Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Ngóng gió Đông/ Nguyễn Đình Chiểu/ Ngân Triều biên khảo




Bài (4) 
Ngóng gió Đông - Nguyn Đình Chiu

Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió Đông,
Chúa Xuân đâu hỡi, có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.
Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung.
Chừng nào Thánh Đế ân soi thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi sông

   𩙋                

   𦹵      𠿯      𩙋  
                 
𩄲   𢬥         𥉩     
𣈗      𡽫           
   𡎝   𠸗      𢺹     
𣌝      𠉞   𧯶      𡗶  
              𤐝  
      𩄎        𡶀  


Tiểu sử cụ Nguyễn Đình Chiểu
               (1822 -1888)

 

 Nguyễn Đình Chiểu     (1822 - 1888) là một nhà thơ, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam.
Tranh Cụ Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888)
Nguyễn Đình Chiểu   tự Mạnh Trạch , hiệu Trọng Phủ , (sau khi mù, lấy hiệu là Hối Trai ), sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822, tại làng Tân Khánh[1], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Cha ông tên Nguyễn Đình Huy,   người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, (nay là xã Phong An, huyện Phong Điền, TT-Huế), là thư lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định.
Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc nổi dậy này đã khiến cha ông bỏ trốn ra Huế rồi bị cách chức.
Năm 1833 cha ông trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 12 đến 19 tuổi.
Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, đúng vào năm 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.                                                                                 
 Năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì được tin mẹ mất tại Sài Gòn(1849). Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả và khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết, nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.
Đui mù, mất mẹ, hôn thê bội ước, cảnh nhà sa sút... ông đóng cửa chịu tang cho đến năm 1851, ông mới mở trường dạy học và làm thuốc.
Năm 1854, một người học trò tên là Lê Tăng Quýnh vì cảm phục và mến thương ông, nên đã xin gia đình gả cô em gái thứ năm của mình tên là Lê Thị Điền (1835 - 1886), người Cần Giuộc (Long An), cho thầy.
Kể từ đó, gần chục năm sau, ngoài đôi việc trên ông còn sáng tác truyện thơ Lục Vân Tiên  Dương Từ - Hà Mậu, để gửi gắm tình ý cùng hoài bão của mình.
Ngày 17 tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định. Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng tại nơi đây, ông đã sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhiều người đánh giá cao.
Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng bị chiếm đóng, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tại đây, ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ với những sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị,Nguyễn Thông và các lực lượng kháng chiến; từ chối trước mọi cám dỗ của đối phương[2].
Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, tiếc thương những đồng bào, bạn bè, nghĩa sĩ đã mất.
Ngày 3 tháng 7 năm 1888, ông mất tại Ba Tri, Bến Tre.  Người ta kể lại rằng ngày đưa đi an táng, cả cánh đồng An Bình Đông, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang của những người mến mộ ông[3].

Văn và Người

Tượng Nguyễn Đình Chiểu trong đền thờ ở Ba Tri, Bến Tre
Mô tả về nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu,
Nguyễn Văn Châu đã viết[4]:
"Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam."
Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Dù đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình...

Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,
Lòng đạo xin tròn một tấm gương.

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Phạm Thế Ngũ nhận xét[5]:
"So với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác..."
Ghi nhận
những thành tựu trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của ông, trên trang web của tỉnh Bến Tre có bài viết[6]:
"Truyện Lục Vân Tiên dài 2.083 câu thơ mà nhiều nhà nghiên cứu cho là có mang tính chất tự truyện đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, nhất là ở Nam Kỳ. Truyện lên án bọn người độc ác, xấu xa, tráo trở, gian manh, bất nhân, bất nghĩa, đồng thời ngợi ca những tấm lòng nhân hậu, thủy chung."
"Tác phẩm Dương Từ, Hà Mậu dài 3.448 câu thơ kịch liệt công kích đạo Phật, đạo Thiên Chúa lúc bấy giờ như một mối nguy cơ cho đất nước. Dựa vào trí tưởng tượng nhân gian (thiên đường, địa ngục), tác giả để cho nhân vật tự “giải mê" qua cuộc hành trình dài đi tìm chân lý đầy gian khổ, rồi trở về trong sự hòa hợp của gia đình, làng nước."
"Năm 1859, giặc Pháp đánh chiếm Gia Định. Nhà thơ lánh về quê vợ ở Cần Giuộc (Long An). Âm vang của trận công đồn diệt bọn “Tây dương” tại nơi đây đã gợi lên cảm hứng để ông viết áng văn bất hủ ngợi ca những người nông dân chân đất anh hùng xả thân vì sự nghiệp cứu nước: Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc..."
"Ông là người mở đầu cho dòng văn chương yêu nước Việt Nam chống Pháp xâm lược ở nửa sau thế kỷ XIX. Thơ văn ông gắn chặt với những biến cố lớn lao của đất nước lúc bấy giờ. Đó là:Chạy Tây (1859),Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc (1861), Cáo thị, Thảo thử hịch', Thư gửi cho em, Mười hai bài thơ điếu Trương Định (1864), Mười hai bài thơ điếu Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh(1874) và hai tập truyện thơ dài Dương Từ - Hà Mậu  Ngư tiều y thuật vấn đáp..."
"Cảm hứng chủ đạo của thơ văn ông ở giai đoạn đầu là cảm hứng đạo lý và yếu tố này đã được nâng lên thành trữ tình đạo lý đầy nhân nghĩa, thảo ngay, đồng thời cũng giàu chất phê phán, phẫn nộ trước mọi điều bất nhân, bất nghĩa như ông đã tự bạch:"
Nói ra thì nước mắt trào,
Tấm lòng ưu thế biết bao giờ rồi...

"Những tác phẩm ở giai đoạn sau - thời kỳ đất nước bị xâm lăng - của ông là những trang bất hủ ngợi ca cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống xâm lược phương Tây ngay từ buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta (Phạm Văn Đồng)
Tóm lại, sáng tác của ông gồm nhiều thể loại, thể tài, trong đó thành công nghệ thuật nổi bật nhất là truyện thơ Nôm và văn tế Nôm. Ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu tính nhân dân cùng những hình tượng nhân vật sinh động trong nhiều thể loại, khiến chơ ngòi bút của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần bồi đắp tâm hồn dân tộc, nâng vị trí của văn học miền Nam lên ngang tầm văn học cả nước. Ông là người kết thúc một cách rực rỡ văn học của giai đoạn trước đó và mở đầu cho dòng văn chương yêu nước chống xâm lược.

Tác phẩm chính

Mộ Nguyễn Đình Chiểu (trái), mộ vợ ông (phải),
 phía xa là mộ Sương Nguyệt Anh và đền thờ của ông
Lời bình - Ngân Triều Hậu Nghĩa
Bài thơ Ngóng gió Đông 𩙋 còn có tựa đề là Xúc cảnh   được trích trong Ngư Tiều Y thuật  vấn đáp, sau câu 1084, thể hiện lời giới thiệu  một nhân vật thấy thuốc một cách kín đáo về diện mạo tinh thần, được sáng tác sau khi Miền Nam đã rơi vào tay giặc Pháp 10 năm, khoảng năm 1877.
Chủ đề bài thơ chan chứa một tâm trạng khắc khoải, đau xót, thiết tha của sĩ phu yêu nước và nhân dân Nam Bộ, khi quê hương đã rơi vào tay giặc. Đó là một thực trạng bi thảm chờ mong, là  lời oán trách xa xôi về sự yếu hèn của Triều đình Huế bấy giờ, khẳng định một thái độ, một lập trường dứt khoát với giặc và niềm tin tưởng lạc quan về một ngày mai tươi sáng của đất nước, của dân tộc, khi quét sạch quân thù.
1-Hai câu đề: Nỗi mong ngóng cháy bỏng, thiết tha.
Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió Đông,
Chúa Xuân đâu hỡi, có hay không?

   𦹵      𠿯      𩙋  
                 

[câu 1]
Giọng thơ buồn lặng, ý thơ ngậm ngùi qua hai câu miêu tả và tu từ nhấn mạnh.  Hoa cỏ 𦹵 vừa chân thực vừa tượng trưng. Chân thực là “hoa cỏ”. Tượng trưng là chi tiết đó ẩn dụ, chỉ tấng lớp sĩ phu yêu nước và nhân dân lục tỉnh Nam Kỳ bấy giờ. Bùi ngùi  𦹵 thể hiện một cảm giác buồn tủi, lệ tràn do thương cảm, nhớ tiếc. Ngóng   trông chờ, mong đợi một cách bồn chồn không yên thường biểu lộ tập trung qua mọi giác quan, thái độ, cử chỉ, luôn dõi theo, mong chờ hướng về một phương trời xa xôi. Gió Đông 𩙋 tức là gió Xuân, về mùa Xuân thường có gió Đông như hai câu thơ :

Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong.
 (Đề tích sở kiến xứ  -  Thôi Hộ)

                 
                 
(               -      )

Hoa cỏ đang khắc khoải, ngậm ngùi chờ mong ngọn gió Xuân. Điều đó còn chính là nỗi lòng của sĩ phu yêu nước và nhân dân Lục Tỉnh Nam Kỳ xót xa cho thân phận hẩm hiu, bàng hoàng cho việc ngỡ ngàng cho thân phận bỗng chốc bị bán đứng cho giặc,bức xúc, hận lòng.

[Câu 2]
Nhóm từ đâu hỡi, ; có hay không là nhóm từ nghi vấn. Hai lần hỏi liên tiếp như chất vấn dồn dập không những chan chứa nỗi ngóng trông đứt ruột, mà còn tỏ ý hận lòng; kết hợp với câu hỏi tu từ nâng cao cảm xúc.

2- Hai câu thực: Cụ thể hóa, khắc sâu nỗi mong ngóng như vô vọng và bối cảnh nhân- quả bi thảm của phong trào chống Pháp ở Lục Tỉnh Nam Kỳ.

Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.

𩄲   𢬥         𥉩     
𣈗      𡽫           

[Câu 4]

 Mong ngóng tin tức, tin nhạn từ Ải Bắc , (Ải phía Bắc theo sự định hướng của tác giả, của Miền Nam, ám chỉ Triều Đình Huế bấy giờ) chỉ thấy khoảng không gian mây giăng 𩄲 𢬥 đầy trời, mờ mịt, đen tối. Triều đình Huế ngó lơ, làm ngơ, hay bó tay (!) trước hiện tình đấtn ước lâm nguy bấy giờ... Phải chăng đó là những lời oán hận?  “Cứu binh như cứu hỏa”, thế mà việc binh thì chần chờ, trễ nãi, không bao quát, không cấp tốc, không kịp thời! Mưu kế thì mờ mịt, bặt vô âm tín!
Tin nhạn là “tin tức”, một cách thông tin ngày xưa, thư được buộc vào chân chim nhạn, loài chim di trú theo mùa, lấy điển tích Tô Võ mục dương      , Tô Võ chăn dê như sau:
Tô Võ   tự Tử Khanh, quê ở Mậu Lăng, huyện Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây, người đời Tây Hán (206 trước-196 sau D.L.) làm quan triều vua Nguyên Đế (48-33 trước D.L.). Lúc bấy giờ, giặc Hung Nô xâm lấn Trung Nguyên. Nhà Hán thất bại, vua Hán phải sai Tô Võ làm sứ sang Hung Nô xin giảng hòa. Chúa Hung Nô thấy Tô Võ ứng đối cứng cỏi, lưu loát tỏ ra người có ý chí tài ba lỗi lạc nên ý muốn thu dùng, tìm lời dụ hàng. Không kết quả, nhưng chúa Hung Nô không chán nản, truyền cho Vệ Luật, nguyên là người Hán đầu hàng, lấy tình đồng bang mà dùng lời ngon ngọt khuyên nhủ Tô Võ. Vệ đến nói với Tô Võ:
- Tô quân nếu không nghe lời tất bị giết. Chịu chết như thế phỏng có ích gì. Chi bằng đầu hàng đi, tài hèn như tôi còn được trọng dụng, nếu là bực đại tài như Tô quân tất được phong vương bái tướng, sự đại phú quý hẳn cầm chắc trong tay.
Tô Võ đứng phắt dậy, chỉ mặt Vệ Luật mắng nhiếc:
- Ta không ngờ mày lại vô lương tâm đến thế. Đã muối mặt thờ kẻ thù để cầu vinh, tưởng không còn dám trông ta, ai ngờ mày lại mặt dày mày dạn quá, đến đây khuyên ta đầu hàng. Mày bước ngay đi, chớ nhận ta là người cùng nòi cùng nước nữa. Vì nòi giống
,tổ quốc, không bao giờ lại có hạng vô sỉ như mày.
Bị sỉ nhục thậm tệ, Vệ Luật đỏ mặt trở về, phục mạng chúa Hung Nô rằng Tô quyết một chết, không chịu đầu hàng và xin đem giết đi. Chúa Hung Nô thâm độc, mỉm cười nói:
- Nó muốn chết thì có khó gì, nhưng khi nào ta cho nó chết ngay đâu. Ta còn phải làm cho nó chịu đủ điều khổ nhục để xem cái gan nó to bằng nào.
Rồi chúa Hung Nô sai giam Tô vào một cái hầm đất tối tăm, hằng ngày chẳng cho ăn uống gì cả.
Thương hại cho Tô Võ, bị giam trong hầm chăn chiếu không có, ngày đêm lại có mưa tuyết, đã đói lại rét, chẳng biết kiếm gì ăn cho no lòng, đành phải lượm những cục tuyết và nhặt những lông áo chiên tạm nhai cho đỡ đói. Đến năm hôm, chúa Hung Nô lại sai người đến dò xem thì thấy Tô vẫn ngồi chẩm hẩm, vẻ mặt như thường.
Lấy làm lạ, chúa Hung Nô hạ lịnh đem Tô Võ lên Bắc Hải là một miền hoang vu, quanh năm giá rét, giao cho một đàn dê đựa, bắt phải chăn nuôi; và ra lịnh nếu bao giờ đàn dê ấy đẻ con thì mới cho về nước.
Biết rõ sự tàn bạo đê hèn của chúa Hung Nô, Tô Võ chỉ mỉm cười.
Nhờ sự luyện tập chịu đựng khổ cực, có lúc đun mình bên lửa nóng, có lúc lại mình trần tắm tuyết, gội mưa ngày còn nhỏ nên Tô Võ xem thường cảnh đọa đày, vất vả. Ở Bắc Hải, ban ngày Tô đuổi đàn dê ra một bãi cỏ cho tự do đi lại kiếm ăn; còn mình thì tìm bắt những chuột đồng và bứt cỏ ăn tạm qua ngày. Tối đến lại dồn đàn dê về trong hầm nằm nghỉ. Ở đây, ngoài đàn dề làm bầu bạn, Tô Võ còn một lá cờ tiết mao của vua giao cho khi đi sứ là biểu hiện của một sứ mạng trọng đại, Tô cầm luôn trong tay, không lúc nào rời. Tháng lụn ngày qua, trải năm này sang năm khác, những lông trên thân lá cờ dần dần trút rụng hết, chỉ còn trơ lại cán không.
Ở sa mạc Bắc Hải lâu năm, một hôm Tô Võ nghĩ được một kế viết thư về Hán báo tin. Tô viết nhiều bức thư vào mảnh lụa áo, rồi buộc vào chân chim nhạn mà Tô bắt được, thả cho chim nhạn bay đi.
Về mùa đông, chim nhạn ở Bắc Hải đổ về Trung Nguyên, bay vào vườn Thượng Lâm của nhà vua làm ổ. Vua Hán bắt được, mở thư ra xem mới biết Tô Võ còn sống ở một chỗ cực kỳ khổ cực, lấy làm mủi lòng, thương xót vô cùng.
Mãi đến 19 năm, bấy giờ Hung Nô yếu thế, thất bại, xin hòa. Chúa Hung Nô nói dối là Tô Võ đã bị bịnh chết từ lâu, nhưng vua Hán đưa thủ thư của Tô Võ, bấy giờ chúa Hung Nô không dám giam cầm nữa, đành sai một đạo quân hộ tống đến biên cảnh, cho về nước.

Trong truyện "Song phụng kỳ duyên" lúc Chiêu Quân cống Hồ đến Nhạn Môn Quan, nàng cũng xé vạt áo lụa, cắn móng tay viết thư buộc vào chân chim nhạn để gởi về vua Hán.

Bởi điển này, sau dùng "tin nhạn", "tin hồng", đều chỉ tin tức. Dùng chữ "tái bạch" là lụa ngoài ải, tức áo lụa của Tô Võ xé để viết thư. Trong "Chinh phụ ngâm
khúc",của Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của bà Đoàn Thị Điểm, đoạn diễn tả tình cảm của người chinh phụ mong ngóng tin chồng, có câu:

Trải mấy
xuân, tin đi, tin lại,
Tới xuân này, tin hãy vắng không.
Thấy nhàn, luống tưởng thư phong,
Nghe hơi sương, sắm áo bông sẵn sàng
.
(Câu 177-180)

Bản Chữ Nôm

𣦆        
         
𧡊  𨻫     
𦖑      𥜌     

(Pendant plusieurs années nous nous sommes écrit;
Pourquoi cette année- ci, n’ai-je plus de nouvelles?
L’arrivée des oies me fait espérer un mot...
Sentant le gel, je taille un habit ouaté.

Traduit par Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng)

"Thấy nhàn"
là thấy chim nhạn. Theo nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là: "Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch".            .
"Thấy nhàn" có nghĩa mong nhận được thư của người đi xa gửi về, theo  điển tích TôVõ chăn dê.

Để nhắc lại gương oanh liệt, khẳng khái và khí tiết của Tô Võ, đồ sứ của Tàu thường vẽ hình một người tay cầm cờ tiết mao, chăn bầy dê giữa một chốn hoang vu cực kỳ buồn thảm, có đề 4 chữ "Tô Võ mục dương"     (Tô Võ chăn dê).
Truyện Tàu
còn chép: khi Tô Võ sống ở Bắc Hải có kết thân với một con vượn cái. Con vượn này rất yêu quý Tô Võ, hằng ngày nó không quản thời tiết băng giá khắc nghiệt vùng Bắc cực, lặn lội đi tìm hoa quả, thức ăn về nuôi Tô Võ. Khi được cho về nước, Tô Võ phải trở về với quê hương nhưng lòng vẫn còn tha thiết, ngậm ngùi,vương vấn mãi một tình cảm trung hậu, thâm sâu.

(Eblog truyện, chương 56)
[Câu 5]
Ngày xế  𣈗  thời điểm mặt trời, mặt trăng ở vị trí chếch về phía Tây, “ngày sắp tàn” (Cho nên) Ở đất phương Nam, Lục Tỉnh Nam Kỳ, non Nam 𡽫 , sẽ không bao giờ còn nghe, bặt , tiếng con chim hồng nữa, tiếng hồng    .
Có thể hiểu, chờ mong mòn mỏi, ngày lụn tháng qua, cơ hội sắp hết mà ta cứ lần lữa, (cho nên) những cuộc khởi nghĩa của những người anh hùng đều bị giặc tiêu diệt.
Cả một sự ngóng trông đến thất vọng, dàn trải qua lớp từ “ngóng” (  Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió Đông ,câu 1), “trông” (trông tin nhạn, câu 3) và “bặt” (bặt tiếng hồng, câu 5).  Sự trông ngóng được nhân lên nhiều lần, cuối cùng như vô vọng.
 Hai câu luận: Nỗi xót xa quặn thắt và lời thề tâm huyết:

Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung.

   𡎝   𠸗      𢺹     
𣌝      𠉞   𧯶      𡗶  

[câu 6]  Bờ cõi xưa, 𡎝 𠸗 , ranh giới đất nước bao đời, bây giờ đã chia  𢺹 thành đất khác  mất rồi ,một đất nước của kẻ ngoại bang xa lạ.
[câu 7]Nắng sương nay  𣌝 𠉞 , là ngày và đêm, là thời tiết của đất nước nầy.  Cuộc sống  của nhân dân, bao đời vẫn thế, lẽ nào ngày nay, ta phải sống chung với giặc?  Há đội trời chung  𧯶 𡗶 . Qua chi tiết nầy, tác giả không những cất cao lòng căm thù giặc sâu sắc mà còn khắc sâu một lời thề yêu quê hương đất nước, một mất, một còn với giặc.
Từng nghe, “ bút pháp hào sảng, mạnh mẽ, ngời ánh thép, có sức công phá như vạn hùng binh” thì câu nầy, quả là câu súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ! 𡐙 𡃚,  𢙱 𡗶 𤍊  (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu). 
Quả là một câu đằng đằng khí thế tiến công, một câu tuyệt bút!
Hai câu kết: Tuy nhiên, vẫn lạc quan về một ngày mai tươi sáng của dân tộc:

Chừng nào Thánh Đế ân soi thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi sông

              𤐝  
      𩄎        𡶀  

[Câu 7] Chúng ta thấy sự thất vọng, chán nãn không kết thúc não nề ở chỗ của nó. Tác giả vẫn tin tưởng vào ơn vua, thánh đế ân . Có thể là một ngày không xa, chừng nào    là một ngày mai  rạng rỡ của dân tộc. Khi ấy, Đức Vua anh minh sẽ thấu hiểu được lòng dân, sẽ quán triệt sâu sắc hiện tình đất nước, soi thấu, 𤐝  nỗi niềm nầy.
[câu 8] Như thế thì chỉ cần có một trận mưa cực lớn, mưa như trút nước, thấm sâu, toàn diện, mưa nhuần 𩄎 , khắp mọi nơi trên đất nước sẽ được rửa sạch trơn, huy hoàng, tươi thắm, rửa núi sông 𡶀  .
Phải chăng đó chính là tấm lòng tha thiết của tác giả, là tin tưởng vào sức mạnh và bản lĩnh truyền thống dân tộc. Một sức mạnh lấy dân làm gốc, để sẽ có một trận huyết chiến thư hùng với giặc, quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi,sạch làu làu cái nhục quê hương đã từng chói ngời qua những những quật khởi hào hùng.
Cũng  với mỹ cảm đó, Cụ Phan Sào Nam, 50 năm sau, cũng đã tỏ rõ một quan điểm hừng hực máu lửa sục sôi :

Đúc gan sắt để dời non lấp bể,
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ...
Bài ca chúc Tết Thanh Niên,
Bến Ngự, Ngày 27/01/1927 , Phan Sào Nam.

Bản chữ Nôm:

          𧀒   
𣻇      𧿭     
  

Về nghệ thuật, đây là một bài thơ mẫu mực, tiêu biểu cho lối Thơ Đường. Hình ảnh ước lệ, thi vị mở ra cho hai câu đề [câu 1-2], chuyển sang tượng trưng trong hai câu thực [câu 3-4],  khái quát vút cao oán hận, căm thù giặc sâu sắc [câu 5-6] và kết thúc như có hậu, thỏa lòng [câu 7-8]. Từ ngữ, hình ảnh dàn dựng trong các cặp thực-luận tinh chọn, đối lập nhau một cách điệu nghệ, chuẩn mực, đầy sức thuyết phục, gợi tả, trữ tình.
Sử dụng 3 câu hỏi tu từ, lửng lơ, như biểu đạt một nỗi lòng ray rứt như oán hận, như than vãn đau lòng, như khắc khoải  thầm lặng của một trí thức yêu nước, thương dân, bị Triều đình  phản bội, “đem con bỏ chợ”, bỏ mặc dân đen bí lối trên bước đường cùng.
Phải chăng những ước vọng đau đáu đó của tác giả và của cả dân tộcTiên-Rồng , mãi đến gần 100  năm sau, ước vọng “Một trận mưa nhuần rửa núi sông” đó đã chói ngời lịch sử bằng một trận đại thắng Thực Dân Pháp của ý chí, tinh thần, tấm lòng  và trí tuệ Việt Nam.  Đó là ngày 07 tháng 05 năm 1954, mãi mãi là một ngày đầy tự hào của dân tộc ta: ngày chiến thắng Thực Dân Pháp tại Điện Biên Phủ, “chấn động địa cầu” ...














 Đánh cho để dài tóc
Lời dụ của Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ.
Ôn lại một trang sử oai hùng của người Anh hùng dân tộc:


Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, năm 1789


“Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp
bất hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
.
(Vua Quang Trung - Lời hiểu dụ tướng sĩ)

Cuối năm Mậu Thân (1788) nhân dân Thăng Long và nhiều vùng ở Bắc Hà đang trải qua những ngày tháng cực kỳ đau thương và tủi nhục, căm hờn và phẫn nộ
.Lợi dụng hành độngcõng rắn cắn gà nhà và rước voi về dày mả Tổ của bè lũ phong kiến hèn hạ Lê Chiêu Thống, quân Thanh đã tràn sang xâm chiếm nước ta. Một lực lượng viễn chinh lớn gồm 29 vạn quân chiến đấu và quân phục dịch ào ạt vượt qua biên giới.
Chính sử nhà Thanh như Đại Thanh lịch triều thực lục, Đông Hoa toàn lục... đều cố tình hạ thấp số quân Thanh sang xâm lược nước ta để giảm bớt thất bại nhục nhã của triều Thanh. Ví dụ Đại Thanh lịch triều thực lục chép số quân Thanh cả thảy chỉ 15.000 (q. 1.314 và q. 1.317). Theo bài hịch của Tôn Sĩ Nghị thì tổng số quân Thanh là 50 vạn (Hoàng Lê nhất thống chí, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 1964, tr.336). Con số đó có thể có phần khoa trương và bao gồm cả quân chiến đấu lẫn dân phu. Theo điều thứ 8 trong quân luật của Tôn Sĩ Nghị thì “mỗi người lính được cấp một tên phu (Hoàng Lê nhất thống chí, sách đã dẫn, tr . 335). Theo Lê sử toàn yếu và Minh đô sử, thì trong quân xâm lược Thanh lúc đó cứ mỗi chiến binh có đến ba lương binh. Theo sự trù tính của tồng đốc Phú Cương và tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh thì sau khi chiếm được Thăng Long, nếu quân Thanh tiếp tục tiến quân vào Nam, phải điều động thêm trên 20 vạn phu tải lương.
Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (q. 30) cho biết trong cuộc xâm lược này, nhà Thanh đã huy động đến 20 vạn quân chiến đấu từ các lộ Lưỡng Quảng và Vân Quý. Đặc biệt tờ Chiếu phát phối hàng binh của nội địa của Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết, còn chép lại trong bộ Ngô gia văn phái tuyển (q.XV), cho biết số quân Thanh sang xâm lược nước ta là 29 vạn. 
Quân Tây Sơn đồn trú ở Bắc Hà lúc bấy giờ do đại tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy, chỉ có khoảng bảy, tám nghìn
(Theo lời khai của Chu Đình Lý vốn là một viên quan của Tây Sơn bị thổ ty trấn Mục Mã (Cao Bảng) là Bế Nguyên Luật bắt nộp cho nhà Thanh (Đại Thanh lịch triều thực lục, q. 1312, tr.26). Trước tình thế bất lợi về nhiều mặt, quân Tây Sơn theo chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm, tạm thời rút lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.
Tối ngày 19 tháng 10 một năm Mậu Thân (ngày 16-12-1788), quân Thanh bắt đầu vượt sông Nhị tiến vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long. Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, thống soái của giặc là tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị, với chức Chinh Man đại tướng quân, tỏ ra rất chủ quan, khinh địch. Hắn cho việc chiếm Thăng long tiêu diệt quân Tây Sơn dễ như “nhổ nước bọt xoa tay là làm xong việc”, như “thò tay lấy đồ vật ở trong túi, đến sớm lấy sớm, đến muộn lấy muộn đó mà thôi” (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, bản dịch, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964, tr.346 và 350).
 Nhận được tin thắng trận, vua Càn Long nhà Thanh cũng hết lời khen Tôn Sĩ Nghị là một “Đại thần toàn tài”, là người “một mình gánh vác, điều khiển có phương pháp, cho nên không đầy một tháng mà đã thành công, thật xứng đáng với sự ủy nhiệm của trẫm” (Đại Thanh lịch triều thực lục, q. 1.318, tr.21 và 241). Hoàng đế nhà Thanh liền phong cho Tôn Sĩ Nghị tước Mưu dũng công hạng nhất và thưởng cho quân lính mỗi người thêm từ một đến hai tháng lương.
Ngày hôm sau, Tôn Sĩ Nghị  làm lễ tuyên đọc tờ Sắc của Vua Càn Long Nhà Thanh phong cho Vua Chiêu Thống làm An Nam Quốc V ương.
Vua Chiêu Thốngtuy  đã đục thụ phong nhưng các tờ văn thư đều phải đề niên hiệu Càn Long. Mỗi khi chầu xong, lại phải đến Dinh của Tôn Sĩ Nghị để chầu chực việc cơ mật quân quốc. Vua cưỡi ngựa, đi với độ mười người lính hầu mà thôi. Có khi Vua đến hầu ,không cho vào yết kiến, chỉ sai một người đứng duới gác chiêng truyền ra rằng: “không có việc quân quốc gì, Ngài về cung nghỉ đi”.  Người đương thời bàn riêng với nhau rằng:
“Nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ, không thấy vua nào hèn hạ đến thế” (Hoàng Lê nhất thống chí, tr.348).
Tiếng là vua mà việc gì cũng phải thân hành, bẩm báo đến Quan Tổng Đốc(!), không được tự quyết, phải chấp hành phán bảo của Tướng quân; thế có khác gì đã mất nước, không biết nhục nhã, lê thê thân con rối, bù nhìn? Sao thu phục được lòng dân (?!)
Trong khi đó,Tôn Sĩ Nghị là một kẻ kiêu căng, thiển cận, ngạo nghễ, ích kỷ, ngày càng tỏ ra khinh địch, coi thường  việc binh, lại thả quân lính ra cướp phá dân lành, nhũng nhiễu lắm chuyện thương tâm.  Hàng ngày, bọn chúng “kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức, cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa chợ giữa đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả” (Hoàng Lê nhất thống chí, tr.348).
Dựa vào thế quân Thanh, bọn phong kiến bán nước này chỉ lo trả thù báo oán một cách ti tiện, dã man và tìm cách vơ vét lương thực của nhân dân để cung đốn cho hàng chục vạn quân xâm lược. Nhân dân Bắc Hà đã mấy năm liền mất mùa, đói kém, nay lại càng khốn khổ vì nạn đốc thúc quân lương của bọn chúng.
Càng căm ghét quân cướp nước và bán nước, nhân dân Bắc Hà càng sôi sục căm thù, hướng về lá cờ cứu nước sáng người chính nghĩa của quân Tây Sơn. Đó là cơ sở chính trị quan trọng để phong trào Tây Sơn phát huy đến cao độ sức mạnh đoàn kết toàn dân, vươn lên hoàn thành sứ mạng chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Quân Tây Sơn tạm thời rút lui, như Ngô Thì Nhậm đã nói, chẳng qua là để “cho chúng (chỉ quân Thanh) ngủ trọ một đêm, rồi lại đuổi đi” (Hoàng Lê nhất thống chí, tr.342). Cuộc rút lui chủ động và có tính toán đó, không những bảo toàn được lực lượng của ta mà còn kích động thêm tính kiêu căng, khinh địch của Tôn Sĩ Nghị và tạo ra thời cơ, chuẩn bị điều kiện cho cuộc phản công chiến lược quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, Nguyễn Huệ tán thành động thái chiến lược của quân Tây Sơn ở Bắc Hà và đánh giá cao chủ trương của Ngô Thì Nhậm, coi đó là một kế “rất đúng”.
Nghe tin Quân Thanh đã chiếm đóng Thăng Long, Bắc Bình Vương lập tức hội các tướng sĩ để bàn việc đem quân ra đánh. Các Tướng đều xin hãy chính ngôi tôn để lòng người được yên rồi sẽ khởi binh.
Bắc Binh Vương bèn sai đắp đàn ở núi Bàn Sơn, ngày 25 tháng mười một năm Mậu Thân,(1788), vương làm lễ lên ngôi Hoàng Đế, rồi tự mình thống lĩnh Đại binh ra Bắc đánh giặc nhà Thanh. Đến Nghệ An, nghỉ lại 10 ngày để kén thêm quân, cả thảy được 10 vạn quân và hơn 100 con voi chiến.
Quân đội Tây Sơn bao gồm đủ các binh chủng: bộ binh, kỵ binh, tượng binh, thủy binh. Tượng binh với hàng trăm con voi chiến hùng hổ là một binh chủng tiến công và đột phá rất lợi hại mà quân Thanh không có. Thủy binh được trang bị nhiều loại thuyền chiến và thuyền vận tải lớn. loại thuyền to của Tây Sơn có thể chở được voi chiến, có thể mang đến 60 khẩu đại bác (loại 24 livres) và chở 700 người (Theo thư của Barizy gửi Letondal trong Archives des Missions étrangères de Pari, Cochinchine, tài liệu đã, t. 801, tr.867). Sau này một sĩ quan người Pháp là Se-nhô (Jean Baptiste Chaigneau) đã có dịp chạm trán với thủy quân Tây Sơn, thừa nhận rằng: “Trước khi tận mặt thấy thuỷ quân của địch (tức quân Tây Sơn), tôi có ý khinh thường, nhưng xin thú thực tôi đã lầm, địch có những tàu mang đến 50, 60 khẩu đại bác...” (Thư của Jean Baptiste Chaigneau gửi Baizy trong Archives des Mission étrangères de Paris, Cochinchine, tài liệu đã dẫn, t. 801, tr.857).
Vua Quang Trung điểm duyệt, truyền dụ quân sĩ phải cố gắng hết lòng đánh giặc cứu nước. Đoạn liền kéo quân ra Bắc; ngày 20 tháng Chạp thì đến núi Tam Điệp. Bọn Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm đều tạ tội, kể chuyện quân Tàu thế mạnh, sợ đánh không nổi, cho nên phải lui về giữ chỗ hiểm yếu và bảo toàn lực lượng. Vua Quang Trung cười mà nói rằng:
Chúng nó sang nước ta phen nầy là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến nầy, thân coi việc quân, mưu kế đã định sẵn rồi, đuổi quân Tàu chẳng qua 10 ngày là xong đại sự. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta, sau khi thua trận nầy tất chúng lấy làm xấu hổ, tiếp tục báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy chiến thắ ng trận nầy, ta phải nhờ Thời Nhiệm dùng lời nói cho khéo, để đình chỉ việc chiến tranh. Chừng mười năm nữa, nước ta thịnh vượng, phú cường rồi, thì ta không cần phải e ngại chúng nữa”
Vua Quang Trung liền truyền lệnh cho Tướngs ĩ ăn TếtN guyên Đán trước, hẹn đến đêm Trừ tịch thì khởi binh phá giặc, định ngày mồng 7 tháng Giêng, vào Thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Đoạn rồi, truyền lệnh cho ba quân tập trung nghe lệnh xuất quân:
(1) Đạo quân chủ lực đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu do Quang Trung trực tiếp chỉ huy. Đạo quân này tập trung lực lượng cao, bảo đảm cơ động nhanh, tiến công mạnh, đột kích khỏe. Thành phần binh chủng gồm bộ binh, tượng binh, kỵ binh với nhiều voi chiến và hỏa hổ, đại bác. Đại tư mã Ngô Văn Sở, nội hầu Phan Văn Lân là những tướng Tây Sơn đã quen thuộc chiến trường Bắc Hà, chỉ huy quân tiên phong. Hám hổ hầu tức Chiêu Viễn tướng quân là người đã từng chiêu tập hàng vạn tân binh ở vùng Thanh Nghệ, đốc suất hậu quân làm đốc chiến. Nhiệm vụ của đạo quân này là tiến công thẳng vào hệ thống phòng thủ của địch ở phía nam Thăng Long, mặt trận chính của quân Thanh.
(2) Đạo quân thứ hai do đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy, đảm nhiệm hướng tiến công thứ yếu. Đạo quân này gồm bỵ binh và tượng binh, lực lượng không nhiều nhưng khá mạnh và cơ động. Từ Tam Điệp, đạo quân này ra Thiên Quan (Nho Quan, Ninh Bình), xuyên qua (Chương Đức, Chương Mỹ, Hà Tây), tiến thẳng đến Nhân Mục (Mọc, nay thuộc Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội) tức đi theo con đường “thượng đạo” hay “lai kinh”- một con đường giao thông cổ được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh thời Lý, Trần, Lê. Nhiệm vụ của đô đốc Đông là bất ngờ bao vây tiêu diệt đạo quân Sầm Nghi Đống ở Đống Đa rồi qua cửa tây - nam (ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) thọc sâu vào thành Thăng Long làm rối loạn khu trung tâm phòng thủ của dịch, uy hiếp đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị.
(Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập của sử quán nhà Nguyễn, Tây Sơn thuỷ mạt khảo của Đào Nguyên Phổ chép là đô đốc Mưu. Hoàng Lê nhất thống chí của các tác giả họ Ngô lại chép là đô đốc Long. Tên đã khác nhau, họ, quê quán và tiểu sử lại càng không biết. Gần đây chúng tôi phát hiện một số tư liệu đáng tin cậy cho phép xác định đô đốc Đặng Tiến Đông là một tướng Tây Sơn chỉ huy đạo quân này. Xem: Phan Huy Lê, Đô đốc Đặng Tiến Đông, một tướng Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa, Nghiên cứu lịch sử số l54, 1-2-1974.
Năm 1996, ông Nguyễn Q Thắng trong tập sách Quảng Nam đất nước và nhân vật lại cho rằng đô đốc Long chính là Lê Văn Long người làng Phú Xuân Trung, huyện Lệ Dương, châu Thăng Hoa (nay thuộc Trường Xuân, thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam). Nguyễn Q Thắng viết “trong trận Hà Hồi này, đô đốc Lê Văn Long chỉ huy đạo quân phía nam thần tốc tiêu diệt đồn Khương Thượng vào mờ sáng ngày mùng 5 (30-l-1789) trận đánh quyết định xảy ra tại làng Ngọc Hồi mà cha con ông đều có mặt từ lúc nổ súng lệnh” (tr.170). Căn cứ tư liệu của ông Thắng là bản sao sắc phong chữ Hán phiên âm như sau:
“Sắc!
Thăng Hoa phủ, Lệ Dương huyện, Phú Xuân Trung xã, Lê Văn Long lịch tùng chiến trận cụ hữu cần lao, kim bổ võ tướng hữu quân sai bác quân vụ.
Nhược tiếp thành sự vụ sở sự giải đãi phất cần hữu quân hiến tại khâm tai cố.
Sắc.
Quang Trung nhị niên nhị nguyệt sơ ngũ nhật” (tr.171).

Nam 1818 Lê Văn Long được khâm sai Lê Chất giao quyền trông coi trấn Sơn Nam Hạ.
Theo chúng tôi đây là tư liệu quý rất đáng tham khảo, song với bản sắc
, sắc phong như trên thì chưa đầy đủ căn cứ để khẳng định Lê Văn Long là đô đốc Long trong chiến dịch Ngọc Hồi - Đống Đa, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng hai tên người này có thề là một. Xin ghi lại đây để bạn đọc tham khảo. Điều khẳng định của chúng tôi là đô đốc Đặng Tiến Đông là một tướng chỉ huy của đạo quân tiến vào Nhân Mục, Đống Đa.
(3) Đạo quân thứ ba do đại đô đốc Bảo chỉ huy. Đây là một lực lượng cơ động gồm kỵ binh Và tượng binh, đặc biệt có đội voi chiến mạnh (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập chép đại đô đốc Bảo “chuyên đốc tượng quân”). Đạo quân này đi theo con đường qua Sơn Minh (Ứng Hòa, Hà Tây) tiến ra Đại Áng (Thường Tín, Hà Tây) ở phía tây - nam đồn Ngọc Hồi. Đây là một con đường nhỏ nằm vào khoảng giữa hướng tiến công chủ yếu và thứ yếu gần đường tiến quân của đạo quân chủ lực. Đạo quân của đại đô đốc Bảo có nhiệm vụ “tiếp ứng cho cánh hữu” (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, sách đã dẫn, q 30, tr 33;Hoàng Lê nhất thống chí, sách đã dẫn, tr.362), nghĩa là sẵn sàng phối hợp với đạo quân chủ lực để đối phó kịp thời với mọi tình huống và chủ yếu là bất ngờ tham dự vào trận quyết chiến tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định.
(4) Đạo quân thứ tư là đạo quân thủy do đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy. Đạo quân này vượt biển vào sông Lục Đầu, tiến công tiêu diệt lực lượng quân dịch đóng ở Hải Dương và sẵn sàng “tiếp ứng dưới mặt đông” (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, sách đã dẫn, q 30, tr 33; Hoàng Lê nhất thống chí, sách đã dẫn, tr.362), nghĩa là uy hiếp sườn phía đông đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị đóng ở bờ sông Nhị, phối hợp với hướng tiến công chủ yếu và thứ yếu đánh vào Thăng Long.
(5) Đạo quân thứ năm do đại đô đốc Lộc chỉ huy cũng là đạo quân thủy và cũng vượt biển tiến vào sông Lục Đầu. Quang Trung biết rằng:
“Người Thanh nghe ta ra Bắc, tất sẽ tập trung hết quân tinh nhuệ xuống phía Nam giữ Thượng Phúc, Phú Xuyên, còn một dải Kinh Bắc phòng ngự ắt yếu. Ta sẽ xuất kỳ bất ý chia quân chẹn ở Thái Nguyên, Lạng (Sơn)...” (Lê Trọng Hàm, Minh đô sử, sách chữ Hán, bản chép tay của Viện sử học (ký hiệu H.V. 285), tập 19, q. 44. Bộ sử này gồm 100 quyển chép thành 48 tập, hiện thiếu 4 tập, còn 44 tập với khối lượng trên dưới 3.865 tờ giấy bản. Tác phẩm có nhiều nhược điềm như bố cục và trình bày lộn xộn, phương pháp biên soạn chưa thật khoa học, một số sự việc thiếu chính xác. Giá trị chủ yếu của tác phẩm là đã tập hợp được một khối lượng tư liệu khá lớn khai thác từ nhiều nguồn như chính sử, dã sử, gia phả, truyền thuyết, thơ văn, ... Riêng về phong trào Tây Sơn, tác giả sưu tầm được nhiều tài liệu không thấy trong những bộ sử khác, tiếc rằng nhiều chỗ tác giả không ghi rõ xuất xứ để tra cứu, xác minh. Vì vậy khi viết chương này, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu của Minh đô sử nhưng với thái độ dè dặt. Xin tham khảo thêm bài giới thiệu của cụ Trần Văn Giáp, Minh đô sừ và tác giá của nó, trong Nghiên cứu lịch sử số 78 tháng 9-1965).
Đạo quân của đại đô đốc Lộc là một mũi vu hồi, bí mật tiến vào sau lưng địch, chặn đường rút chạy của quân Thanh từ Thăng Long về Quảng Tây. Từ Lục Đầu, đạo quân này nhanh chóng tiến lên vùng Lạng Giang, phượng Nhãn, Yên Thế chắn ngang và bịt kín đường tháo chạy của địch.
Ngũ quân bái tạ, thu xếp đâu đấy, đến ngày hẹn, khua trống vang trời, kéo quân Bắc tiến. Khi quân sang sông Giản Thuỷ, cánh nghĩa quân nhà Lê khiếp đảm , vỡ tan, chạy cả. Vua Quang Trung thân đốc các quân truy kích đuổi theo bắt hết, không một người nào chạy thoát được. Cho nên các quân Tàu ở Hà Hồ, Ngọc Hồi mê mải say sưa vui Tết, hoàn toàn không hay biết gì cả.
Vào lúc nửa đêm, ngày mồng ba tháng giêng năm Kỷ Dậu, 1789, quân của Vua Quang Trung vây kín Đồn giặc, rồi bắc loa lên gọi, quân sĩ dạ ầm cả lên như có hàng muôn người. Quân trong đồn bấy giờ mới biết, hồn xiêu phách lạc, tưởng như quân Tây Sơn là binh Trời, từ trên trời giáng hạ, từ dưới đất xông lên, khiếpvía, đều vâng mệnh, mở cửa thành ra hàng cả. Bởi thế, quân Tây Sơn thu được toàn bộ quân lương và khí giới mà chẳng tốn một mũi tên...
Đến mờ sáng ngày mồng năm, Vua Quang Trung tiến công Đồn Ngọc Hồi. Quân Tàu bắn súng như mưa. Vua Quang Trung cho quân sĩ lấy những mảnh ván ghép lại làm một, ngoài phủ rơm cỏ dấp nước mặt ngoài để triệt tiêu sức xuyên phá của đạn rồi sai quân kiêu dũng, 20 người khiêng một mảnh, mỗi người giắt một thanh đao nhọn, lại có 20 người cầm binh khí theo sau. Khi vào đến gần mục tiêu, quăng ván, rút đao, ó lên, xông vào chém đâm loạn đả; quân Tây Sơn chạy theo sau, được ván che chắn, khi ấy cũng ùn ùn toả ra, nhất tề lao vào giết giặc. Vua Quang Trung  trực tiếp cưỡi voi đốc chiến. Khí thế hừng hực, cuồn cuộn, cấp tốc như bão táp, cuồng phong; quyết chiến, liều thân, ầm ầm sát khí. Quân Tàu bấy giờ , phần bị bất ngờ, phần chưa kịp chuẩn bị, địch không nổi, xôn xao tán loạn, khiếp vía kinh hồn, xéo lên nhau mà chạy thục mạng...nhưng cũng không thoát được là nạn nhân của máu chảy, đầu rơi. Quân Thanh xâm lược, thây nằm ngổn ngang khắp đồng, máu chảy thành sông.
Các quan Tàu như Đề Đốc Hứa Thế Hanh, Tiên Phong Trương Sĩ Long, Tả Dực Thượng Duy Thăng thảy đều không toàn thây nơi chiến địa sa trường. Quan phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống ở Đống Đa, bị quân Tây Sơn vây khốn, thế cùng, lực kiệt trong vô vọng, cũng phải thắt cổ mà chết.
Đó là cái giá phải trả và  một sự kết thúc nhân-quả xứng đáng của bọn xâm lược, giả nghĩa, giả nhân.
Nguyên soái Tôn Sĩ Nghị, nửa đêm nghe tin báo, thất kinh, tán đỡm, lúc đó quân Tây Sơn đã phá một cửa thành phía Đông mà Chủ Tướng không ngờ còn có mặt tiến công đó, đang ào ạt tiến vào thành, gươm vung lấp loáng như ánh chớp, tình thế quá khẩn cấp, chí nguy, Chủ Soái rụng rời, người không kịp mang giáp trụ, ngựa không thắng yên cương, quên cả ấn tín (?!) cùng mấy tên lính kỵ chạy trối chết, băng ngang cầu phao, tên chủ soái mong nhanh chóng thoát thân về Bắc.
Chẳng mấy chốc, nghe tin đó, Quân các trại lập tức vỡ tan. Hàng mấy vạn quân, kinh hoàng theo sau chân Chủ Tướng, những mong tìm con đường sống.
Than ôi! Trời chẳng chiều cho quân xâm lược! Chúng bay xâm lấn bờ cõi nước Nam thì chúng bây phải bị quân ta đánh tơi bời, chúng bây muốn giở trò bành trướng, thôn tính, chính là tự đi tìm chỗ chết đó thôi!
Quân Thanh, lớp bị giết, thây chất thành gò, thành đống; lớp bị chết do dày xéo lên nhau, nghẽn cầu phao; vô số quân chết do nước cuốn khi cầu phao bị đứt; vô số quân  hoảng loạn, chết đuối dưới sông; vô số quân trốn về ,lạc đường, đói khát, kiệt lực, chết vì thú dữ, sơn lam chướng khí, nước độc rừng thiêng. Những thảm cảnh trốn chạy trên vùng đất linh thiêng nước Nam, không bút mực nào kể xiết.  
.



1 nhận xét:

  1. Xin cáo lỗi cùng quý bạn, có lẽ do máy chủ không nhận font chữ Nôm, cho nên Ngân Triều đã làm đủ cách mà chữ Nôm cũng không chịu hiện ra. Xin cảm ơn Anh Trần Lâm Phát đã góp ý, Anh sẽ ail cho Phát, không biết có có chịu hiện ra không nữa. Kính cáo, Ngân Triều

    Trả lờiXóa