Tản Đà là nhà thơ sinh ra và lớn lên trong hòan cảnh đất nước đang ở ngưỡng cửa những cao trào cách mạng kháng chiến chống Pháp sôi động và có nhiều chuyển biến mới. Tính cách mê ẩm thực và say rượu lẫn say thơ của ông đã để lại cho đời nhiều thị phi. Nói theo GS Lê Trí Viễn, đàng sau cái ý phong tình của tác giả, có cái tâm sự yêu nước thầm kín của ông (Lịch sử văn học Việt Nam tập 4B NXB Giáo Dục 1978, trang 132).
Ông làm thơ với sự nghiệp đáng kể (Giấc mộng con I và II, Thề non nước, Nhớ bạn sông Thương…), là thi sĩ có tiếng tăm nhưng viết báo, làm nhà xuất bản và tự làm chủ báo chưa thành công. Thi sĩ Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu sinh năm 1888 và mất năm 1939 ở đất Bất Bạt tỉnh Sơn Tây (Bắc Bộ). Năm 14 tuổi bắt đầu làm thơ bằng chữ Hán và tới năm 19 tuổi mới học chữ quốc ngữ (chữ Việt) nhưng chẳng đổ đạt gì nên ông vẫn tự khôi hài : ”Chữ nghĩa Tây Tàu trót dở dang”. Thế mà tới năm 1921, ông được mời làm chủ bút cho tờ báo Hữu Thanh xuất bản tại Hà Nội. Sáu tháng sau ông xin nghỉ để xuất bản thơ của mình và lập Tản Đà thư cục (nhà xuất bản). Tới năm 1926, ông tự ra tờ báo An Nam tạp chí chỉ với số vốn lối 100 đồng do một mạnh thường quân nào đó khóai ông mà tài trợ, trong khi vào thời ấy muốn xuất bản tờ báo phải cần đến 3.000 đồng. Tới ngày báo phát hành số đầu (1/7/1926) ông phải đi vay nóng lãi suất 15% nên báo ra được đúng mười số thì tự đóng cửa (3/1927) vì nhiều lý do, cĩ lý do khơng cáng đáng nổi. Sau khi thanh toán hết nợ nần ông còn dư 7 đồng. Thế mà ông vẫn đi du lịch vào Sài Gòn.
Đến đất Sài Gòn, nhà thơ say “gàn dở” gặp ông Diệp văn Kỳ (có anh là Diệp Văn Cường từng làm chủ báo Phan Yên 1868) chủ báo Đông Pháp tạp chí. Ông này nghe chuyện đồng nghiệp gặp khó nên cảm kích giúp đỡ tiền để ra báo lại nhưng nhà thơ “gàn” lại “dở hơi” từ chối. Tuy vậy, để đáp lại tấùm thịnh tình này, Tản Đà vui lòng cộng tác với Đông Pháp thời báo phụ trách trang văn chương ngay từ số 638 (22/10/1927). Và cũng chính số báo này là báo xuân đầu tiên của làng báo Sài Gòn (Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường đại học Hồng Bàng với công trình nghiên cứu về báo xuân Nam Kỳ – Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số xuân 2000) nên bán chạy như tôm tươi, trong số báo xuân có bài thơ “Chơi xuân” của Tản Đà. Rất tiếc đây cũng là kỳ phát hành cuối cùng của tạp chí này vì có nộïi dung chính trị chống Pháp chớ không vì bài thơ ngông này.
Năm ấy nhà thơ say ăn Tết tại Sài Gòn nhưng lại xài sang thuê xe du lịch mui trần kiểu thể thao dân Tây chạy sang Bà Chiểu (tỉnh Gia Định, nay là quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh) tìm bạn nhậu Tất niên. Tiền lương lẫn tiền thưởng ông đã tiêu sạch cả nên không còn tiền để ăn Tết. Chủ báo thấy vậy tặng thêm 5 đồng nữa cho ông. Trước khi qua Bà Chiểu nhà thơ nghĩ tới bạn thân ở Hà Nội nên ra bưu điện mua tấm thiệp Tết gởi đi mất 3 đồng. Chỉ còn 2 đồng, ông thuê xe 1 đồng, còn 1 đồng đưa cho bạn đi mua rượu và đồ nhấm. Ông bạn biết nhà thơ say phải có rượu bên mình nhâm nhi mới vui nên mua trước một xị đế mất hai hào để lại nhà rồi mới ra đi. Mà đúng là chuyến đi mua đồ nhấm lịch sử thật ! Oâng bạn cầm tám hào còn lại ra chợ mua thêm hủ Mai quế lộ và con gà mái luộc để về cùng thi sĩ thưởng xuân trên đất Gia Định có truyền thống văn học lẫn lịch sử. Nào ngờ, ông bạn ham vui, trên đường về đi ngang qua Lăng Ông sát bên chợ Bà Chiểu (khu vực cĩ mộ và đền thờ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt – Tổng trấn Gia Định thời Gia Long, Tự Đức) thấy đám đông chơi “bầu tôm cá cọp” liền đứng lại xem. Một lúc sau, mấy thầy pô-lít (police) ào tới vây bắt đám lắc bầu cua, bắt cả ông bạn hiền mê cờ bạc về bót. Do không có giấy thế thân (như giấy căn cước hay chứng minh nhân dân) trong mình và trông thấy ông ăn mặc lèn xèn nên tống giam vào ngục chờ qua đêm mới tính, tức sáng mùng một.
Nhà thơ “núi Tản sông Đà” nằm nhà chờ mãi không thấy bạn hiền trở về nên lấy xị rượu ra nhâm nhi khan chờ cho tới tiếng pháo giao thừa nổ rộ. Bạn hiền vẫn bặt tăm hơi. Nhà thơ vừa đói vừa say xỉn, mệt lữ nên nằm lăn ra ngủ khò. Nghe nói sáng mùng một Tết ông bạn hiền mới ngả ngớn trở về nhưng rượu ngon và con gà mái dầu đều tan biến hết. Số là trong đêm qua nằm khám, ông bạn nhậu sẵn có rượu ngon và đồ nhấm tốt mà làm sạch tại chỗ để đón giao thừa. Để an ủi bạn rượu của mình nhưng chưa được nhậu chung, ông bạn say xỉn này bèn ngâm bài thơ tạ tội như sau :
TS Nguyễn Mạnh Hùng kể lại giai thọai trên căn cứ vào lời kể của bạn Tô Kiều Ngân ở báo Đông Phương số xuân Giáp Dần 1974 xuất bản ở Sài Gòn.
Qua nhiều nguồn tư liệu, chúng ta biết thêm là nhà thơ say Tản Đà trở ra Hà Nội vào ngày 14/2/1928, nghe nói trong túi cũng chỉ có 7 đồng bạc giống như lúc vào Nam. Tới năm 1930, tờ An Nam tạp chí lại ra mắt bạn đọc ở Hà Nội tiếp ba số thì tự đình bản. Sau đó ông trở về Nam Định ra tiếp được ít số nữa nhưng bị chủ nợ tịch biên tài sản nên lại quay ra Hà Nội. Lần này ông in An Nam tạp chí tại thành phố Vinh (Nghệ An). Rồi cũng chỉ ra được 9 số thì tự đình bản luôn vào ngày 1/3/1933.
An Nam tạp chí số 48 ra ngày 9/7/1932, chủ báo có bài viết để thông báo như sau : ”Vì tôi còn thiếu tiền in báo từ trước : số tiền lên đến 600 đồng bạc, đến nay món nợ ấy thành báo quán bị tịch biên.”. Tới số báo cuối cùng thì ông có bài quảng cáo như sau :”Chữa thơ cho thiên hạ mỗi tháng lấy 1 đồng bút phí, hoặc có ai hậu tình xin tùy ở bài giảng”. Thật chưa có ai trong làng báo phải lận đận lao đao như ông vì nghiệp dĩ như thế. Nhưng sự nghiệp làm báo không thích hợp với ông nên cuối cùng ông phải về quê mà sống với cảnh :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét