[Bài
19]
Hoïa nhaân
Thời gian xa cách thắm thoát đã hai năm. Nguyễn Du vẫn biền biệt nơi Hồng Lĩnh. Mẹ Xuân Hương thúc ép nàng lấy chồng, Có anh thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, con cụ Lang, cậy người mai mối. Nhân có người về Hà Tỉnh. Hồ Xuân Hương gửi thơ cấp báo:
Vài hàng viết thư gửi chàng mà chạnh lòng nước
mắt rơi,
Tưởng
rằng thức suốt năm canh ánh trăng vẫn còn đó, tưởng rằng em (nguyệt) có thể chờ
đợi anh lâu hơn,
Nhìn lá nhuộm sương mai buổi sớm mà lòng thẹn
(vì đã hẹn với chàng),
Màu sương
khói chỉ làm rộn ràng nỗi buồn,
Bước ra ngoài nhà thẩn thơ trước gió,
Xa xa tiếng địch ai thổi chói tai (lời anh Lang
xóm Tây theo ve vản nàng),
Muốn hỏi
trăng già sao khe khắc với tình duyên đôi ta,
Trêu nhau làm chi mà xe mối tơ không trọn vẹn để
đôi ta phải xa nhau.
Phạm Đình Hổ đã chứng kiến, việc mẹ gã Xuân
Hương cho anh thầy Lang, có lẽ cũng là học trò cụ Đồ Diễn, thư sinh ngày xưa
không thi cử làm quan thì cũng hành nghề: Y, Lý, Bốc, Số, anh Lang không thi
cử, trở về tiếp tục nghề nghiệp của cha. Bài Hoài Cổ. (Nhớ xưa) Phạm Đình Hổ
viết về Xuân Hương, tôi dịch như sau:
Năm xưa hoa đào nở,
Em tôi học cài trâm.
Năm nay hoa đào nở.
Mẹ gả xóm Tây gần.
*
Năm nay hoa đào nở,
Gió xuân sao lạnh lùng.
Em nhìn hoa mà khóc.
Sầu vương nét mi cong.
*
Năm nay hoa đào nở,
Cỏ xuân mượt trời mơ.
Bên hoa em cười nụ,
Ngâm thành tự đề thơ.
*
Phạm Đình Hổ là người ham học hỏi, thấy người
tài là đến chơi, thấy nhà ai có nhiều sách hay thì đến đọc, thấy việc gì cũng
ghi chép. Trong thơ văn ông, tôi khám phá, ông chứng kiến mối tình Xuân Hương
với Nguyễn Du, với anh Thầy Lang, với Mai Sơn Phủ, và cho Xuân Hương mượn tiền
để mở quán sách Phố Nam thành Thăng Long, cạnh đền Lý Quốc Sư và trường ông
Nghè Phạm Quý Thích, sau khi Xuân Hương dứt tình với Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà.
Xuân Hương không tự đề thơ, mà viết bài thơ cuối cùng cho Nguyễn Du.
*
Họa nhân
Vài
hàng chữ gấm chạnh niềm châu;
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lâu.
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn,
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu.
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió,
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu,
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy,
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lâu.
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn,
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu.
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió,
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu,
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy,
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân
Hương. Lưu Hương ký
*
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn:
和 人
𠄧洚𡨸䌝𢤜惗珠
𢣂想𠄼更月嚱婁
𦲿染式籃沾𡲈𢢆
霜波𤌋碧吨沾愁
矧𠽔𠓀院茄誇𩙍
同望边𦖻笛𠯦
嚈𠳨綾𦓅吃悲
嘲饒之仍 𥿥箕 裘
*
ảnh minh họa, Google |
Ngân Triều diễn thơ:
Thư gởi đến chàng rơi nước
mắt,
Năm canh cứ tưởng nguyệt luôn còn.
Sương mai lá nhuộm lòng thêm thẹn,
Khói trắng giăng giăng rộn nỗi buồn,
Thơ thẩn ngoài sân trời nổi gió,
Xa xa tiếng địch hét buồn nôn.
Trăng già sao nỡ duyên khe khắc!
Xe mối tơ xa, biết có tròn?
Năm canh cứ tưởng nguyệt luôn còn.
Sương mai lá nhuộm lòng thêm thẹn,
Khói trắng giăng giăng rộn nỗi buồn,
Thơ thẩn ngoài sân trời nổi gió,
Xa xa tiếng địch hét buồn nôn.
Trăng già sao nỡ duyên khe khắc!
Xe mối tơ xa, biết có tròn?
*
Tham khảo:
HỒ XUÂN
HƯƠNG BÀ LANG KHÓC CHỒNG
Lo lắng trước tình duyên của con gái,
đã hai mươi bốn tuổi mà vẫn còn chờ đợi Nguyễn Du, ngày cưới hỏi vẫn chưa thấy
đâu. Xóm Tây, con thầy Lang làng Nghi Tàm cậy mai mối đến hỏi cho con trai,
cũng làm nghề thầy lang, cũng là học trò cụ Đồ Diễn. Gả con về Hà Tĩnh cách trở
xa đường, còn con thầy Lang dầu sao cũng xóm làng gần. Hồ Xuân Hương gửi thơ
bao lần thúc dục Nguyễn Du, Bài thơ nguyên là một ghi chú dài dòng nhân có ông
... về Hồng Lĩnh gửi thơ cho chàng:
Vài hàng viết thơ gửi chàng mà nước mắt
rơi lai láng, nghĩ tưởng rằng em sẽ chờ đợi chàng được lâu. Nhìn lá nhuộm sương
buổi ban mai mà lòng thêm thẹn, màu sương khói chỉ làm rộn thêm nỗi sầu. Em thờ
thẩn trước nhà, nhà đang sửa soạn chưng diện đám hỏi, lòng em trống trải, như
nhà chưng diện để khoe với gió. Vì lòng em đã chán nghe những lời tán tỉnh của
anh Lang như tiếng địch (tiêu, sáo dọc) thét bên tai, anh chàng thổi sáo dở,
lại cứ đem địch thổi bên tai nghe chói như tiếng thét (ngày nay, mang đàn vĩ
cầm đi tán gái, không cần người yêu than chói tai, hàng xóm cũng lấy trộm mất
cây đàn vĩ cầm). Muốn hỏi trăng già sao khe khắt với tình yêu đôi ta, trêu nhau
chi mà se những mối tơ không trọn vẹn để cho đôi ta phải xa nhau !
*
*****
Nguyễn Du bặt tin. Hồ Xuân Hương
không còn lối thoát đành lên kiệu hoa về nhà chồng, thầy Lang xóm Tây làng Nghi
Tàm.
Theo Gs Hoàng Xuân Hãn, tương truyền người chồng thứ nhất Hồ Xuân Hương
là một thầy thuốc, con một thầy lang, chưa được bao lâu thì thầy lang đi chữa
bệnh chẳng may bị nhiễm bệnh mất. Xuân Hương viết bài Bà Lang Khóc Chồng. Bản
Quốc Âm Thi Tuyển chữ nôm tựa Khóc Chồng Làm Thuốc.
BÀ LANG KHÓC CHỒNG
Văng vẳng tai nghe tiếng
khóc gì ?
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo,
Cay đắng chàng ơi vị quế chi.
Thạch nhủ, trần bì sao để lại,
Qui thân, liên nhục tẩm mang đi.
Dao cầu, thiếp biết trao ai nhỉ ?
Sinh ký chàng ơi, tử tắc quy.
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo,
Cay đắng chàng ơi vị quế chi.
Thạch nhủ, trần bì sao để lại,
Qui thân, liên nhục tẩm mang đi.
Dao cầu, thiếp biết trao ai nhỉ ?
Sinh ký chàng ơi, tử tắc quy.
*
Chú thích
Cam thảo : thân cây có chất ngọt.
Quế chi : cành vỏ quế có quế vị cay, có quế vị đắng.
Thạch nhũ: một loại lá trà, cũng có nghĩa là vú trong hang động.
Trần bì : võ quýt phơi khô, nghĩa bóng cái giống người nữ hay người nữ trần truồng.
Qui thân : một loại cần, nghĩa bóng là qui đầu, dương vật.
Liên nhục : hột sen nghĩa bóng là thân thể.
Dao cầu : dao sắc thuốc bắc.
Sinh ký tử qui : Sống gửi thác về, lấy từ sách Hoài Nam Ký.
Cam thảo : thân cây có chất ngọt.
Quế chi : cành vỏ quế có quế vị cay, có quế vị đắng.
Thạch nhũ: một loại lá trà, cũng có nghĩa là vú trong hang động.
Trần bì : võ quýt phơi khô, nghĩa bóng cái giống người nữ hay người nữ trần truồng.
Qui thân : một loại cần, nghĩa bóng là qui đầu, dương vật.
Liên nhục : hột sen nghĩa bóng là thân thể.
Dao cầu : dao sắc thuốc bắc.
Sinh ký tử qui : Sống gửi thác về, lấy từ sách Hoài Nam Ký.
Bài thơ
Xuân Hương không yêu thầy lang nên đùa bỡn, mượn tên các vị thuốc : Cam thảo,
quế chi, thạch nhủ, trần bì, qui thân, liên nhục. Và Dao cầu để sắc thuốc bắc,
từ nay thân phận thiếp biết trao cho ai. Hồ Xuân Hương không cho mối tình này
nằm trong tình sử của mình nên cũng không chép trong Lưu Hương Ký.
*****
[Bài
20]
Kyù
moäng
Trước sự nguy cấp của tình hình Nguyễn Du, không biết hành động gì hơn, đã trả lời bài thơ này bằng bài Ký mộng:
Thời gian qua nhanh như
nước chảy ngày đêm,
Anh như người du tử ở biệt mãi chốn quê hương.
Bao năm rồi không gặp mặt
lại,
Nói làm sao hết những nhớ
thương,
*
Chỉ còn biết gặp nhau
trong mộng,
Đêm qua anh mơ thấy rõ
ràng,
Em đến tìm anh nơi bến
sông Giang Đình.
Dung nhan vẫn như ngày xưa,
*
Áo tứ thân không buồn chăm
sóc.
Thoạt tiên em kể nỗi đau
ốm,
Rồi than thở những ngày xa
nhau,
Sụt sùi không nói hết, như
cách một bức màn.
*
Bình sinh em không thuộc
lối,
Mộng hồn không biết thực
hay không.
Núi Tam Điệp nhiều hổ trĩ,
Sông Lam lắm cá sấu.
*
Đường đi hiểm trở khó
khăn,
Không biết có nhờ cậy ai ?
Mộng đến ngọn đèn cô đơn
giọi sáng,
Mộng tan gió thổi lạnh
lùng.
*
Người đẹp của lòng anh
không thấy nữa,
Lòng anh rối như tơ vương.
Nhà trống ánh trăng xế soi
vào,
Chiếu trên tấm áo cô đơn
của anh.
*
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
Kyù moäng
Thệ thủy nhật dạ lưu,
Du tử hành vị qui.
Kinh niên bất tương kiến,
Hà dĩ uý tương ti (tư).
Du tử hành vị qui.
Kinh niên bất tương kiến,
Hà dĩ uý tương ti (tư).
*
Mộng trung phân minh kiến,
Tầm ngã giang chi mi.
Nhan sắc thị trù tích,
Y sức đa sâm si.
*
Thỉ ngôn khổ bệnh hoạn,
Kế ngôn cửu biệt ly.
Đái khấp bất chung ngữ,
Phảng phất như cách duy.
Mộng trung phân minh kiến,
Tầm ngã giang chi mi.
Nhan sắc thị trù tích,
Y sức đa sâm si.
*
Thỉ ngôn khổ bệnh hoạn,
Kế ngôn cửu biệt ly.
Đái khấp bất chung ngữ,
Phảng phất như cách duy.
*
Bình sinh bất thức lộ,
Mộng hồn hoàn thị phi.
Điệp sơn đa hổ trĩ,
Lam Thủy đa giao ly.
Bình sinh bất thức lộ,
Mộng hồn hoàn thị phi.
Điệp sơn đa hổ trĩ,
Lam Thủy đa giao ly.
*
Đạo lộ hiểm thả ác,
Nhược chất tưong hà y ?
Mộng lai cô đăng thanh,
Mộng khứ hàn phong xuy,
Đạo lộ hiểm thả ác,
Nhược chất tưong hà y ?
Mộng lai cô đăng thanh,
Mộng khứ hàn phong xuy,
*
Mỹ nhân bất tương kiến,
Nhu tình loạn như ti.
Không ốc lậu tà nguyệt;
Chiếu ngã đan thường y.
Mỹ nhân bất tương kiến,
Nhu tình loạn như ti.
Không ốc lậu tà nguyệt;
Chiếu ngã đan thường y.
*
Tham khảo bản chữ Hán, Thi Viện:
記夢
*
Người vợ trước của Nguyễn Du là em của Đoàn Nguyễn Tuấn, đã mất ở Quỳnh Hải, Thái Bình. Lúc này Nguyễn Du ở Hà Tĩnh chiêm bao thấy vợ. Ông nghĩ lúc sống bà chưa biết đường làm sao tìm được ông trong giấc chiêm bao.
Tham khảo: Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Trần Văn Nhĩ, NXB Văn Nghệ, 2007
Người vợ trước của Nguyễn Du là em của Đoàn Nguyễn Tuấn, đã mất ở Quỳnh Hải, Thái Bình. Lúc này Nguyễn Du ở Hà Tĩnh chiêm bao thấy vợ. Ông nghĩ lúc sống bà chưa biết đường làm sao tìm được ông trong giấc chiêm bao.
Tham khảo: Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Trần Văn Nhĩ, NXB Văn Nghệ, 2007
*
GHI LẠI GIẤC MỘNG
Dòng nước ngày đêm chảy,
Người biệt chốn cố hương.
Bao năm không gặp mặt,
Làm sao hết nhớ thương ?
Người biệt chốn cố hương.
Bao năm không gặp mặt,
Làm sao hết nhớ thương ?
*
Trong mộng rành rành thấy,
Tìm ta nơi bến sông,
Dung nhau vẫn như trước,
Y trang buồn biếng chăm.
Trong mộng rành rành thấy,
Tìm ta nơi bến sông,
Dung nhau vẫn như trước,
Y trang buồn biếng chăm.
*
Trước kể nỗi đau ốm,
Rồi than những ngày xa,
Nghẹn ngào không nói hết,
Dường cách bức màn sa.
Trước kể nỗi đau ốm,
Rồi than những ngày xa,
Nghẹn ngào không nói hết,
Dường cách bức màn sa.
*
Bình sinh không thuộc lối,
Mộng hồn biết thật chăng ?
Núi Điệp đầy hổ báo,
Sông Lam lắm thuồng luồng.
Bình sinh không thuộc lối,
Mộng hồn biết thật chăng ?
Núi Điệp đầy hổ báo,
Sông Lam lắm thuồng luồng.
*
Đường đi thật hiểm trở,
Phận gái nhờ ai không ?
Mộng đến đèn côi sáng.
Mộng tan gió lạnh lùng.
Đường đi thật hiểm trở,
Phận gái nhờ ai không ?
Mộng đến đèn côi sáng.
Mộng tan gió lạnh lùng.
*
Giai nhân nào thấy nữa,
Lòng ta rối tơ vương.
Nhà trống vầng trăng xế,
Soi manh áo cô đơn.
Giai nhân nào thấy nữa,
Lòng ta rối tơ vương.
Nhà trống vầng trăng xế,
Soi manh áo cô đơn.
(Thơ chữ
Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ)
*
Ngân Triều diễn thơ:
Ngân Triều diễn thơ:
Thời gian như nước chảy,
Biền biệt mãi quê hương.
Bao năm rồi không gặp,
Làm sao vơi nhớ thương,
*
May ra là mộng tưởng,
Đêm qua thấy rõ ràng,
Tìm anh nơi Giang Đình.
Dung nhan như ngày cũ,
*
Áo tứ thân xốc xếch.
Em kể nỗi ốm đau ,
Than thở nỗi xa nhau,
Bức màn không nói hết.
*
Bình sinh không thuộc lối,
Mộng hồn biết thực không?
Tam Điệp nhiều hổ báo,
Lắm cá sấu đường sông
*
Đường hiểm trở khó khăn,
Nhờ cậy có ai thân?
Mộng có đèn soi sáng,
Gió lạnh lùng mộng tan.
*
Người thương không thấy nữa,
Bối rối buồn nào hơn.
Nhà trống bóng trăng xế,
Rơi trên manh áo đơn.
Biền biệt mãi quê hương.
Bao năm rồi không gặp,
Làm sao vơi nhớ thương,
*
May ra là mộng tưởng,
Đêm qua thấy rõ ràng,
Tìm anh nơi Giang Đình.
Dung nhan như ngày cũ,
*
Áo tứ thân xốc xếch.
Em kể nỗi ốm đau ,
Than thở nỗi xa nhau,
Bức màn không nói hết.
*
Bình sinh không thuộc lối,
Mộng hồn biết thực không?
Tam Điệp nhiều hổ báo,
Lắm cá sấu đường sông
*
Đường hiểm trở khó khăn,
Nhờ cậy có ai thân?
Mộng có đèn soi sáng,
Gió lạnh lùng mộng tan.
*
Người thương không thấy nữa,
Bối rối buồn nào hơn.
Nhà trống bóng trăng xế,
Rơi trên manh áo đơn.
***
Chú thích
Cách duy: 隔帷cách bức màn. Hoàng hậu vua Hán Vũ Đế là Lý Phu Nhân, sắc đẹp, múa giỏi, chết sớm. Vũ Đế rất thương tiếc. Có người phương sĩ nói có thể chiêu hồn Lý Phu Nhân về, vua bằng lòng. Ban đêm người ấy bèn giương màn, đốt nến, để vua ngồi trong màn, nhìn sang bức màn khác, thấy bóng người giống Lý Phu Nhân.
Nhược chất弱質: tư chất phụ nữ yếu đuối
Nhu tình: 柔情, mối tình vấn vương tha thiết.
Cách duy: 隔帷cách bức màn. Hoàng hậu vua Hán Vũ Đế là Lý Phu Nhân, sắc đẹp, múa giỏi, chết sớm. Vũ Đế rất thương tiếc. Có người phương sĩ nói có thể chiêu hồn Lý Phu Nhân về, vua bằng lòng. Ban đêm người ấy bèn giương màn, đốt nến, để vua ngồi trong màn, nhìn sang bức màn khác, thấy bóng người giống Lý Phu Nhân.
Nhược chất弱質: tư chất phụ nữ yếu đuối
Nhu tình: 柔情, mối tình vấn vương tha thiết.
Bài thơ này, ông Đào Duy Anh cho rằng
Nguyễn Du nhớ vua Lê Chiêu Thống; ông Trương Chính, Lê Thước lúc đầu cho rằng
nhớ người bạn cũ, sau đó cho rằng nhớ vợ (em gái Đoàn Nguyễn Tuấn). Các bản
khác đều cho như thế. Riêng tôi (TS Phạm Trọng Chánh), chứng minh bài này
Nguyễn Du nhớ Xuân Hương Hồ Phi Mai.
Hồ Xuân Hương đã nhận được bài thơ
này, nên trong bài: Cảm Cựu Kiêm trình
Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu, gửi Nguyễn Du năm 1813. Hồ Xuân Hương đã nhắc
lại bằng câu: Giấc mộng rồi ra nửa khắc
không. Xuân Hương đã hiểu Nguyễn Du khi viết: Mộng đến đèn côi sáng, mộng tan gió lạnh lùng, Giai nhân nào thấy nữa,
Lòng ta rối tơ vương. Nguyễn Du đã xem cuộc tình ba năm với Xuân Hương Hồ
Phi Mai, như một giấc mộng.
Bài Tạp Thi (I) , Nguyễn Du cũng xem
cuộc tình với cô Xuân Hương làng Nghi Tàm, hay cô Cúc làng Trường Lưu đều là
mộng ảo. Xuân lan, thu cúc, thành mộng ảo
(Xuân lan thu cúc thành hư sự.)
Dù còn yêu, nhưng biết rằng tình yêu không
lối thoát, Nguyễn Du không có một hành động nào cậy mai mối hay người thân đến
cưới hỏi, ít ra Nguyễn Du cũng còn mấy bà chị dâu, hay chị ruột ở Thăng Long ? Ba
đồng một miếng trầu cay, Sao anh không hỏi những ngày còn không ?
Tin Nguyễn Du bị bắt giam tại Hà Tĩnh
ra đến Thăng Long. Bà Đồ Diễn thôi thúc con gái lấy chồng. Phạm Đình Hổ trong
bài Hoài cổ ( Nhớ xưa), mượn ý thơ
Thôi Hộ, đã trêu nàng:
Năm xưa
hoa đào nở,
Em tôi học cài trâm.
Năm nay hoa đào nở,
Mẹ gả xóm Tây gần,
*
Năm nay hoa đào nở,
Gió xuân sao lạnh lùng.
Em nhìn hoa mà khóc,
Sầu vương nét mi cong.
***
Khứ tuế đào hoa phát,
Lân nữ học sơ kê.
Kim tuế đào hoa phát.
Dĩ giá lân gia tây ;
*
Kim tuế đào hoa phát,
Xuân phong hà thê thê,
Lân nữ đối hoa khấp,
Sầu thâm mi chuyển đê...
(Phạm Đình Hổ. Tuyển tập thơ văn ; nxbKHXH
1998.)
*
Nguyễn Du phúc đáp bằng bài thơ Ký Mộng, mơ Xuân Hương, bỏ mẹ, bỏ lớp
dạy trẻ , vượt đèo Tam Điệp đầy hổ báo, vượt Sông Lam lắm cá sấu, đường đi thật
hiểm trở, vào Hồng Lĩnh thăm mình. Tỉnh dậy viết bài Ký mộng gửi Xuân Hương,
nên năm 1813 khi tình duyên tan vỡ, đò đã qua mấy chuyến, trong bài Cảm Cựu
Khiêm Trình Cần Chánh Học sĩ Nguyễn Hầu, mừng chàng làm Chánh Sứ: Xuân Hương
nhắc lại:
Giấc
mộng rồi ra nửa khắc không .
Đáp lại
các câu thơ:
Mộng
đến ngọn đèn sáng,
Mộng đi gió lạnh lùng,
Giai
nhân nào thấy nữa,
Lòng ta
rối tơ vương.
Ngày trước ông Đào Duy Anh, trong
cuốn Khào luận Truyện Kiều căn cứ vào câu Du tử hành vị quy, cho
rằng Nguyễn Du nhớ vua Lê Chiêu Thống. Các ông Lê Thước, Trương Chính trong thơ
Chữ Hán Nguyễn Du cho rằng nhớ một người bạn cũ, sau đó lại cho rằng nhớ người
vợ trước em Đoàn Nguyễn Tuấn. Riêng tôi, (TS Phạm Trọng Chánh), Nguyễn Du không gọi là hiền thê, vợ hay bạn
hay vua mà gọi là mỹ nhân, Mỹ nhân đó
chính là Xuân Hương Hồ Phi Mai, lúc đó Nguyễn Du còn cô đơn chưa vợ. Ba mươi
tuổi Nguyễn Du mới về Quỳnh Hải cưới vợ, lúc ở Hồng Lĩnh chỉ ở một mình bếp
lạnh hoang vắng.
*
Nguồn:
Đi
tìm Cổ nguyệt đường và mối tình HXH và Nguyễn Du của TS Phạm Trọng Chánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét