văn vườn
Mục lục
Tản Đà( 1889- 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần chân núi Tản Viên, bởi lẽ đó sau này ông mới lấy tên hiệu là Tản Đà.
Tản Đà thuộc dòng dõi quý tộc, có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê. Cha là Nguyễn Danh Kế, từng thi đỗ cử nhân, làm quan cho nhà Nguyễn đến chức ngự sử trong kinh, nổi tiếng là người có tài văn áng trong triều. Mẹ là Lưu thị Hiền, là một đào hát tài sắc ở Hàng Thao- Nam Định, hát rất hay và bà nổi tiếng có tài làm thơ Nôm. Tản Đà là con trai út của hai ông bà.
Trong số anh chị em của Tản Đà thì có Nguyễn Tài Tích ( là anh cùng cha khác mẹ) là người có ảnh hưởng rất to lớn đến cuộc đời Tản Đà sau này.
Thời niên thiếu, Tản Đà phải trải qua nhiều giai đoạn đau khổ. Ba tuổi thì cha mất, gia đình ông trở nên túng thiếu, một năm sau thì mẹ cũng bỏ đi, tám năm sau thì chị gái cũng theo mẹ làm nghề ca xướng.
Tản Đà hấp thụ nền nho giáo từ nhỏ, được anh trai hướng vào con đường cử nghiệp. Lên năm tuổi, ông đã học Tam tự Kinh, sáu tuổi học luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ; mười tuổi biết làm câu đối và lúc 11 tuổi đã làm thơ văn. Năm 14 tuổi Tản Đà đã thạo các lối từ, chương, thi, phú và đến năm 15 tuổi ông đã nổi tiếng là một thần đồng của tỉnh Sơn Tây.
Năm 1909, ông tham dự và bị trượt kì thi hương ở Nam Định. Rồi sau đó ông quay về nhà ở Phủ Vĩnh Tường ôn thi, ở đây ông đã gặp và đem lòng yêu say đắm một cô gái, nhưng vì gia cảnh nghèo đói nên không có tiền để làm lễ cưới, ông quyết định chỉ có tiếp tục con đường khoa cử thì mới đổi đời được. Nhưng trong kì thi Hương mùa thu năm ấy, ông dự thi và lại bị trượt. Chán nản, ông bỏ về Hòa Bình để khuây khỏa, tại đây ông đã gặp và kết giao với nhà tư sản Bạch Thái Bưởi.Hai người trở thành tri kĩ; cùng uống rượu, làm thơ, đọc sách…, thời gian này ông cũng có cơ hội tìm hiểu về cuộc cách mạng Tân Hợi.
Năm 1913, Nguyễn Tài Tích mất, Tản đà quyết định về Vĩnh Yên làm nghề báo, tờ báo mà ông cộng tác đầu tiên là “Đông Dương tạp chí”.
Năm 1915, ông lấy vợ là bà Nguyễn thị Tùng. Cũng năm này ông đã có tác phẩm hay được đăng trên “Đông Dương tạp chí” và nó nhanh chóng có được tiếng vang lớn trên văn đàn.
Năm 1916, ông chính thức lấy bút danh là Tản Đà và chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp.
Từ 1915- 1916, ông có những tác phẩm hết sức đắc ý: Năm 1915 cuốn sách đầu tiên được xuất bản, gây được tiếng vang lớn, đó là tập thơ “ Khối tình con I”. Sau thành công đó, Tản Đà viết liền “Giấc mộng con”, tuồng “ Người cá, Tây Thi, Dương Quý Phi…”.
Năm 1917, tác phẩm của ông được đang trên “ Nam Phong tạp chí” do Phạm Quỳnh sáng lập.
Năm 1919- 1921, Tản Đà viết một loạt sách: Truyện “ Thần tiên”, “Đàn bà tàu”; sách giáo khoa, luân lý; thơ thì có tập “Còn chơi”
Năm 1922, Tản Đà thành lập “Tản Đà thi điếm”. Tại đây xuất và tái bản hết những sách quan trọng trong sự nghiệp của ông như “ Tản Đà tùng văn”, “Truyện thế gian”…
1926, Tản Đà sáng lập “An Nam tạp chí”.Sự ra đời của “An Nam tạp chí” cũng là dấu mốc bắt đầu cho quãng đời lận đân của ông.Từ đây, Tản Đà bắt đầu đi du lịch khắp nơi, nên An Nam tạp chí cũng ra rải rác, thất thường. Dần dần những cuộc đi của ông trở thành những cuộc trốn nợ hoặc giải sầu hay tìm người tài trỡ cho tạp chí. Giai đoạn này cũng có một số tác phẩm ra đời như Nhàn tưởng (1929), Giấc mộng lớn (1929), Thề non nước …
1931- 1932, Tản Đà có cuộc bút chiến với Phan Khôi về luân lý và Tống nho.
1933, An Nam tạp chí chính thức đình bản khi phong trào Thơ mới nổi lên.
Do ảnh hưởng của phong trào Thơ mới và phong trào theo Tân học, Tản Đà- con người thuộc phe cựu học, làn thơ cũ đã dần dần trở nên cô độc, Tên tuổi của ông lúc này dường như bị đẩy vào dĩ vãng, nhường chỗ cho các nhà thơ mới như Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư…
Tản Đà trở nên nghèo túng, may là những năm cuối đời ông đã được mọi người quan tâm trở lại, các nhà thơ mới bắt đầu xem lại những cống hiến của ông, rồi ca ngợi ông, xem ông như một ông Thánh của làng Thơ Việt Nam.
Khi sức khỏe đã suy yếu, Tản Đà giành hết tâm sức dịch thuật và biên tập “Liêu Trai Chí dị” của Bồ Tùng Linh và “Vương Thúy Kiều chu giải tân truyện”…
Ngày 07/06/1939, Tản Đà mất khi tròn 50 tuổi.
Sau khi ông mất, trên văn đàn lại càng ca ngợi ông hơn và đặt ông lên ghế “chủ súy” của hội tao đàn, xem Tản Đà như một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào một giai tươi đẹp mới.
Sự nghiệp sáng tác của Tản Đà hết sức phong phú và đa dạng.
Thơ là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp phong phú ấy của ông. Có thể nói, từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà. Tản Đà sáng tác rất nhiều thơ, ở nhiều thể loại cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ Tản Đà hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, những mối tình với người tri kỉ xa xôi, song cũng có những bài mang tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực. Thơ ông thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi theo thể đường luật, đường luật phá thể, hay thể lục bát, song thất lục bát. Ngoài ra thể loại ca trù hay hát nói cũng là một lĩnh vực nổi bật trong sáng tác của ông. Nội dung của nó thể hiện triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực như thơ ca dân gian, văn, báo chí cũng là một thành công lớn cho sự nghiệp của Tản Đà. Đặc biệt là báo chí, từ khi có bài được đăng trên “Nam Phong tạp chí” cho đến về sau Tản Đà luôn cho người đọc thấy được mình là một cây bút đầy tài năng. Chỉ tiếc thay cho sự nghiệp báo chí ấy cũng gian nan như chính cuộc đời ông vậy.
Tản Đà đã để lại cho nền nghệ thuật Việt Nam những tác phẩm vô cùng giá trị. Có thể kể đến là những tập thơ “ Khối tình con I, II, III”, “Tản Đà xuân sắc”, “ Thơ Tản Đà”… Về văn phải kể đến “Giấc mộng con I, II”, “Giấc mộng lớn”, “Thề non nước”…Ông cũng để lại nhiều tác phẩm kịch đặc sắc như Tây Thi, Tống biệt và một số bản dịch thuật như Liêu Trai chí dị…
Với một tâm hồn mới mẻ, “cái tôi” lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục thế hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn Tản Đà có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
Cũng như Xuân Diệu từng nói: “ Tản Đà là thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi” (Công của thi sĩ Tản Đà- Thơ Tản Đà, tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2007, tr 173).
Nói về “ngông”, theo cuốn “Tản Đà thơ và đời” (NXB Văn học, 1995, tr 100) cho rằng: “Ngông trước hết là một tính cách. Biểu hiện của tính cách đó là những hành động khác đời gây nên sự chú ý của số đông, những hành động ngông thường mang tính chất ngang tàng, phóng túng, đùa cợt.Tính cách ngông biểu hiện một mâu thuẫn với số đông bình thường, nó tách ra, nổi lên.Tính cách ngông vừa mang tính bi kịch lại vừa mang tính hài kịch và nó là sự phủ định thực tại, chỉ trích thực tại bằng sự giễu cợt và khinh thường.
Ngông cũng là một cách sống, cách sống ấy vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội đương thời, trở thành một thách thức với xã hội đó.Cách sống ấy mang tính chất chủ quan và coi thường dư luận xã hội.
Ngông còn là một hiện tượng tư tưởng: đó là tư tưởng bất mãn, bất đắc chí, bất cần đời, khinh thế ngạo vật.
Một con người không có bản lĩnh không thể ngông, không có tâm sự không thể ngông, không đối kháng và phủ định thực tại trong những khía cạnh nào đó cũng không thể ngông”.
Như vậy, ta có thể hiểu “ngông” thể hiện thái độ, phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách, tâm hồn khác biệt với người thường, không chấp nhận sự đơn điệu mà luôn phá cách, sống phóng túng, tự do khẳng định cá tính và bản lĩnh của mình.
Cái tôi thoát ly được biểu hiện qua thái độ chán ghét thực tại của Tản Đà và tìm lí tưởng trong một thế giới mới- thế giới thần tiên, thế giới của mộng ảo.Thoát ly thực tại, thoát ly cõi trần để sống và mơ ước ở chốn thần tiên, thơ Tản Đà đưa ta vào thế giới mới, khác xa cuộc sống tù túng thường ngày.Ở thời đại lúc bấy giờ, cảm hứng thoát ly là một cảm hứng mới mẻ, độc đáo, khác hẳn cách sống của nhiều nho sĩ đời xưa.Thơ ông chính là một nỗi khát vọng thiết tha cháy bỏng thoát ly ra ngoài cái tù túng, vượt ra khỏi sự giả dối, khô khan của đời sống thực. Ông quan niệm cuộc đời là một giấc chiêm bao:
văn vườn
Mục lục
Tản Đà( 1889- 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần chân núi Tản Viên, bởi lẽ đó sau này ông mới lấy tên hiệu là Tản Đà.
Tản Đà thuộc dòng dõi quý tộc, có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê. Cha là Nguyễn Danh Kế, từng thi đỗ cử nhân, làm quan cho nhà Nguyễn đến chức ngự sử trong kinh, nổi tiếng là người có tài văn áng trong triều. Mẹ là Lưu thị Hiền, là một đào hát tài sắc ở Hàng Thao- Nam Định, hát rất hay và bà nổi tiếng có tài làm thơ Nôm. Tản Đà là con trai út của hai ông bà.
Trong số anh chị em của Tản Đà thì có Nguyễn Tài Tích ( là anh cùng cha khác mẹ) là người có ảnh hưởng rất to lớn đến cuộc đời Tản Đà sau này.
Thời niên thiếu, Tản Đà phải trải qua nhiều giai đoạn đau khổ. Ba tuổi thì cha mất, gia đình ông trở nên túng thiếu, một năm sau thì mẹ cũng bỏ đi, tám năm sau thì chị gái cũng theo mẹ làm nghề ca xướng.
Tản Đà hấp thụ nền nho giáo từ nhỏ, được anh trai hướng vào con đường cử nghiệp. Lên năm tuổi, ông đã học Tam tự Kinh, sáu tuổi học luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ; mười tuổi biết làm câu đối và lúc 11 tuổi đã làm thơ văn. Năm 14 tuổi Tản Đà đã thạo các lối từ, chương, thi, phú và đến năm 15 tuổi ông đã nổi tiếng là một thần đồng của tỉnh Sơn Tây.
Năm 1909, ông tham dự và bị trượt kì thi hương ở Nam Định. Rồi sau đó ông quay về nhà ở Phủ Vĩnh Tường ôn thi, ở đây ông đã gặp và đem lòng yêu say đắm một cô gái, nhưng vì gia cảnh nghèo đói nên không có tiền để làm lễ cưới, ông quyết định chỉ có tiếp tục con đường khoa cử thì mới đổi đời được. Nhưng trong kì thi Hương mùa thu năm ấy, ông dự thi và lại bị trượt. Chán nản, ông bỏ về Hòa Bình để khuây khỏa, tại đây ông đã gặp và kết giao với nhà tư sản Bạch Thái Bưởi.Hai người trở thành tri kĩ; cùng uống rượu, làm thơ, đọc sách…, thời gian này ông cũng có cơ hội tìm hiểu về cuộc cách mạng Tân Hợi.
Năm 1913, Nguyễn Tài Tích mất, Tản đà quyết định về Vĩnh Yên làm nghề báo, tờ báo mà ông cộng tác đầu tiên là “Đông Dương tạp chí”.
Năm 1915, ông lấy vợ là bà Nguyễn thị Tùng. Cũng năm này ông đã có tác phẩm hay được đăng trên “Đông Dương tạp chí” và nó nhanh chóng có được tiếng vang lớn trên văn đàn.
Năm 1916, ông chính thức lấy bút danh là Tản Đà và chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp.
Từ 1915- 1916, ông có những tác phẩm hết sức đắc ý: Năm 1915 cuốn sách đầu tiên được xuất bản, gây được tiếng vang lớn, đó là tập thơ “ Khối tình con I”. Sau thành công đó, Tản Đà viết liền “Giấc mộng con”, tuồng “ Người cá, Tây Thi, Dương Quý Phi…”.
Năm 1917, tác phẩm của ông được đang trên “ Nam Phong tạp chí” do Phạm Quỳnh sáng lập.
Năm 1919- 1921, Tản Đà viết một loạt sách: Truyện “ Thần tiên”, “Đàn bà tàu”; sách giáo khoa, luân lý; thơ thì có tập “Còn chơi”
Năm 1922, Tản Đà thành lập “Tản Đà thi điếm”. Tại đây xuất và tái bản hết những sách quan trọng trong sự nghiệp của ông như “ Tản Đà tùng văn”, “Truyện thế gian”…
1926, Tản Đà sáng lập “An Nam tạp chí”.Sự ra đời của “An Nam tạp chí” cũng là dấu mốc bắt đầu cho quãng đời lận đân của ông.Từ đây, Tản Đà bắt đầu đi du lịch khắp nơi, nên An Nam tạp chí cũng ra rải rác, thất thường. Dần dần những cuộc đi của ông trở thành những cuộc trốn nợ hoặc giải sầu hay tìm người tài trỡ cho tạp chí. Giai đoạn này cũng có một số tác phẩm ra đời như Nhàn tưởng (1929), Giấc mộng lớn (1929), Thề non nước …
1931- 1932, Tản Đà có cuộc bút chiến với Phan Khôi về luân lý và Tống nho.
1933, An Nam tạp chí chính thức đình bản khi phong trào Thơ mới nổi lên.
Do ảnh hưởng của phong trào Thơ mới và phong trào theo Tân học, Tản Đà- con người thuộc phe cựu học, làn thơ cũ đã dần dần trở nên cô độc, Tên tuổi của ông lúc này dường như bị đẩy vào dĩ vãng, nhường chỗ cho các nhà thơ mới như Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư…
Tản Đà trở nên nghèo túng, may là những năm cuối đời ông đã được mọi người quan tâm trở lại, các nhà thơ mới bắt đầu xem lại những cống hiến của ông, rồi ca ngợi ông, xem ông như một ông Thánh của làng Thơ Việt Nam.
Khi sức khỏe đã suy yếu, Tản Đà giành hết tâm sức dịch thuật và biên tập “Liêu Trai Chí dị” của Bồ Tùng Linh và “Vương Thúy Kiều chu giải tân truyện”…
Ngày 07/06/1939, Tản Đà mất khi tròn 50 tuổi.
Sau khi ông mất, trên văn đàn lại càng ca ngợi ông hơn và đặt ông lên ghế “chủ súy” của hội tao đàn, xem Tản Đà như một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào một giai tươi đẹp mới.
Sự nghiệp sáng tác của Tản Đà hết sức phong phú và đa dạng.
Thơ là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp phong phú ấy của ông. Có thể nói, từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà. Tản Đà sáng tác rất nhiều thơ, ở nhiều thể loại cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ Tản Đà hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, những mối tình với người tri kỉ xa xôi, song cũng có những bài mang tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực. Thơ ông thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi theo thể đường luật, đường luật phá thể, hay thể lục bát, song thất lục bát. Ngoài ra thể loại ca trù hay hát nói cũng là một lĩnh vực nổi bật trong sáng tác của ông. Nội dung của nó thể hiện triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực như thơ ca dân gian, văn, báo chí cũng là một thành công lớn cho sự nghiệp của Tản Đà. Đặc biệt là báo chí, từ khi có bài được đăng trên “Nam Phong tạp chí” cho đến về sau Tản Đà luôn cho người đọc thấy được mình là một cây bút đầy tài năng. Chỉ tiếc thay cho sự nghiệp báo chí ấy cũng gian nan như chính cuộc đời ông vậy.
Tản Đà đã để lại cho nền nghệ thuật Việt Nam những tác phẩm vô cùng giá trị. Có thể kể đến là những tập thơ “ Khối tình con I, II, III”, “Tản Đà xuân sắc”, “ Thơ Tản Đà”… Về văn phải kể đến “Giấc mộng con I, II”, “Giấc mộng lớn”, “Thề non nước”…Ông cũng để lại nhiều tác phẩm kịch đặc sắc như Tây Thi, Tống biệt và một số bản dịch thuật như Liêu Trai chí dị…
Với một tâm hồn mới mẻ, “cái tôi” lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục thế hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn Tản Đà có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
Cũng như Xuân Diệu từng nói: “ Tản Đà là thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi” (Công của thi sĩ Tản Đà- Thơ Tản Đà, tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2007, tr 173).
Nói về “ngông”, theo cuốn “Tản Đà thơ và đời” (NXB Văn học, 1995, tr 100) cho rằng: “Ngông trước hết là một tính cách. Biểu hiện của tính cách đó là những hành động khác đời gây nên sự chú ý của số đông, những hành động ngông thường mang tính chất ngang tàng, phóng túng, đùa cợt.Tính cách ngông biểu hiện một mâu thuẫn với số đông bình thường, nó tách ra, nổi lên.Tính cách ngông vừa mang tính bi kịch lại vừa mang tính hài kịch và nó là sự phủ định thực tại, chỉ trích thực tại bằng sự giễu cợt và khinh thường.
Ngông cũng là một cách sống, cách sống ấy vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội đương thời, trở thành một thách thức với xã hội đó.Cách sống ấy mang tính chất chủ quan và coi thường dư luận xã hội.
Ngông còn là một hiện tượng tư tưởng: đó là tư tưởng bất mãn, bất đắc chí, bất cần đời, khinh thế ngạo vật.
Một con người không có bản lĩnh không thể ngông, không có tâm sự không thể ngông, không đối kháng và phủ định thực tại trong những khía cạnh nào đó cũng không thể ngông”.
Như vậy, ta có thể hiểu “ngông” thể hiện thái độ, phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách, tâm hồn khác biệt với người thường, không chấp nhận sự đơn điệu mà luôn phá cách, sống phóng túng, tự do khẳng định cá tính và bản lĩnh của mình.
Cái tôi thoát ly được biểu hiện qua thái độ chán ghét thực tại của Tản Đà và tìm lí tưởng trong một thế giới mới- thế giới thần tiên, thế giới của mộng ảo.Thoát ly thực tại, thoát ly cõi trần để sống và mơ ước ở chốn thần tiên, thơ Tản Đà đưa ta vào thế giới mới, khác xa cuộc sống tù túng thường ngày.Ở thời đại lúc bấy giờ, cảm hứng thoát ly là một cảm hứng mới mẻ, độc đáo, khác hẳn cách sống của nhiều nho sĩ đời xưa.Thơ ông chính là một nỗi khát vọng thiết tha cháy bỏng thoát ly ra ngoài cái tù túng, vượt ra khỏi sự giả dối, khô khan của đời sống thực. Ông quan niệm cuộc đời là một giấc chiêm bao:
Đời người như giấc chiêm bao
Nghìn xưa đã mấy ai nào trăm năm.
(Thơ rượu)
Một phần cũng vì cuộc sống thực tế của ông lúc bấy giờ rất khó khăn, bế tắc nên ông muốn vượt ra ngoài những bế tắc đó, mà muốn thoát ly ra khỏi những bế tắc ấy thì cách mà Tản Đà chọn lại khác với mọi người. Đó là ông chọn cách thoát ly vào trong cái mộng, có thể vì ông là nhà thơ lãng mạn nên ông chọn cách thoát ly khác người như vậy.Nhưng chúng ta phải nhìn vào thực tế lúc bấy giờ để hiểu được rằng vì sao ông lại chọn cách thoát ly thực tế, quay lưng lại với cuộc sống để hướng về cõi mộng như thế. Hết “ giấc mộng con” rồi đến “giấc mộng lớn”, chìm đắm trong hoang tưởng khi gặp trời, tiên, cùng danh nhân kim cổ. Cõi mộng là nơi thể hiện “cái tôi thoát ly” của nhà thơ và mộng là một tính chất, một nội dung đặc biệt trong thơ Tản Đà. Tản Đà từng nói: “ Mộng là mộng, đời người cũng là mộng, mộng là cái mộng con, đời là cái mộng lớn chỉ khác nhau về dài ngắn lớn nhỏ mà thôi”. Như vậy, ông cho rằng trong đời người ta có hai thứ mộng: Mộng con là những điều ta thấy trong chiêm bao, mộng lớn là cuộc đời ta. Mà cái mộng của Tản Đà lại khác, nó mang màu sắc riêng rất Tản Đà.
Mộng là lối thoát cho tâm hồn mơ mộng và bế tắc của Tản Đà.Nhà thơ yêu mộng, ngất ngây, đắm chìm trong mộng.Giấc mộng của Tản Đà mang tính chất lãng mạn thoát ly.Cuộc đời thực không lấy gì làm hạnh phúc, Tản Đà mong muốn thoát ly bằng mộng, triền miên trong cõi mộng để quên đời. Khi ông mộng, ông được sống những cuộc đời mới mẻ, đẹp đẽ, tự ông vẽ ra theo trí tưởng tượng của ông. Chính trong những cuộc đời như vậy mà ông mới tìm lại được cái tôi của mình, gặp được những người trong ý tưởng và suy nghĩ của mình.
Tản Đà đã từng muốn làm thằng Cuội lên cung trăng chơi với chị Hằng. Đến “Hầu trời” thi nhân lại mượn chuyện hầu trời để bộc lộ cái tôi “ngông” của mình:
Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt không mơ mòng
Thật hồn! thật phách! thật thân thể
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.
Lên trên đó, nhà thơ được dịp khoe hết tài năng của mình. Bởi có lẽ vì người đời quá khắt khe lại thêm “văn chương hạ giới rẻ như bèo” nên ông mộng được đem văn lên bán chợ Trời:
Văn đã giàu thay lại lắm lối
Trời nghe trời cũng bật buồn cười
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
“ Anh gánh lên đây bán chợ trời”
( Hầu trời)
Dư luận của Trời thật rộng rãi, trời đã khen văn thơ của Tản Đà đây chính là điều mà nhà thơ ao ước bấy lâu nay. Thoát ly hẳn cuộc sống trần gian, ông tìm đến nơi cõi trời hi vọng sẽ có người hiểu được thơ ca mình và nhà thơ đã thực hiện được mong ước thoát ly đó. Và phải chăng khi mộng như vậy, ông lại cảm thấy tin tưởng, lại tiếp tục sáng tác, để cho đời một sự nghiệp văn chương to lớn.
Hết mộng lên cõi trời, Tản Đà lại mộng lên cõi tiên. Ông lại mơ ước được như Lưu Thần – Nguyễn Trệu lên chơi cõi tiên trong bài “ Tống biệt”
Lá đào reo rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai…
Bài thơ làm theo điệu từ khúc tả cuộc chia ly giữa hai nàng tiên nữ và Lưu Thần, Nguyễn Triệu lúc hai chàng trở lại trần gian. Ở đây Tản Đà tưởng tưởng ra bức tranh tiên cảnh thật đẹp nhưng thật quạnh quẽ, bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng giấc mộng không ở mãi với hồn thơ.
Nhưng xét kĩ, chúng ta thấy rằng trong cái mộng thoát ly của Tản Đà thì có hai thứ mộng.Có thứ mộng do chán đời gây nên, do sự yếm thế của tác giả trực tiếp lôi cuốn mà đến:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
( Muốn làm thằng Cuội)
Trong cảnh đêm thu Tản Đà cảm thấy buồn chán cuộc đời. Ông mộng thoát khỏi cuộc đời đầy đổi thay, nhố nhăng. Ông hình dung ra nơi cung quế và mong ước được lên sống ở đó. Thi sĩ ước muốn được lên cung trăng, được tâm sự với Hằng Nga rồi “tựa nhau trông xuống thế gian cười”.Đó quả là một ước muốn thật ngông cuồng, ngạo nghễ.Ông muốn nhìn xuống thế gian, muốn đứng hơn người để mà trông, mà ngắm, mà suy xét việc đời. Mộng vì chán đời nhưng có khi vì chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang bao giờ cũng tiềm tàng trong tâm hồn vô số nhà nho – coi cuộc đời là mộng:
Trăm năm một giấc mơ màng
Nghĩ chi cho bận gan vàng hỡi ai?
( Đời lắm việc)
Lại có thứ mộng Tản Đà bịa đặt ra để làm một trò tiêu khiển. Tản Đà thường cho rằng đời là buồn tẻ, không có gì đáng lưu luyến, chỉ muốn mộng để giải khuây vì mộng đẹp hơn thực tế:
Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi
Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời.
( Nhớ mộng )
Giấc mộng là lối thoát cho tâm hồn mơ mộng và bế tắc của Tản Đà. Điểm nổi bật trong thơ văn Tản Đà là ở đâu, lúc nào cũng thấy ông nói đến mộng. Nhà thơ yêu mộng, ngất ngây trong mộng, đắm chìm trong mộng. Nhiều lúc chợt tỉnh giấc, trở về với thực tại, ông lại thấy chán ngán, lại tiếc nuối với giấc mộng ông xây bằng tưởng tượng vì thế ông lại ao ước được trở lại cõi mộng, cõi thần tiên:
Trông khắp trần gian hết thú chơi,
Thèm trông con hạc nó lên trời,
Hạc kia bay bổng tuyệt vời,
Hỏi thăm cung Nguyệt có người trọ không?
(Trông hạc bay)
Với ông mọi thứ vui trên trần gian đều đã hết, chơi, say…mãi cũng chán. Thưởng thức những của cải vật lại, Tản Đà cũng đã từng.Đi khắp đó đây ngắm cảnh đẹp, ông cũng đã trải.Khi đã nắm hết những mùi vị ngọt ngào cũng như cay đắng của cuộc đời, Tản Đà cảm thấy buồn chán.Ông luôn mong muốn một cuộc sống mới ở một nơi xa xôi nào đó, phóng khoáng hơn, tự do hơn.Đó là cuộc sống cách xa trần thế, nơi cung nguyệt. Mộng ước của Tản Đà thật lãng mạn biết chừng nào!
Tuy nhiên những giấc mộng ấy thật nhẹ nhàng, chỉ là những mơ tưởng hão huyền, phản ánh một tâm hồn thoát tục của thi sĩ.Đáng chú ý hơn là những “mộng” có sắp đặt, ý tứ và hình ảnh bố trí gọn gàng và duyên dáng, không những thỏa mãn được ít nhiều bao ước vọng của thi sĩ mà còn gây hứng thú cho người đọc. Chẳng hạn như trong bài “ Hầu trời”, Tản Đà mộng thấy mình một đêm kia lên hầu trời, vừa uống trà ngon vừa ngâm thơ cho trời và chư tiên nghe, dễ dãi và tự nhiên vì tự cho mình là một vị tiên bị đày xuống hạ dưới nay lại trở về trời, đến khi ra về mọi người tiễn đưa nuối tiếc. Trong cái mộng này ta thấy mọi sự đều sắp đặt để thỏa mãn những ước vọng của Tản Đà: ước vọng của một người nhiều tình cảm muốn được tình thương trìu mến của người khác, ước vọng của một kẻ nhiều kiêu hãnh, làm một nhà nho muốn người ta hiểu cái nhiệm vụ trọng đại của mình… Một cái mộng gây cho thi sĩ nhiều hứng thú như thế, nên ông rất ưa mộng. Do đó “mộng” chiếm một phần quan trọng trong thơ văn Tản Đà.Mộng chứng tỏ xu hướng muốn vươn lên cao, nhẹ nhàng, phiêu diêu tìm sự thỏa thích trong một trạng thái xa lìa thực tế.
Nói đến cái tôi cá nhân của Tản Đà thì có rất nhiều khía cạnh để chúng ta bàn luận mà thoát ly cũng là một khía cạnh lớn nói lên tư tưởng của nhà thơ. Thoát ly không phải là quên hết sự đời chỉ sống với giấc mộng của mình mà thoát ly là tìm về một nơi mà con người ta có thể thỏa mãn được cái mong ước lớn lao của mình. Có người vì không thích với cuộc sống hiện tại mà họ muốn thoát ly bằng cách say men lao vào những cuộc chơi vô bổ, còn với nhà thơ thì khác ông thoát ly bằng cách tìm vào cõi mộng. Bởi chỉ trong mộng, trong một thế giới không có thật ấy thì nhà thơ mới có thể tỏ rõ lòng mình, mới phát huy hết tài năng của mình. Và cũng có thể chỉ những lúc này tài năng của nhà thơ mới được mọi người để ý và công nhận. Ở đây cái tôi cá nhân của nhà thơ được trỗi dậy mạnh mẽ và có thể nói cái tôi cảm xúc trữ tình của Tản Đà được thời đại bắt đầu “cởi trói” đã phơi bày ra một cách mà lâu nay ta quen gọi là lãng mạn như thế. Ở Việt Nam, do những điều kiện lịch sử của mình mà cái tôi này chậm phát triển và cái tôi của Tản Đà cũng vậy nhưng đáng quý ở chỗ, dù cái tôi cảm xúc đó biểu hiện dưới dạng lãng mạn thoát ly nhưng rõ ràng là nó hoàn toàn không tách khỏi cái ta dân tộc.
Nói đến cái ngông trong thơ Tản Đà thì không thể không nhắc đến cái tôi hưởng lạc trong thơ ông.Hưởng lạc là một quan niệm sống, một thái độ sống, một phản ứng của cái tôi cá nhân độc đáo vì chán đời, vì muốn quay lưng với đời mà tìm đến sự hưởng lạc. Ta thường thấy, các nhà nho coi cuộc sống nhàn lạc là một thú vui, một cách sống thanh cao, tao nhã thì đến với Tản Đà ông nêu cao tinh thần hưởng lạc và sống theo cách riêng của mình. Nguyễn Công Trứ cũng từng quan niệm rằng:
Nhân sinh bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương
(Ở đời không hành lạc
Sống ngàn năm cũng chết yểu)
(Đánh thức người đời)
(Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Kiều Văn, NXB Đồng Nai, 2000, tr 121)
Ở Tản Đà cũng vậy, thơ ông là tiếng nói cá nhân mạnh mẽ và đầy cá tính.Ông không bị gò bó bởi một khuôn phép nào, một lẽ sống nào.Với ông, sống là phải biết hưởng lạc, vui thú với đời.Dù sống trong cảnh nghèo, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng ông vẫn luôn lạc quan và tận hưởng những gì mà cuộc sống mang lại cho mình, nghèo thì vẫn có cái thú vui của nghèo. Trong thơ của ông cái tôi hưởng lạc được thể hiện chủ yếu ở hai khía cạnh đó là say trong men rượu và sự ăn chơi.
Hình như đối với ông cuộc đời này rượu đem đến cho ông những cái cảm giác tận hưởng, ông mượn rượu để thỏa niềm hưởng lạc của mình. Như trong bài “Say”ông đã thể hiện cái hưởng lạc trong men say:
Đêm xuân một trận nô cười
Dưới đèn chẳng biết là người hay hoa
Khi vui quên cả cái già
Khi say chẳng dốc giang hà cũng say
(Say)
Một đêm xuân ấm áp với men rượu nồng, những người bạn nhậu đang nâng chén say sưa, ca hát và nô đùa bên nhau, còn gì bằng trong ngày xuân ấy, thật sảng khoái biết bao. Say trong men rượu mọi thứ đều trở nên mơ hồ, dưới ánh đèn mờ kia không còn nhận ra là người hay hoa nữa, hay dưới cảm nhận của người đang say mọi thứ đều trở nên đẹp và lung linh, Tản Đà mượn rượu để say, để thỏa niềm vui hưởng lạc của mình và phải chăng ông mượn rượu để quên đi cái thực tại chán chề kia, khi vui thì mọi thứ đều có thể quên hết:
Nhãn ngoại trần ai không nhất thế,
Hung trung khối lũy thuộc tiền sinh
( Ngoài mắt không biết cõi trần là gì nữa, trong bụng toàn chứa những gì kiếp trước). Có thể nói khi say thì những thứ ngay thực tại đều tan biến, trong mắt nhà thơ mọi thứ trong quá khứ hiện về với những gì đẹp và sâu sắc nhất, hơn thế nữa khi men rượu say vào người làm cho ta cảm giác lâng lâng như được làm thần tiên. Với ông rượu là phương tiện để đem đến cái hưởng lạc thích thú nhất: “Tử trung ưng thị thần tiên” (trong lúc uống rượu là lúc làm thần tiên).
Đến với thơ của ông, ta sẽ còn bắt gặp nhiều bài thơ ông mượn rượu để thỏa niềm hưởng lạc của mình như trong bài “Lại say”:
Say sưa thì cũng thói hư đời,
Hư thời hư vậy, say thời cứ say
Đất say đất cũng lăn quay
Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười.
(Lại say)
Tản Đà cũng biết suốt ngày say sưa cũng phải là tốt, cũng là thói hư ở đời nhưng ở câu tiếp theo ông khẳng định hư thì hư nhưng say thì vẫn cứ say, cách nói thể hiện cái ngông trong hưởng lạc của ông cũng rất đậm nét, say là thú vui để được nhàn, để được thoải mái trong tâm hồn ông thì làm sao có thể bỏ được. Ở đây ông còn liên tưởng đến cả trời đất cũng say, khi say thì đều như ông, có ai cười đâu thì ông cũng sợ gì tiếng đời chứ, ở đây ông mượn luôn hình ảnh trời đất để bào chữa cho cái thói hư của mình thật là ngông. Đối với người ta có khi say có khi tỉnh nhưng với ông hình như lúc nào cũng say, say mãi để tận hưởng thú vui ở đời:
Say chẳng biết phen này là mấy
Nhìn non sông chẳng thấy, lại là say.
Quái! Say sao say mãi thế này?
Say suốt cả đêm ngày như bất tỉnh.
Ông muốn say để không can sự đời nữa, không muốn bận tâm những chuyện trong dân gian, phải chăng ông quá bất mãn với cuộc đời này, thôi thì ai muốn làm gì thì làm, ông cứ say, cứ say để vui thú chính mình, ngay cả vợ khuyên ngăn ông cũng mặc, cứ say rồi lại say, say để giải sầu và để tự cho mình niềm vui:
Việc trần ai, ai tỉnh ai lo
Say túy lúy nhỏ to đều bất kể
Trời đất nhỉ, cái say là sướng thê1
Vợ can chồng, ai dễ đã chừa ngay?
Muốn say lại cứ mà say.
Không phải chỉ say trong men rượu mà trong lúc say ấy ông làm thơ, đọc thơ thể hiện tài năng của mình, một cách chứng tỏ bãn lĩnh của ông, ông tìm thấy niềm vui, hạnh phúc ở trong đó, cuộc đời của ông thơ và rượu như hai người bạn tâm giao không thể thiếu, và đó còn chính là phương tiện để ông đến được với cái vui, cái hưởng lạc ở đời này, điều đó được thể hiện rõ nét qua bài “ Ngày xuân thơ rượu”:
Trời đất sinh ta rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
…
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi
Còn mãi xuân, còn rượu với thơ
(Ngày xuân thơ rượu)
Ở hai câu cuối ông đã khẳng định một điều, còn thơ và rượu thì cuộc đời này với ông mới còn mùa xuân, mới còn niềm vui và thích thú, còn mùa xuân, còn cuộc đời này thì thơ và rượu luôn gắn bó với ông. Có thể nói Tản Đà rất ngông ngay cả trong niềm vui hưởng lạc, vui trong cơn say, tận hưởng niềm vui trong chính tài năng và bản lĩnh của mình. Cái ngông có ý thức, có năng lực chứ không phải là sự ba hoa, múa mép.
Đến với sự hưởng lạc của ông, ta còn bắt gặp qua những vần thơ thể hiện sự ăn chơi, một sự ăn chơi ngông đến lạ thường. Ông đi khắp mọi nơi, từ nơi này sang nơi khác, từ vùng nọ tới vùng kia trong đất nước, ông đi đây đi đó để thể hiện sự ăn chơi của mình, để tìm đến những cái vui trong thiên hạ và điều đó được thể hiện rất ấn tượng qua bài” thú ăn chơi” của ông:
Giời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không
Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió giăng
Hành trang lên đường của ông là túi thơ, ông đi khắp ba kỳ đất nước, tham quan và biết rõ đặc tính của từng vùng miền, ông cho rằng thú chơi của mình ở thế gian khó ai bằng được:” Thú ăn chơi cũng gọi rằng. Mà xem ai chửa dễ bằng thế gian”. Qua bài thơ ta có thể thấy ông đã đi khắp mọi nơi như Tu Ran, Long Xuyên, Nghệ An, Sài Gòn, …, hầu như khắp các địa danh trong nước, đúng là sự ăn chơi của ông thật đáng nể và ngưỡng mộ:
Hà tươi cửa biển Tu Ran
Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà
Sài Gòn nhớ vị cá tra
Cái xe song mã, chén trà Nhất Thiên
Đa tình con mắt Phú Yên
Hữu tình rau bí ông quyền Thuận An
Đi khắp mọi nơi, được biết mọi thứ, những món ngon ở đời thì đó là niềm vui hưởng lạc mà ông mong muốn, ông không muốn sống bó buộc trong sự nhàm chán, để rồi phải chứng kiến những chuyện không vui ở đời, ông muốn tìm cho mình sự thoải mái trong tâm hồn nhưng ông không sống ẩn dật, nhàn hạ như nhưng người khác, đó là điểm nổi bật trong tính cách của ông và hơn thế nữa ông đã khẳng định sự ăn chơi của mình là mãi mãi, chuyện đời thế nào cũng mặc, rất ngông ngay cả trong việc ăn chơi:
Trăm năm hai chữ Tản Đà
Còn sông, còn núi, còn là ăn chơi
Dở hay muôn sự ở đời
Mây bay nước chấy mặc người thế gian.
Một lần nữa ông khẳng định sự ăn chơi, hưởng lạc của mình qua bài thơ “Còn chơi” của ông:
Ai đã hay đâu tớ chán đời
Đời chưa chán tớ, tớ còn chơi
Chơi cho thật chán, cho đời chán
Đời chán nhau thời tớ sẽ thôi
Nói thế can gì tớ đã thôi
Đời đương có tớ, tớ còn chơi
Người ta chơi đã già đời cả
Như tớ năm nay mới nửa đời.
Với ông cuộc đời này là để ông chơi, chơi để mang đến niềm vui, mang đến tiếng cười sảng khoái cho riêng mình, chơi để mà hưởng lạc, chơi cho đến khi nào cuôc đời này chán ông thì thôi, nhưng qua câu thơ ông viết ta cảm nhận được rằng đó như một lời khẳng định vĩnh cữu về cuộc chơi của ông, đời làm sao mà chán ông được, cuộc đời không bao giờ mất, chỉ sợ ông đi trước cuộc đời mà thôi:” Đời chưa chán tớ, tớ còn chơi”. Đối với ông người ta chơi cả cuộc đời, còn ông thì mới nửa đời mà thôi, thì làm sao không chơi được, ông chơi cho sướng cuộc đời, nhưng ông chơi bằng chính tài năng của mình, bằng những bài thơ văn ông viết:
Nửa đời chín độ tớ đương chơi
Chơi muốn sao cho thật sướng đời
Đời người ai có chơi như tớ
Chơi cứ bằng văn mãi chửa thôi.
Hơn thế nữa ông dám nói đời vắng ông rất nhớ nên ông quay lại với đời để chơi:” Vắng tớ bấy lâu đời nhớ tớ. Nhớ đời nên tớ vội ra chơi.” Cuộc đời là người bạn để ông chơi, một người bạn tâm giao tri kỉ mà không ai có thể thay thế được, ông cho rằng chỉ cuộc đời mới có thể làm ban, mới có thể cùng chơi với ông được, trong bài thơ cụm từ tớ còn chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần khẳng định sự vui chơi, hưởng lạc bất tận của nhà thơ. Chúng ta còn có thể thấy sự vui chơi, hưởng lạc của ông qua một số bài thơ như “chơi trại Hàng Hoa”, ông đi ngắm cảnh đẹp, thả hồn theo những dòng hồi tưởng xa xưa, để giải buồn, để quên hết những gì không vui, ở đây muôn vàn cây cỏ xanh tốt, có bách thú, có dòng người tấp nập, thật đẹp và vui biết bao, là một điều lí tưởng để quên hết những cái không vui:”Có dịp đi chơi buồn giải buồn…”. Hay trong bài thơ chơi chùa Hương Tích, ông đã đi tìm những nơi vui vẻ giờ đây là yên tĩnh, để lắng đọng trong ông sự nhẹ nhàng, thanh thoát, một chốn bình yên mà ở phàm trần không có được:” Chốn ấy muôn chơi còn mỏi gối. Phàm trần chưa biết nhắn nhe nhe cho”.
Qua những bài thơ của ông ta có thể cảm nhận rằng dù trong cuộc sống nghèo khổ nhưng ông đã cố thoát ra khỏi cái thực tại ấy để đến với những niềm vui, hưởng lạc của mình nhưng ông cũng thật đặc biệt khi cái cách hưởng lạc của ông cũng rất khác người, rất ngông, tìm đến niềm vui hưởng lạc trong những cuộc say, trong văn chương, trong tài năng của mình để thỏa cái tôi hưởng lạc đó. Chính vì vậy đã tạo ra một ấn tượng, một nét rất mới trong ông.
Trần Đình Hượu gọi đa tình là “một cái tật dễ thương” mà bất kì một người tài tử nào cũng mắc phải, bởi có tài ắt sẽ có tật, Tản Đà cũng không nằm ngoài “cái tật” ấy.
“Đa tình” không có nghĩa là đam mê sắc đẹp, mà là dễ xúc động, nhiều tình cảm. Nhưng cũng bởi dễ xúc động và nhiều tình cảm nên họ dễ bị cuốn theo sắc đẹp và những số phận éo le của những con người tài sắc. Tình thường đi liền với “dục”, tức là những ham muốn, những say mê và từ những ham muốn, say mê ấy thường dẫn dắt, che lấp làm thui chột cái “tính”, cái “tâm”đạo lí trời cho có sẵn trong mỗi con người. “Tình” làm con người ta đi trệch ta khỏi những lẽ thường, trệch ra khỏi khuôn khổ của lễ giáo.Cũng chính vì vậy mà Nho giáo không chấp nhận và đồng tình.Các nhà Nho thường tỏ ra nghi ngại trước tình yêu, đặt ra nhiều lễ tiết, lo nghĩ, phòng phạm cẩn thận nhất. Và sắc đẹp, đối với họ là thứ của “làm mất nước tan nhà” hay như câu “hồng nhan họa thủy” là vậy.
Nhưng Tản Đà là nhà nho tài tử, tự coi mình là người có tài và đa tình. Khi nhìn vào ảnh mình, ông đã tự trào một cách hết sức duyên dáng:
Người đâu cũng giống đa tình,
Tưởng là ai, lại là mình với ta.
Cái tình của ông là thứ tình yêu đặc biệt, đậm đà, lai láng, không bờ không bến, có sức lan tràn, cần phải san sẻ. Đến nỗi, hết gửi thư tình cho người tình nhân có quen biết đến đưa thư cho người tình nhân không quen biết (Khối tình con, quyển 2, trang 56, 57):
Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi
Viết bức thư này gửi đến ai
Non nước xa khơi, tình bỡ ngỡ
Ai tri âm đó, nhận mà coi…
Rồi đến: “thư tình trách người tình nhân không quen biết” (Tản Đà vận văn, tập 1, trang 91)
Ngồi buồn ta lại viết thư chơi
Viết bức thư này gửi trách ai
Non nước bấy lâu lòng tưởng nhớ
Mà ai tri kỉ vắng tăm hơi
Hay:
Ngồi buồn ta lại viết thư chơi
Viết bức thư này gửi trách ai
Ai những nhớ ai, ai chẳng nhớ
Để ai luống những nhớ ai hoài
(Trách người bạn tình vu vơ, Tản Đà vận văn, tập 1, trang 93)
Tản Đà là người đa tình nhưng lại không có may mắn gặp được giai nhân. Những thứ không thể thỏa mãn được trong thực tế lại khúc xạ vào trong văn chương thành những giấc mộng yêu đương, thành những khối tình tha thiết. Khao khát yêu đương, muốn có một bạn tình để chia sẻ trong ông nhiều khi nó gần như trở thành một căn bệnh, làm ông âu sầu đau đớn, thế nhưng nỗi đau ấy được ông thể hiện hết sức kín đáo và không ầm ĩ, một cách thể hiện đậm chất phương Đông:
Quái lạ vì sao cứ nhớ nhau?
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước người muôn ngả
Hai chữ tương tư một gánh sầu”
Không thể gặp được người giai nhân trong cuộc đời thực, ông tìm tới những giai nhân đã thành thiên cổ như: Ngu Cơ, Dương Quý Phi, Tây Thi, Hằng Nga,… Trong “giấc mộng con”, Nguyễn Khắc Hiếu yêu Chu Kiều Oanh như một người đàn bà đẹp, có tài, có đức; thổ lộ với Chu Kiều Oanh những tâm sự của mình như với một người tri kỉ, bình đẳng hoàn toàn với mình. Nàng Vân Anh trong “Thề non nước” chỉ mới là “tương đắc” với Tản Đà, Chu Kiều Oanh mới là người yêu lí tưởng. Đó là nét mới trong quan niệm về người yêu.Người đàn bà lí tưởng đối với Tản Đà không phải chỉ là mĩ nhân mà còn phải là giai nhân.“Mỹ nhân khác giai nhân ở đức.Người đàn bà đẹp thì các chỗ phồn hoa, nơi phú quý có lấy gì làm thiếu”.Nhưng tiêu chuẩn về đức của ông cũng rộng rãi, không khắt khe như tiết, nghĩa hay công, dung, ngôn, hạnh trước đây, nên cả Ngu Cơ, Trác Văn Quân cũng trúng tuyển.
Lại nói tới Tản Đà và Chu Kiều Oanh, tình cảm của họ chỉ dừng lại ở mức trên tình tri kỉ một chút, giống như yêu nhưng lại giống như bạn.Chỉ dừng lại ở mức chia sẻ, cảm mến, dừng lại ở chỗ “tương kính, tương thân”. Tản Đà hay nói về tình yêu, đem bản thân ra làm nhân vật si tình, bộc lộ những khát khao, say mê của tình yêu. Lòng yêu của ông lại càng thổn thức hơn trong những ngày xuân tươi thắm:
Trách cái tầm xuân nhả mối tơ
Làm cho bối rối mối tương tư
Sương mù mặt đất người theo mộng
Nhạn lảng chân giời kẻ đợi thư
Nghìn dặm dám quên tình lúc ấy
Trăm năm còn nhớ chuyện ngày xưa
Tương tư một mối hai người biết
Ai đọc thơ này đã biết chưa?
(Tản Đà vận văn, quyển 3, trang 26)
Cái đa tình của Tản Đà không chỉ dành cho những người tình của mình mà còn dành cho những người phụ nữ chưa chồng hoặc có chồng mà không được ở gần nhau:
Đêm thu gió lọt song đào
Chồng ai xa vắng, gió vào chi đây
(Khối tình con 1, trang 31)
Hay khuyên những người con gái khi còn trẻ thì nên đi lấy chồng, đừng để đến khi má đào tàn phai:
Người ta có vợ có chồng
Em như con sáo trong lồng kêu mai
Má đào gìn giữ cho ai
Răng đen, đen quá cho hoài luống công
(Khối tình con 1, trang 33)
Thế nhưng khi tưởng tượng tới cảnh biệt li, thân gái dặm trường thì lại ngậm ngùi, có ý ghen tuông:
Ai đi đường ấy cùng mình
Mình đi để lại gánh tình ngổn ngang…
(Khối tình con 1, trang 36)
Bềnh bồng mặt nước chân mây
Đêm đêm sương tuyết, ngày ngày nắng mưa
Ấy ai bến đợi sông chờ,
Tình kia sao khép lững lờ với duyên?
(Khối tình con 2, trang 24)
Những tình cảm, sự đa tình của Tản Đà cuối cùng cũng chỉ là sự thương hoài nhớ hão nên kết quả vẫn là sự thất vọng, đành một mình ôm nỗi nhớ thương:
Nước non vắng khách hữu tình
Non xanh nước biếc cho mình nhớ ai”
(Tản Đà vận văn, quyển 3, trang 65)
Trong tình yêu, Tản Đà vẫn thể hiện được một cái tôi rất ngông, rất khác người.Ông không tìm lí tưởng tình yêu ở thực tại, ở cõi trần mà luôn có xu hướng thoát lên tiên, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của cuộc sống để khẳng định cái tôi của mình. Ông từng lên trời xin cưới Hằng Nga để rồi bị trời mắng:
Cớ sao suồng sã dám đưa thơ?
Chốn Thiên cung ai kén rể bao giờ,
Chỉ những sự vẩn vơ mà giấy má!
(Trời mắng)
Nếu không thể lên tiên, ông lại bộc bạch tâm sự bằng cách viết thư cho tình nhân bằng một tình cảm hết sức mãnh liệt. Người tình dù là quen biết hay không quen biết thì ông cũng luôn tâm tình bằng tất cả nỗi lòng, bằng một khát khao cháy bỏng và có phần rất ngông.
Như vậy, ta có thể khẳng định, cái tôi đa tình của Tản Đà là một cái tôi mãnh liệt, một cái tôi ngạo đời, ngông với đời, dám bày tỏ nỗi tâm tình sâu kín nhất của mình. Tản Đà cũng tự nhận mình là người đa tình, đó là sự ý thức cao độ về tình cảm, tình yêu mà không phải ai cũng nói lên được.
Nói về công danh, sự nghiệp, không ít lần Tản Đà khẳng định cái chí khí của phận làm trai. Với ông, nam nhi đứng trong trời đất phải đứng ra gánh vác việc đời, phải làm sao cho xứng đáng là bậc anh hào:
Thân nam tử đứng trong trần thế.
Cuộc trăm năm có dễ ru mà
Có đời mà đã có ta,
Sao cho thân thế không là cỏ cây.
(Đêm đông hoài cảm)
Ông cho rằng một khi đã sinh ra trên đời thì phải sống sao cho hơn đời, khác đời để không dễ úa tàn như cỏ cây.Những câu thơ như lời khẳng định đầy dứt khoát, thể hiện được một cá tính thật mạnh mẽ của người trai trong xã hội. Ông cũng coi phận nam nhi trước hết phải trả được cái nợ tang bồng vì đó là ý chí phấn đấu, là bổn phận và trách nhiệm của người làm trai.
Phận nam nhi tang bồng là chí,
Chữ “trượng phu” ý khí nhường ai,
Non sông thề với hai vai,
Quyết đem bút sắt mà mài lòng son.
(Xuân sầu)
Quan niệm về chí làm trai đã minh chứng cho một cá tính độc đáo của Tản Đà.Thi sĩ không chỉ nói về bổn phận của “thân nam tử” mà là đang tự nói với chính mình, tự hứa với lòng mình. Không phải ai cũng có dũng khí dám đưa tay, ngẩng mặt lên trời mà thề với non sông, đất nước. Ta như thấy được một dáng vẻ hiên ngang nếu không nói là ngang tàng của thi nhân giữa trời đất. Đó là thái độ coi trọng bản thân mình, là nhu cầu phơi trải lòng mình một cách nhiệt thành nhất. Vì luôn trọng chí khí, trách nhiệm mà Tản Đà cho rằng những người thất thế trong cuộc đời không phải là những người tầm thường mà chỉ là: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất” (Thăm mả cũ bên đường). Ông không ngần ngại đề cao cái tôi cá nhân của mình, khẳng định tài năng và chí khí của phận người trai trong xã hội. Có thể vì do sự kìm kẹp của xã hội mà cái chí ấy bị che lấp đi, bị vùi dập đi, là một khí khí uất nhưng có thể vùng dậy bất cứ lúc nào.
Có khi, ông phê phán một cách thẳng thắn những kẻ yếu hèn, chịu luồn cúi, không có cái dáng vẻ thanh cao, ngang tàng của bậc trượng phu. Không những lên tiếng chỉ trích, ông còn thể hiện được nỗi sầu vô hạn của mình trước một hiện tượng xã hội nhức nhối, đau lòng của đất nước trong thời loạn lạc:
Chắp tay rồi lại cúi đầu
Nghĩ cơn sầu ấy ai sầu chăng ai!
Thế mà cũng kiếp làm trai
Con Hồng cháu Lạc cũng nòi giống ta.
(Trai thời loạn)
Cái dáng vẻ đớn hèn ấy thật đáng xấu hổ. Tản Đà mỉa mai, châm biếm sâu say và còn khinh thường những kẻ chịu nỗi nhục chắp tay, cúi đầu. Đã không còn vẻ hiên ngang, phi thường mà thay vào đó là sự sợ sệt, run rẩy. Tản Đà không hề giấu giếm cũng chẳng hề nói giảm nói tránh mà ông ném thẳng vào mặt những kẻ ấy ánh mắt coi thường cùng sự giận dữ tột độ.Chính điều này cũng nói lên được tính cách ngang tàng, phóng túng của ông.
Cái ngông ở đây được nói đến còn là cái ngông của một con người tài năng, hiểu đời, hiểu mình, bản lĩnh tự tin để khẳng định cái tài năng đó với cuộc sống trần thế. Tản Đà là nhà thơ sinh ra vào thời mà cái mới bắt đầu nảy sinh nhưng cái phong kiến cổ truyền còn rất nghiêm khắc cho nên cái ngông không đúng lúc sẽ bị coi như là quá tự đắc về mình nhưng với cái ngông rất lạ và rất riêng Tản Đà lại được người đời chấp nhận và đề cao. Trong bài thơ “ Hầu trời” lấy lí do đi hầu trời nhưng thực chất đó là cái cớ để Tản Đà khẳng định tài năng bản thân và bộc lộ quan điểm mới mẻ của ông về nghề viết văn, qua đó thấy được cái cái tôi đầy cá tính và bản lĩnh mà ta không nhầm lẫn với bất kỳ nhà thơ nào khác- đó là một kiểu ngông rất mới và độc đáo của một nhà nho đang sống ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trân trọng và khẳng định.
Như lời Tản Đà giới thiệu, lý do ông được lên chốn thần tiên là vì tài năng, tiếng ngâm của ông vang cả dòng sông “ Ngân Hà” rộng lớn và bao la, tiếng ngâm không chỉ dừng lại tại con sông vũ trụ ấy mà còn vọng vào chốn thiên cung làm Trời kia phải mất ngủ
_Trời nghe hạ giới ai ngâm nga
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà
Làm trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua
Đó là một sự tượng tưởng nhưng trên cái nền tượng tưởng đó Tản Đà thể hiện thật những suy nghĩ, quan điểm về cái tôi của mình.Ông muốn không chỉ thế gian thấy được tài năng ấy mà ngay cả trời cao vờn vợn nghe danh và mời lên thể hiện.Lên trời để nhà thơ tự giới thiệu về mình, giới thiệu đầy đủ tên tuổi, quê hương, đất nước, nghề nghiệp và các tác phẩm sắp in và hơn nữa là khẳng định tài năng của mình.
Hơn ai hết Tản Đà hiểu được cái may mắn hiếm có khi được lên trời, nên ông không ngần ngại kể hết những tài năng văn chương của mình một cách rất tự tin:
Dạ bẩm lạy trời con xin đọc
Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương con đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn
Đó lài cái ý thức về tài năng của mình_ tài đọc giỏi, tài hiểu biết rộng, đọc nhiều “ văn vần, văn xuôi, văn thuyết lí, văn chơi”. Cái đắc ý có được vì ông nhận thấy mình thật sự tài giỏi, tự tin cất giọng một cách hiên ngang, dõng dạt càng về sau càng trở nên cao hứng đọc hết loại này rồi đến loại khác trước mặt Trời và các Chư hầu. Cái ngông của ông bắt nguồn từ cái tôi vì cái tôi hiểu rất rõ bản thân mình tài giỏi, tài giỏi mới được lên chốn thiên đường ( cái chốn mà mấy người hạ giới được lên) và lên đó không nhằm mục đích du ngoại mà để thể hiện cái tài năng hơn người đó.
Sẵn đây Tản Đà giới thiệu luôn
Bẩm con không dám man cửa Trời
Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười
Nhờ Trời văn con còn bán được
Chửa biết con in ra mấy mươi?
Tản Đà kể những tác phẩm sắp in thành sách, qua đó Tản Đà muốn khoe với Trời về khả năng sáng tác thiên bẩm của mình , ta thấy sáng tác của ông gồm có “ áng văn, văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời, văn dịch.”
Đọc thơ của ông ngay cả Trời cũng mê say, thích thú, tán thưởng:
Văn dài hơi tốt ran cung mây
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong một bài cùng vỗ tay.
Lời của Trời khen cũng chính là ông đang tự khen mình, ông nhận thấy tài năng văn thơ của mình quá hay đến nỗi lên đến mấy tầng mây. Ngay cả Trời_ người nắm giữ quy luật của tạo hóa, cái tiêu chuẩn nhận xét, đánh giá về cái hay cái đẹp chắc chắn sẽ rất cao khác hẳn với người trần thế , thế nhưng khi nghe Nguyễn Khắc Hiếu đọc thơ lại khiến Trời cũng lấy làm hay. Còn Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày của rồi Song Thành, Tiểu Ngọc dường như không chú ý việc gì ngoài việc lắng nghe, đọc hết một bài tất cả đều vỗ tay. Hành động vỗ tay cho ta thấy Tản Đà rất có ý thức trong việc coi trọng giá trị tài năng của mình và hơn tài năng của ông đã được thực sự công nhận thành những giá trị. Văn dở, thơ nhàm thì làm sao thu hút được người nghe huống gì đây là cửa trời. Cái tôi trong việc thể hiện tài năng càng trở nên ngông hơn sau nhận được sự cổ vũ, nghe qua lời nhận xét của Trời thể hiện sự đánh giá tài năng văn thơ của mình
Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hung mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
Có nhà thơ nào lại dám tự tin nói về cái hay, cái đẹp của thơ mình như thế , lúc này cái tôi về tài năng của Tản Đà trỗi dậy mạnh nhất bởi Văn phong của ông được so sánh bằng những sự vật tinh túy, đẹp đẽ nhất trong trời đất, lời văn trau chuốt sáng đẹp như sao băng, khí văn có lúc hùng mạnh nhanh như mây chuyển nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng dịu êm như làn gió thoảng, tinh tế trong ngôn từ như làn sương sớm ban mai… văn thơ như thế quả thật như Trời nói “ trần gian chắc có ít” bởi nó hội tụ đầy đủ tất cả cái hay, cái đẹp, cái độc đáo mà người thường khó có được. Ông rất tự tin trong việc đưa ra lời nhận xét về chính bài thơ của mình_cái ngông về bản thân càng trở nên cao hơn và cũng bạo mạnh hơn. Tản Đà yêu thơ văn đem hết tình cảm vào cộng với tài năng thiên bẩm của mình tạo nên giá trị đặc biệt đa dạng về thể loại và giọng điệu.
Cái tôi của ông còn được biểu hiện qua việc ông luôn chuyên tâm sáng tác. Cái tôi càng trở nên quyết liệt khi Tản Đà khẳng định là nhà thơ chuyên nghiệp trong nền văn học Việt Nam bởi chính ông là người đầu tiên lấy công việc sáng tác thơ làm nghề chính “ mang văn chương ra bán phố phường”, ông chỉ sáng tác chứ không làm bất cứ một ngành nào khác, nhận thức được điều đó nên ông luôn luôn khát khao phấn đấu vươn đến những gì đẹp nhất vào trong những vần thơ.
Cái ngang tàng về tài năng của mình còn trở nên ngông hơn khi ông muốn gánh áng thơ văn lên chợ Trời bán nhằm để cho tất cả mọi người trên cung đình biết đến thơ văn của ông :
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn
Anh gánh lên đây bán chợ Trời!
Có quá ngông cuồng không? nhưng chắc có lẽ tài năng của Tản Đà con người trần thế chưa thật sự hiểu hết nội dung và giá trị của nó nên ông khát khao, muốn làm tất cả mọi việc cốt để làm sao cho người ta thấy được. Và theo suy nghĩ của Tản Đà chỉ có Trời, Tiên mới hiểu hết cái hay, cái đẹp của thơ ông. Cái tôi, cái ý thức tài năng cần được biết đến và trân trọng lúc này trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ và có phần táo bạo.
Nhà thơ đã hiên ngang khẳng định cái Tôi của mình, gắn liền với tên tuổi thật, quê quán, nghề nghiệp.Đó là cái ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Ta nhìn lại trong thời đại của Tản Đà, đất nước đang mất chủ quyền bởi bọn thực dân, con người ngày càng rơi tiền tài và chạy theo vật chất , Tản Đà tự giới thiệu về bản thân đó như là một cách biểu hiện của sự tự hào về dân tộc của mình.
Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu và Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.
Cái ngông còn được thể hiện khi Tản Đà tự nhận mình là người trời lo việc thiên lương của nhân loại:
Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ
Dám xin không phụ Trời trông mong
Lúc này cái tôi ý thức về nhân cách của mình là rất lớn, tự nhận mình là người đem thiên lương đến trần thế để cải thiện cái xã hội đầy rẫy những bất công thối nát, chạy theo giàu sang danh lợi của bạc tiền mà cái tài, cái đẹp đã hoàn toàn bị nó và lu mờ và dần dần trở nên bị vùi lấp đi. Phải chăng ông muốn làm một sứ mệnh cao cả, để rồi ông lại chìm vào trong cõi mộng ảo với đời… nhưng cái mộng của ông là cái mộng tích cực, cái tôi của ông là cái tôi chìm vào cõi mộng như thể hiện sâu sắc tư tương lắm lúc nó ngông đến lạ thường.
Cái tôi càng thể hiện rõ hơn khi chính ông thừa nhận mình là người có tính ngông
Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.
Tản Đà khẳng định lần nữa phong cách cái tôi của mình, cái tôi không bằng lòng trước thời cuộc, cái tôi chán ghét những bất công nơi trần thế .
Như vậy, cái nền tảng tạo nên cái ngông chính là do ý thức cá nhân. Và Tản Đà cũng như thế cái tôi cá tính bản lĩnh, muốn chứng tỏ tài năng giữa thực tế phụ phàng đã đưa ông thoát ly đến một cõi mộng để cái ngông đó được thể hiện mình và khẳng định mình.
Không những ý thức về tài năng, sự nghiệp của mình, Tản Đà còn bộc lộ cái ngông thông qua việc khẳng định một cách mạnh mẽ giá trị bản thân.Cái ngông ở đây được nói đến là cái ngông dựa trên khả năng mà mình có, nghĩa là chỉ những người tài mới đủ tự tin với cái tài năng vốn có của mình. Tự tin để khẳng định với đời mới là cái ngông được người đời chấp nhận và tôn trọng.
Có thể nói Tản Đà là một trong những nhà thơ, nhà văn mở đầu cho phong cách đem cái tôi, cái bản ngã cá nhân vào thơ văn.
Sông Đà núi Tản đúc nên ai
Trần thế xưa nay được mấy người
Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc
Thanh cao phô trắng một cành mai
Bạc tiền gió thoảng: thơ đầy túi
Danh lợi bèo trôi : rượu nặng vai
Giáp Tuất giời sai tiên nữ xuống
Thiên thu đặc cách cái xuân dài
Trong bài thơ “Tự vịnh” ông mượn hình ảnh của sông Đà, núi Tản để giới thiệu tên mình, điều này cho thấy rằng ông ví mình có tầm vóc ngang hàng với sông núi, ông nhận thức được giá trị của mình trong cuộc sống, trong xã hội. Mỗi vần thơ của ông là sự tự trào về phẩm chất và tài năng của mình.
Trần thế xưa nay được mấy người
Ông coi mình là một trong những người “hiếm” trong xã hội trước cũng như xã hội lúc bấy giờ.Đức tính “trung hiếu và thanh cao” ông đều có, điều đặc biệt là ông rất coi thường bạc tiền và danh lợi.Ông coi bạc tiền chỉ là “gió thoảng” và danh lợi chỉ là “bèo trôi”. Thời buổi nửa phong kiến lúc bấy giờ đồng tiền chi phối cuộc sống của con người nhưng ông lại coi thường cả danh lợi và bac tiền- đó là cái ngông của ông, ông khác người ở điều đó. Cái thời buổi người ta coi bạc tiền và danh lợi là vạn năng và có thể luồn lách, hạ nhục mình bằng mọi cách để có thể có những thứ đó.Nhưng Tản Đà, ông đặt giá trị của bản thân mình lên hàng đầu.Ông coi trung hiếu và thanh cao mới là ngọc ngà, là những điều đáng quý và bản thân ông đã có được phẩm chất đó.
Vùng đất Sơn Tây nảy một ông
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng
Sông Đà núi Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sớm vãi vung
Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh
Khuyên khuyên điểm điểm có hay không
Bởi ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông.
(Tự trào)
Trong bài thơ “Tự trào” ông lấy vùng đất Sơn Tây để nói đến cái vùng đấtã sinh thành ra mình. Cụm từ “nảy một ông” để nói rằng ông không phải là một người bình thường, mà là một bậc anh tài được trời đất ban tặng cho đời.
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng
Là một người tài giỏi, Tản Đà từ nhỏ đã tiếp xúc với Nho giáo. Theo hồi kí trong một bài thơ thì năm tuổi ông đã học ‘Tam tự kinh’, năm 6 tuổi ông đã học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ. Năm 10 tuổi ông đã biết làm câu đối, 11 tuổi biết làm thơ văn. Ông rất thích được làm văn, được anh trai hết lòng chỉ dẫn nên năm 14 tuổi ông đã thạo hết các lối tứ, chương, thi, phú.Năm 15 tuổi ông đã nổi tiến là thần đòng của tỉnh Sơn Tây.Phải nói rằng ông là một người tài năng và cái tài năng đó đã được bộc lộ từ nhỏ.
Bút thánh câu thần sớm vãi vung
Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh.
Ông đã “ngông” với đời và coi những câu văn, nét bút của mình là của thần của thánh, những gì ông biết, ông viết ra không thua kém ai hết.
Bởi ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông.
Cái tôi cá nhân của ông được thể hiện rõ trong hai câu thơ cuối, ông tự xưng “ông”. Đưa ra một lí do rất lạ đời cho việc thi trượt của mình đó là “hay quá nên không đỗ”, khi đọc thì ta thấy rất mâu thuẫn nhưng điều này lại phần nào đúng với thực tế lúc bấy giờ. Trong thời đại lúc bấy giờ thì đồng tiền là vạn năng và tài năng chỉ là thứ yếu, người học giỏi thông thái chưa chắc đã đỗ đạt và làm quan to, tước lớn, kẻ hèn mọn, ngu si thì lại làm ông to, bà lớn bởi có tiền thì sẽ mua được danh lợi.
Hai câu thơ cuối của bài “Tự trào” có thể nói rằng là thời điểm cái “trào” của Tản Đà lên tới đỉnh điểm. Chỉ gỏn gọn trong một chữ “hay” đã cho ta thấy rằng cái ý thức của ông về giá trị của bản thân mình rất cao và điều này rất đáng được tôn trọng và đáng để bàn luận. Ông biết được bản thân mình có những cái gì và không có cái gì.Ông có tài nhưng ông không có tiền, danh lợi và cái tài đó là chất liệu tất yếu để ông xây dựng nên cái ngông cho mình.
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông
Tản Đà rất khác người, nếu những sĩ tử khi đi thi chỉ mang một mong ước là đỗ đạt đr vinh quy bái tổ thì với ông điều đó không cần thiết . Những gì ông làm mà không thành, tài năng của ông có mà người đời không nhìn thấy được thì càng tốt, điều đó càng thúc đẩy cho cái “ngông” của ông cao hơn, ngạo nghễ hơn.
Hầu hết trong các sáng tác của ông đều có cái “ngông” ngạo nghễ đó và ông luôn ý thức được giá trị của bản thân trong mỗi vần thơ.
Thân tớ ví to bằng quả đất
Cũng cho thiên địa có đêm ngày.
Ở bài “Kiếp con quay” ông đã ví mình to bằng quả đất, ông coi mình là trung tâm của vũ trụ và có giá trị rất lớn đối với cuộc sống.Tản Đà có khi xưng là “ta”, là “tớ”, có khi xưng “ông” thể hiện được một thái độ hết sức ngang tàng của mình. Ông dám xưng tên ở giữa trời đất, dám khẳng định một bản ngã rất ngông mà không phải ai cũng làm được.Đó là sự tự ý thức cao độ của một cái tôi táo bạo, đầy cá tính.
Văn học là tiếng nói của thế giới hiện thực, một tác phẩm văn học thoát ly khỏi nó cũng chính là đang tự thủ tiêu giá trị của mình. Là một nhà thơ chân chính dẫu trong phong thái của mình Tản Đà là một con người ngông nghênh nhưng đằng sau đó chúng ta còn cảm nhận được sự suy tư về thời thế xã hội.
Xã hội mà Tản Đà sống đó là một môi trường có sự đan xen giữa những giá trị cũ và mới, là giai đoạn khủng hoảng về đường lối và tư tưởng và chính sự hỗn tạp ấy đã thúc đẩy ông tìm đến với mông., thoát ly cuộc sống thực tại nhưng thoát ly chứ không thoát tục con người ấy vẫn khôn nguôi nhìn về trần thế để mà suy xét chiêm nghiệm.
Đối với Tản Đà trong một xã hội khi những giá trị đạo đức của con người đang mai một dần do sự sụp độ không có gì cứu vãn nổi của chế độ Phong Kiến và ảnh hưởng, du nhập của những luồng tư tưởng phương Tây nên việc đưa lại cho nhân gian cái gọi là “ Thiên lương” là rất cần thiết, bởi vậy trong cái ước muốn thoát ly của cuộc sống “ trích tiên” ông cho rằng mình được trời giao cho một nhiệm vụ hết sức quan trọng:
Trời rằng không phải là trời đày
Trời định sai con một việc này
Là việc thiên lương của nhân loại”
( Hầu trời)
Trong xã hội ấy đồng tiền có sự ngự trị vô cùng lớn và Tản Đà dù bề ngoài ông nói là mình nghèo nhưng giai thoại thì cho rằng ông sống rất phong lưu. Tại sao vậy, dường như trong suy nghĩ của ông đồng tiền nó không có tác dụng tích cực của nó,ông nhìn về thế giới của đồng tiền với cái nhìn hóm hỉnh châm biếm sâu cay đầy thách thức:
Đồng tiền!Đồng tiền!
Sao em sắc sảo lại khôn ngoan?
Vừa xinh vừa đẹp
Vừa trắng, vừa tròn
Chán chỗ nhà dân đến chỗ quan,
Quan yêu quan để nhảy lên bàn
Cô hầu nâng đỡ
Cậu lính kêu van
Sướng đến thế mà em nỡ bạc
Lại đi théo chú Trích chú Cược tếch lên ngàn
( Đồng tiền)
Không chỉ dừng lại ở sự đả kích đồng tiền trong thơ Tản Đà còn có sự đả kích đối với những kẻ trưởng giả học làm sang. Bài thơ “ Chim họa mi trong lồng” là một ví dụ. Với nghệ thuật chơi chữ “mi” trong ‘mày” và mi trong chim họa mi tác giả đã bêu bộ mặt tự đắc của những kẻ hay rêu rao về tài năng của mình:
Họa mi ai vẽ nên mi?
Trông mi thì đẹp hót thì mi hay!
Ai đưa mi đến chốn này?
Nước trong gạo trắng, mi ngày ăn chơi
Lồng son cửa đỏ thảnh thơi
Mi bay, mi nhảy sướng đời nhà mi!
Nghĩ cho mi cũng gặp thì!
Rừng xan mi có nhớ gì hay không?”
Hay trong bài “ Gà thiến” nhà thơ cũng có cái nhìn tương tự, con gà được tác giả phác họa với một ngôn ngữ, giọng điệu hóm hỉnh, trào lộng:
Gà thiến muốn đi tu
Chưa thuộc tiếng nam mô
Cửa Phật chắc không hẹp
Cho nhờ chỗ chóp bu
Cúc cu!
Trong con mắt của Tản Đà cái nhìn về hiện thực đời sống nó đã đi ra ngoài những quy chuẩn đạo đức của lễ giáo phong kiến, con người ấy nhìn về hiện thực với con mắt của một kẻ lãng tử, ngông ngạo. Trong bài “ Hoa sen nở trước nhất đầm” thì hình ảnh của bông sen không còn là bông hoa quân tử nữa mà trở thành “ thân gái lạ” ở mặt nước để rồi biết bao bướm lả ong lơi xúm vào. Đó là hình ảnh của một cô gái đã ý thức về mình rất rõ thế nhưng vẫn không ngại phô trương chính bản thân : “ Đã trót hở hang khôn khép lại- Lại còn e nỗi chị em ghen”. Qủa thực trong cách nhìn của Nguyễn Công Trứ mọi quy chuẩn đạo đức đã bị quy đổi, và cái đáng quý hơn nữa là ông đã dám nói lên điều đó mà không sợ người đời, đó là điều khiến ta khâm phục vậy:
Trong đầm gì đẹp hơn sen
Một đóa hoa kia nở trước tiên.
Mặt nước chân trời thân gái lạ,
Đài xanh, cành trắng, nhị vàng chen.
Xôn xao bay rối vài con bướm,
Đủng đỉnh bơi xa một chiếc thuyền.
Đã trót hở hang khôn khép lại,
Lại còn e nỗ chị em ghen.”
( Hoa sen nở trước nhất đầm).
Hay trong cách ông nhìn nhận về nhân vật Thúy Kiều, lẽ thường tình người ta thường khen ngợi Thúy Kiều đức hạnh, thế nhưng dưới con mắt của ông nhà thơ trách Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến. Quy chuẩn xã hội trong thơ ông đã bị loại bỏ thay vào đó là cách thể hiện riêng cá tính của nhà thơ:
Nửa đám ma chồng nửa tiệc quan
(…)Trơ trơ nắm đất bờ sông nọ
Hồn có nghe chăng mấy giọng đàn?
( Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến)
Đối với cuộc sống của chính bản thân mình, Tản Đà đã bê nguyên cuộc sống của mình vào trong thơ mà không hề giấu diếm, nó thể hiện sự ý thức cao độ về mình, và thông qua đó cũng phản ánh cái hiện thực xã hội:
Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
( Hầu trời)
Hay:
Cơm dưa muối khó khăn mới có
Của không ngon nhà khó cũng ngon
Khi vui câu chuyện thêm giòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà.
Ăn rồi học tối qua lại sáng
Ít tiền tiêu ngày tháng thảnh thơi”
( Cảnh vui của nhà nghèo).
Ông nói về cái nghèo trong sự thách thức với người đời, coi cái nghèo của mình là hơn tất cả, một cái nhìn vượt lên trên hiện thực thể hiện sự kiêu bạc trong con người ông:
Người ta hơn tớ cái phong lưu
Tớ cũng hơn ta cái sự nghèo
( Sự nghèo).
Phản ánh hiện thực trong cái Tôi điềm nhiên tự tại lạc quan đó là cách thể hiện độc đáo trong thơ của Tản Đà, cuộc sống không lấy gì làm sang nhưng con người ấy đã bộc lộ tất cả, sống thật với hoàn cảnh thực tại của mình. Dù có ngông nghênh bao nhiêu dù có thoát ly cuộc sống trần ai nhưng trong thâm tâm của ông thì hiện thực vẫn là hiện thực và tạm thời ông không thể sống được vào môi trường ấy nên đành lánh tạm trong mộng trên trời, với những cuộc say, hành lạc mà thôi. Bởi vậy ngòi bút của ông vẫn mang đậm chất hiện thực sắc nét, thể hiện sự chiêm nghiệm về cuộc sống của một tấm lòng luôn hướng về đời như ông.
Ngông chính là phản ứng của người nghệ sĩ trước thực tại, là cách sống, quan niệm sống khác người, hơn người của những cái tôi mạnh mẽ, táo bạo trong xã hội.Chính vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái ngông của Tản Đà, chúng ta cũng đi từ thực tế xã hội.
Thời đại Tản Đà sinh ra và lớn lên có thể nói là một giai đoạn phức tạp và rối ren nhất của lịch sử xã hội Việt Nam. Thực dân Pháp thi hành những chính sách cai trị tàn bạo, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại, nhân dân lâm vào cảnh loạn lạc. Hơn thế, cũng trong thời gian này, nền văn hóa nước ta có sự giao lưu rộng rãi với nước ngoài, những luồng tư tưởng mới mẻ, những nét văn hóa khác biệt được du nhập vào đất nước mà người ta vẫn gọi là hiện tượng “gió Á mưa Âu”. Sự rối ren được thể hiện ở hầu hết các mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.Đứng trước một thực tại xã hội như thế, Tản Đà không tìm thấy một lối đi nào cho mình.Ông thoát ly thực tại, đi vào trong cõi mộng và trốn tránh cõi trần.Ông loay hoay với những giấc mộng con đến giấc mộng lớn, ông phản kháng lại hiện thực bằng cách dùng văn chương để nói lên cái tôi cá nhân của mình.Ông chối bỏ, quay lưng với hiện thực phũ phàng, đi tìm lí tưởng, ôm ấp lí tưởng ở thế giới thần tiên được xây bằng trí tưởng tượng. Ông cũng sa vào cuộc sống hưởng lạc, triền miên với những cuộc say và những chuyến đi. Ông cũng không yêu ở thế giới thực mà lại tìm lên trời, bầu bạn với Hằng Nga, tâm sự với Ngưu lang, Chức Nữ. Cần lưu ý rằng, thời đại mà ông sống vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo truyền thống nên cách thể hiện cái tôi của ông thực sự rất ngông cuồng và táo bạo. Ông dám nói những điều người khác không dám nói, dám làm những gì người khác không dám làm. Ông đã phá vỡ sự gò bó của chế độ, đập tan xiềng xích lễ nghi trói buộc con người. Thay vào đó, ông phơi trải tâm hồn mình một cách tự do, khẳng định cá tính của mình theo một cách riêng biệt. Có thể nói, vì chán ghét thực tại, vì không thể thay đổi thực tại nên Tản Đà đã thể hiện cái ngông của mình bằng ngòi bút văn chương sắc sảo.
Cũng trong lúc ấy, văn chương bị coi rẻ, nhiều người nghệ sĩ coi văn chương là sự nghiệp gắn bó suốt đời rơi vào cảnh túng thiếu.Tản Đà cũng nằm trong số ấy.Cuộc đời thi sĩ cho đến lúc nhắm mắt vẫn không thể thoát khỏi cảnh đói nghèo.Nhiều câu chuyện thực tế cho thấy Tản Đà là người rất thoải mái, phóng túng trong chi tiêu nên ông thường không ở lâu được một chỗ mà phải chuyển trọ rất nhiều lần. Buồn phiền vì cuộc đời lắm nỗi âu lo, buồn vì văn chương bị ế rẻ, ông gánh văn thơ lên bán chợ Trời. Ông thách thức với sự nghèo, coi mình hơn người là ở cái nghèo.Ông cũng dám đánh thẳng vào bộ mặt xã hội những nụ cười mỉa mai, những lời châm biếm sâu cay.Từ đó, ta thấy rằng hoàn cảnh cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái ngông của Tản Đà.Tản Đà chống lại hoàn cảnh, tìm cách thoát khỏi hoàn cảnh thực tế khó khăn bằng những ước muốn hết sức táo bạo đó là lên trời, gặp tiên để khoe tài năng, để bán văn thơ đang bị người đời quên lãng.
Một điều ta không thê bỏ qua đó chính là bản lĩnh của thi sĩ.Như phía trên đã khẳng định, một người nếu không có bản lĩnh thì sẽ không thể ngông.Tản Đà gặp phải rất nhiều bi kịch trong cuộc đời.Từ bi kịch gia đình, bố mất sớm, mẹ bỏ đi đến bi kịch tình yêu với ba lần thất bại và bi kịch công danh khi thi trượt trong kì thi đầu tiên.Tất cả những thăng trầm ấy đã tạo nên một bản lĩnh vững vàng của thi sĩ.Khi đối mặt với thực tế, Tản Đà không quá ngỡ ngàng trước sự đổi thay, rối ren của nó mà thay vào đó là sự thất vọng, sự bất mãn, chán chường. Chính từ bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ, từ việc chán ghét thực tại, từ khát vọng muốn thoát khỏi sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh, Tản Đà đã ngông ngạo với đời, chống đối lại cuộc đời bằng một thái độ quyết liệt, bằng quan niệm sống hết sức ngang tàng.
Ta thấy, ngông không phải là một hiện tượng quá mới nhưng cũng không phải là cũ. Trước Tản Đà nhiều cách ngông, nhiều cái tôi ngông đã xuất hiện như Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, … Nhưng đến với Tản Đà, một con người sinh ra ở buổi giao thời, ta bắt gặp một cái tôi ngông mới mẻ hơn, độc đáo hơn. Mỗi cái ngông đều gắn với lịch sử xã hội của nó vì vậy nó không hề lặp lại.Để làm rõ hơn sự giống và khác nhau giữa cái ngông của Tản Đà và cái ngông của thi nhân xưa, ta sẽ so sánh với cái ngông của Nguyễn Công Trứ.
Ÿ Về giống nhau:
- Cả hai thi sĩ đều thể hiện mình độc đáo qua văn chương, chính sự nghiệp văn chương đã phản ánh cái tài hoa, tài tử, sự phá phách, ngông nghênh của bản thân.
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi”
(Nguyễn Công Trứ)
Vùng đất Tây Sơn nảy một ông
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hung
Sông Đà núi Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sớm vãi vung
(Tự trào_Tản Đà)
- Dù ở hai giai đoạn khác nhau nhưng có những điểm chung trong đề tài, nội dung phản ánh, giống nhau trong cách thể hiện đó là ngôn ngữ và hình ảnh tất cả đều thể hiện cái ngông phá cách và rất riêng.
Tương tư không biết cái làm sao
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào?
(Tương tư _ Nguyễn Công Trứ)
Quái lạ làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước người đôi ngả
Hai chữ tương tư một gánh sầu
(Tương tư_Tản Đà)
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã lên tay ngất ngưởng
(Bài ca ngất ngưởng_Nguyễn Công Trứ)
Bởi ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông
(Tự trào_Tản Đà)
- Hai nhà văn đều ý thức cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng điệu bông lơn về những đối tượng như trời, tiên, bụt… Dám phô bày con người mình vượt ra ngoài khuôn khổ của mình với thiên hạ, muốn đùa giỡn cùng thiên hạ.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
(Bài ca ngất ngưởng_Nguyễn Công Trứ)
Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên
(Kẻ sĩ_ Nguyễn Công Trứ)
Văn đã giàu thay lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
“Anh gánh lên đây bán chợ Trời!””
(Hầu Trời_Tản Đà)
ŸĐiểm khác nhau:
Điểm khác
|
Tản Đà
|
Nguyễn Công Trứ
|
Thời đại
|
Là “con người của hai thế kỷ” , sống trong thời đại giao thời, Hán học tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu.
|
Là thời kỳ tương đối ổn định, nhà Nguyễn khôi phục Tống Nho. Có sự phát triển của kinh tế hàng hóa và xuất hiện tầng lớp thị dân.
|
Cuộc đời
|
Học Hán văn, đi thi nhưng không đỗ nên chuyển qua sáng tác văn chương quốc ngữ.
|
Đi thi, làm quan, bị thăng giáng chức nhiều lần, có tài trên mọi lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến quân sự.
|
Sự nghiệp
|
Là ngôi sao sáng trên thi đàn với nhiều tác phẩm chủ yếu là sáng tác bằng chữ quốc ngữ.
|
Từng giữ nhiều chức quan lớn, giúp vua dẹp giặc, thực hiện công cuộc khai hoang. Văn chương sác tác chủ yếu bằng chữ Nôm và sở trường là hát nói.
|
Nội dung văn thơ
|
ŸThể hiện mình, khoe tài văn chương hơn đời, sánh ngang cùng trời đất.
“Trời lại phê cho: “văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!”
Cho mình là một vị tiên bị đày xuống hạ giới “trích tiên” để làm “việc thiên lương” của nhân loại.
“Trời rằng: “ không phải là trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc thiên lương của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay””.
Không vô trách nhiệm nhưng không xem trọng đạo vua tôi, không quan tâm tới cuộc sống chỉ vui chơi say “ thơ và rượu”.
“Say rượu nghĩ cũng hư đời
Hư thời hư vậy, say thời cứ say”
“Trời đất sinh ta, rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ”
Đan xen mộng-tỉnh, tỉnh-say, tìm về với sự thoát li, tìm gặp những con người lí tưởng, ông là người đa tình.
« Việc trần ai ai tỉnh ai lo
Say túy lúy nhỏ to đều bất kể”
è Cái ngông làm ngược với cuộc đời thể hiện mình trong sạch, một sự tự ý thức cao độ về bản thân, tài năng và thái độ. Sống tự do thoải mái với sự khẳng định cá nhân mới mẻ mà thời đại mang lại.
|
ŸĐề cao chí nam nhi, nợ tang bồng:
“Cũng có lúc mưa tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay chèo lái với cuồng phong
Chí những toan chẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”
Thể hiện cái ngông của một bậc trung thần vẹn tròn đạo “sơ chung”,bất mãn triều đình mục nát và thối rữa, xem thường công danh, lợi lộc.
“ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Một cái ngông nổi loạn, ngất ngưởng không quan tâm miệng lưỡi thế gian.
“ Khôn khéo dễ hầu bưng khắp miệng
Khen chê âu cũng gác ngoài tai”
Nhiều lúc ngạo nghễ nhưng có khi lại bi quan do chưa thoát khỏi sự khắc kỷ của nho gia.
“Mai sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
è Chưa có sức đả phá, chưa tạo thành một thế lực mạnh nhưng chứng tỏ được sự ngông ngạo tổng hòa của hai nhân cách: nhà thơ và nhà khai quốc công thần.
|
Tổng kết
|
Cái ngông về tài văn chương của mình hơn đời thể, giá trị của mình sánh ngang với người trời thể hiện một sự khiêu khích về giá trị con người trong xã hội.
|
Cái ngông đề cao cái tôi cá nhân nhưng thể hiện bằng phong cách dân tộc thông qua thể hát nói.
Một phong cách ngông đạo mạo vượt lên sự khen chê của dư luận.
|
Nhà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: "Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam.Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ.
Như Hoài Thanh đã nói "Tiên sinh là người của hai thế kỉ”, Tản Đà là người đã đặt được dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, là người "dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”(Hoài Thanh).
Tản Đà nhìn nhận được mọi chuyện xảy ra trên đời đều là mộng.“Giấc mộng con” cũng là mộng, “Giấc mộng lớn” cũng là mộng.Sự thoát ly cũng chính là cảm hứng của nhiều nhà thơ trong phong trào Thơ mới sau này (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư,…).
Tản Đà là lớp thế hệ đầu đưa văn chương thành một nghề kiếm sống.
Ông đưa tình cảm con người cá nhân trong đời sống bình thường của xã hội (nỗi buồn vui, lo âu, hi vọng, khát khao yêu đương…), đi từ kinh nghiệm viết văn cũ, cách tân thể loại, phong cách làm cho thơ văn trở nên nhuần nhị, hợp với thị hiếu của công chúng thành thị.Từ đó làm xuất hiện công chúng văn học mới “công chúng văn học đô thị”.
+ thị hiếu đô thị
+ phương tiện thông tin báo chí
+ đồng tiền
Ông đã làm thay đổi vị trí của văn học và tính chất của văn học. Để kiếm sống, Tản Đà viết văn thơ phục vụ cho đối tượng công chúng đô thị nên để thu hút và phù hợp thị hiếu dân chúng đô thị tính chất văn học và vị trí văn học trong văn thơ Tản Đà cũng có sự thay đổi. Nếu truyền thống văn học khoác chiếc áo cao đạo, thanh tao thì giờ đây nó được xem là thứ hàng hóa linh động được trao đổi giữa tác giả và công chúng thông qua trung gian là nhà xuất bản và tòa báo.
Cùng nói về cảnh nghèo hay sự lộng hành của đồng tiền nhưng sự đóng góp của Tản Đà là sự tiếp biến của các nhà thơ trước như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… Tản Đà không dấu diếm, mà thành thật, không mĩ hóa cảnh nghèo. Đồng tiền luồn lách, làm chủ xã hội không chỉ thay quyền uy làm chủ số phận con người như trong Truyện Kiều khi Thúy Kiều không còn sự lựa chọn mà Tản Đà còn tinh tế khi thấy xã hội của ông sống đồng tiền còn chia phối cả nhân cách, hạnh phúc lứa đôi(khi con người đáng được hạnh phúc, hoàn toàn có thể làm chủ hạnh phúc).
Với việc thể hiện một cái ngông hết sức táo bạo cùng một cảm hứng mới mẻ- cảm hứng lãng mạn, Tản Đà là người đi đầu, tiên phong trong phong trào Thơ mới. Ông cũng là người khơi nguồn cho làn sóng văn học lãng mạn diễn ra mạnh mẽ, góp phần thay đổi diện mạo của văn học.
Để nói lên vai trò của Tản Đà, xin được trích câu nói của Xuân Diệu trong bài phê bình văn học “Công của thi sĩ Tản Đà”: “Chúng ta hiện nay có một tâm hồn khúc chiết, dù xu hướng về một lối thơ hợp với những tình cảm mới, chúng ta vẫn yêu và kính phục luôn luôn nhà thi sĩ thứ nhất đã cho chúng ta nghe những khúc giáo đầu đặc biệt tài hoa, những khúc giáo đầu của thơ hiện kim, của Thơ mới” (Thơ Tản Đà tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2007, tr 175).
Thời của Tản Đà là thời giao thoa cũ- mới, thơ văn ít nhiều “chết” dần về cái tinh cái đẹp. Cái “NGÔNG” tưởng cũng mất theo. Nhưng may thay, Tản Đà đã kéo nó lại, khoác lên cho nó “tấm da cừu” đẹp đẽ và giản dị. Với thơ ông, cái ngông không còn bơ vơ đi tìm chỗ trú, không còn bận bịu lo toan tồn tại, nó tồn tại như nó vốn dĩ tồn tại. Tản Đà gieo vào thơ ca, đẩy lên thi đàn một cái ngông đậm chất trữ tình, đó là cái tôi không chịu ngồi yên, cái tôi thấp thỏm, cái tôi muốn rời bỏ cái ghế kìm kẹp mấy trăm năm để mà đi lại tự do. Đó còn là cái ngông bất chấp sự đời mà vẫn đau đời; rủ bỏ, thoát li khỏi cuộc đời mà vẫn cố gìn giữ thiên lương cho người. Tóm lại, cái ngông trong thơ Tản Đà thiếu quy chuẩn của một con người bình thường nhưng đủ quy cách của một nhà thơ, đủ tư cách của một kẻ đi tìm kiếm, gìn giữ và bảo vệ nhân tính, thiên lương. Đồng thời.cái ngông ấy cũng giúp cho hậu thế hiểu hơn, rõ hơn và cảm phục hơn về con người trong thơ và đời của Tản Đà – trích tiên.
Tài liệu tham khảo
1. Lịch sử văn học Việt Nam, tập 4B, NXB Giáo dục, 1976.
2. Tản Đà thơ và đời, NXB Văn học, 1995.
3. Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Kiều Văn, NXB Đồng Nai, 2000.
4. Thơ Tản Đà tác phẩm và lời bình, Tuấn Thành- Vũ Nguyễn tuyển chọn, NXB Văn học, 2007.
5. Luận văn “Tính chất quá độ trong thơ Tản Đà”- Lê Thị Thúy Hằng,
Một phần cũng vì cuộc sống thực tế của ông lúc bấy giờ rất khó khăn, bế tắc nên ông muốn vượt ra ngoài những bế tắc đó, mà muốn thoát ly ra khỏi những bế tắc ấy thì cách mà Tản Đà chọn lại khác với mọi người. Đó là ông chọn cách thoát ly vào trong cái mộng, có thể vì ông là nhà thơ lãng mạn nên ông chọn cách thoát ly khác người như vậy.Nhưng chúng ta phải nhìn vào thực tế lúc bấy giờ để hiểu được rằng vì sao ông lại chọn cách thoát ly thực tế, quay lưng lại với cuộc sống để hướng về cõi mộng như thế. Hết “ giấc mộng con” rồi đến “giấc mộng lớn”, chìm đắm trong hoang tưởng khi gặp trời, tiên, cùng danh nhân kim cổ. Cõi mộng là nơi thể hiện “cái tôi thoát ly” của nhà thơ và mộng là một tính chất, một nội dung đặc biệt trong thơ Tản Đà. Tản Đà từng nói: “ Mộng là mộng, đời người cũng là mộng, mộng là cái mộng con, đời là cái mộng lớn chỉ khác nhau về dài ngắn lớn nhỏ mà thôi”. Như vậy, ông cho rằng trong đời người ta có hai thứ mộng: Mộng con là những điều ta thấy trong chiêm bao, mộng lớn là cuộc đời ta. Mà cái mộng của Tản Đà lại khác, nó mang màu sắc riêng rất Tản Đà.
Mộng là lối thoát cho tâm hồn mơ mộng và bế tắc của Tản Đà.Nhà thơ yêu mộng, ngất ngây, đắm chìm trong mộng.Giấc mộng của Tản Đà mang tính chất lãng mạn thoát ly.Cuộc đời thực không lấy gì làm hạnh phúc, Tản Đà mong muốn thoát ly bằng mộng, triền miên trong cõi mộng để quên đời. Khi ông mộng, ông được sống những cuộc đời mới mẻ, đẹp đẽ, tự ông vẽ ra theo trí tưởng tượng của ông. Chính trong những cuộc đời như vậy mà ông mới tìm lại được cái tôi của mình, gặp được những người trong ý tưởng và suy nghĩ của mình.
Tản Đà đã từng muốn làm thằng Cuội lên cung trăng chơi với chị Hằng. Đến “Hầu trời” thi nhân lại mượn chuyện hầu trời để bộc lộ cái tôi “ngông” của mình:
Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt không mơ mòng
Thật hồn! thật phách! thật thân thể
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.
Lên trên đó, nhà thơ được dịp khoe hết tài năng của mình. Bởi có lẽ vì người đời quá khắt khe lại thêm “văn chương hạ giới rẻ như bèo” nên ông mộng được đem văn lên bán chợ Trời:
Văn đã giàu thay lại lắm lối
Trời nghe trời cũng bật buồn cười
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
“ Anh gánh lên đây bán chợ trời”
( Hầu trời)
Dư luận của Trời thật rộng rãi, trời đã khen văn thơ của Tản Đà đây chính là điều mà nhà thơ ao ước bấy lâu nay. Thoát ly hẳn cuộc sống trần gian, ông tìm đến nơi cõi trời hi vọng sẽ có người hiểu được thơ ca mình và nhà thơ đã thực hiện được mong ước thoát ly đó. Và phải chăng khi mộng như vậy, ông lại cảm thấy tin tưởng, lại tiếp tục sáng tác, để cho đời một sự nghiệp văn chương to lớn.
Hết mộng lên cõi trời, Tản Đà lại mộng lên cõi tiên. Ông lại mơ ước được như Lưu Thần – Nguyễn Trệu lên chơi cõi tiên trong bài “ Tống biệt”
Lá đào reo rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai…
Bài thơ làm theo điệu từ khúc tả cuộc chia ly giữa hai nàng tiên nữ và Lưu Thần, Nguyễn Triệu lúc hai chàng trở lại trần gian. Ở đây Tản Đà tưởng tưởng ra bức tranh tiên cảnh thật đẹp nhưng thật quạnh quẽ, bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng giấc mộng không ở mãi với hồn thơ.
Nhưng xét kĩ, chúng ta thấy rằng trong cái mộng thoát ly của Tản Đà thì có hai thứ mộng.Có thứ mộng do chán đời gây nên, do sự yếm thế của tác giả trực tiếp lôi cuốn mà đến:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
( Muốn làm thằng Cuội)
Trong cảnh đêm thu Tản Đà cảm thấy buồn chán cuộc đời. Ông mộng thoát khỏi cuộc đời đầy đổi thay, nhố nhăng. Ông hình dung ra nơi cung quế và mong ước được lên sống ở đó. Thi sĩ ước muốn được lên cung trăng, được tâm sự với Hằng Nga rồi “tựa nhau trông xuống thế gian cười”.Đó quả là một ước muốn thật ngông cuồng, ngạo nghễ.Ông muốn nhìn xuống thế gian, muốn đứng hơn người để mà trông, mà ngắm, mà suy xét việc đời. Mộng vì chán đời nhưng có khi vì chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang bao giờ cũng tiềm tàng trong tâm hồn vô số nhà nho – coi cuộc đời là mộng:
Trăm năm một giấc mơ màng
Nghĩ chi cho bận gan vàng hỡi ai?
( Đời lắm việc)
Lại có thứ mộng Tản Đà bịa đặt ra để làm một trò tiêu khiển. Tản Đà thường cho rằng đời là buồn tẻ, không có gì đáng lưu luyến, chỉ muốn mộng để giải khuây vì mộng đẹp hơn thực tế:
Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi
Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời.
( Nhớ mộng )
Giấc mộng là lối thoát cho tâm hồn mơ mộng và bế tắc của Tản Đà. Điểm nổi bật trong thơ văn Tản Đà là ở đâu, lúc nào cũng thấy ông nói đến mộng. Nhà thơ yêu mộng, ngất ngây trong mộng, đắm chìm trong mộng. Nhiều lúc chợt tỉnh giấc, trở về với thực tại, ông lại thấy chán ngán, lại tiếc nuối với giấc mộng ông xây bằng tưởng tượng vì thế ông lại ao ước được trở lại cõi mộng, cõi thần tiên:
Trông khắp trần gian hết thú chơi,
Thèm trông con hạc nó lên trời,
Hạc kia bay bổng tuyệt vời,
Hỏi thăm cung Nguyệt có người trọ không?
(Trông hạc bay)
Với ông mọi thứ vui trên trần gian đều đã hết, chơi, say…mãi cũng chán. Thưởng thức những của cải vật lại, Tản Đà cũng đã từng.Đi khắp đó đây ngắm cảnh đẹp, ông cũng đã trải.Khi đã nắm hết những mùi vị ngọt ngào cũng như cay đắng của cuộc đời, Tản Đà cảm thấy buồn chán.Ông luôn mong muốn một cuộc sống mới ở một nơi xa xôi nào đó, phóng khoáng hơn, tự do hơn.Đó là cuộc sống cách xa trần thế, nơi cung nguyệt. Mộng ước của Tản Đà thật lãng mạn biết chừng nào!
Tuy nhiên những giấc mộng ấy thật nhẹ nhàng, chỉ là những mơ tưởng hão huyền, phản ánh một tâm hồn thoát tục của thi sĩ.Đáng chú ý hơn là những “mộng” có sắp đặt, ý tứ và hình ảnh bố trí gọn gàng và duyên dáng, không những thỏa mãn được ít nhiều bao ước vọng của thi sĩ mà còn gây hứng thú cho người đọc. Chẳng hạn như trong bài “ Hầu trời”, Tản Đà mộng thấy mình một đêm kia lên hầu trời, vừa uống trà ngon vừa ngâm thơ cho trời và chư tiên nghe, dễ dãi và tự nhiên vì tự cho mình là một vị tiên bị đày xuống hạ dưới nay lại trở về trời, đến khi ra về mọi người tiễn đưa nuối tiếc. Trong cái mộng này ta thấy mọi sự đều sắp đặt để thỏa mãn những ước vọng của Tản Đà: ước vọng của một người nhiều tình cảm muốn được tình thương trìu mến của người khác, ước vọng của một kẻ nhiều kiêu hãnh, làm một nhà nho muốn người ta hiểu cái nhiệm vụ trọng đại của mình… Một cái mộng gây cho thi sĩ nhiều hứng thú như thế, nên ông rất ưa mộng. Do đó “mộng” chiếm một phần quan trọng trong thơ văn Tản Đà.Mộng chứng tỏ xu hướng muốn vươn lên cao, nhẹ nhàng, phiêu diêu tìm sự thỏa thích trong một trạng thái xa lìa thực tế.
Nói đến cái tôi cá nhân của Tản Đà thì có rất nhiều khía cạnh để chúng ta bàn luận mà thoát ly cũng là một khía cạnh lớn nói lên tư tưởng của nhà thơ. Thoát ly không phải là quên hết sự đời chỉ sống với giấc mộng của mình mà thoát ly là tìm về một nơi mà con người ta có thể thỏa mãn được cái mong ước lớn lao của mình. Có người vì không thích với cuộc sống hiện tại mà họ muốn thoát ly bằng cách say men lao vào những cuộc chơi vô bổ, còn với nhà thơ thì khác ông thoát ly bằng cách tìm vào cõi mộng. Bởi chỉ trong mộng, trong một thế giới không có thật ấy thì nhà thơ mới có thể tỏ rõ lòng mình, mới phát huy hết tài năng của mình. Và cũng có thể chỉ những lúc này tài năng của nhà thơ mới được mọi người để ý và công nhận. Ở đây cái tôi cá nhân của nhà thơ được trỗi dậy mạnh mẽ và có thể nói cái tôi cảm xúc trữ tình của Tản Đà được thời đại bắt đầu “cởi trói” đã phơi bày ra một cách mà lâu nay ta quen gọi là lãng mạn như thế. Ở Việt Nam, do những điều kiện lịch sử của mình mà cái tôi này chậm phát triển và cái tôi của Tản Đà cũng vậy nhưng đáng quý ở chỗ, dù cái tôi cảm xúc đó biểu hiện dưới dạng lãng mạn thoát ly nhưng rõ ràng là nó hoàn toàn không tách khỏi cái ta dân tộc.
Nói đến cái ngông trong thơ Tản Đà thì không thể không nhắc đến cái tôi hưởng lạc trong thơ ông.Hưởng lạc là một quan niệm sống, một thái độ sống, một phản ứng của cái tôi cá nhân độc đáo vì chán đời, vì muốn quay lưng với đời mà tìm đến sự hưởng lạc. Ta thường thấy, các nhà nho coi cuộc sống nhàn lạc là một thú vui, một cách sống thanh cao, tao nhã thì đến với Tản Đà ông nêu cao tinh thần hưởng lạc và sống theo cách riêng của mình. Nguyễn Công Trứ cũng từng quan niệm rằng:
Nhân sinh bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương
(Ở đời không hành lạc
Sống ngàn năm cũng chết yểu)
(Đánh thức người đời)
(Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Kiều Văn, NXB Đồng Nai, 2000, tr 121)
Ở Tản Đà cũng vậy, thơ ông là tiếng nói cá nhân mạnh mẽ và đầy cá tính.Ông không bị gò bó bởi một khuôn phép nào, một lẽ sống nào.Với ông, sống là phải biết hưởng lạc, vui thú với đời.Dù sống trong cảnh nghèo, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng ông vẫn luôn lạc quan và tận hưởng những gì mà cuộc sống mang lại cho mình, nghèo thì vẫn có cái thú vui của nghèo. Trong thơ của ông cái tôi hưởng lạc được thể hiện chủ yếu ở hai khía cạnh đó là say trong men rượu và sự ăn chơi.
Hình như đối với ông cuộc đời này rượu đem đến cho ông những cái cảm giác tận hưởng, ông mượn rượu để thỏa niềm hưởng lạc của mình. Như trong bài “Say”ông đã thể hiện cái hưởng lạc trong men say:
Đêm xuân một trận nô cười
Dưới đèn chẳng biết là người hay hoa
Khi vui quên cả cái già
Khi say chẳng dốc giang hà cũng say
(Say)
Một đêm xuân ấm áp với men rượu nồng, những người bạn nhậu đang nâng chén say sưa, ca hát và nô đùa bên nhau, còn gì bằng trong ngày xuân ấy, thật sảng khoái biết bao. Say trong men rượu mọi thứ đều trở nên mơ hồ, dưới ánh đèn mờ kia không còn nhận ra là người hay hoa nữa, hay dưới cảm nhận của người đang say mọi thứ đều trở nên đẹp và lung linh, Tản Đà mượn rượu để say, để thỏa niềm vui hưởng lạc của mình và phải chăng ông mượn rượu để quên đi cái thực tại chán chề kia, khi vui thì mọi thứ đều có thể quên hết:
Nhãn ngoại trần ai không nhất thế,
Hung trung khối lũy thuộc tiền sinh
( Ngoài mắt không biết cõi trần là gì nữa, trong bụng toàn chứa những gì kiếp trước). Có thể nói khi say thì những thứ ngay thực tại đều tan biến, trong mắt nhà thơ mọi thứ trong quá khứ hiện về với những gì đẹp và sâu sắc nhất, hơn thế nữa khi men rượu say vào người làm cho ta cảm giác lâng lâng như được làm thần tiên. Với ông rượu là phương tiện để đem đến cái hưởng lạc thích thú nhất: “Tử trung ưng thị thần tiên” (trong lúc uống rượu là lúc làm thần tiên).
Đến với thơ của ông, ta sẽ còn bắt gặp nhiều bài thơ ông mượn rượu để thỏa niềm hưởng lạc của mình như trong bài “Lại say”:
Say sưa thì cũng thói hư đời,
Hư thời hư vậy, say thời cứ say
Đất say đất cũng lăn quay
Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười.
(Lại say)
Tản Đà cũng biết suốt ngày say sưa cũng phải là tốt, cũng là thói hư ở đời nhưng ở câu tiếp theo ông khẳng định hư thì hư nhưng say thì vẫn cứ say, cách nói thể hiện cái ngông trong hưởng lạc của ông cũng rất đậm nét, say là thú vui để được nhàn, để được thoải mái trong tâm hồn ông thì làm sao có thể bỏ được. Ở đây ông còn liên tưởng đến cả trời đất cũng say, khi say thì đều như ông, có ai cười đâu thì ông cũng sợ gì tiếng đời chứ, ở đây ông mượn luôn hình ảnh trời đất để bào chữa cho cái thói hư của mình thật là ngông. Đối với người ta có khi say có khi tỉnh nhưng với ông hình như lúc nào cũng say, say mãi để tận hưởng thú vui ở đời:
Say chẳng biết phen này là mấy
Nhìn non sông chẳng thấy, lại là say.
Quái! Say sao say mãi thế này?
Say suốt cả đêm ngày như bất tỉnh.
Ông muốn say để không can sự đời nữa, không muốn bận tâm những chuyện trong dân gian, phải chăng ông quá bất mãn với cuộc đời này, thôi thì ai muốn làm gì thì làm, ông cứ say, cứ say để vui thú chính mình, ngay cả vợ khuyên ngăn ông cũng mặc, cứ say rồi lại say, say để giải sầu và để tự cho mình niềm vui:
Việc trần ai, ai tỉnh ai lo
Say túy lúy nhỏ to đều bất kể
Trời đất nhỉ, cái say là sướng thê1
Vợ can chồng, ai dễ đã chừa ngay?
Muốn say lại cứ mà say.
Không phải chỉ say trong men rượu mà trong lúc say ấy ông làm thơ, đọc thơ thể hiện tài năng của mình, một cách chứng tỏ bãn lĩnh của ông, ông tìm thấy niềm vui, hạnh phúc ở trong đó, cuộc đời của ông thơ và rượu như hai người bạn tâm giao không thể thiếu, và đó còn chính là phương tiện để ông đến được với cái vui, cái hưởng lạc ở đời này, điều đó được thể hiện rõ nét qua bài “ Ngày xuân thơ rượu”:
Trời đất sinh ta rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
…
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi
Còn mãi xuân, còn rượu với thơ
(Ngày xuân thơ rượu)
Ở hai câu cuối ông đã khẳng định một điều, còn thơ và rượu thì cuộc đời này với ông mới còn mùa xuân, mới còn niềm vui và thích thú, còn mùa xuân, còn cuộc đời này thì thơ và rượu luôn gắn bó với ông. Có thể nói Tản Đà rất ngông ngay cả trong niềm vui hưởng lạc, vui trong cơn say, tận hưởng niềm vui trong chính tài năng và bản lĩnh của mình. Cái ngông có ý thức, có năng lực chứ không phải là sự ba hoa, múa mép.
Đến với sự hưởng lạc của ông, ta còn bắt gặp qua những vần thơ thể hiện sự ăn chơi, một sự ăn chơi ngông đến lạ thường. Ông đi khắp mọi nơi, từ nơi này sang nơi khác, từ vùng nọ tới vùng kia trong đất nước, ông đi đây đi đó để thể hiện sự ăn chơi của mình, để tìm đến những cái vui trong thiên hạ và điều đó được thể hiện rất ấn tượng qua bài” thú ăn chơi” của ông:
Giời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không
Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió giăng
Hành trang lên đường của ông là túi thơ, ông đi khắp ba kỳ đất nước, tham quan và biết rõ đặc tính của từng vùng miền, ông cho rằng thú chơi của mình ở thế gian khó ai bằng được:” Thú ăn chơi cũng gọi rằng. Mà xem ai chửa dễ bằng thế gian”. Qua bài thơ ta có thể thấy ông đã đi khắp mọi nơi như Tu Ran, Long Xuyên, Nghệ An, Sài Gòn, …, hầu như khắp các địa danh trong nước, đúng là sự ăn chơi của ông thật đáng nể và ngưỡng mộ:
Hà tươi cửa biển Tu Ran
Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà
Sài Gòn nhớ vị cá tra
Cái xe song mã, chén trà Nhất Thiên
Đa tình con mắt Phú Yên
Hữu tình rau bí ông quyền Thuận An
Đi khắp mọi nơi, được biết mọi thứ, những món ngon ở đời thì đó là niềm vui hưởng lạc mà ông mong muốn, ông không muốn sống bó buộc trong sự nhàm chán, để rồi phải chứng kiến những chuyện không vui ở đời, ông muốn tìm cho mình sự thoải mái trong tâm hồn nhưng ông không sống ẩn dật, nhàn hạ như nhưng người khác, đó là điểm nổi bật trong tính cách của ông và hơn thế nữa ông đã khẳng định sự ăn chơi của mình là mãi mãi, chuyện đời thế nào cũng mặc, rất ngông ngay cả trong việc ăn chơi:
Trăm năm hai chữ Tản Đà
Còn sông, còn núi, còn là ăn chơi
Dở hay muôn sự ở đời
Mây bay nước chấy mặc người thế gian.
Một lần nữa ông khẳng định sự ăn chơi, hưởng lạc của mình qua bài thơ “Còn chơi” của ông:
Ai đã hay đâu tớ chán đời
Đời chưa chán tớ, tớ còn chơi
Chơi cho thật chán, cho đời chán
Đời chán nhau thời tớ sẽ thôi
Nói thế can gì tớ đã thôi
Đời đương có tớ, tớ còn chơi
Người ta chơi đã già đời cả
Như tớ năm nay mới nửa đời.
Với ông cuộc đời này là để ông chơi, chơi để mang đến niềm vui, mang đến tiếng cười sảng khoái cho riêng mình, chơi để mà hưởng lạc, chơi cho đến khi nào cuôc đời này chán ông thì thôi, nhưng qua câu thơ ông viết ta cảm nhận được rằng đó như một lời khẳng định vĩnh cữu về cuộc chơi của ông, đời làm sao mà chán ông được, cuộc đời không bao giờ mất, chỉ sợ ông đi trước cuộc đời mà thôi:” Đời chưa chán tớ, tớ còn chơi”. Đối với ông người ta chơi cả cuộc đời, còn ông thì mới nửa đời mà thôi, thì làm sao không chơi được, ông chơi cho sướng cuộc đời, nhưng ông chơi bằng chính tài năng của mình, bằng những bài thơ văn ông viết:
Nửa đời chín độ tớ đương chơi
Chơi muốn sao cho thật sướng đời
Đời người ai có chơi như tớ
Chơi cứ bằng văn mãi chửa thôi.
Hơn thế nữa ông dám nói đời vắng ông rất nhớ nên ông quay lại với đời để chơi:” Vắng tớ bấy lâu đời nhớ tớ. Nhớ đời nên tớ vội ra chơi.” Cuộc đời là người bạn để ông chơi, một người bạn tâm giao tri kỉ mà không ai có thể thay thế được, ông cho rằng chỉ cuộc đời mới có thể làm ban, mới có thể cùng chơi với ông được, trong bài thơ cụm từ tớ còn chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần khẳng định sự vui chơi, hưởng lạc bất tận của nhà thơ. Chúng ta còn có thể thấy sự vui chơi, hưởng lạc của ông qua một số bài thơ như “chơi trại Hàng Hoa”, ông đi ngắm cảnh đẹp, thả hồn theo những dòng hồi tưởng xa xưa, để giải buồn, để quên hết những gì không vui, ở đây muôn vàn cây cỏ xanh tốt, có bách thú, có dòng người tấp nập, thật đẹp và vui biết bao, là một điều lí tưởng để quên hết những cái không vui:”Có dịp đi chơi buồn giải buồn…”. Hay trong bài thơ chơi chùa Hương Tích, ông đã đi tìm những nơi vui vẻ giờ đây là yên tĩnh, để lắng đọng trong ông sự nhẹ nhàng, thanh thoát, một chốn bình yên mà ở phàm trần không có được:” Chốn ấy muôn chơi còn mỏi gối. Phàm trần chưa biết nhắn nhe nhe cho”.
Qua những bài thơ của ông ta có thể cảm nhận rằng dù trong cuộc sống nghèo khổ nhưng ông đã cố thoát ra khỏi cái thực tại ấy để đến với những niềm vui, hưởng lạc của mình nhưng ông cũng thật đặc biệt khi cái cách hưởng lạc của ông cũng rất khác người, rất ngông, tìm đến niềm vui hưởng lạc trong những cuộc say, trong văn chương, trong tài năng của mình để thỏa cái tôi hưởng lạc đó. Chính vì vậy đã tạo ra một ấn tượng, một nét rất mới trong ông.
Trần Đình Hượu gọi đa tình là “một cái tật dễ thương” mà bất kì một người tài tử nào cũng mắc phải, bởi có tài ắt sẽ có tật, Tản Đà cũng không nằm ngoài “cái tật” ấy.
“Đa tình” không có nghĩa là đam mê sắc đẹp, mà là dễ xúc động, nhiều tình cảm. Nhưng cũng bởi dễ xúc động và nhiều tình cảm nên họ dễ bị cuốn theo sắc đẹp và những số phận éo le của những con người tài sắc. Tình thường đi liền với “dục”, tức là những ham muốn, những say mê và từ những ham muốn, say mê ấy thường dẫn dắt, che lấp làm thui chột cái “tính”, cái “tâm”đạo lí trời cho có sẵn trong mỗi con người. “Tình” làm con người ta đi trệch ta khỏi những lẽ thường, trệch ra khỏi khuôn khổ của lễ giáo.Cũng chính vì vậy mà Nho giáo không chấp nhận và đồng tình.Các nhà Nho thường tỏ ra nghi ngại trước tình yêu, đặt ra nhiều lễ tiết, lo nghĩ, phòng phạm cẩn thận nhất. Và sắc đẹp, đối với họ là thứ của “làm mất nước tan nhà” hay như câu “hồng nhan họa thủy” là vậy.
Nhưng Tản Đà là nhà nho tài tử, tự coi mình là người có tài và đa tình. Khi nhìn vào ảnh mình, ông đã tự trào một cách hết sức duyên dáng:
Người đâu cũng giống đa tình,
Tưởng là ai, lại là mình với ta.
Cái tình của ông là thứ tình yêu đặc biệt, đậm đà, lai láng, không bờ không bến, có sức lan tràn, cần phải san sẻ. Đến nỗi, hết gửi thư tình cho người tình nhân có quen biết đến đưa thư cho người tình nhân không quen biết (Khối tình con, quyển 2, trang 56, 57):
Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi
Viết bức thư này gửi đến ai
Non nước xa khơi, tình bỡ ngỡ
Ai tri âm đó, nhận mà coi…
Rồi đến: “thư tình trách người tình nhân không quen biết” (Tản Đà vận văn, tập 1, trang 91)
Ngồi buồn ta lại viết thư chơi
Viết bức thư này gửi trách ai
Non nước bấy lâu lòng tưởng nhớ
Mà ai tri kỉ vắng tăm hơi
Hay:
Ngồi buồn ta lại viết thư chơi
Viết bức thư này gửi trách ai
Ai những nhớ ai, ai chẳng nhớ
Để ai luống những nhớ ai hoài
(Trách người bạn tình vu vơ, Tản Đà vận văn, tập 1, trang 93)
Tản Đà là người đa tình nhưng lại không có may mắn gặp được giai nhân. Những thứ không thể thỏa mãn được trong thực tế lại khúc xạ vào trong văn chương thành những giấc mộng yêu đương, thành những khối tình tha thiết. Khao khát yêu đương, muốn có một bạn tình để chia sẻ trong ông nhiều khi nó gần như trở thành một căn bệnh, làm ông âu sầu đau đớn, thế nhưng nỗi đau ấy được ông thể hiện hết sức kín đáo và không ầm ĩ, một cách thể hiện đậm chất phương Đông:
Quái lạ vì sao cứ nhớ nhau?
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước người muôn ngả
Hai chữ tương tư một gánh sầu”
Không thể gặp được người giai nhân trong cuộc đời thực, ông tìm tới những giai nhân đã thành thiên cổ như: Ngu Cơ, Dương Quý Phi, Tây Thi, Hằng Nga,… Trong “giấc mộng con”, Nguyễn Khắc Hiếu yêu Chu Kiều Oanh như một người đàn bà đẹp, có tài, có đức; thổ lộ với Chu Kiều Oanh những tâm sự của mình như với một người tri kỉ, bình đẳng hoàn toàn với mình. Nàng Vân Anh trong “Thề non nước” chỉ mới là “tương đắc” với Tản Đà, Chu Kiều Oanh mới là người yêu lí tưởng. Đó là nét mới trong quan niệm về người yêu.Người đàn bà lí tưởng đối với Tản Đà không phải chỉ là mĩ nhân mà còn phải là giai nhân.“Mỹ nhân khác giai nhân ở đức.Người đàn bà đẹp thì các chỗ phồn hoa, nơi phú quý có lấy gì làm thiếu”.Nhưng tiêu chuẩn về đức của ông cũng rộng rãi, không khắt khe như tiết, nghĩa hay công, dung, ngôn, hạnh trước đây, nên cả Ngu Cơ, Trác Văn Quân cũng trúng tuyển.
Lại nói tới Tản Đà và Chu Kiều Oanh, tình cảm của họ chỉ dừng lại ở mức trên tình tri kỉ một chút, giống như yêu nhưng lại giống như bạn.Chỉ dừng lại ở mức chia sẻ, cảm mến, dừng lại ở chỗ “tương kính, tương thân”. Tản Đà hay nói về tình yêu, đem bản thân ra làm nhân vật si tình, bộc lộ những khát khao, say mê của tình yêu. Lòng yêu của ông lại càng thổn thức hơn trong những ngày xuân tươi thắm:
Trách cái tầm xuân nhả mối tơ
Làm cho bối rối mối tương tư
Sương mù mặt đất người theo mộng
Nhạn lảng chân giời kẻ đợi thư
Nghìn dặm dám quên tình lúc ấy
Trăm năm còn nhớ chuyện ngày xưa
Tương tư một mối hai người biết
Ai đọc thơ này đã biết chưa?
(Tản Đà vận văn, quyển 3, trang 26)
Cái đa tình của Tản Đà không chỉ dành cho những người tình của mình mà còn dành cho những người phụ nữ chưa chồng hoặc có chồng mà không được ở gần nhau:
Đêm thu gió lọt song đào
Chồng ai xa vắng, gió vào chi đây
(Khối tình con 1, trang 31)
Hay khuyên những người con gái khi còn trẻ thì nên đi lấy chồng, đừng để đến khi má đào tàn phai:
Người ta có vợ có chồng
Em như con sáo trong lồng kêu mai
Má đào gìn giữ cho ai
Răng đen, đen quá cho hoài luống công
(Khối tình con 1, trang 33)
Thế nhưng khi tưởng tượng tới cảnh biệt li, thân gái dặm trường thì lại ngậm ngùi, có ý ghen tuông:
Ai đi đường ấy cùng mình
Mình đi để lại gánh tình ngổn ngang…
(Khối tình con 1, trang 36)
Bềnh bồng mặt nước chân mây
Đêm đêm sương tuyết, ngày ngày nắng mưa
Ấy ai bến đợi sông chờ,
Tình kia sao khép lững lờ với duyên?
(Khối tình con 2, trang 24)
Những tình cảm, sự đa tình của Tản Đà cuối cùng cũng chỉ là sự thương hoài nhớ hão nên kết quả vẫn là sự thất vọng, đành một mình ôm nỗi nhớ thương:
Nước non vắng khách hữu tình
Non xanh nước biếc cho mình nhớ ai”
(Tản Đà vận văn, quyển 3, trang 65)
Trong tình yêu, Tản Đà vẫn thể hiện được một cái tôi rất ngông, rất khác người.Ông không tìm lí tưởng tình yêu ở thực tại, ở cõi trần mà luôn có xu hướng thoát lên tiên, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của cuộc sống để khẳng định cái tôi của mình. Ông từng lên trời xin cưới Hằng Nga để rồi bị trời mắng:
Cớ sao suồng sã dám đưa thơ?
Chốn Thiên cung ai kén rể bao giờ,
Chỉ những sự vẩn vơ mà giấy má!
(Trời mắng)
Nếu không thể lên tiên, ông lại bộc bạch tâm sự bằng cách viết thư cho tình nhân bằng một tình cảm hết sức mãnh liệt. Người tình dù là quen biết hay không quen biết thì ông cũng luôn tâm tình bằng tất cả nỗi lòng, bằng một khát khao cháy bỏng và có phần rất ngông.
Như vậy, ta có thể khẳng định, cái tôi đa tình của Tản Đà là một cái tôi mãnh liệt, một cái tôi ngạo đời, ngông với đời, dám bày tỏ nỗi tâm tình sâu kín nhất của mình. Tản Đà cũng tự nhận mình là người đa tình, đó là sự ý thức cao độ về tình cảm, tình yêu mà không phải ai cũng nói lên được.
Nói về công danh, sự nghiệp, không ít lần Tản Đà khẳng định cái chí khí của phận làm trai. Với ông, nam nhi đứng trong trời đất phải đứng ra gánh vác việc đời, phải làm sao cho xứng đáng là bậc anh hào:
Thân nam tử đứng trong trần thế.
Cuộc trăm năm có dễ ru mà
Có đời mà đã có ta,
Sao cho thân thế không là cỏ cây.
(Đêm đông hoài cảm)
Ông cho rằng một khi đã sinh ra trên đời thì phải sống sao cho hơn đời, khác đời để không dễ úa tàn như cỏ cây.Những câu thơ như lời khẳng định đầy dứt khoát, thể hiện được một cá tính thật mạnh mẽ của người trai trong xã hội. Ông cũng coi phận nam nhi trước hết phải trả được cái nợ tang bồng vì đó là ý chí phấn đấu, là bổn phận và trách nhiệm của người làm trai.
Phận nam nhi tang bồng là chí,
Chữ “trượng phu” ý khí nhường ai,
Non sông thề với hai vai,
Quyết đem bút sắt mà mài lòng son.
(Xuân sầu)
Quan niệm về chí làm trai đã minh chứng cho một cá tính độc đáo của Tản Đà.Thi sĩ không chỉ nói về bổn phận của “thân nam tử” mà là đang tự nói với chính mình, tự hứa với lòng mình. Không phải ai cũng có dũng khí dám đưa tay, ngẩng mặt lên trời mà thề với non sông, đất nước. Ta như thấy được một dáng vẻ hiên ngang nếu không nói là ngang tàng của thi nhân giữa trời đất. Đó là thái độ coi trọng bản thân mình, là nhu cầu phơi trải lòng mình một cách nhiệt thành nhất. Vì luôn trọng chí khí, trách nhiệm mà Tản Đà cho rằng những người thất thế trong cuộc đời không phải là những người tầm thường mà chỉ là: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất” (Thăm mả cũ bên đường). Ông không ngần ngại đề cao cái tôi cá nhân của mình, khẳng định tài năng và chí khí của phận người trai trong xã hội. Có thể vì do sự kìm kẹp của xã hội mà cái chí ấy bị che lấp đi, bị vùi dập đi, là một khí khí uất nhưng có thể vùng dậy bất cứ lúc nào.
Có khi, ông phê phán một cách thẳng thắn những kẻ yếu hèn, chịu luồn cúi, không có cái dáng vẻ thanh cao, ngang tàng của bậc trượng phu. Không những lên tiếng chỉ trích, ông còn thể hiện được nỗi sầu vô hạn của mình trước một hiện tượng xã hội nhức nhối, đau lòng của đất nước trong thời loạn lạc:
Chắp tay rồi lại cúi đầu
Nghĩ cơn sầu ấy ai sầu chăng ai!
Thế mà cũng kiếp làm trai
Con Hồng cháu Lạc cũng nòi giống ta.
(Trai thời loạn)
Cái dáng vẻ đớn hèn ấy thật đáng xấu hổ. Tản Đà mỉa mai, châm biếm sâu say và còn khinh thường những kẻ chịu nỗi nhục chắp tay, cúi đầu. Đã không còn vẻ hiên ngang, phi thường mà thay vào đó là sự sợ sệt, run rẩy. Tản Đà không hề giấu giếm cũng chẳng hề nói giảm nói tránh mà ông ném thẳng vào mặt những kẻ ấy ánh mắt coi thường cùng sự giận dữ tột độ.Chính điều này cũng nói lên được tính cách ngang tàng, phóng túng của ông.
Cái ngông ở đây được nói đến còn là cái ngông của một con người tài năng, hiểu đời, hiểu mình, bản lĩnh tự tin để khẳng định cái tài năng đó với cuộc sống trần thế. Tản Đà là nhà thơ sinh ra vào thời mà cái mới bắt đầu nảy sinh nhưng cái phong kiến cổ truyền còn rất nghiêm khắc cho nên cái ngông không đúng lúc sẽ bị coi như là quá tự đắc về mình nhưng với cái ngông rất lạ và rất riêng Tản Đà lại được người đời chấp nhận và đề cao. Trong bài thơ “ Hầu trời” lấy lí do đi hầu trời nhưng thực chất đó là cái cớ để Tản Đà khẳng định tài năng bản thân và bộc lộ quan điểm mới mẻ của ông về nghề viết văn, qua đó thấy được cái cái tôi đầy cá tính và bản lĩnh mà ta không nhầm lẫn với bất kỳ nhà thơ nào khác- đó là một kiểu ngông rất mới và độc đáo của một nhà nho đang sống ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trân trọng và khẳng định.
Như lời Tản Đà giới thiệu, lý do ông được lên chốn thần tiên là vì tài năng, tiếng ngâm của ông vang cả dòng sông “ Ngân Hà” rộng lớn và bao la, tiếng ngâm không chỉ dừng lại tại con sông vũ trụ ấy mà còn vọng vào chốn thiên cung làm Trời kia phải mất ngủ
_Trời nghe hạ giới ai ngâm nga
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà
Làm trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua
Đó là một sự tượng tưởng nhưng trên cái nền tượng tưởng đó Tản Đà thể hiện thật những suy nghĩ, quan điểm về cái tôi của mình.Ông muốn không chỉ thế gian thấy được tài năng ấy mà ngay cả trời cao vờn vợn nghe danh và mời lên thể hiện.Lên trời để nhà thơ tự giới thiệu về mình, giới thiệu đầy đủ tên tuổi, quê hương, đất nước, nghề nghiệp và các tác phẩm sắp in và hơn nữa là khẳng định tài năng của mình.
Hơn ai hết Tản Đà hiểu được cái may mắn hiếm có khi được lên trời, nên ông không ngần ngại kể hết những tài năng văn chương của mình một cách rất tự tin:
Dạ bẩm lạy trời con xin đọc
Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương con đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn
Đó lài cái ý thức về tài năng của mình_ tài đọc giỏi, tài hiểu biết rộng, đọc nhiều “ văn vần, văn xuôi, văn thuyết lí, văn chơi”. Cái đắc ý có được vì ông nhận thấy mình thật sự tài giỏi, tự tin cất giọng một cách hiên ngang, dõng dạt càng về sau càng trở nên cao hứng đọc hết loại này rồi đến loại khác trước mặt Trời và các Chư hầu. Cái ngông của ông bắt nguồn từ cái tôi vì cái tôi hiểu rất rõ bản thân mình tài giỏi, tài giỏi mới được lên chốn thiên đường ( cái chốn mà mấy người hạ giới được lên) và lên đó không nhằm mục đích du ngoại mà để thể hiện cái tài năng hơn người đó.
Sẵn đây Tản Đà giới thiệu luôn
Bẩm con không dám man cửa Trời
Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười
Nhờ Trời văn con còn bán được
Chửa biết con in ra mấy mươi?
Tản Đà kể những tác phẩm sắp in thành sách, qua đó Tản Đà muốn khoe với Trời về khả năng sáng tác thiên bẩm của mình , ta thấy sáng tác của ông gồm có “ áng văn, văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời, văn dịch.”
Đọc thơ của ông ngay cả Trời cũng mê say, thích thú, tán thưởng:
Văn dài hơi tốt ran cung mây
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong một bài cùng vỗ tay.
Lời của Trời khen cũng chính là ông đang tự khen mình, ông nhận thấy tài năng văn thơ của mình quá hay đến nỗi lên đến mấy tầng mây. Ngay cả Trời_ người nắm giữ quy luật của tạo hóa, cái tiêu chuẩn nhận xét, đánh giá về cái hay cái đẹp chắc chắn sẽ rất cao khác hẳn với người trần thế , thế nhưng khi nghe Nguyễn Khắc Hiếu đọc thơ lại khiến Trời cũng lấy làm hay. Còn Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày của rồi Song Thành, Tiểu Ngọc dường như không chú ý việc gì ngoài việc lắng nghe, đọc hết một bài tất cả đều vỗ tay. Hành động vỗ tay cho ta thấy Tản Đà rất có ý thức trong việc coi trọng giá trị tài năng của mình và hơn tài năng của ông đã được thực sự công nhận thành những giá trị. Văn dở, thơ nhàm thì làm sao thu hút được người nghe huống gì đây là cửa trời. Cái tôi trong việc thể hiện tài năng càng trở nên ngông hơn sau nhận được sự cổ vũ, nghe qua lời nhận xét của Trời thể hiện sự đánh giá tài năng văn thơ của mình
Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hung mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
Có nhà thơ nào lại dám tự tin nói về cái hay, cái đẹp của thơ mình như thế , lúc này cái tôi về tài năng của Tản Đà trỗi dậy mạnh nhất bởi Văn phong của ông được so sánh bằng những sự vật tinh túy, đẹp đẽ nhất trong trời đất, lời văn trau chuốt sáng đẹp như sao băng, khí văn có lúc hùng mạnh nhanh như mây chuyển nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng dịu êm như làn gió thoảng, tinh tế trong ngôn từ như làn sương sớm ban mai… văn thơ như thế quả thật như Trời nói “ trần gian chắc có ít” bởi nó hội tụ đầy đủ tất cả cái hay, cái đẹp, cái độc đáo mà người thường khó có được. Ông rất tự tin trong việc đưa ra lời nhận xét về chính bài thơ của mình_cái ngông về bản thân càng trở nên cao hơn và cũng bạo mạnh hơn. Tản Đà yêu thơ văn đem hết tình cảm vào cộng với tài năng thiên bẩm của mình tạo nên giá trị đặc biệt đa dạng về thể loại và giọng điệu.
Cái tôi của ông còn được biểu hiện qua việc ông luôn chuyên tâm sáng tác. Cái tôi càng trở nên quyết liệt khi Tản Đà khẳng định là nhà thơ chuyên nghiệp trong nền văn học Việt Nam bởi chính ông là người đầu tiên lấy công việc sáng tác thơ làm nghề chính “ mang văn chương ra bán phố phường”, ông chỉ sáng tác chứ không làm bất cứ một ngành nào khác, nhận thức được điều đó nên ông luôn luôn khát khao phấn đấu vươn đến những gì đẹp nhất vào trong những vần thơ.
Cái ngang tàng về tài năng của mình còn trở nên ngông hơn khi ông muốn gánh áng thơ văn lên chợ Trời bán nhằm để cho tất cả mọi người trên cung đình biết đến thơ văn của ông :
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn
Anh gánh lên đây bán chợ Trời!
Có quá ngông cuồng không? nhưng chắc có lẽ tài năng của Tản Đà con người trần thế chưa thật sự hiểu hết nội dung và giá trị của nó nên ông khát khao, muốn làm tất cả mọi việc cốt để làm sao cho người ta thấy được. Và theo suy nghĩ của Tản Đà chỉ có Trời, Tiên mới hiểu hết cái hay, cái đẹp của thơ ông. Cái tôi, cái ý thức tài năng cần được biết đến và trân trọng lúc này trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ và có phần táo bạo.
Nhà thơ đã hiên ngang khẳng định cái Tôi của mình, gắn liền với tên tuổi thật, quê quán, nghề nghiệp.Đó là cái ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Ta nhìn lại trong thời đại của Tản Đà, đất nước đang mất chủ quyền bởi bọn thực dân, con người ngày càng rơi tiền tài và chạy theo vật chất , Tản Đà tự giới thiệu về bản thân đó như là một cách biểu hiện của sự tự hào về dân tộc của mình.
Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu và Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.
Cái ngông còn được thể hiện khi Tản Đà tự nhận mình là người trời lo việc thiên lương của nhân loại:
Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ
Dám xin không phụ Trời trông mong
Lúc này cái tôi ý thức về nhân cách của mình là rất lớn, tự nhận mình là người đem thiên lương đến trần thế để cải thiện cái xã hội đầy rẫy những bất công thối nát, chạy theo giàu sang danh lợi của bạc tiền mà cái tài, cái đẹp đã hoàn toàn bị nó và lu mờ và dần dần trở nên bị vùi lấp đi. Phải chăng ông muốn làm một sứ mệnh cao cả, để rồi ông lại chìm vào trong cõi mộng ảo với đời… nhưng cái mộng của ông là cái mộng tích cực, cái tôi của ông là cái tôi chìm vào cõi mộng như thể hiện sâu sắc tư tương lắm lúc nó ngông đến lạ thường.
Cái tôi càng thể hiện rõ hơn khi chính ông thừa nhận mình là người có tính ngông
Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.
Tản Đà khẳng định lần nữa phong cách cái tôi của mình, cái tôi không bằng lòng trước thời cuộc, cái tôi chán ghét những bất công nơi trần thế .
Như vậy, cái nền tảng tạo nên cái ngông chính là do ý thức cá nhân. Và Tản Đà cũng như thế cái tôi cá tính bản lĩnh, muốn chứng tỏ tài năng giữa thực tế phụ phàng đã đưa ông thoát ly đến một cõi mộng để cái ngông đó được thể hiện mình và khẳng định mình.
Không những ý thức về tài năng, sự nghiệp của mình, Tản Đà còn bộc lộ cái ngông thông qua việc khẳng định một cách mạnh mẽ giá trị bản thân.Cái ngông ở đây được nói đến là cái ngông dựa trên khả năng mà mình có, nghĩa là chỉ những người tài mới đủ tự tin với cái tài năng vốn có của mình. Tự tin để khẳng định với đời mới là cái ngông được người đời chấp nhận và tôn trọng.
Có thể nói Tản Đà là một trong những nhà thơ, nhà văn mở đầu cho phong cách đem cái tôi, cái bản ngã cá nhân vào thơ văn.
Sông Đà núi Tản đúc nên ai
Trần thế xưa nay được mấy người
Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc
Thanh cao phô trắng một cành mai
Bạc tiền gió thoảng: thơ đầy túi
Danh lợi bèo trôi : rượu nặng vai
Giáp Tuất giời sai tiên nữ xuống
Thiên thu đặc cách cái xuân dài
Trong bài thơ “Tự vịnh” ông mượn hình ảnh của sông Đà, núi Tản để giới thiệu tên mình, điều này cho thấy rằng ông ví mình có tầm vóc ngang hàng với sông núi, ông nhận thức được giá trị của mình trong cuộc sống, trong xã hội. Mỗi vần thơ của ông là sự tự trào về phẩm chất và tài năng của mình.
Trần thế xưa nay được mấy người
Ông coi mình là một trong những người “hiếm” trong xã hội trước cũng như xã hội lúc bấy giờ.Đức tính “trung hiếu và thanh cao” ông đều có, điều đặc biệt là ông rất coi thường bạc tiền và danh lợi.Ông coi bạc tiền chỉ là “gió thoảng” và danh lợi chỉ là “bèo trôi”. Thời buổi nửa phong kiến lúc bấy giờ đồng tiền chi phối cuộc sống của con người nhưng ông lại coi thường cả danh lợi và bac tiền- đó là cái ngông của ông, ông khác người ở điều đó. Cái thời buổi người ta coi bạc tiền và danh lợi là vạn năng và có thể luồn lách, hạ nhục mình bằng mọi cách để có thể có những thứ đó.Nhưng Tản Đà, ông đặt giá trị của bản thân mình lên hàng đầu.Ông coi trung hiếu và thanh cao mới là ngọc ngà, là những điều đáng quý và bản thân ông đã có được phẩm chất đó.
Vùng đất Sơn Tây nảy một ông
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng
Sông Đà núi Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sớm vãi vung
Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh
Khuyên khuyên điểm điểm có hay không
Bởi ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông.
(Tự trào)
Trong bài thơ “Tự trào” ông lấy vùng đất Sơn Tây để nói đến cái vùng đấtã sinh thành ra mình. Cụm từ “nảy một ông” để nói rằng ông không phải là một người bình thường, mà là một bậc anh tài được trời đất ban tặng cho đời.
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng
Là một người tài giỏi, Tản Đà từ nhỏ đã tiếp xúc với Nho giáo. Theo hồi kí trong một bài thơ thì năm tuổi ông đã học ‘Tam tự kinh’, năm 6 tuổi ông đã học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ. Năm 10 tuổi ông đã biết làm câu đối, 11 tuổi biết làm thơ văn. Ông rất thích được làm văn, được anh trai hết lòng chỉ dẫn nên năm 14 tuổi ông đã thạo hết các lối tứ, chương, thi, phú.Năm 15 tuổi ông đã nổi tiến là thần đòng của tỉnh Sơn Tây.Phải nói rằng ông là một người tài năng và cái tài năng đó đã được bộc lộ từ nhỏ.
Bút thánh câu thần sớm vãi vung
Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh.
Ông đã “ngông” với đời và coi những câu văn, nét bút của mình là của thần của thánh, những gì ông biết, ông viết ra không thua kém ai hết.
Bởi ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông.
Cái tôi cá nhân của ông được thể hiện rõ trong hai câu thơ cuối, ông tự xưng “ông”. Đưa ra một lí do rất lạ đời cho việc thi trượt của mình đó là “hay quá nên không đỗ”, khi đọc thì ta thấy rất mâu thuẫn nhưng điều này lại phần nào đúng với thực tế lúc bấy giờ. Trong thời đại lúc bấy giờ thì đồng tiền là vạn năng và tài năng chỉ là thứ yếu, người học giỏi thông thái chưa chắc đã đỗ đạt và làm quan to, tước lớn, kẻ hèn mọn, ngu si thì lại làm ông to, bà lớn bởi có tiền thì sẽ mua được danh lợi.
Hai câu thơ cuối của bài “Tự trào” có thể nói rằng là thời điểm cái “trào” của Tản Đà lên tới đỉnh điểm. Chỉ gỏn gọn trong một chữ “hay” đã cho ta thấy rằng cái ý thức của ông về giá trị của bản thân mình rất cao và điều này rất đáng được tôn trọng và đáng để bàn luận. Ông biết được bản thân mình có những cái gì và không có cái gì.Ông có tài nhưng ông không có tiền, danh lợi và cái tài đó là chất liệu tất yếu để ông xây dựng nên cái ngông cho mình.
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông
Tản Đà rất khác người, nếu những sĩ tử khi đi thi chỉ mang một mong ước là đỗ đạt đr vinh quy bái tổ thì với ông điều đó không cần thiết . Những gì ông làm mà không thành, tài năng của ông có mà người đời không nhìn thấy được thì càng tốt, điều đó càng thúc đẩy cho cái “ngông” của ông cao hơn, ngạo nghễ hơn.
Hầu hết trong các sáng tác của ông đều có cái “ngông” ngạo nghễ đó và ông luôn ý thức được giá trị của bản thân trong mỗi vần thơ.
Thân tớ ví to bằng quả đất
Cũng cho thiên địa có đêm ngày.
Ở bài “Kiếp con quay” ông đã ví mình to bằng quả đất, ông coi mình là trung tâm của vũ trụ và có giá trị rất lớn đối với cuộc sống.Tản Đà có khi xưng là “ta”, là “tớ”, có khi xưng “ông” thể hiện được một thái độ hết sức ngang tàng của mình. Ông dám xưng tên ở giữa trời đất, dám khẳng định một bản ngã rất ngông mà không phải ai cũng làm được.Đó là sự tự ý thức cao độ của một cái tôi táo bạo, đầy cá tính.
Văn học là tiếng nói của thế giới hiện thực, một tác phẩm văn học thoát ly khỏi nó cũng chính là đang tự thủ tiêu giá trị của mình. Là một nhà thơ chân chính dẫu trong phong thái của mình Tản Đà là một con người ngông nghênh nhưng đằng sau đó chúng ta còn cảm nhận được sự suy tư về thời thế xã hội.
Xã hội mà Tản Đà sống đó là một môi trường có sự đan xen giữa những giá trị cũ và mới, là giai đoạn khủng hoảng về đường lối và tư tưởng và chính sự hỗn tạp ấy đã thúc đẩy ông tìm đến với mông., thoát ly cuộc sống thực tại nhưng thoát ly chứ không thoát tục con người ấy vẫn khôn nguôi nhìn về trần thế để mà suy xét chiêm nghiệm.
Đối với Tản Đà trong một xã hội khi những giá trị đạo đức của con người đang mai một dần do sự sụp độ không có gì cứu vãn nổi của chế độ Phong Kiến và ảnh hưởng, du nhập của những luồng tư tưởng phương Tây nên việc đưa lại cho nhân gian cái gọi là “ Thiên lương” là rất cần thiết, bởi vậy trong cái ước muốn thoát ly của cuộc sống “ trích tiên” ông cho rằng mình được trời giao cho một nhiệm vụ hết sức quan trọng:
Trời rằng không phải là trời đày
Trời định sai con một việc này
Là việc thiên lương của nhân loại”
( Hầu trời)
Trong xã hội ấy đồng tiền có sự ngự trị vô cùng lớn và Tản Đà dù bề ngoài ông nói là mình nghèo nhưng giai thoại thì cho rằng ông sống rất phong lưu. Tại sao vậy, dường như trong suy nghĩ của ông đồng tiền nó không có tác dụng tích cực của nó,ông nhìn về thế giới của đồng tiền với cái nhìn hóm hỉnh châm biếm sâu cay đầy thách thức:
Đồng tiền!Đồng tiền!
Sao em sắc sảo lại khôn ngoan?
Vừa xinh vừa đẹp
Vừa trắng, vừa tròn
Chán chỗ nhà dân đến chỗ quan,
Quan yêu quan để nhảy lên bàn
Cô hầu nâng đỡ
Cậu lính kêu van
Sướng đến thế mà em nỡ bạc
Lại đi théo chú Trích chú Cược tếch lên ngàn
( Đồng tiền)
Không chỉ dừng lại ở sự đả kích đồng tiền trong thơ Tản Đà còn có sự đả kích đối với những kẻ trưởng giả học làm sang. Bài thơ “ Chim họa mi trong lồng” là một ví dụ. Với nghệ thuật chơi chữ “mi” trong ‘mày” và mi trong chim họa mi tác giả đã bêu bộ mặt tự đắc của những kẻ hay rêu rao về tài năng của mình:
Họa mi ai vẽ nên mi?
Trông mi thì đẹp hót thì mi hay!
Ai đưa mi đến chốn này?
Nước trong gạo trắng, mi ngày ăn chơi
Lồng son cửa đỏ thảnh thơi
Mi bay, mi nhảy sướng đời nhà mi!
Nghĩ cho mi cũng gặp thì!
Rừng xan mi có nhớ gì hay không?”
Hay trong bài “ Gà thiến” nhà thơ cũng có cái nhìn tương tự, con gà được tác giả phác họa với một ngôn ngữ, giọng điệu hóm hỉnh, trào lộng:
Gà thiến muốn đi tu
Chưa thuộc tiếng nam mô
Cửa Phật chắc không hẹp
Cho nhờ chỗ chóp bu
Cúc cu!
Trong con mắt của Tản Đà cái nhìn về hiện thực đời sống nó đã đi ra ngoài những quy chuẩn đạo đức của lễ giáo phong kiến, con người ấy nhìn về hiện thực với con mắt của một kẻ lãng tử, ngông ngạo. Trong bài “ Hoa sen nở trước nhất đầm” thì hình ảnh của bông sen không còn là bông hoa quân tử nữa mà trở thành “ thân gái lạ” ở mặt nước để rồi biết bao bướm lả ong lơi xúm vào. Đó là hình ảnh của một cô gái đã ý thức về mình rất rõ thế nhưng vẫn không ngại phô trương chính bản thân : “ Đã trót hở hang khôn khép lại- Lại còn e nỗi chị em ghen”. Qủa thực trong cách nhìn của Nguyễn Công Trứ mọi quy chuẩn đạo đức đã bị quy đổi, và cái đáng quý hơn nữa là ông đã dám nói lên điều đó mà không sợ người đời, đó là điều khiến ta khâm phục vậy:
Trong đầm gì đẹp hơn sen
Một đóa hoa kia nở trước tiên.
Mặt nước chân trời thân gái lạ,
Đài xanh, cành trắng, nhị vàng chen.
Xôn xao bay rối vài con bướm,
Đủng đỉnh bơi xa một chiếc thuyền.
Đã trót hở hang khôn khép lại,
Lại còn e nỗ chị em ghen.”
( Hoa sen nở trước nhất đầm).
Hay trong cách ông nhìn nhận về nhân vật Thúy Kiều, lẽ thường tình người ta thường khen ngợi Thúy Kiều đức hạnh, thế nhưng dưới con mắt của ông nhà thơ trách Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến. Quy chuẩn xã hội trong thơ ông đã bị loại bỏ thay vào đó là cách thể hiện riêng cá tính của nhà thơ:
Nửa đám ma chồng nửa tiệc quan
(…)Trơ trơ nắm đất bờ sông nọ
Hồn có nghe chăng mấy giọng đàn?
( Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến)
Đối với cuộc sống của chính bản thân mình, Tản Đà đã bê nguyên cuộc sống của mình vào trong thơ mà không hề giấu diếm, nó thể hiện sự ý thức cao độ về mình, và thông qua đó cũng phản ánh cái hiện thực xã hội:
Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
( Hầu trời)
Hay:
Cơm dưa muối khó khăn mới có
Của không ngon nhà khó cũng ngon
Khi vui câu chuyện thêm giòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà.
Ăn rồi học tối qua lại sáng
Ít tiền tiêu ngày tháng thảnh thơi”
( Cảnh vui của nhà nghèo).
Ông nói về cái nghèo trong sự thách thức với người đời, coi cái nghèo của mình là hơn tất cả, một cái nhìn vượt lên trên hiện thực thể hiện sự kiêu bạc trong con người ông:
Người ta hơn tớ cái phong lưu
Tớ cũng hơn ta cái sự nghèo
( Sự nghèo).
Phản ánh hiện thực trong cái Tôi điềm nhiên tự tại lạc quan đó là cách thể hiện độc đáo trong thơ của Tản Đà, cuộc sống không lấy gì làm sang nhưng con người ấy đã bộc lộ tất cả, sống thật với hoàn cảnh thực tại của mình. Dù có ngông nghênh bao nhiêu dù có thoát ly cuộc sống trần ai nhưng trong thâm tâm của ông thì hiện thực vẫn là hiện thực và tạm thời ông không thể sống được vào môi trường ấy nên đành lánh tạm trong mộng trên trời, với những cuộc say, hành lạc mà thôi. Bởi vậy ngòi bút của ông vẫn mang đậm chất hiện thực sắc nét, thể hiện sự chiêm nghiệm về cuộc sống của một tấm lòng luôn hướng về đời như ông.
Ngông chính là phản ứng của người nghệ sĩ trước thực tại, là cách sống, quan niệm sống khác người, hơn người của những cái tôi mạnh mẽ, táo bạo trong xã hội.Chính vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái ngông của Tản Đà, chúng ta cũng đi từ thực tế xã hội.
Thời đại Tản Đà sinh ra và lớn lên có thể nói là một giai đoạn phức tạp và rối ren nhất của lịch sử xã hội Việt Nam. Thực dân Pháp thi hành những chính sách cai trị tàn bạo, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại, nhân dân lâm vào cảnh loạn lạc. Hơn thế, cũng trong thời gian này, nền văn hóa nước ta có sự giao lưu rộng rãi với nước ngoài, những luồng tư tưởng mới mẻ, những nét văn hóa khác biệt được du nhập vào đất nước mà người ta vẫn gọi là hiện tượng “gió Á mưa Âu”. Sự rối ren được thể hiện ở hầu hết các mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.Đứng trước một thực tại xã hội như thế, Tản Đà không tìm thấy một lối đi nào cho mình.Ông thoát ly thực tại, đi vào trong cõi mộng và trốn tránh cõi trần.Ông loay hoay với những giấc mộng con đến giấc mộng lớn, ông phản kháng lại hiện thực bằng cách dùng văn chương để nói lên cái tôi cá nhân của mình.Ông chối bỏ, quay lưng với hiện thực phũ phàng, đi tìm lí tưởng, ôm ấp lí tưởng ở thế giới thần tiên được xây bằng trí tưởng tượng. Ông cũng sa vào cuộc sống hưởng lạc, triền miên với những cuộc say và những chuyến đi. Ông cũng không yêu ở thế giới thực mà lại tìm lên trời, bầu bạn với Hằng Nga, tâm sự với Ngưu lang, Chức Nữ. Cần lưu ý rằng, thời đại mà ông sống vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo truyền thống nên cách thể hiện cái tôi của ông thực sự rất ngông cuồng và táo bạo. Ông dám nói những điều người khác không dám nói, dám làm những gì người khác không dám làm. Ông đã phá vỡ sự gò bó của chế độ, đập tan xiềng xích lễ nghi trói buộc con người. Thay vào đó, ông phơi trải tâm hồn mình một cách tự do, khẳng định cá tính của mình theo một cách riêng biệt. Có thể nói, vì chán ghét thực tại, vì không thể thay đổi thực tại nên Tản Đà đã thể hiện cái ngông của mình bằng ngòi bút văn chương sắc sảo.
Cũng trong lúc ấy, văn chương bị coi rẻ, nhiều người nghệ sĩ coi văn chương là sự nghiệp gắn bó suốt đời rơi vào cảnh túng thiếu.Tản Đà cũng nằm trong số ấy.Cuộc đời thi sĩ cho đến lúc nhắm mắt vẫn không thể thoát khỏi cảnh đói nghèo.Nhiều câu chuyện thực tế cho thấy Tản Đà là người rất thoải mái, phóng túng trong chi tiêu nên ông thường không ở lâu được một chỗ mà phải chuyển trọ rất nhiều lần. Buồn phiền vì cuộc đời lắm nỗi âu lo, buồn vì văn chương bị ế rẻ, ông gánh văn thơ lên bán chợ Trời. Ông thách thức với sự nghèo, coi mình hơn người là ở cái nghèo.Ông cũng dám đánh thẳng vào bộ mặt xã hội những nụ cười mỉa mai, những lời châm biếm sâu cay.Từ đó, ta thấy rằng hoàn cảnh cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái ngông của Tản Đà.Tản Đà chống lại hoàn cảnh, tìm cách thoát khỏi hoàn cảnh thực tế khó khăn bằng những ước muốn hết sức táo bạo đó là lên trời, gặp tiên để khoe tài năng, để bán văn thơ đang bị người đời quên lãng.
Một điều ta không thê bỏ qua đó chính là bản lĩnh của thi sĩ.Như phía trên đã khẳng định, một người nếu không có bản lĩnh thì sẽ không thể ngông.Tản Đà gặp phải rất nhiều bi kịch trong cuộc đời.Từ bi kịch gia đình, bố mất sớm, mẹ bỏ đi đến bi kịch tình yêu với ba lần thất bại và bi kịch công danh khi thi trượt trong kì thi đầu tiên.Tất cả những thăng trầm ấy đã tạo nên một bản lĩnh vững vàng của thi sĩ.Khi đối mặt với thực tế, Tản Đà không quá ngỡ ngàng trước sự đổi thay, rối ren của nó mà thay vào đó là sự thất vọng, sự bất mãn, chán chường. Chính từ bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ, từ việc chán ghét thực tại, từ khát vọng muốn thoát khỏi sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh, Tản Đà đã ngông ngạo với đời, chống đối lại cuộc đời bằng một thái độ quyết liệt, bằng quan niệm sống hết sức ngang tàng.
Ta thấy, ngông không phải là một hiện tượng quá mới nhưng cũng không phải là cũ. Trước Tản Đà nhiều cách ngông, nhiều cái tôi ngông đã xuất hiện như Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, … Nhưng đến với Tản Đà, một con người sinh ra ở buổi giao thời, ta bắt gặp một cái tôi ngông mới mẻ hơn, độc đáo hơn. Mỗi cái ngông đều gắn với lịch sử xã hội của nó vì vậy nó không hề lặp lại.Để làm rõ hơn sự giống và khác nhau giữa cái ngông của Tản Đà và cái ngông của thi nhân xưa, ta sẽ so sánh với cái ngông của Nguyễn Công Trứ.
Ÿ Về giống nhau:
- Cả hai thi sĩ đều thể hiện mình độc đáo qua văn chương, chính sự nghiệp văn chương đã phản ánh cái tài hoa, tài tử, sự phá phách, ngông nghênh của bản thân.
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi”
(Nguyễn Công Trứ)
Vùng đất Tây Sơn nảy một ông
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hung
Sông Đà núi Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sớm vãi vung
(Tự trào_Tản Đà)
- Dù ở hai giai đoạn khác nhau nhưng có những điểm chung trong đề tài, nội dung phản ánh, giống nhau trong cách thể hiện đó là ngôn ngữ và hình ảnh tất cả đều thể hiện cái ngông phá cách và rất riêng.
Tương tư không biết cái làm sao
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào?
(Tương tư _ Nguyễn Công Trứ)
Quái lạ làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước người đôi ngả
Hai chữ tương tư một gánh sầu
(Tương tư_Tản Đà)
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã lên tay ngất ngưởng
(Bài ca ngất ngưởng_Nguyễn Công Trứ)
Bởi ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông
(Tự trào_Tản Đà)
- Hai nhà văn đều ý thức cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng điệu bông lơn về những đối tượng như trời, tiên, bụt… Dám phô bày con người mình vượt ra ngoài khuôn khổ của mình với thiên hạ, muốn đùa giỡn cùng thiên hạ.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
(Bài ca ngất ngưởng_Nguyễn Công Trứ)
Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên
(Kẻ sĩ_ Nguyễn Công Trứ)
Văn đã giàu thay lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
“Anh gánh lên đây bán chợ Trời!””
(Hầu Trời_Tản Đà)
ŸĐiểm khác nhau:
Điểm khác
|
Tản Đà
|
Nguyễn Công Trứ
|
Thời đại
|
Là “con người của hai thế kỷ” , sống trong thời đại giao thời, Hán học tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu.
|
Là thời kỳ tương đối ổn định, nhà Nguyễn khôi phục Tống Nho. Có sự phát triển của kinh tế hàng hóa và xuất hiện tầng lớp thị dân.
|
Cuộc đời
|
Học Hán văn, đi thi nhưng không đỗ nên chuyển qua sáng tác văn chương quốc ngữ.
|
Đi thi, làm quan, bị thăng giáng chức nhiều lần, có tài trên mọi lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến quân sự.
|
Sự nghiệp
|
Là ngôi sao sáng trên thi đàn với nhiều tác phẩm chủ yếu là sáng tác bằng chữ quốc ngữ.
|
Từng giữ nhiều chức quan lớn, giúp vua dẹp giặc, thực hiện công cuộc khai hoang. Văn chương sác tác chủ yếu bằng chữ Nôm và sở trường là hát nói.
|
Nội dung văn thơ
|
ŸThể hiện mình, khoe tài văn chương hơn đời, sánh ngang cùng trời đất.
“Trời lại phê cho: “văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!”
Cho mình là một vị tiên bị đày xuống hạ giới “trích tiên” để làm “việc thiên lương” của nhân loại.
“Trời rằng: “ không phải là trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc thiên lương của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay””.
Không vô trách nhiệm nhưng không xem trọng đạo vua tôi, không quan tâm tới cuộc sống chỉ vui chơi say “ thơ và rượu”.
“Say rượu nghĩ cũng hư đời
Hư thời hư vậy, say thời cứ say”
“Trời đất sinh ta, rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ”
Đan xen mộng-tỉnh, tỉnh-say, tìm về với sự thoát li, tìm gặp những con người lí tưởng, ông là người đa tình.
« Việc trần ai ai tỉnh ai lo
Say túy lúy nhỏ to đều bất kể”
è Cái ngông làm ngược với cuộc đời thể hiện mình trong sạch, một sự tự ý thức cao độ về bản thân, tài năng và thái độ. Sống tự do thoải mái với sự khẳng định cá nhân mới mẻ mà thời đại mang lại.
|
ŸĐề cao chí nam nhi, nợ tang bồng:
“Cũng có lúc mưa tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay chèo lái với cuồng phong
Chí những toan chẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”
Thể hiện cái ngông của một bậc trung thần vẹn tròn đạo “sơ chung”,bất mãn triều đình mục nát và thối rữa, xem thường công danh, lợi lộc.
“ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Một cái ngông nổi loạn, ngất ngưởng không quan tâm miệng lưỡi thế gian.
“ Khôn khéo dễ hầu bưng khắp miệng
Khen chê âu cũng gác ngoài tai”
Nhiều lúc ngạo nghễ nhưng có khi lại bi quan do chưa thoát khỏi sự khắc kỷ của nho gia.
“Mai sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
è Chưa có sức đả phá, chưa tạo thành một thế lực mạnh nhưng chứng tỏ được sự ngông ngạo tổng hòa của hai nhân cách: nhà thơ và nhà khai quốc công thần.
|
Tổng kết
|
Cái ngông về tài văn chương của mình hơn đời thể, giá trị của mình sánh ngang với người trời thể hiện một sự khiêu khích về giá trị con người trong xã hội.
|
Cái ngông đề cao cái tôi cá nhân nhưng thể hiện bằng phong cách dân tộc thông qua thể hát nói.
Một phong cách ngông đạo mạo vượt lên sự khen chê của dư luận.
|
Nhà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: "Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam.Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ.
Như Hoài Thanh đã nói "Tiên sinh là người của hai thế kỉ”, Tản Đà là người đã đặt được dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, là người "dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”(Hoài Thanh).
Tản Đà nhìn nhận được mọi chuyện xảy ra trên đời đều là mộng.“Giấc mộng con” cũng là mộng, “Giấc mộng lớn” cũng là mộng.Sự thoát ly cũng chính là cảm hứng của nhiều nhà thơ trong phong trào Thơ mới sau này (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư,…).
Tản Đà là lớp thế hệ đầu đưa văn chương thành một nghề kiếm sống.
Ông đưa tình cảm con người cá nhân trong đời sống bình thường của xã hội (nỗi buồn vui, lo âu, hi vọng, khát khao yêu đương…), đi từ kinh nghiệm viết văn cũ, cách tân thể loại, phong cách làm cho thơ văn trở nên nhuần nhị, hợp với thị hiếu của công chúng thành thị.Từ đó làm xuất hiện công chúng văn học mới “công chúng văn học đô thị”.
+ thị hiếu đô thị
+ phương tiện thông tin báo chí
+ đồng tiền
Ông đã làm thay đổi vị trí của văn học và tính chất của văn học. Để kiếm sống, Tản Đà viết văn thơ phục vụ cho đối tượng công chúng đô thị nên để thu hút và phù hợp thị hiếu dân chúng đô thị tính chất văn học và vị trí văn học trong văn thơ Tản Đà cũng có sự thay đổi. Nếu truyền thống văn học khoác chiếc áo cao đạo, thanh tao thì giờ đây nó được xem là thứ hàng hóa linh động được trao đổi giữa tác giả và công chúng thông qua trung gian là nhà xuất bản và tòa báo.
Cùng nói về cảnh nghèo hay sự lộng hành của đồng tiền nhưng sự đóng góp của Tản Đà là sự tiếp biến của các nhà thơ trước như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… Tản Đà không dấu diếm, mà thành thật, không mĩ hóa cảnh nghèo. Đồng tiền luồn lách, làm chủ xã hội không chỉ thay quyền uy làm chủ số phận con người như trong Truyện Kiều khi Thúy Kiều không còn sự lựa chọn mà Tản Đà còn tinh tế khi thấy xã hội của ông sống đồng tiền còn chia phối cả nhân cách, hạnh phúc lứa đôi(khi con người đáng được hạnh phúc, hoàn toàn có thể làm chủ hạnh phúc).
Với việc thể hiện một cái ngông hết sức táo bạo cùng một cảm hứng mới mẻ- cảm hứng lãng mạn, Tản Đà là người đi đầu, tiên phong trong phong trào Thơ mới. Ông cũng là người khơi nguồn cho làn sóng văn học lãng mạn diễn ra mạnh mẽ, góp phần thay đổi diện mạo của văn học.
Để nói lên vai trò của Tản Đà, xin được trích câu nói của Xuân Diệu trong bài phê bình văn học “Công của thi sĩ Tản Đà”: “Chúng ta hiện nay có một tâm hồn khúc chiết, dù xu hướng về một lối thơ hợp với những tình cảm mới, chúng ta vẫn yêu và kính phục luôn luôn nhà thi sĩ thứ nhất đã cho chúng ta nghe những khúc giáo đầu đặc biệt tài hoa, những khúc giáo đầu của thơ hiện kim, của Thơ mới” (Thơ Tản Đà tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2007, tr 175).
Thời của Tản Đà là thời giao thoa cũ- mới, thơ văn ít nhiều “chết” dần về cái tinh cái đẹp. Cái “NGÔNG” tưởng cũng mất theo. Nhưng may thay, Tản Đà đã kéo nó lại, khoác lên cho nó “tấm da cừu” đẹp đẽ và giản dị. Với thơ ông, cái ngông không còn bơ vơ đi tìm chỗ trú, không còn bận bịu lo toan tồn tại, nó tồn tại như nó vốn dĩ tồn tại. Tản Đà gieo vào thơ ca, đẩy lên thi đàn một cái ngông đậm chất trữ tình, đó là cái tôi không chịu ngồi yên, cái tôi thấp thỏm, cái tôi muốn rời bỏ cái ghế kìm kẹp mấy trăm năm để mà đi lại tự do. Đó còn là cái ngông bất chấp sự đời mà vẫn đau đời; rủ bỏ, thoát li khỏi cuộc đời mà vẫn cố gìn giữ thiên lương cho người. Tóm lại, cái ngông trong thơ Tản Đà thiếu quy chuẩn của một con người bình thường nhưng đủ quy cách của một nhà thơ, đủ tư cách của một kẻ đi tìm kiếm, gìn giữ và bảo vệ nhân tính, thiên lương. Đồng thời.cái ngông ấy cũng giúp cho hậu thế hiểu hơn, rõ hơn và cảm phục hơn về con người trong thơ và đời của Tản Đà – trích tiên.
Tài liệu tham khảo
1. Lịch sử văn học Việt Nam, tập 4B, NXB Giáo dục, 1976.
2. Tản Đà thơ và đời, NXB Văn học, 1995.
3. Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Kiều Văn, NXB Đồng Nai, 2000.
4. Thơ Tản Đà tác phẩm và lời bình, Tuấn Thành- Vũ Nguyễn tuyển chọn, NXB Văn học, 2007.
5. Luận văn “Tính chất quá độ trong thơ Tản Đà”- Lê Thị Thúy Hằng,
Tuyệt vời lắm
Trả lờiXóamáy tính hà nội
màn hình máy tính
mua máy tính cũ
màn hình máy tính cũ