Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Tết này tôi không hát bài 'Happy New Year' nữa/ Viễn Phương chia sẻ

  • Tết này tôi không hát bài 'Happy New Year'
    nữa
    Chúng ta cứ vô tư hát và bật loa thật lớn mà không hề biết sự thảm hại trong từng câu từ, nội
    dung và hoàn cảnh ra đời của bài hát này...
    Buổi sớm trời lạnh, tôi vẫn ra công viên chạy như thường lệ. Mấy hôm nay, nhóm thể dục nhịp
    điệu chuyển qua sử dụng bài "Happy New Year" mix lại trên nền nhạc techno để tập.
    Giọng hai nữ ca sĩ thay nhau hát như… cái máy. Chắc hai cô ca sĩ cũng như tôi, như bạn, năm
    nào cũng nghe và hát bài này mà ít quan tâm đến nội dung của lời bài hát, ngoài đoạn điệp
    khúc dễ nhớ, dễ thuộc.
    "No more champage, and the fireworks are through
    Here we are, me and you, feeling lost and feeling blue
    It's the end of the party, and the morning seems so grey, so unlike yesterday.
    Now's the time for us to say...".
    Đó có lẽ là ngày đầu tiên của năm 1980. Buổi bình minh ảm đạm và tĩnh lặng, không còn vẻ ồn
    ào, náo nhiệt, vui như Tết của đại tiệc giao thừa tối qua. Rượu hết, hoa hết, pháo hết. Tiệc tàn rồi,
    đi ngủ thôi chứ còn ngồi đó làm gì?
    Tôi không hiểu vì sao đón giao thừa xong, mới có mấy tiếng mà ngồi thừ nhìn nhau “feeling
    lost”, “feeling blue” là sao?
    Ngày đầu năm mới ấy ở xứ Bắc Âu giá lạnh nào đó phủ một vẻ ảm đạm xám xịt tâm lý ngay từ
    trong tim. Nó xám hơn dường như để lột tả cho sự trống toác của nỗi buồn chán, sự mất mát khi
    giọt rượu cuối cùng đã cạn.
    Vậy tại sao lại buồn chán và hụt hẫng vào đúng ngày đầu tiên của năm? Tại sao năm mới lại
    khởi đầu bằng sự kết thúc? Có phải, thời khắc mọi thứ chùng xuống và dãn ra đó, chúng ta cần
    tặng cho nhau những lời chúc tụng?
    Hãy xem lời chúc có gì?
    "Happy New Year, Happy New Year
    May we all, have a vision now and then, of a world where every neighbor is a friend
    Happy New Year, Happy New Year
  • May we all have our hopes, our will to try
    If we don't we might as well lay down and die.
    You and I".
    Chúc cho tất cả chúng ta một lúc nào đó sẽ cùng nhìn thấy (hay cùng mơ) một thế giới tứ hải giai
    huynh đệ. Chúc cho tất cả chúng ta, nói theo ngôn ngữ thường thấy trên báo chí là dám nghĩ,
    dám làm. Vì nếu không ước mơ, không hy vọng, không thử làm, rồi đến chúng ta cũng sẽ nằm
    xuống và chết.
    Sau câu chúc là một lời cảm thán. Các quốc gia phân cực thành những lực lượng đánh nhau, hận
    thù, giết chóc. Những nhóm người phân chia thành nhiều lực lượng tranh giành, lật đổ, lừa bịp,
    cai trị nhau, còn chúng ta bất lực hoặc bàng quan ngồi nhìn.
    Điều cảm thán là: cứ tiếp tục sự bất lực hoặc bàng quan này, chúng ta đã chọn cho mình cách kết
    thúc bằng sự chết. Và để tránh sự chết hoặc một cái kết vô vị, chúng ta có thể mơ, có thể đặt
    niềm hy vọng của chúng ta vào cái gì?
    “Sometimes I see, how the brave new world arrives
    And I see how it thrives in the ashes of our lives.
    Oh yes, man is a fool, and he thinks he’ll be okay, dragging on feet of clay
    Never knowing he’s astray, keeps on going anyway…”.
    "A brave new world" là gì? Đâu đơn giản mà hiểu là một thế giới mới mẻ và dũng cảm! Nếu bạn
    chịu khó tìm thử trên internet thì sẽ biết "brave new world" có thể là chữ của Shakespeare trong
    vở kịch "Bão tố".
    Một cuốn tiểu thuyết của Aldou Huxley xuất bản năm 1932 với tựa đề "Brave New World" có
    nội dung dự báo về những tiến bộ công nghệ của tương lai, tác phẩm này sau đó đã được dịch ra
    nhiều thứ tiếng. Đến khi dịch ngược lại tiếng Anh thì tựa sách có nghĩa là "The best of all
    worlds", "beautiful new world", "delightful new world", "virtuous new world", "a happy world",
    "admirable new world"...
    Tóm lại, "a brave new world "cần phải hiểu là một thế giới mới, hoàn toàn được tái sinh từ đống
    tro tàn nhân loại và vô cùng tốt đẹp để xứng đáng với những giấc mơ thánh thiện nhất, hạnh phúc
    nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến và chúc tặng cho nhau.
    Phải rồi, nhân loại chẳng phải đang đi vào cửa chết hay sao? Nhân loại chỉ là một gã khờ không
    hơn không kém, mỗi ngày vẫn kéo lê từng bước chân đất sét mà đưa thế giới này vào cõi chết và
    chẳng hề biết mình đang đi về đâu.
  • Ở chặng cuối con đường mà nhân loại đã chọn, thế giới chỉ còn là những đống tro tàn. "Feet of
    clay" - đôi bàn chân đất sét là cụm từ có nguồn gốc từ Cựu Ước. "Sách tiên tri Daniel" chép rằng
    Nebuchadnezzar - vua cai quản xứ Babylon, mơ thấy một bức tượng có đầu bằng vàng, chân
    bằng đất sét.
    Bàn chân đất sét của bức tượng được nhà tiên tri giải thích là sự yếu đuối của con người. Ngữ
    cảnh Kinh Thánh ấy giúp chúng ta lý giải được cái mạo từ "the" trong cụm từ "the brave new
    world".
    Đó không phải là một thế giới tốt đẹp nào. Đó chỉ có thể là thế giới tốt đẹp mà Thiên Chúa hứa
    hẹn trao ban. Chỉ trong nước Thiên Chúa, con người mới có thể thánh thiện, an lành và yêu
    thương nhau.
    Nhưng để vào được nước Thiên Chúa, những lỗi lầm, yếu đuối, sai lạc của con người phải chịu
    sự hủy diệt hoàn toàn. Để từ tro tàn này, chúng ta sẽ nảy nở những mầm xanh tương lai.
    “Seems to me now that the dreams we had before are all dead
    Nothing more than confetti on the floor
    It’s the end of a decade. In another ten years time, who can say what we’ll find
    What lies waiting down the line in the end of eighty-nine”.
    Nhưng những mầm xanh tương lai vĩnh cửu ấy là một giấc mơ xa, xa đến nỗi không bù đắp nổi
    nhiều giấc mơ đã chết. Và cái kết này chính là để lý giải "nỗi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"
    đêm 30 trong đoạn đầu tiên.
    Tôi, bạn và nhiều người khác có thể chưa bao giờ tưng bừng tung hoa giấy đón mừng năm mới,
    nên khó có thể hình dung tại sao những mảnh vụn vương vãi ấy lại có thể gợi ra tan vỡ, mất mát,
    buồn đau và thất vọng. Nhưng bạn hãy thử liên hệ đến Tết Việt.
    Ngày chúng ta chưa có lệnh cấm đốt pháo, xác pháo vụn cũng vương vãi đầy sân, đầy ngõ. Thuở
    đó, có nỗi buồn len lén bất chợt xâm chiếm những tâm hồn trẻ thơ khi ngày xuân vừa hết mùng,
    hết Tết.
    Đêm nay, những vụn hoa giấy rơi vãi trên sàn nhà như những mảnh ước mơ buồn tan tác. Rượu
    cạn, đêm tàn, mơ ước tận… Vì ước mơ đã nhiều lần chết mà lời chúc đầu năm phải là thử hy
    vọng nhiều lần. Mà hy vọng thôi chưa đủ, còn phải thử nuôi ý chí để mà hy vọng nữa.
  • Ban nhạc ABBA.
    Không biết hai thành viên nam ABBA - tác giả bài hát nghĩ gì, nhưng đoạn kết này với tôi
    nghe thật là thảm hại. Càng thảm hại khi chúng ta vô tư hát, vô tư nghe, vô tư bật loa phát bài
    "Happy New Year" cho thật lớn. Sự thảm hại đó năm nào cũng bao trùm cả sự vô tư của chúng
    ta.
    Bàn thêm một chút về con số 89 trong bài hát. Theo thông tin trên internet, bài này được viết vào
    tháng 1/1980, ghi hình vào tháng 11/1980 và phát sóng vào 31/12/1980.
    Ban nhạc ABBA được thành lập vào năm 1970, bắt đầu thành công từ 1973 và thoái trào vào
    những năm đầu của thập kỷ 80. ABBA chưa bao giờ chính thức công bố tan rã nhưng tôi có cảm
    tưởng bài "Happy New Year" phảng phất ý tưởng nhóm này đến lúc cần phải tan rã sau hơn 10
    năm gắn bó.
    Tôi cố tình viết lại câu cuối dài ra và liền mạch để nghĩa của câu thêm rõ: Vậy hết một thập
    niên. Ai biết được sau 10 năm nữa, điều gì sẽ chờ đợi chúng ta vào cuối năm 1989.
    Bài hát được sáng tác vào đầu năm 1980, chính thức hát mừng năm mới 1981 và dự phóng cho
    một thập kỷ đến cuối năm 1989. Đầu năm 2000, ban nhạc A-Teens cover lại bài "Happy New
    Year", tự sửa "end of 89" thành "end of 99". Thi thoảng khi hát karaoke, tôi cũng đã sửa "end of
    89" thành "end of something" vô ý thức như vậy.
    "End of 89" của ABBA nói về tương lai, còn "end of 99" của A-Teens và "end of something" của
    tôi nói về quá khứ, về năm cũ vừa hết.
    Mấy hôm nay, tôi xem đi xem lại ABBA hát "Happy New Year" trên YouTube mới thấy nét mặt
    của giọng nữ chính Agnetha Faltskog đầy tự sự, nhìn thẳng vào camera để chia sẻ tâm tình.
    Gương mặt cả nhóm chỉ rạng ngời lên khi đến phần điệp khúc “Happy New Year, Happy New
    Year…”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét