Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Vợ bé "xẻ" vợ lớn/ Viễn Phương chia sẻ


On Tuesday, February 2, 2016 3:32 AM, ...  wrote:



Câu chuyện vợ lớn, vợ bé

Câu chuyện vợ lớn, vợ bé

THƯA QUÝ BẠN, tất nhiên là Đoàn Dự tôi chỉ có một dzợ thôi, bởi vì những người giàu kinh nghiệm đã nói: “Một vợ thì nằm giường Lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm”. Tui sợ nằm chèo queo lắm, nhất là lại nằm… chuồng heo nữa là rất mất vệ sinh, không thể ngủ được. Thà mình cứ ô-kê với cái số phận một dzợ để được nằm giường Lèo còn hơn, mặc dầu tui chằng biết cái giường Lèo nó như thế nào. 
Về thời Đông Chu liệt quốc cách đây khoảng hơn 2500 năm, Án Anh tức Án Bình Trọng là tướng quốc nước Tề, dưới triều vua Tề Cảnh công. Cảnh công rất quý trọng và biết tài ba của Án tử nên nói: “Ta có đứa con gái cưng muốn gả cho khanh làm đệ nhị thê tử để nâng khăn sửa túi, chăm sóc cho khanh lúc tuổi già”. Án tử tâu: “Tạ ơn chúa công có lòng ưu ái đối với hạ thần, nhưng thần đã có nội nhân lo cho đầy đủ rồi”. Cảnh công hỏi: “Nghe nói hiền phu nhân đã già và không được đẹp?”. Án tử tâu: “Đúng là nội nhân đã già và không được đẹp, nhưng một người phụ nữ khi lấy chồng là mong lúc già có chỗ nương tựa. Nay, nội nhân đã lớn tuổi, xấu xí, thần không thể vì thế mà phụ bạc, quên tình xưa nghĩa cũ để nội nhân phải buồn lòng”. Cảnh công khuyên thế nào cũng không được, lại nghe nội thị nói ngầm rằng bà vợ của quan tướng quốc rất hay ghen, vì vậy nên quan tướng quốc sợ không dám có đệ nhị phòng. Cảnh công bèn cho mời phu nhân của Án tướng quốc vào cung, khuyên giải mọi điều rằng Án tử làm tới tướng quốc, vinh hoa tột bực thì phải vui vẻ chấp nhận cho tướng quốc năm thê bảy thiếp mới xứng đáng là bậc hiền phụ. Phu nhân quỳ phục, dập đầu xuống đất, khóc mà tâu: “Thà chết thì thôi, tiện phụ nhất quyết không cho tiện phu lập đệ nhị phòng”. Cảnh công phán: “À, phu nhân đã nói đến chết thì quả nhân cho phu nhân được chết”. Ngài bèn sai nội thị bưng ra một chén thuốc độc đã chuẩn bị sẵn, rồi nói: “Đây là chén thuốc độc. Hoặc phu nhân cho phép tướng quốc cưới thứ thê, hoặc phu nhân uống chén thuốc độc này đi ngay trước mặt ta, nếu không ta sẽ ra lệnh tứ hôn cho tướng quốc”. Phu nhân bèn bước tới, vừa khóc vừa hai tay bưng chén thuốc độc, ngửa cổ uống sạch một hơi không hề sợ hãi. Cảnh công bật cười, lắc đầu: “Đàn bà, ghen đến mức đó là cùng, đến quan tướng quốc cũng sợ là phải. Phu nhân cứ yên tâm ra về, không có thuốc độc gì đâu. Cho phu nhân lui”.
Quý bạn thấy phụ nữ “can đảm” vậy đó. Chuyện này có ghi trong Án tử xuân thu đàng hoàng chứ không phải do tôi nghĩ ra. Bây giờ xin mời quý bạn xem hai câu chuyện: Thứ nhất, chuyện vợ bé kéo bạn bè đến nện vợ lớn một trận tơi bời ở Vĩnh Long. Thứ hai, truyện Hằng nương (Hang niang) do Đoàn Dự dịch theo cuốn Strange tales of Liaozhai by Pu Songling – Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh – do GS Chen Tifeng (Trần Đại Phượng) dịch sang tiếng Anh, xuất bản tại Hồng Kông năm 1995. Truyện Hằng nương này cũng nói về vấn đề vợ lớn vợ bé và “nhà văn liêu trai” Bồ Tùng Linh dạy các bà vợ lớn cách… chống lại vợ bé. 
I. Cuộc “đại chiến” giữa vợ bé (ghen ngược) và vợ lớn ở Vĩnh Long 
Đã có vợ con đề huề nhưng Trần Văn Quang ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long vẫn cặp kè chung sống với Nguyễn Thị Duyên (xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn, cùng tỉnh Vĩnh Long), từ đó dẫn đến cuộc hỗn chiến tưng bừng giữa vợ bé và vợ lớn, gây xôn xao xóm làng. Nhưng lạ lùng ở chỗ chính cô vợ bé của anh Quang mới là người đánh ghen, còn vợ lớn lại là nạn nhân.
Phú quý sinh… có vợ nhỏ

15 năm trước, qua mai mối, Trần Văn Quang cưới Lê Thị Tuyết, người cùng xã. Gia cảnh hai bên đều nghèo, tài sản lúc ra ở riêng chỉ có hai công đất được cha mẹ cho. Anh Quang vừa làm vườn vừa đi làm “tạp-pí-lù” khắp nơi, ai kêu gì làm nấy, nhưng gia đình êm ấm. Dần dần, nhờ hai vợ chồng đều chí thú, chịu thương chịu khó nên dành dụm mua thêm được đất, lập vườn cây ăn trái, không còn phải đi làm thuê đầu tắt mặt tối nữa. Hoa lợi từ vườn cây trĩu quả dần dà biến căn nhà lá xập xệ thành ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi. Hạnh phúc tràn đầy hơn khi lần lượt hai đứa con một trai một gái ra đời.
Đột nhiên những năm gần đây anh Quang bỏ bê vợ con và vườn tược, thường xách chiếc xe tay ga đắt tiền đi sớm về tối, có khi 4 – 5 ngày biệt tăm không về tới nhà mà cũng chẳng thèm gọi điện thoại. Thậm chí vợ kêu thì Quang tắt máy, không trả lời. Mỗi lần sắp đi biền biệt như thế, Quang mở tủ lấy 5 – 7 triệu đồng, lúc về chẳng còn một xu, mặt mũi bơ phờ có vẻ mất ngủ.

Nhiều lần vợ gặng hỏi, Quang lấp lửng trả lời: “Hùn hạp làm ăn với bạn bè, đàn bà biết gì mà hỏi”. Đã quen phục tùng chồng theo kiểu phụ nữ nhà quê, chị Tuyết âm thầm nhịn nhục, một mình chăm sóc vườn cây, lo việc chợ búa, cơm nước cho hai đứa con đi học. 
Bố mẹ chồng nói coi chừng “thẳng” cờ bạc chớ tiêu xài gì mà nhiều dữ vậy, nếu hùn hạp với bạn bè nào thì thỉnh thoảng họ cũng phải tới nhà bàn tính chớ sao lại êm ru… Chị Tuyết đâm lo. Chị để tâm theo dõi thì thấy anh Quang thường chạy xe qua xã Hòa Bình bên huyện Trà Ôn cách đó không xa. Bạn bè ở bên Trà Ôn cho biết anh Quang luôn luôn đến nhà một phụ nữ góa chồng tên Duyên, đã có một con với người chồng cũ, và lấy chị này làm vợ nhỏ, có mâm cỗ cưới mời mấy người trong xóm đàng hoàng.
Chị Tuyết tuy cũng ghen tuông, đau khổ, nhưng vốn sợ chồng nên không dám làm lớn chuyện. Mỗi lần chồng về chị thường nhỏ nhẹ khuyên can, đồng thời qua bên nhà nói với ba má chồng, nhờ khuyên giải giùm. Bố mẹ bảo ban, khuyên răn, anh Quang thường tức giận, về nhà mắng chửi vợ con, đập phá đồ đạc rồi xách xe qua ở với vợ bé suốt mấy ngày liền cho đến khi hết tiền mới trở về nhà.
Chị Tuyết không làm sao được, bèn nhờ má chồng đi với mình qua bên nhà vợ nhỏ, khuyên chị Duyên đừng liên lạc với anh Quang nữa. Cái miệng chị Duyên leo lẻo, dữ dằn, trước mặt bà Tư mà chị xưng xửng nói rằng ai có chồng thì người đó phải giữ, đàn bà ăn ở không ra gì nên chồng mới theo người khác, đừng đòi hỏi chi cho mất công. Bà Tư tức quá, nói: “Cái thứ mèo mả gà đồng ăn nói lộn lạo không biết suy nghĩ, rồi cũng bỏ nhau chớ sống lâu với nhau sao được. Thôi, đi về đi con, hổng thèm nói với hạng đó nữa, phí lời”. Hai mẹ con ra về một cách thất bại. 
Vợ bé tới nhà… trừng trị vợ lớn!
Câu chửi “mèo mả gà đồng rồi cũng bỏ nhau” của bà Tư khiến chị Duyên tức giận nhưng không biết làm thế nào. Chị trút sự giận dữ đó lên đầu chị Tuyết vì cho rằng tại chị Tuyết đưa bà Tư qua nên bà mới xói móc chửi chị như vậy. 
Một hôm, sau khi đã chuẩn bị “võ khí” là các gậy gộc, cây sắt, người vợ nhỏ này rủ một số bạn bè qua ấp Nhà Thờ, xông vào nhà chị Tuyết để nện cho chị một trận.
Đang buồn bực trong lòng, tự nhiên thấy kẻ địch dẫn đồng bọn đến trước cửa nhà mình khiêu chiến, chị Tuyết không dằn được, cũng liều xông ra. Chị vớ được một chiếc chân ghế gãy, bèn đứng trước cửa nhà, sẵn sàng ứng chiến. Về phần “tình địch”, ngoài gậy gộc, cây sắt, người đàn bà góa còn chuẩn bị được một bịch hột vịt ung do ở nhà chị vẫn có nghề làm “chành” (đại lý) bán hột vịt lộn và hột vịt lạt. Chị cũng đã chuẩn bị sẵn mấy lưỡi dao lam để sẽ rạch mặt vợ lớn.
Hai bên chửi nhau om sòm trời đất. Hàng xóm đến coi đông như chợ. Mụ vợ nhỏ hơi ngán chiếc chân ghế gãy chắc nịch trên tay “vợ lớn” nên chưa dám xông vô, chỉ liệng hột vịt ung tới tấp khiến đầu tóc, mặt mũi chị Tuyết bê bết, hôi rình, chảy cả xuống mặt. Lúc ấy “bên địch” mới xông vô. Chị Tuyết chiến đấu rất hăng, đập chiếc chân ghế cũ cú nào cú nấy đích đáng nhưng cánh “đánh hôi” quá đông, vừa la hét chửi bới vừa nện chị tơi bời hoa lá khiến chị té gục, đầu và mặt máu chảy đầm đìa. “Tao rạch mặt mày xem mày còn ghen với tao được nữa không”. Mụ Duyên đắc thắng nhảy lên ngồi trên mình chị Tuyết, rút lưỡi lam ra rạch mặt chị. “Nó đánh chết con Tuyết rồi bà con ơi! Nó rạch mặt con Tuyết…”. Bà con hàng xóm xông vô. Có người gọi điện thoại di động cho công an xã. Vớ được thứ gì họ tấn công phe Trà Ôn thứ đó. Họ đông người nên đánh rất dữ, phía bên kia thua to, bèn vội vàng kéo Duyên rút lui. “Công an tới! Công an tới! Bắt tụi nó giao cho công an…”. Nhân viên công lực huýt còi giải tán đám đông và bắt giữ những người gây mất trật tự. “Bên địch” lo chạy nhưng công an vẫn bắt được mấy người, trong đó có mụ Duyên. Họ dùng xe Honda chở chị Tuyết tới trạm y tế xã tạm thời băng bó cầm máu rồi trạm xá xin xe đưa lên chữa trị tại bệnh viện huyện. 
Kết quả khám nghiệm tại bệnh viện huyện cho biết chị Tuyết bị thương tích do bị đánh cộng với các vết thương do bị rạch mặt bằng lưỡi lam tổng cộng là 33% . Chị phải nằm bệnh viện hết hơn một tháng.
Vừa rồi, Tòa án Nhân dân huyện Tam Bình – nơi xảy ra sự việc – đã xét xử vụ này. Kẻ đầu dọc là người vợ bé tên Nguyễn Thị Duyên bị tuyên án hai năm tù và phải bồi thường cho cho chị Tuyết 37 triệu đồng, còn những người khác thì bị xử phạt hành chánh 300 ngàn đồng cộng với 1 tới 3 tháng tù tùy theo nặng nhẹ. Tòa cũng tuyên bố đáng lẽ anh Nguyễn Văn Quang chồng chị Tuyết cũng bị truy tố về tội vi phạm Luật Hôn nhân & Gia đình trong điều khoản một vợ một chồng, nhưng do chị Tuyết hoặc Hội Phụ nữ xã không khởi kiện nên tòa chỉ khuyến cáo mà bỏ qua, không xét tới. 

Cau chuyen vo lon vo be - H.2
Sau khi tòa tuyên án, Duyên vẫn nhơn nhơn, coi hai năm tù và 37 triệu đồng tiền bồi thường thuốc men và bệnh viện phí cho chị Tuyết chẳng nhằm nhò gì. Thị nói: “Ở đấy mà hòng tui trả cho nó!”. Thị cũng tuyên bố rằng thị sẽ kháng cáo lên tòa phúc thẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét