Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Lịch sử Chùa Một Cột/ anvi hoàng vietnamese culture, bilingually – and change – những chuyện chúng tôi đã và đang làm/ Nguyễn Nam st

Tiên sư cha chúng nó!

giac mo-3
—– Read the English version —–
 Không có lòng tự hào để trụ ở đời,
chúng ta như những linh hồn lạc lối.
Without pride to anchor in life, we are lost.

Người Việt Nam ai mà không biết chùa Một Cột, và ai chả biết đó là di tích văn hóa lịch sử cổ của Việt Nam. Vậy bạn phản ứng ra sao khi nghe khách nước ngoài đến thăm chùa Một Cột và bảo rằng: “Tao đã đến nơi xem rồi. Nhỏ chút xíu. Chả đáng gì!” Trên các trang mạng về du lịch, người ta hay bình luận như thế về chùa Một Cột.
Có một thời tôi cũng không quan tâm kỹ đến các chi tiết trong văn hóa Việt Nam và không biết nên phản ứng ra sao trước một lời nhận xét như thế này bởi vì chùa nhỏ thật. Tuy nhiên, những ai hiểu được giá trị của chùa Một Cột thì sẽ có cảm giác ‘muốn chửi’. Nếu bạn tức muốn chửi thì cũng có cách chửi. Chửi bình thường chưa chắc người ta hiểu và quan tâm. Tôi thì thích cách chửi của Hồ Xuân Hương.
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ.
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.
(Mắng học trò dốt I)
Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền,
Cũng đòi học nói nói không nên.
Ai về nhắn bảo phường lói tói,
Muốn sống đem vôi quét trả đền.
(Mắng học trò dốt II)
Theo ‘tinh thần Hồ Xuân Hương’, xin mách bạn một cách chửi mới tìm ra để đối phó với những khách du lịch thiếu văn hóa và kiêu ngạo.
Truyền thuyết và cách lý giải kiểu cũ
Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông (1028-1054) vào năm 1049. Tục truyền rằng nhà vua nằm mơ thấy Phật Bà ngồi trên đài sen dắt tay lên đài. Không lâu sau đó vua sinh được con trai để nối dòng. Vì sự kiện này mà nhà vua cho xây một điện thờ như tòa sen dựng trên cây cột đá giữa hồ như đã thấy trong mộng.
Kiến trúc chùa Một Cột nhỏ thôi, đài Liên Hoa bên trên hình vuông, mỗi bề dài 3m, dựng trên một cột đá cao 4m (không kể phần chìm dưới nước) đường kính 1,2m.
Từ lâu, chùa Một Cột đã là một biểu tượng đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Năm 2012 chùa Một Cột được công nhận là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất ở châu Á.
Tất cả những điều trên chỉ giải thích hình dạng và kiến trúc hình hoa sen của chùa, nhưng vẫn chưa lý giải được tại sao chùa Một Cột lại được xem là độc đáo. Tất nhiên là ngôi chùa nhìn ‘không giống ai’ cho nên nó độc đáo. Ngoài ra, một điều chắc chắn là kiến trúc chùa Một Cột độc đáo thật, do đó mà khi thực dân Pháp tháo chạy khỏi Hà Nội vào năm 1954, họ đã không quên đặt mìn nổ tung di tích lịch sử này! Nhưng thế vẫn chưa đủ lý do để giải thích cho sự độc đáo của chùa Một Cột.
chua mot cot-2
Lý giải kiểu mới: Đi trước thời đại một ngàn năm
Vào thế kỷ 11, văn minh văn hóa của con người trên thế giới vẫn còn trong chỗ tối tăm, mông muội lắm lắm: nào là ‘phù thủy’ nào là ‘phép thuật’. Đến thế kỷ 14, người ta cũng không làm sao ngăn chặn được trận dịch hạch Black Death và nó đã giết chết từ 30%-60% dân số châu Âu. Trước tới nay con người vẫn xây cất dựa vào một khái niệm và một nguyên tắc ngàn đời, thuận theo quy tắc tự nhiên: ‘cái lớn đỡ cái bé’, hoặc ‘trên bé dưới lớn’. Có nghĩa là lúc nào người ta cũng phải xây nền nhà chẳng hạn thật chắc thật to, còn bên trên là một kiến trúc nhỏ hơn. Ví dụ đơn giản dễ thấy là kim tự tháp, hoặc các đài, tháp như tháp Eiffel Tower. Khái niệm về kiến trúc này thể hiện trình độ suy tư và trình độ kỹ thuật của con người và của thời đại.
Trong khi đó, kiến trúc chùa Một Cột (thế kỷ 11) của Việt Nam được xây dựng dựa trên một khái niệm hoặc ý tưởng hoàn toàn ngược lại, ngược truyền thống, ngược tự nhiên: ‘trên lớn dưới bé’ hoặc ‘cái bé đỡ cái lớn’ – ở đây là một cây cột đỡ cả tòa nhà. Hãy tượng tượng người ta có thể xây kim tự tháp ngược, chúc mũi xuống đất! Là một ý tưởng ‘điên rồ’ đúng không! Do đó, nghĩ ra thiết kế ‘ngược’ như chùa Một Cột đã là một cuộc cách mạng tư tưởng rồi, chứ đừng nói đến chuyện liệu người ta có đủ trình độ kỹ thuật để mà biến ý tưởng ‘điên rồ’ ấy thành hiện thực hay không. Thế mà người Việt Nam đã làm được cả hai chuyện. Và chùa Một Cột là bằng chứng sờ sờ ra đó.
Mãi đến đầu thế kỷ 20 con người hiện đại mới mon men đến gần ý tưởng ‘xây ngược’ đã được thực hiện ở Việt Nam cả ngàn năm trước: trên lớn dưới bé. Công trình kiến trúc đầu tiên có phần ‘đài’ bên trên to rộng hơn phần nền bên dưới là Thư viện Geisel của Trường Đại Học San Diego (University of California, San Diego) ở bang California. Tòa nhà Geisel do kiến trúc sư William Pereira thiết kế, mở cửa vào năm 1970.
geisel-building
Hình: UCSD University publications.
Một kiến trúc khác mà nhìn vào người ta cũng có thể thấy ngay sự thể hiện của ý tưởng ‘cái bé đỡ cái lớn’ là tòa nhà The Egg (Cái Trứng), ở thành phố Albany thuộc tiểu bang New York. The Egg là một Trung Tâm Biểu Diễn Nghệ Thuật, được Harrison & Abramovitz thiết kế, nằm trong quần thể của Empire State Plaza, mở cửa vào năm 1978.
The_Egg
Hình: Nitant23, Wikimedia Commons.
Vậy chính xác là ý tưởng thiết kế trong kiến trúc chùa Một Cột đi trước thời đại cả ngàn năm. Nói nó là một trong những kiến trúc độc đáo nhất thế giới cũng không ngoa chút nào, chứ đừng nói là chỉ độc đáo ở châu Á!   
Bây giờ bạn hãy nghĩ xem, tòa nhà với kiến trúc ‘trên lớn dưới bé’ đầu tiên được xây ở Mỹ vào năm 1970, trong khi đó lính Pháp phá chùa Một Cột vào năm 1954. Vậy thì người Pháp ‘văn minh’ thật đấy chứ! Họ văn minh đến mức thấy được giá trị vượt thời gian của chùa Một Cột, để rồi muốn phá nát nó đi! Thật nhỏ mọn đúng không! Hồ Xuân Hương có ở đây chắc cũng phải điên tiết, chống nạnh hai tay mà ‘Tiên sư cha chúng nó!’ cả bọn Tây xưa và Tây nay mất thôi! May mà bản vẽ của chùa vẫn còn giữ được nên năm 1955 chùa đã được xây lại theo kiến trúc cũ. Nhưng thôi bỏ qua chuyện quá khứ.
Chuyện hiện tại
Ừ, thì đúng là chùa Một Cột có ý nghĩa siêu thật. Nhưng đó là chuyện ngày xửa ngày xưa và người ta không thể dựa mãi vào quá khứ để mà sống. Tuy nhiên, nó có thể là một điểm tựa về tinh thần rất mầu nhiệm. Đối với tôi chùa Một Cột như ‘cây cột chống trời’, như ngọn đèn biển trong đêm tối. Nó làm cho tôi thấy rằng văn hóa Việt Nam và những con người Việt Nam thông minh, trì chí là điều đáng tự vào.
Vậy làm sao để Việt Nam lại có một quá khứ vàng son tầm cỡ chùa Một Cột trong tương lai? Còn cách nào khác hơn là những người con Việt Nam của thế kỷ 21 ngày nay vươn cổ tay giang cổ chân mà làm việc và sáng tạo! Đã có được niềm tự hào để trụ ở đời, người ta sẽ tìm ra lối đi thôi! Vậy cột trụ của bạn là gì?
==================================================================

One-pillar pagoda: Architecture 401

giac mo-3
—– Đọc bài tiếng Việt —– 
Without pride to anchor in life, we are lost.
Most Vietnamese know that chùa Một Cột (One-pillar pagoda) is an iconic architecture of Vietnam. It makes me wonder what reaction they have on hearing tourists say such things as, “I’ve been there. It is so tiny and not worth the time.”
It is true that chùa Một Cột is a small structure. Yet, what is unique about chùa Một Cột is not so much its size as the architectural concept this 11th century structure embodies. Those who know its true value would be so infuriated to hear the above comment they’d want to curse the tourists for their ignorance and arrogance.
The legend and the history
Chùa Một Cột was built in the reign of Emperor Lý Thái Tông (1028-1054) in 1049. The story has it that the Emperor dreamed of the Female Buddha who invited him into the lotus flower. He later was blessed with an heir. To commemorate the event, the Emperor commanded the building of chùa Một Cột in the imagery of the lotus flower that he saw in his dream: an altar on top of a stone pole rising above the water in the middle of a pond.
The whole structure is small in size, indeed: a square altar, three meters long on each side, held up by a single pillar 4 meters high and 1.2 meters in diameter.
In 2012, chùa Một Cột was listed in the Asia Book of Records as one of the most unique architectures in Asia, among its other records in Vietnam.
Legend and accolades combined, they only explain the history and the shape of chùa Một Cột but do not satisfy the architectural curiosity about its uniqueness. Visually, chùa Một Cột definitely has a striking shape which, still, by no means explain the historical fact that the French, even on their hurried retreat from Hà Nội in 1954, did not forget to detonate the structure! What is it about this one-pillar pagoda that excited such damnation?
chua mot cot-2
Truly futuristic architecture
Let’s imagine, 11th century, human kinds were still very much living in the dark with ‘witches’ and ‘magic,’ to say the least. 14th century, Black Death wiped out 30-60% of the population in Europe. The building technique back then, or even now, mostly follows the familiar concept of gravity which prescribes the ‘big bottom tiny top’ structures, small or large. Think of the pyramids or the Eiffel Tower.
Chùa Một Cột was built in the 11th century in Vietnam based on a completely different principle, against the norm, against nature, against the concept of gravity: big top tiny bottom. Think of a reversed pyramid on its pointed top. The new concept is revolutionary in itself, let alone the actual realization of the building. In the case of chùa Một Cột, the stone pillar upon which the altar rests is five times smaller than the altar itself, at the ratio of 1.2 : 6.
Not until the early 20th century did modern men approach the idea of ‘against gravity’ building realized in the structure of chùa Một Cột almost a thousand years earlier. The first modern architecture modeling on the new concept is the Geisel Library at UC San Diego. Designed by William Pereira and open to the public in 1970.
geisel-building
Photo: UCSD University publications.
Another structure even more highly visible of this conceptual embodiment is the performing arts center called The Egg in Albany, NY. The Egg is designed by Harrison & Abramovitz as part of the Empire State Plaza, finished in 1978.
The_Egg
Photo: Nitant23, Wikimedia Commons.
Now that the architectural concept of chùa Một Cột is put in the proper perspective, its true value is revealed. As a futuristic monument a thousand years ahead of its time, chùa Một Cột is not only unique in Asia but in the world as well. No modesty is necessary in this case. 
What does all this make the French? Let’s see: The first ‘anti-gravity’ building was built in the US in 1970, while the French blew up chùa Một Cột in 1954. They were pretty ‘futuristic’ themselves back then, being able to see the timeless value of chùa Một Cột in order to plan on sending it to oblivion! Luckily, their plan failed. The original drawing of chùa Một Cột was found and chùa Một Cột was rebuilt in 1955.
Pillar of pride
Chùa Một Cột is an example of exceptional Vietnamese ingenuity. I think of it as a pillar of pride. It anchors me in life, in my faith for Vietnamese culture and people. In spite of its ancient past, its symbolic meaning is forever strong and young in my eyes as I am assembling my present and future with crumbles around me. There is no other way for Vietnam to acquire a glory past that the future generations can look back with pride but for us, the 21st century folks, to pull up our sleeves and create one in the present – right now.
With pride to anchor in life, one is sure to find their way. What is your pillar of pride?
The Vietnamese version of this article has been printed and published online by the Viễn Đông Daily News. Read my online Vietnamese version
–> Đọc bài tiếng Anh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét