Bài số
43
Hoûi
traêng
(2)
Trải mấy thu
nay vẫn hãy còn, (1)
Cớ sao khi
khuyết lại khi tròn. (2)
Hỏi con bạch
thố đà bao tuổi, (3)
Hỏi chị Hằng
Nga đã mấy con? (4)
Đêm tối cớ chi
soi gác tía? (5)
Ngày xanh còn
thẹn với vừng son. (6)
Năm canh lơ lửng
chờ ai đó? (7)
Hay có tình
riêng với nước non? (8)
(Quốc
văn tùng ký)
Khảo dị:
- Bản Xuân Hương thi sao
Tựa đề: Vịnh vấn nguyệt
Mấy vạn trăm năm vẫn hãy còn
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Nuôi chàng Ngọc Thố đà bao tuổi
Giấu ả Hằng Nga đã mấy con
Đêm thẳm cớ chi soi gác tía
Ngày xanh sao lại thẹn vòng tròn
Năm canh thơ thẩn chờ ai đó
Hay có tình riêng mấy nước non?
- Bản Xuân Hương thi vịnh
Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Ngọc Thố đà bao tuổi
Chớ gái Hằng Nga được mấy con
Đêm vắng cớ chi soi gác tía
Ngày chầy sao thẹn mấy vầng son
Năm canh thơ thẩn chờ ai đó
Hay có tình riêng mấy nước non?
- Bản Nghi Xuân Uy Viễn Nguyễn gia thế phả chép bài này của Nguyễn Công Trứ, với lời như sau:
Mấy vạn ngàn năm vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Kia muông ngọc thỏ bao nhiêu tuổi,
Nọ ả Hằng Nga đã mấy con?
Chập tối cớ chi dòm gác tía,
Ban ngày sao thẹn với vừng son.
Ba mươi mồng một đi đâu vắng,
Hay có tình riêng với nước non?
Nguồn:
- Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008
- "Thêm ba bài thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ", Nguyễn Thị Lâm, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (107), 2011
- Bản Xuân Hương thi sao
Tựa đề: Vịnh vấn nguyệt
Mấy vạn trăm năm vẫn hãy còn
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Nuôi chàng Ngọc Thố đà bao tuổi
Giấu ả Hằng Nga đã mấy con
Đêm thẳm cớ chi soi gác tía
Ngày xanh sao lại thẹn vòng tròn
Năm canh thơ thẩn chờ ai đó
Hay có tình riêng mấy nước non?
- Bản Xuân Hương thi vịnh
Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Ngọc Thố đà bao tuổi
Chớ gái Hằng Nga được mấy con
Đêm vắng cớ chi soi gác tía
Ngày chầy sao thẹn mấy vầng son
Năm canh thơ thẩn chờ ai đó
Hay có tình riêng mấy nước non?
- Bản Nghi Xuân Uy Viễn Nguyễn gia thế phả chép bài này của Nguyễn Công Trứ, với lời như sau:
Mấy vạn ngàn năm vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Kia muông ngọc thỏ bao nhiêu tuổi,
Nọ ả Hằng Nga đã mấy con?
Chập tối cớ chi dòm gác tía,
Ban ngày sao thẹn với vừng son.
Ba mươi mồng một đi đâu vắng,
Hay có tình riêng với nước non?
Nguồn:
- Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008
- "Thêm ba bài thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ", Nguyễn Thị Lâm, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (107), 2011
Văn bản chữ Nôm
𠳨𠳨𠳨 𣎞
𣦰 氽 秋 吻 矣 群
故 欺 闕 吏 欺 𧷺
𠳨 𡥵 白 厝 它 包
𠳨 姊 姮 娥 㐌 氽 𡥵
𡖵 最 故 之 𥋸 格 紫
𣈜 𩇛 群 𢢆 唄 𣜸 𣜱
更 泸 𣼽 䟻 埃 𥯉
能 𣎏 情 𥢆 𢭲 渃 𡽫
Chú giải:
Gác tía:格 紫,theo thành ngữ gác tía lầu son, cái gác sơn màu tía, cái lầu có màu son, tức là nhà ở cao, rộng; tả cảnh sống giàu sang phú quý thuộc thời phong kiến xưa.
lơ lửng 泸𣼽 hay lửng lơ:ở trạng thái di động nhẹ, ở khoảng giữa lưng chừng, không dính vào đâu cả.
Xuất
xứ: Bài nầy trích trong thơ truyền khẩu của Hồ Xuân Hương, do Lê Quý chép
trong văn bản Landes năm 1882, từ một bản chép tay của con cháu Tử Minh, học
trò của hồ Xuân Hương.
Đại ý:
Tâm sự của một người con gái mới biết yêu.
“Hồ
Xuân Hương đã yêu Nguyễn Du rồi, tự vấn
lòng mình:
*(1-2)Hỏi vầng trăng muôn thuở, Trải mấy thu nay vẫn hãy còn, những câu hỏi vu vơ,
vì sao trăng khi khuyết lại khi tròn.
*(3-4)
Hỏi con bạch thố, thỏ bạch trên cung trăng được bao nhiêu tuổi; và chị Hằng Nga
bây giờ đã được mấy con…
*(5-6)
Đêm tối cớ chi soi duyên nàng đến với Nguyễn Du, con nhà quyền quý ở gác tía lầu
son. Khiến cho ngày xanh gặp nhau, thẹn với mặt trời đang lên.
*(7-8)
Năm canh lơ lửng trằn trọc nhớ ai, hay đã có tình riêng với nước non, với chàng”.(Theo Trang Web của TS Phạm Trọng Chánh, Cổ Nguyệt
Đường và mối tình Hồ Xuân Hương với Nguyễn Du, trang 5).
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét