Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Bài [21-22]. Tình sử HXH-ND/ Ngân Triều biên khảo


 [Bài 21]
Chí Hieân taëng (1)
          Sau khi gửi bài thơ này cho Hồ Xuân Hương năm 1795. Hồ Xuân Hương hiểu mối tình mình chỉ là giấc mộng. Nguyễn Du thôi làm Hồng Sơn Liệp Hộ mà làm Nam Hải Điếu Đồ, đi câu cá biển Nam Hải. Tâm sự Nguyễn Du lúc này trong bài Tạp thi I viết: 
Bạc đầu tráng sĩ ngửng trời than,
 Dựng nghiệp mưu sinh thảy lỡ làng,
Thu Cúc, Xuân Lan thành mộng ảo.
 Hạ nồng, đông lạnh cướp ngày xanh
           Nguyễn Du cho rằng chuyện tình của mình với cô Cúc làng Trường Lưu hay với Xuân Hương làng Nghi Tàm đều đã thành mộng ảo.Về Hồng Lĩnh, Nguyễn Du tâm sự với người bạn cũ Thực Đình (bút hiệu có nghĩa là người ăn ở đình làng) Họp bạn khó tìm người mắt biếc.
          Sau vụ khởi nghĩa Nguyễn Quýnh, làng Tiên Điền bị làm cỏ, người sống sót chẳng ai dám tỏ một thái độ gì. Do đó Nguyễn Du không thể ở lại, dạy học, cũng không thể tìm ra thủ hạ, do đó, tôi bác bỏ đoạn gia phả Nguyễn Tiên Điền chép: 
Nguyễn Du từ Hà Tỉnh dẫn thủ hạ mang quân lương ra tiếp rước Vua Gia Long. Và được đưa ra Bắc phong tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam. 
          Bước đường tìm cách vượt biển vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh, có lẽ Nguyễn Du đã rơi vào bẫy của quan biên phòng của Hiệp Trấn Hà Tĩnh Nguyễn Văn Thận, nên thay vì vào Khánh Hoà, Nguyễn Du bị chở thẳng vào tù. Nguyễn Văn Thận nể tình bạn thân với Nguyễn Nể, và tài thơ văn Nguyễn Du nên chỉ cho ở tù sơ sơ mười tuần (ba tháng).
           *
          Trong Bài Cảm Hứng trong tù Nguyễn Du cho rằng nỗi lòng mình không ai biết: 
Tâm sự chút lòng, ai biết tỏ,
Như sông Quế sâu dưới non Hồng. 
          Nguyễn Văn Thận giữ vững Hà Tĩnh cho đến năm 1802, vua Gia Long tiến đánh, Thận thua trận chạy ra Thanh Hóa và bị giết ở đó.
          Tin tức Nguyễn Du bị tù đã ra tới Thăng Long. Hồ Phi Mai lên đường về nhà chồng anh thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm.
Nguyễn Du sau khi ra tù , ban đêm Nguyễn Du đã đi bộ trốn ra Thăng Long bài Dạ hành:
 Trăng xế biển Nam ngàn dặm chiếu,
Đường xa gió lộng một người trông.
 Đêm đen mờ mịt bao giờ sáng
Đầu bạc mà còn vụng dấu thân.
Trên đường đi Nguyễn Du phải đi ăn xin: Bài Khất Thực, Nguyễn Du viết: 
*
Khất thực
Tầng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên,
Triển chuyển nê đồ tam thập niên.
Văn tự hà tằng vi ngã dụng,
Cơ hàn bất giác thụ nhân liên (lân)
*
Chống gươm ngạo nghễ thét trời xanh,
 Ba chục năm trong bùn hôi tanh,
Chữ nghĩa ích gì cho cuộc sống,
nào ngờ đói rách người thương tâm.
*
乞 食
嶒 崚 長 劍 倚 青 天
輾 轉 泥 塗 三 十 年
文 字 何 曾 為 我 用
饑 寒 不 覺 受 人 憐
*
          Đến Thăng Long Nguyễn Du đến một quán khách quen biết bên bờ Hồ Tây, chủ quán cho hay Xuân Hương Hồ Phi Mai đã đi lấy chồng, anh thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Chủ quán mời một bình trà, Nguyễn Du uống bao nhiêu lần, không tiền nên chỉ xin nước sôi uống trà lạt, ngồi viết hai bài thơ ký tên Chí Hiên. Bài thơ oán trách Hồ Xuân Hương thậm tệ.Còn có bài thơ trách móc nào đau đớn hơn nhưng nàng vẫn trân trọng lưu trong tập thơ Lưu Hương ký.

Ảnh minh họa, Google

Chí Hiên tặng I
Chữ giao nguyền với mấy năm tròn,
Xe nón tình kia mãi mãi còn.
Chẳng biết dạ người đen tựa mực,
Sao hay lòng khách thắm như son.
Còn tai chửa lãng lời vàng ngọc,
Có mắt mà xem mặt nước non.
Chớ trách chúa Xuân lòng mỏi mệt;
Mận đào được thế tiếng công môn.
Thơ chữ Nôm Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đã ghi trong Lưu Hương ký.
*
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn

𡨸   𡅪 唄 買 𢆥 𡗶
          
     𠊚       
  𢚸   𧺀 如 崙
 𦖻 𣗓 𢠯 𠳒  鐄 玉
𣎏 眜 麻   𩈘       𡽫
詛 責 主 春 𢙱  痗 瘼
槾 桃 得    
*
Nhất Uyên diễn ý
Đã giao du với nhau mấy năm tròn,
thề thốt tình thâm giao xe, nón mãi mãi còn…
Xe nón do chữ Xạ lạp , theo sách Phong thổ ký, phong tục nước Việt thuần phác. Trong buổi sơ giao, hai bên làm lễ kết nghĩa thường có lời thề: Anh cỡi xe, tôi đội nón, khi gặp nhau sẽ xuống xe vái chào tôi., anh cầm ô tôi cỡi ngựa, khi gặp nhau tôi sẽ xuống ngựa chào anh.. Thơ Khổng Bình Trọng: Việc đời biến đổi khôn lường, chớ vì cởi xe mà khinh kẻ đội nón. Vì thế tình thân là xạ lạp chi giao, mối giao tình xe nón..
Không biết tại lòng nàng tham giàu sang mà thay dạ đổi lòng, lòng đen tựa mực đi lấy chồng thầy thuốc,
Còn tôi mới ra tù, tình tôi vẫn thắm như son, một lòng yêu nàng.
Tai tôi chưa quên lời vàng ngọc của nàng,
Nàng có mắt hãy xem tôi làm nên sự nghiệp với nước non.
Chớ trách chúa xuân, vì sợ chờ đợi tôi mà mỏi mệt sợ lỡ thì.
Tình nàng sớm mận tối đào như thế có xứng đáng dòng dõi con nhà quyền quí chăng. ?
[Còn có bài thơ trách móc nào đau đớn hơn?]
*


ảnh minh họa, Google










*
Ngân Triều diễn thơ
Giao tình ròng rã mấy năm tròn,
Xe nón lòng đây vẫn mãi còn.
Sớm tối lòng ai đen tựa mực,
Đục trong tình khách đỏ như son.
Đá vàng sao vội quên lời hẹn,
Chống  mắt chờ xem rỡ nước non.
Chớ  trách chúa Xuân, chờ đợi lỡ,
Lẳng lơ ai dám rước, lầu son?
Ngân Triều

*
Nguồn: Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình HXH và ND của TS Phạm Trọng Chánh.

*****
[bài 22]
Chí Hieân taëng (2)

          Bài Chí Hiên tặng II. Nguyễn Du không trách móc nữa mà bày tỏ lòng mình:
Rủi may nào sá gì, nghĩ rằng cùng tắc thông, thông tắc biến, biến tắc hóa theo Kinh Dịch…
Ra Bắc phen này (1796) mong làm nổi việc,
Nghĩ lại việc vào Nam (1794) cũng hoài công, Hà Tỉnh chẳng ai theo, chẳng thể lập cứ địa chống Tây Sơn, cũng chẳng thể vượt biển vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh…
Bạn thơ cũ nay đâu, ngồi uống trà một mình, uống bao nhiêu bình nước rồi ấm trà đã nhạt.
Quán trọ đêm qua năm canh không ngủ được vì manh áo quá mong manh, trời đã vào lập đông…
Trông ra sông hồ mù mịt sương khói từ biển thổi vào.
Người xưa Cổ Nguyệt đường lòng như tấm gương trong nào thấy đâu?
*
Chí Hiên tặng II.
Rủi may nào sá nghĩ cùng thông,
Chưa dễ tri âm tỏ nỗi lòng.
Ra Bắc phen này mong nổi việc,
Vào Nam ngẩm trước cũng hoài công.
Bạn thơ năm hết mâm trà lạt,
Quán khách canh chầy mảnh áo mong.
Gớm nhẽ trông ra mù khói bể,
Nguyệt đường bao nã thấy gương trong
*
Bản chữ Nôm, Ngân Triều soạn:
㩡咤𢣂窮通
𠴭知音𢚶𢙱
𦋦畨尼
𠓨𡄎共壞工
伴詩𣙺𤁕
舘客更𤗖𥜌𤘁
憾洱𦋦 𤌋𣷭
月堂包那𧡊𨩍𤄯
*
Nguyễn Du tìm đến nhà Đoàn Nguyễn Tuấn, bên bờ sông Nhị, Đoàn đang làm quan Tây Sơn, nhà cao cửa rộng: 
Trên bờ sông Nhị nhà chen gần,
 Đã chiếm cả thành hết cảnh xuân,
Cầu gác Đông Tây cao ngất dựng.
 Chẳng kém gì các biệt thự các vị quan ngày nay. Nguyễn Du được Đoàn Nguyễn Tuấn gả em gái út, và giao cho gia trang tại Quỳnh Hải năm 1797. Từ đây Mùa Xuân Quỳnh Hải, Quỳnh Hải nguyên tiêu, sau khi góc biển chân trời ba chục tuổi, Nguyễn Du mới biết đến hạnh phúc: 
*
Quỳnh Hải Nguyên Tiêu 

Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên, 
Y  y bất cải cựu thuyền quyên. 
Nhất thiên Xuân hứng, thùy gia lạc? 
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên? 
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán, 
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên. 
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến, 
Hải giác thiên nhai tam thập niên.

*
*


Rằm tháng Giêng ở Quỳnh Hải

Rằm Giêng lồng lộng khắp trời,
Trăng như người cũ, tuyệt vời không phai!
Trời Xuân ngập xuống nhà ai?
Mấy ai tận hưởng trăng này xa xôi?
Tan nhà, huynh đệ  chia phôi,
Bạc đầu căm giận tuổi đời ruỗi mau.
Đường cùng xa lắc nhìn nhau,
Mới  ba mươi tuổi lao đao cuối trời.
                                                Ngân Triều diễn thơ.

          Ở đây Nguyễn Du chấm dứt cuộc đời Mười năm gió bụi có vợ con, dạy học, dạy văn và võ, hoàn tất Truyện Kiều.
          Năm năm Quỳnh Hải (1797-1802) Nguyễn Du đã giàu có, nên khi Vua Gia Long kéo quân ra đất Bắc đánh bắt vua Tây Sơn, Cảnh Thịnh. Nguyễn Du từ Quỳnh Hải dẫn thủ hạ, học trò và tráng đinh Quỳnh Hải, đem theo lương thực, ngựa ,bò, heo dâng sớ đón rước nhà vua. Đến Phù Dung trấn Sơn Nam thì gặp Vua Gia Long, vua phong ngay cho làm tri huyện Phù Dung. Sự kiện này tương tự như Phi Tử thời Chiến Quốc, người đất Phù Ngưu dâng ngựa lên Vua Chu Hiếu Vương được phong chức Phụ Dung nước phụ chư hầu. Từ đó Nguyễn Du có tên Phi Tử, Nguyễn Hành trong Minh Quyên thi tập bài Đi săn có nhắc đến bút hiệu này.
*

Nguồn: Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du, TS Phạm Trọng Chánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét