Đưa đò
Hồ Xuân Hương
Chú lái kia ơi, biết chú
rồi,
(1)
Qua sông rồi lại đấm
ngay bòi! (2)
Chèo ghe vừa khỏi dòng
sông ngược, (3)
Đấm cọc ngay vào ngấn
nước xuôi. (4)
Mới biết lên bờ đà vỗ
đít, (5)
Nào khi giữa khúc đã co vòi. (6)
Chuyến đò nên nghĩa sao
không nhớ? (7)
Sang nữa hay là một
chuyến thôi? (8)
Có bản chép tiêu đề là "Qua sông phụ sóng".
Nguồn:
1. Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và văn
tài, Nguyễn Văn
Hanh, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn, 1968
2. Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004
Văn
bản chữ Nôm:
拸 艔
詋 俚 箕 𠲖 別 詋 𠱤
過 滝 𠱤 吏 𢶸 𣦍 𦟷
𢴿 𦪵 𣃤 塊 𣳔 滝 𨒾
𢶸 梮 𣦍 包 泿 渃 𠀿
𡤔 別 𨑗 坡 坨 撫 𦝂
欺 𡧲 曲 㐌 姑 𦞑
轉 艔 𢧚 義 空
𨖅 女 咍 𠬛 轉 嗺
Chú giải:
Bòi: 𦟷 : phương ngữ, (tục),
đặc chỉ giới tính của nam giới.
Đấm ngay bòi: 𢶸 𣦍 𦟷: Tiếng thô tục, như đấm c..,ý nói là bất cần, bất kính.
Đấm cọc: 𢶸 梮: Khi ghe đã trôi xuôi dòng,
không còn chèo ghe nữa, người ta thường dùng mái chèo đặt xuống nước để lái chiếc
ghe theo ý muốn.
Nghĩa: 義: Điều được coi là hợp với lẽ phải, làm
khuôn phép trong cách xử thế của con người trong xã hội… như nghĩa thẩy trò,
nghĩa vợ chồng, nghĩa bạn bè
(1-2): Nói với người đưa đò bạc bẽo: Chú lái
ơi! Tôi đã hiểu cái tâm địa của chú rồi! Đó là lòng dạ của một người bạc nghĩa,
bạc tình. Qua sông tức là xong việc, đã đạt mục đích, thì lộ ra cái mặt chuột xấu xa, như đặng chim
quăng ná, đặng cá quăng nơm. Đấm ngay bòi! Lời truyền miệng dân gian có câu:
Khúm núm trước mặt, đấm c…sau lưng , ý nói
hình thức thì tỏ ra tôn kính nhưng tấm lòng chân thành đối với ai đó thì
ngược lại như một trời, một vực. Ở đây, đưa khách sang sông, nhận tiền đò rồi, chú chẳng chút luyến lưu.
(3-4-5-6): Cụ thể tính cách bạc bẽo đó:
(3): Chèo ghe
đi trên dòng nước ngược thì vô cùng vất vả,
biết bao công sức mới đẩy thuyền tiến lờ đờ về phía trước. Thế nhưng,
(4):
Khi ghe đã xuôi
dòng, không còn vất vả nữa, thì đấm cọc
vào ngấn nước xuôi. (Có bản ghi là đấm c…ngay
vào ngấn nước xuôi, có thể hiểu là khi đời đã thoải mái rồi thì tỏ ra quên
hết những lúc gieo neo, được trợ giúp; quên
hết những cảnh cũ, người xưa, nơi từng ăn nhờ, ở đậu; như có
dị bản ở tựa đề là Qua sông phụ sóng).
(5) Lên bờ đà vổ đít : đồng nghĩa với thành
ngữ khỏi vòng,cong đuôi: Thái độ vô ơn
bạc nghĩa, không nhớ mảy may gì đến người đã cứu giúp, cưu mang bản thân mình
trong cơn hoạn nạn, khó khăn trước đó.
(6): Co vòi: Rụt vòi lại, ý nói nhút nhát, tê
liệt, không dám chủ động làm việc gì cả khi đối mặt với hoàn cảnh.
(7-8): Trách người
đưa đò sao nỡ vội quên và câu hỏi tu từ nhấn mạnh:
Chuyến đò không phải
chuyến đò thông thường. Đây là một chuyến đò nên nghĩa…như cái duyên may mắn ngẫu thành tình bạn, tình yêu… mà sao không nhớ mảy may?!
Câu hỏi để tự trả
lời cách cụ thể hay trữ tình trong chia xa:
-Anh đi đường anh, tôi đường tôi.
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi!
Đã quyết không mong sum họp mãi,
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?
Đã quyết không mong sum họp mãi,
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?
Giây
phút chạnh lòng, Thế Lữ
-Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Đây Thôn Vỹ Dạ, Hàn
Mặc Tử
-Đá mòn, rêu nhạt,
Nước chảy, mây trôi.
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ nay xa cách mãi,
Trời đất từ nay xa cách mãi,
Cửa động, đầu non, đường lối cũ,
Nghìn năm thơ thẩn, bóng trăng chơi!
Tống biệt, Tản Đà