
***

Ngân Triều diễn thơ
Đọc Tiểu Thanh ký
Tây Hồ dâu bể hóa gò hoang,
Thổn thức bên song đọc mảnh giấy tàn.
Dẫu biết phũ phàng, nào oán hận,
Văn chương đem đốt tiếng còn oan.
Xưa nay oan uổng (1), trời khôn hỏi,
Cái nghiệp oan gia (2), khách tự mang.
Chẳng biết sau hơn ba thế kỷ,
Còn ai thương cảm Tố Như nương?
(1), oan uổng, bị ép gán tội danh hay điều gì mà không thế nào biện bạch.
(2) oan gia,
冤家bị oan, nhà bị oan.
đồng tương ứng như đồng hội đồng thuyền, cùng một số phận và tâm tình với nhau.
Nghĩa hai câu cuối là: không biết rồi đây ba trăm năm lẽ nữa, ai khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh.
*
         Sau khi nhận được bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du. Hồ Xuân Hương dứt khoát dứt tình với Tổng Cóc. Bài thơ làm nàng thức tỉnh, nàng không thể nào tủi buồn, uất hận vì phận làm lẽ mà chết như nàng Tiểu Thanh. Không thể kéo dài cuộc sống: Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Chịu đấm ăn xôi, xôi lại hẩm vì Tổng Cóc làm tình như chuộc vọc:
Tiếc dĩa hồng ngâm cho chuộc vọc,
…Một tháng đôi lần có cũng không.
…Chàng Cóc ơi, Chàng Cóc ơi, thiếp bén duyên với chàng thế là đủ rồi. Thiếp xin dứt tình với chàng từ đây như nòng nọc đứt đuôi. Dù chàng có cho thiếp nghìn vàng, thiếp cũng như con cóc bị bôi vôi không bao giờ trở lại với chàng. Cóc hay vào nhà trốn vào xó bếp hay gầm giường, đuổi đi, hay bắt bỏ ra xa cũng quay đầu trở lại, chỉ có bôi vôi vào đầu là đi biệt luôn không dám trở lại nữa.
*
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn
Khóc ông Tổng Cóc

Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
(Bản khắc 1921)
*
KHÓC TỔNG CÓC
Hồ Xuân Hương
Chàng Cóc ơi! Chàng cóc ơi!               (1)
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.     (2)
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,             (3)
Nghìn vàng không chuộc dấu bôi vôi. (4)
* Chú giải: Tổng Cóc tên thật là Nguyễn Bình Kình, ở làng Gáp nay là Tứ Xã, Lâm Thao-Phú Thọ. “Bài thơ tài tình lắm trong câu chữ (cóc, bén (nhái), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc), bôi vôi…) nhưng để lại biết bao điều võ đoán. Cả trăm năm trước, bài thơ đã bị nhiều người hiểu lệch. Trước hết bài thơ gợi cho người đọc, nghĩ đến vợ khóc chồng vừa quá cố. Sự thực đâu phải vậy! GS Lê Trí Viễn có phân tích và cho rằng bài thơ vừa bộc lộ nỗi đau xót vừa thể hiện sự tiếc rẻ, thậm chí một sự ân hận nếu không nói là hờn oán. Có vẻ như bài thơ giận người bỏ đi. Thương cho mình hơn là khóc cho người. Bài thơ không ra lời tang mà như lời tự thương tự tiếc, không giận người mà chỉ tủi cho mình”. (Nguyễn Cẩm Xuyên-Hồ Xuân Hương, huyền thoại và sự thật-Tạp chí KTNN số 663 ngày 10/01/2009).
*
Bản chữ Nôm:
Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi 
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi 
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé 
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
*
Hồ Xuân Hương, trở về Cổ Nguyệt đường, dù mang thai 6 tháng, sợ dư luận dị nghị, nàng ra phố Nam, mở tiệm bán sách, bút giấy mực, cạnh trường ông nghè Phạm Quý Thích gần đền Lý Quốc Sư. Mượn tiền Phạm Đình Hổ và bè bạn, Xuân Hương đã mở quán sách này. Tốn Phong đến thăm Xuân Hương sau hai lần hỏng thi khoa 1806 và 1813. Tốn Phong đến gặp Xuân Hương tại hiệu sách, sau khi nàng đã sinh con: Mai lạnh vẫn thường than nỗi khổ, Chốn dời Mai mới nở thêm cành.(bài 15) Tiếc thay đứa con gái mất sớm, nàng không nuôi được. Năm ấy nàng 35 tuổi, sắc đẹp mặn mà làm tốn phong ca tụng tít trời xanh. Quán sách nàng là nơi các học trò ông nghè Phạm Quý Thích lui tới, để ngắm bà chị.Trong đám học trò thường đến hiệu sách của nàng có cậu bé lên tám bị mắng là: Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa, có lẽ là Phương Đình Nguyễn Văn Siêu về sau sẽ cùng Cao Bá Quát nổi tiếng: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán.
*
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn
(2)
窖 窖 迻  屡 艮 魚
吏  朱 姉   詩
 嫩 癢 毒 針 花 
羝 衮 忿 夌 觸 梄 疎

Bản chữ Nôm: (Ghi theo Hồ Xuân Hương thi tập, bản chép tay, bài XXXIV; tham khảo Đại Tự Điển chữ Nôm, Vũ Văn Kính và phần mềm Winvnkey).
*
Bọn đồ dốt
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rửa
Dê cỏn buồng sừng húc giậu thưa.

*****

[Bài số 24]
Chôi Taây Hoà nhôù baïn


          Xuân Hương trở lại Cổ Nguyệt đường bên Hồ Tây, Nguyễn Du về quê một tháng, sau đó được lệnh vào Phú Xuân thăng Đông Các học sĩ hàm ngũ phẩm, tước Du Đức Hầu, chức vụ dâng sách cho vua đọc mỗi ngày, và soạn thảo chiếu biểu cho vua. Gia Long.
          Hồ Xuân Hương viết bài Chơi Tây Hồ nhớ bạn trả lời bài Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du. Nguyễn Du viết:
Tây Hồ vườn cảnh đã hoang vu. (Tây Hồ hoa uyển tẩn thành khư).
Xuân Hương trả lời:
 Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa.
Em đã trở về, em không chết như nàng Tiểu Thanh đâu ?
Vườn cảnh có tay em chăm sóc đã trở lại như xưa.
Người đồng châu, cùng quê Nghệ Tĩnh với em biết bao giờ trở lại.
Nhật Tân đê lở, như duyên em dù lỡ làng cũng còn lối vào.
Chùa Trấn Quốc rêu phong vẫn còn lưu lại bài thơ em viết ngày nào đề thơ cùng chàng.
 Nơi vực Trâu vàng trăng lặn bóng.
 Kìa non Phượng đất khói tuôn mờ những kỷ niệm đôi ta;
Hồ kia thăm thẳm sâu bao nhiêu cũng không bằng lòng em nhớ chàng.
*


Chôi Taây Hoà nhôù baïn

Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa,
Người đồng châu trước biết bao giờ.
Nhật Tân đê lỡ nhưng còn lối,
Trấn Quốc rêu phong vẫn ngấn thơ,
Nọ vực Trâu vàng trăng lặn bóng,
Kìa non Phượng đất khói tuôn mờ.
Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy,
So dạ hoài nhân dễ chửa vừa.
*
Chú thích:
Vực Trâu vàng: tích Sư Minh Không quốc sư Triều Lý xin đồng nhà Tống về đúc chuông, tiếng chuông ngân xa, con trâu vàng trong cung nhà Tống ngỡ tiếng mẹ kêu, chạy sang Hồ Tây và biến mất trong khu vực này. Phủ Tây Hồ có đền thờ Trâu Vàng và đền bà Chúa Liễu Hạnh.
Non Phượng đất: hay mõ phượng, gò đất nhô ra ở Hồ Tây, nay thuộc khu vực Trường Bưởi, Chu Văn An.
Nguyễn Du cưới và vợ họ Võ sanh một con, để cai quản gia trang Tiên Điền, và có ba vợ thứ ba theo hầu bên cạnh nên sanh luôn một chục đứa con.
*
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn

𨔈 西 𢖵
西 𠸗
𠊛
𠠩 𣇞
𨓐 𡓃
𧄈 泿
𤛠 𣵰     
𡽫 𤌋 𤎎
探瀋
𥚯 𣃣
*
Ngân Triều diễn thơ
(Xuân Hương trả lời)
Chơi Tây Hồ nhớ bạn
Nào đâu khác lạ, cảnh Tây Hồ,
Người cũ cùng quê, vẫn nhớ chờ.
Đê lở Nhật Tân, chưa hết lối.
Rêu phong Trấn Quốc vẫn còn thơ.
Trâu vàng kìa vực trăng lồng bóng.
Non Phượng nào đâu bóng khói mờ
Thăm thẳm Hồ sâu, hồ thẳm thẳm,
Nào bằng nỗi nhớ, mộng người mơ?

*******
Tượng đài Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương

Top of Form
Nguồn, TL Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình của HXH và NDTs Phạm Trọng Chánh
Bottom of Form
*****
Giaõ töø Toång  Coùc
          Sau khi nhận được bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du. Hồ Xuân Hương dứt khoát dứt tình với Tổng Cóc. Bài thơ làm nàng thức tỉnh, nàng không thể nào tủi buồn, uất hận vì phận làm lẽ mà chết như nàng Tiểu Thanh. Không thể kéo dài cuộc sống: Cầm bằng làm mướn, mướn không công. Chịu đấm ăn xôi, xôi lại hẩm vì Tổng Cóc làm tình như chuộc vọc: Tiếc dĩa hồng ngâm cho chuộc vọc, Một tháng đôi lần có cũng không. Chàng Cóc ơi, Chàng Cóc ơi, thiếp bén duyên với chàng thế là đủ rồi. Thiếp xin dứt tình với chàng từ đây như nòng nọc đứt đuôi. Dù chàng có cho thiếp nghìn vàng, thiếp cũng như con cóc bị bôi vôi không bao giờ trở lại với chàng. . Cóc hay vào nhà trốn vào xó bếp hay gầm giường, đuổi đi, hay bắt bỏ ra xa cũng quay đầu trở lại, chỉ có bôi vôi vào đầu là đi biệt luôn không dám trở lại nữa.
Giã từ Tổng Cóc
Chàng Cóc ơi ! Chàng cóc ơi ! 

Thiếp bén duyên chàng chỉ thế thôi, 
Nòng nọc đứt đuôi từ đấy nhé ! 
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

*
          Hồ Xuân Hương, trở về Cổ Nguyệt đường, dù mang thai 6 tháng, sợ dư luận dị nghị, nàng ra phố Nam, mở tiệm bán sách, bút giấy mực, cạnh trường ông nghè Phạm Quý Thích gần đền Lý Quốc Sư. Mượn tiền Phạm Đình Hổ và bè bạn, Xuân Hương đã mở quán sách này. Tốn Phong đến thăm Xuân Hương sau hai lần hỏng thi khoa 1806 và 1813. Tốn Phong đến gặp Xuân Hương tại hiệu sách, sau khi nàng đã sinh con: Mai lạnh vẫn thường than nỗi khổ, Chốn dời Mai mới nở thêm cành.(bài 15) Tiếc thay đứa con gái mất sớm, nàng không nuôi được. Năm ấy nàng 35 tuổi, sắc đẹp mặn mà làm tốn phong ca tụng tít trời xanh. Quán sách nàng là nơi các học trò ông nghè Phạm Quý Thích lui tới, để ngắm bà chị.
          Trong đám học trò thường đến hiệu sách của nàng có cậu bé lên tám bị mắng là: Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa, có lẽ là Phương Đình Nguyễn Văn Siêu về sau sẽ cùng Cao Bá Quát nổi tiếng: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán.
*

Nguồn: Đi tìm Cổ nguyệt Đường và mối tình HXH và ND, TS Phạm Trọng Chánh


*****

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét