Bút chiến xướng họa của
Tôn Thọ Tường <-> Phan Văn Trị
Tôn Phu Nhân qui Thục –
Tôn Thọ Tường
Xướng
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Nghìn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán thờ ơ mảnh má hồng
Son phấn đành cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Chu Công Cẩn
Thà mất lòng anh đặng bụng chồng
Bản chữ Nôm (Ngân Triều soạn)
𦛋 馭 青 鎌 院 從
秋 節 節 𡛔 江 東
離 吳 𥾽 緬 笘 𩄲 泊 (3)
衛 漢 𥚤 於 𤗖 𦟐
紅
𣘈 粉 仃 甘 𠼪 𩙍
𡏧 (5)
𥒥 鐄 吱 氐 𢢆 滝
唉 衛 𠴍 𠇍 周 公 謹 (7)
他 𠅍 𢚸 偀 鄧 䏾
孫 壽 詳
Bài họa Phan văn Trị
Cài
trâm sửa áo vẹn câu tòng,
Mặt
ngả trời chiều biệt cõi Đông.
Khói tỏa đồi Ngô un sắc trắng,
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai
vai tơ tóc bền trời đất,
Một
gánh cương thường nặng núi sông
Anh
hỡi ! Tôn Quyền ,anh có biết ?
Trai ngay thờ chúa,gái thờ chồng.
Bản chữ Nôm
掑 橬 𢯢 襖 院 句 從 (1’)
𩈘 𨁟 𡗶 𣊿 别 𡎝 東
𤌋 鎖 隤 吳 煴 色 𤽸 (3’)
縁 衛 坦 蜀 淡 牟 紅
𦠘 絲 𩯀 𥾽 𡗶 坦 (5’)
沒 挭 綱 常 𥘀 𡶀 滝
英 唉 孮 權 英 𣎏 别 (7’)
𤳆 𣦍 𥚤 主 𡛔 𥚤𤳆
Tiểu sử Tôn Thọ Tường
Tôn Thọ Tường
Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia
Tôn
Thọ Tường (chữ Hán: 孫 壽 詳; 1825 - 1877) là
một danh sĩ người Công Giáo sống vào thời nhà Nguyễn. Do ông cộng tác vớithực dân Pháp nên bị nhiều trí thức người Việt chỉ trích mạnh mẽ.
Cuộc đời
Năm 1867, ông
được nhà cầm Tôn Thọ Tường là người huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
Ông
vốn xuất thân trong một gia đình khoa hoạn, thân phụ là Tôn Thọ Đức đỗ cử nhân, làm quan dưới triều Thiệu Trị, Tự Đức. Ngay từ thời trẻ, Tôn Thọ Tường học ở Huế, nổi
tiếng văn hay chữ tốt. Năm 1840, thân
phụ qua đời, nên việc học ông bị dở dang, đến năm 30 tuổi vẫn chưa đỗ đạt gì.
Năm 1855, Tôn
Thọ Tường được tập ấm làm quan, nhưng chỉ được giao một chức quan võ, không hợp
với khả năng nên ông từ chối. Vì túng thiếu, ông phải đi làm bài thi mướn để
lấy tiền. Việc bại lộ, ông bị bắt giải về Kinh đô Huế. Vua Tự Đức xét đến công lao của cha ông và nhận thấy ông cũng
là người có tài nên gia ơn tha tội [1].
Ông
trở về Nam, khi đi qua tỉnh Bình Thuận, các viên quan ở đây vì mến tài, muốn bổ ông chức thông
phán, nhưng bộ Lại không chấp nhận. Việc này càng làm cho Tôn Thọ
Tường bất mãn triều đình Huế[2].
Đến Gia Định, ông lập lại Bạch Mai thi xã, đ n mới mời ra nhận
chức tri phủ Tân Bình, nên được người đời gọi là Phủ Ba Tường. Đô
đốc Bonard muốn dùng ông dùng uy tín của mình để dụ
hàng Trương Định, nhưng không thành công. Năm 1863, ông
ể cùng các bạn xướng vịnh. Năm 1862, Pháp
chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông được chính quyề được cử làm ký lục trong phái bộ
của Phan Thanh Giản sang Pháp và Tây Ban Nha.
quyền
Pháp phái về Ba Tri (Bến Tre) để dụ hàng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cùng hai người
con Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm, nhưng thất bại.
Tháng 2 năm 1872, viên
chủ quận Vũng Liêm tên Thực bị nghĩa quân ở nơi đó giết chết, ông được
cử đến thay. Sau, vì không ổn định được tình hình nơi ông cai quản[4], nhà cầm quyền Pháp rút ông về dạy Hán văn ở trường Hậu
Bổ (Collège des Stagiaires) Nam Kỳ.
Năm 1873, ông
được tham dự phái đoàn của Pháp sang Trung Quốc hai tháng. Năm 1875, Tôn
Thọ Tường làm việc dưới quyền của Tổng Lãnh sự Pháp De Kergaradec ở Bắc Kỳ.
Năm 1877,
trong một lần theo viên lãnh sự này đi quan sát miền thượng du Bắc Kỳ, ông mắc bệnh sốt rét ác tính rồi mất.
Nhận
xét
Tôn
Thọ Tường được đánh giá là một nhà thơ có thi tài được thể hiện qua một số bài
thơ có hình tượng nghệ thuật như Đĩ già đi tu,Từ thứ qui Tào, Cây
mai, Mười bài tự thuật...Đương thời, Tường bị các trí
thức người Việt, đặc biệt hơn cả là Phan Văn Trị lên án, chỉ trích do làm việc cho người Pháp là kẻ
xâm lược.
Với
một tâm trạng đau khổ, luôn bị dằn dặt của Tôn Thọ Tường, chúng ta thấy ông
không phải là người đánh mất cả lương tri. Việc vận động với người Pháp để xin
ân xá cho Bùi Hữu Nghĩa, nhẫn nhục nhận lấy
những lời thóa mạ, nguyền rủa của Phan Văn Trị,Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu...mà không tìm cách trả
thù hay ám hại, chứng tỏ Tường vẫn còn biết trọng nho phong, sĩ khí...
Chú thích
^ Theo
GS. Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (quyển
2) NXB. Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1966. Nhưng Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế thì
cho là một chức quan "nhỏ" (không phải quan võ).
^ Ghi
theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1403). Theo GS. Trịnh Vân
Thanh (trang 1246) thì sau khi ông về dạy ở trường Hậu Bổ mới được thăng đốc
phủ sứ.
^ Tham
biện Alix Salicetty bị nghĩa quân ở Vũng Liêm phục binh giết chết. Xem chi tiết
ở trang Lê
Cẩn.
Tham
khảo
·
Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ
điển Nhân Vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa ng Hàm, Việt
Nam văn học sử yếu. Trung tâm học
liệu xuất bản .
Phan Văn Trị
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiểu
sử Phan Văn Trị (1830 – 1910)
Phan Văn Trị ( 潘 文 值, 1830 – 1910); là một nhà thơ Việt Nam trong thời kỳ
đầu kháng Pháp của dân tộc
Việt Nam.
Phan Văn Trị sinh
năm Canh Dần (1830) tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ
Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre).
Khoảng
năm 1847 – 1848, ông đến làng Hạnh Thông, Gia Định (nay
là Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh)
trú ngụ tại nhà người thân để trau dồi nghiên bút.
Khoa thi Hương năm Tự Đức thứ 3 (Kỷ Dậu, 1849), ông đỗ thứ 10 trên 17 Cử nhân[1]. Năm ấy, ông vừa
tròn 19 tuổi.
Với
tài học đó, Cử Trị có thể ra làm quan, nhưng buồn vì thời cuộc cứ rối ren...
ông không ra làm quan, mà về sống đạm bạc bằng việc dạy học ở làng Bình Cách
(nay thuộc thị xã Tân An, tỉnh Long An). Sau, ông tị địa về Vĩnh Long, rồi về Phong Điền(Cần Thơ). Ở đó, ông dạy học, bốc thuốc và làm thơ...
Phan
Văn Trị mất ngày 16 tháng 5 năm Canh Tuất (22 tháng 6 năm 1910) tại xã Nhơn Ái (nay thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ),
thọ 80 tuổi.
Sự
nghiệp văn chương
Khu đền
thờ và mộ Phan Văn Trị.
Phan Văn Trị sáng tác nhiều nhưng hiện chỉ
mới tìm được khoảng trăm bài bao gồm thơ vịnh vật như: "Con mèo",
"Cái cối xay", "Hột lúa", "Con rận", "Cào
cào", "Con cóc",... và chùm thơ họa lại 10 bài thơ của Tôn
Thọ Tường.
Trước khi thực
dân Pháp xâm lược, Phan Văn Trị thường vịnh cảnh,
vịnh vật để bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những
người bất tài, hám danh. Đến khi quân Pháp chiếm đóng Nam
Kỳ, ông làm thơ yêu nước.
Lòng yêu nước ấy chan chứa trong bài thơ
tiêu biểu sau:
Thất tỉnh Vĩnh Long
Tò te kèn thổi tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai, dạ xót xa.
Uốn khúc sông rồng mù mịt khói,
Vắng hoe thành phụng ủ sầu hoa
Tan nhà cám nỗi câu ly hận,
Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa
Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ,
Ngậm cười hết nói nỗi quan ta.
Và khi quân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa của Đinh Sâm nổ ra tại Láng Hầm, cạnh Phong Điền. Để tỏ lòng tiếc thương những nghĩa sĩ đã bỏ
mình, Phan Văn Trị đã làm hai câu đối thật xúc động:
Võ kiếm xung thiên, Ba Láng giang đầu lưu hận huyết.
Văn tinh lạc địa, Trà Niềng thôn lý đãi sầu nhan.
武 劍 沖 天 芭 浪 江 頭 流 恨 血
文 星 落 地 , 茶 𦀅 村 理 待 愁 顔
Tạm dịch:
Kiếm võ ngút trời,
Ba láng sông sâu tràn hận huyết.
Sao văn sa đất,
Trà Niềng thôn xóm thảy sầu mang.[2]
Mộ Phan Văn Trị và vợ.
Sau Nguyễn Đình
Chiểu,
Phan Văn Trị xông xáo tiến lên đánh địch như một dũng sĩ. Ngòi bút trong tay
ông trở thành ngọn giáo, nhằm thẳng vào bọn bán nước, đánh rất đau, khiến đối
phương không cựa quậy được...
Và một điều ai cũng rõ: Phan Văn Trị dùng bút đánh Tôn Thọ Tường,
không đơn giản như đánh một tên tay sai võ biền dung tục …mà đối thủ của ông là
bạn cũ, từng xướng họa với ông ở Thi xã Bạch Mai[3] ngày
nào... Để rồi bằng sức mạnh chính nghĩa, Phan Văn Trị đã giáng cho đối thủ của
mình những đòn bất ngờ, giành thế chủ động từ đầu đến cuối..."[4]
Phan Văn Trị là phát ngôn viên cho phe chủ chiến. Chính
ông đã đập vỡ cái thành trì yên lặng của nhà Nho, xung phong đứng ra tố cáo và
kết án phái chủ hòa. Mỗi khi phe địch lên tiếng biện hộ, thanh minh... là ông
lại viết bài vạch trần mưu mô, tâm địa thấp hèn của họ. Cái mới mà Phan Văn Trị
đưa vào văn học thế hệ này chính là ở chỗ đó...[5]
Bị dư luận lên án gay gắt, Tôn Thọ Tường làm bài thơ
"Từ Thứ quy Tào" để ngụy biện, chống đỡ cho hành động phản dân hại
nước của y. Phan Văn Trị công kích luận điệu của Tường bằng bài thơ "Hát
bội".
Cuộc bút chiến dưới hình thức họa thơ nổ ra từ đó. Tôn
Thọ Tường làm 10 bài thơ liên hoàn tự thuật, tán dương sức mạnh vật chất của
thực dân, cho rằng lực lượng kháng chiến non kém khó mà địch nổi, và trong thực
tế cuộc kháng chiến đang lâm vào cảnh bi thảm. Cho nên người trí thức khôn
ngoan là phải biết tùy thời mà ở.
Họa lại những bài thơ ấy, Phan Văn Trị đã mắng Tôn Thọ
Tường bằng những lập luận sắc sảo, bằng những hình tượng độc đáo, rất
đắt...Trong cuộc họa thơ này, Phan Văn Trị đã lôi cuốn được đông đảo sĩ phu Nam
Kỳ vào cuộc như Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu...[6].
Trích một bài thơ họa:
Hơn thua chưa quyết đó
cùng đây,
Chẳng đã nên ta phải thế
này.
Bến Nghé quản bao cơn lửa
cháy,
Cồn Rồng dầu mặc muội tro
bay.
Nuôi muông giết thỏ còn
chờ thủa,
Bủa lưới săn nai cũng có
ngày.
Đừng mượn hơi hùm rung
nhát khỉ,
Lòng ta sắt đá, há lung
lay.
Tưởng nhớ Phan Văn Trị
Tấm bia mộ rêu
phong khi xưa đặt trước
nấm mộ đất của Phan Văn Trị.
Đức độ và tài năng của
Phan Văn Trị đã làm cho nhiều người cảm phục. Trong số đó có cai tổng Định Bảo
tên là Lê Quang Chiểu[7] xem ông như một bậc thầy, nên đã giới
thiệu người em gái con cô con cậu là Đinh Thị Thanh[8](1835 – 26
tháng 6 năm 1911) kết duyên cùng ông Trị.
Ông Chiểu cũng cho
người dựng một mái nhà tranh lá cho Phan Văn Trị nương náu và khi ông Trị mất
đã được chôn trên phần đất của vị cai tổng này.
Ngày trước, mộ Phan
Văn Trị chỉ là một nấm mồ bằng đất giản dị[9]. Năm2005, chính quyền cùng nhân dân đã cho xây dựng
đền thờ, trùng tu phần mộ Phan Văn Trị và cải táng mộ vợ ông ở gần đó về nằm
cận kề, trong khu đất rộng, phía trước là con lộ trải nhựa rộng khoảng 5 m và con rạch Cái Tắc, thuộc ấp Nhơn Lộc
I, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ thành một nơi khang trang, rộng rãi và đẹp đẽ.[10] và hàng năm, đều có tổ chức lễ giỗ trọng
thể.
Trước 1975, vì là vùng chịu nhiều bom đạn, nên cơ ngơi
bằng gạch bề thế của ông Chiểu cũng đã đổ nát hết, và căn nhà tre lá của cử
nhân Trị cũng không còn sót lại bất cứ vật dụng gì. Tại xã Thạnh Phú Đông, quê
hương Phan Văn Trị, đầu năm1998,
chính quyền huyện Giồng
Trôm (tỉnh Bến
Tre) cũng đã cho xây dựng
nhà tưởng niệm Phan Văn Trị. Công trình đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 89 năm
ngày mất của ông (22 tháng 6 năm 1999).
Hiện nay, nhiều trường
học, đường phố ở nhiều nơi mang tên Phan Văn Trị.
Ảnh
Đền thờ Phan Văn Trị.
Phong cảnh trong khu đền thờ và mộ Phan Văn
Trị.
Phong cảnh trong Khu đền thờ và mộ Phan Văn
Trị (ảnh 2).
Rạch Trà Niềng.
Chú thích
^ Vùng
Ba Láng - Trà Niềng, khi xưa được gọi là Láng Hầm, nay thuộc thành phố Cần Thơ.
Trà Niềng là tên một con rạch ở thị trấn Phong Điền, nằm cách khu đền mộ của
nhà thơ Phan Văn Trị khoảng vài trăm mét.
^ Bạch
Mai thi xã gây được tiếng vang vào khoảng giữa thập niên 1850. Đó là nơi hội tụ
của các vị khoa bảng như: Phan Hiển Đạo, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông...
Xu hướng chung của nhóm là ca ngợi thiên nhiên đất nước, đề cao thú vui của kẻ
sĩ. Khi quân Pháp đánh chiếm vùng Gia Định thì thi xã cũng tan rã luôn.
^ Trích
lời nói đầu trong tác phẩm Phan Văn Trị, cuộc đời và tác phẩm của
Nguyễn Khắc Thuần và Nguyễn Quảng Tuân, NXB T.P HCM, 1986, tr.10-11.
^ Thanh Lãng, Bản
lược đồ văn học VN (quyển 2), Nxb Trình Bày, Sài Gòn,
không ghi năm xuất bản, tr.56-57.
^ Lê
Chí Dũng, mục từ “Phan Văn Trị” trong Từ điển văn học, Nxb Thế Giới,
2004, tr. 1403.
^ Sau
này, Cai tổng Chiểu cũng bỏ luôn quyền chức, đứng về phía những sĩ phu và nhân
dân yêu nước. Trong trận bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường, ông Chiểu
cũng có làm 10 bài thơ họa lại để đả kích Tôn Thọ Tường.
^ Bà
Đinh Thị Thanh trước đây mang họ Trần, nhưng do cuộc khởi nghĩa của Đinh Sâm nổ
ra ở Láng Hầm - Ba Láng (Cần Thơ)
vào năm 1868.
Lãnh tụ Sâm đã giết chết cai tổng Nguyễn Văn Vĩnh, nên từ đó dòng họ Đinh phải
đổi sang họ Trần vì sợ bị trả thù và bị chính quyền bắt bớ...Và lúc Phan Văn Trị
còn khỏe, cả nhà sống lây lất nhờ nghề dạy học của ông, cho nên đến khi ông mất,
gia cảnh sa sút rất nhanh, bà Thanh phải làm nghề giã gạo mướn để kiếm sống qua
ngày. Sau bà tục huyền với ông Trụ, một người cùng nghề, nhưng chẳng bao lâu
sau thì bà mất. Trước khi được cải táng, mộ bà nằm cạnh mộ em gái tên Đinh Thị
Nhàn, ở gần trường phổ thông cơ sở Nhân Ái I. Người quản lý khu mộ Phan Văn Trị
còn cho biết: Ông Phan Văn Trị sống với bà Thanh có bốn người con (2 trai, 2
gái), nhưng tứ tán đã lâu. Ở Phong Điền hiện nay không còn con cháu ông Trị, chỉ
thỉnh thoảng có một nhóm người nói là cháu chắt của ông từ Thành phố Hồ Chí
Minh đến thăm viếng...
^ Năm 1942, hai ông là Kiều Thanh Quế và Lê Thọ Xuân đã đến Phong Điền, gặp
được học trò của Phan Văn Trị là Hồ Kim Đính, khi ấy đã già yếu và đang lâm bệnh
nặng. Nhờ ông Đính chỉ dẫn, hai ông mới tìm ra ngôi mộ Phan Văn Trị đang nằm ở
sau nhà ông Lê Quang Thừa. Đó là một nấm mộ "không có bia, không tam cấp
đá, không có gò đất đắp vun lên…" (theo Kiều Thanh Quế, Hoài niệm
vong linh Cử Trị: ngôi mả hoang. Tạp chí Tri Tân, Hà Nội,
số 75, 1949,
tr.19-20). Như vậy, tấm bia rêu phong (ảnh), chắc có sau cuộc viếng thăm này.
^ Công
trình hoàn thành vào ngày 19 tháng 12 năm 2005
Lời bình Ngân Triều
Hai bài thơ xướng họa độc đáo lấy tích từ truyện Tam Quốc
Chí Diễn Nghĩa.
Tôn Phu
Nhân là em ruột Tôn Quyền, vua nước Đông Ngô đời Tam Quốc. Tôn Quyền căm thù Lưu Bị về việc Lưu Bị đã phổng tay trên,
chiếm Kinh Châu không tốn một mũi tên hòn đạn, trong khi Đông Ngô phải hao tốn
tiền của, hao tướng tốn quân khi đánh nhau chí chết với đại quân của Tào. Để rửa hận, Tôn Quyền theo kế của quân sư Châu Du tự là
Công Cẩn giả bộ cầu thân với Lưu Bị vua nước Hán (nước Thục). Tôn Quyền mời Lưu Bị
qua Giang Đông nói là gả em gái để kết tình lân bang giao hảo, định dùng phục
binh giết chết trong tiệc rượu. Âm mưu sắp đặt bí mật không tiết lộ bên ngoài.
Khổng Minh là quân sư của Lưu Bị biết rõ âm
mưu thâm độc của Tôn Quyền liền bày kế cho Lưu Bị, khi
sang đất Ngô. Khi Lưu bị đến
kinh thành Đông Ngô, cho ba quân cận vệ ăn mặc sang trọng, chi tiền hào phóng,
vào chợ
tuyên bố ầm lên là vua nước Thục được vua nước Ngô mời sang để gả em gái. Việc nầy thấu tai đến bà Ngô Quốc Thái, mẹ của
Tôn Quyền. Biết đó là mưu mô xảo quyệt, Bà cho gọi Tôn
Quyền, mắng
cho một trận, rằng tại sao lại dụng kế tiểu nhân để tiếng nhơ muôn đời, và con gái của Bà mang tiếng dang dở một đời
chồng. Cuối cùng, nhận thấy Lưu Bị là người đạo
đức, có chân mạng đế vương, bà buộc Tôn Quyền phải tôn trọng lời hứa và
nhất quyết gả con gái cho Lưu Bị. Tôn Phu Nhân không rõ mưu kế của anh, vâng
lời mẹ kết duyên với Lưu Bị.
Thất bại mưu kế hại Lưu Bị, Tôn Quyền định dùng quyền tước và phú quý mua chuộc Lưu Bị để giam lõng ông ở Đông Ngô. Nhưng theo kế sắp sẵn của Khổng Minh và lòng cương quyết theo chồng cho trọn đạo tòng phu của Tôn Phu Nhân, nên cả hai vợ chồng Lưu Bị trở về đất Hán được bình yên.
Thất bại mưu kế hại Lưu Bị, Tôn Quyền định dùng quyền tước và phú quý mua chuộc Lưu Bị để giam lõng ông ở Đông Ngô. Nhưng theo kế sắp sẵn của Khổng Minh và lòng cương quyết theo chồng cho trọn đạo tòng phu của Tôn Phu Nhân, nên cả hai vợ chồng Lưu Bị trở về đất Hán được bình yên.
Nhìn lại cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường qua bài thơ Tôn Phu Nhân Qui Thục . Có thể đây là một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử văn học Việt Nam, một cuộc bút chiến, xướng họa thơ giữa hai nhà Nho Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường trong thời điểm đất nước đang bị thực dân Pháp xâm lược. Cuộc bút chiến nầy đã góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà, có thể gọi một hiện tượng "vô tiền khoáng hậu". Việc họa thơ văn từ trước tới nay vẫn thường xảy ra trên văn đàn, nhưng họa xướng theo đúng nghĩa của nó, xem ra chỉ có Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường, và đó chính là một đề tài, để chúng ta cùng tham khảo.
Bài thơ nầy Tôn Thọ Tường đã mượn tâm sự của một công nương đất Giang Đông, Tôn Phu Nhân đi theo chồng về đất Thục, để phân trần, thanh minh việc ông ra hợp tác với Pháp:
Hai câu
đề [xướng]: (TTT)
Cật
ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng (1)
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
𦛋 馭 青 鎌 院 從 (1)
秋 節 節 𡛔 江 東
"Cật ngựa thanh gươm" thường dùng để chỉ phong cách hiên ngang, oai phong , vẻ vang của người tráng sĩ ngày xưa: Làm trai cho đáng nên trai/ Xuống Đông, Đông tỉnh, lên Đoài, Đoài tan (Ca dao).
“Vẹn chữ
tòng”, hoàn thành tốt đẹp
chữ tòng, gồm có ba phẩm chất,ràng
buộc của người phụ nữ trong chế độ phong kiến (Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử: Ờ nhà phải
nghe theo cha; Lấy chồng phải phục tùng chồng; Chồng qua đời phải tùy thuộc con
cái).
“rạng
tiết gái Giang Đông” sáng chói danh tiếng và
giá trị của người phụ nữ Đất Giang Đông (Đông Ngô)
Hai câu thơ nầy, Tôn Phu Nhân đang theo
chồng là Lưu Bị về nước Hán. Phải chăng,
tác giả không những minh họa đúng phẩm chất của một bậc nữ lưu nước Ngô theo
chồng, đúng theo sự tích mà còn ngầm tỏ lòng mình là ra đi theo Pháp như thế là
thức thời, là vẻ vang(!) của một sĩ phu có tài (?). (chưa từng đỗ đạt!).
Hai câu đề [họa]: (PVT)
Cài trâm sửa áo
vẹn câu tòng,
Mặt ngã trời chiều
biệt cõi Đông.
掑 橬 𢯢 襖 院 句 從 (1’)
𩈘 𨁟 𡗶 𣊿 别 𡎝 東
“Cài trâm sửa áo” là thành ngữ chăm
sóc sắc đẹp, trang phục, chỉ đức tính của người phụ nữ.
Tôn Phu Nhân(TPN) chỉ là một nữ nhi thôi. Nàng theo chồng
hay Ông (Tôn Thọ Tường) theo giặc thì đâu có gì là hiên ngang, có gì là dũng
khí mà cật ngựa, thanh gươm!
“mặt ngả trời chiều” là ngày sắp tàn,
thời gian sắp hết, cảnh trên đường đi vắng vẻ, ít người. Nàng (TPN) đã theo chồng
một cách lén lút, cũng như ông (TTT) đã lén lút theo Tây mà thôi.
Hai câu thực [xướng], (TTT)
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán thờ ơ mảnh má hồng
離 吳 𥾽 緬 笘 𩄲 泊 (3)
衛 漢 𥚤 於 𤗖 𦟐 紅
“bịn rịn” thiết tha, lưu luyến như không thể rời xa. “chòm mây bạc” tức là mây trắng Bốn phương mây trắng một màu,/
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà. (Kiều- Nguyễn Du, câu 1787-1788),
hay “bạch vân” 白 雲trong điển tích “bạch
vân tư thân” 白 雲 思 親 thường dùng
để chỉ tấm lòng thương nhớ cha mẹ.
Tích Ông Địch Nhân Kiệt, đời Đường, làm Tham Quân ở Tinh Châu, bận việc
quân, nhiều năm chưa về vấn an cha mẹ ở Hà Dương. Một hôm, lên núi Thái Hàng, Ông chợt nhìn thấy
một đám mây trắng ở cuối chân trời. Lòng
bồi hồi, ngậm ngùi bảo thủ hạ: “Nhà cha mẹ già yếu của ta ở dưới đám mây trắng
đó”...Rồi giọt ngọc tuôn rơi.
“thờ ơ” là lãnh đạm, không muốn quan tâm đến điều
gì.
Hai câu thực diễn ý của nhân vật trữ tình (TPN) sát hợp với
cốt truyện Tam Quốc chí xưa. Phải bỏ quê hương (lìa Ngô), người con gái Giang Đông vẫn vương vấn (bịn rịn),thương nhớ song thân (chòm mây bạc). Khi theo chồng, Lưu Bị về
quê (về Hán), đời tôi (mảnh má hồng) rồi sẽ là một cuộc đời lặng
lẽ (thờ ơ).
Đó chính là tâm trạng đau xót của tôi (TTT)
Hai câu thực [họa] (PVT)
Khói tỏa đồi Ngô un sắc trắng, (3’)
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
𤌋 鎖 隤 吳 煴 色 𤽸 (3’)
縁 衛 坦 蜀 淡 牟 紅
Khi ấy, Nàng ra đi theo chồng (Duyên về đất Thục) rất vui vẻ hân hoan(đượm màu hồng). Trên những ngọn đồi quê
Mẹ (đồi Ngô) có khói trắng bốc lên (khói tỏa, sắc trắng), vẫn còn âm ỉ (un), vẫn còn dư âm cao cả.
Lúc đi theo giặc, Ông có thấy
không , những cuộc đấu tranh yêu nước, đã bùng lên khắp quê hương (khói tỏa đồi Ngô), mãi đến bây giờ vẫn
chưa dứt (un). Đó chính là tâm trạng
ra đi của một kẻ phản bội,vong bản, quên mất cái gốc của mình.
Hai
câu luận [xướng], (TTT)
Son phấn đành cam dày gió bụi (5)
Đá vàng chi để thẹn non sông
𣘈 粉 仃 甘 𠼪 𩙍 𡏧 (5)
𥒥 鐄 吱 氐 𢢆 滝
Đời người con gái (son
phấn, theo bút pháp hoán dụ) phải chấp
nhận như đời người bỏ đi ( thà cam dày
gió bụi). Giá trị vĩnh cửu của một con người (đá vàng), để làm gì (chi để).
Điều đó thật thẹn thùng với quê hương.
Tâm sự đời tôi (TTT) e rằng cũng sẽ vậy (?!).
Hai câu luận [họa] (PVT)
Hai vai tơ tóc bền
trời đất,
Một gánh cương thường nặng núi sông
𦠘 絲 𩯀 𥾽 𡗶 坦 (5’)
沒 挭 綱 常 𥘀 𡶀 滝
Hãy nghĩ lại cho đúng.“Tơ tóc”, chuyện vợ chồng, kết tóc xe
tơ, (Kiều nhi phận mỏng như tờ,/ Một
lời đã lỗi tóc tơ với chàng / Kiều –Nguyễn Du, câu 2777-2778 ) nghĩa là hãy đặt lên đôi vai đời
người, sống chung thủy mới có giá trị
dài lâu cùng trời đất. Cũng như phải có
lòng nhân nghĩa như gánh một gánh cương
thường trên đường đời nhiều uẩn khúc, (cương thường= tam cương: ba giềng mối
quân, phụ, phu, đối với vua, đối với cha, đối với chồng/ ngũ thường:
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín /năm điều giá trị trường cửu theo quan niệm Nho giáo), sống như thế,mới sâu nghĩa nặng tình cùng quê
hương đất nước.
Cuộc đời dẫu ra sao, theo đúng đạo
nhân nghĩa dân tộc thì mới tồn tại lâu dài.
Hai câu kết [xướng], (TTT)
Ai về nhắn với Chu Công Cẩn
Thà mất lòng anh đặng bụng chồng
唉 衛 𠴍 𠇍 周 公 謹 (7)
他 𠅍
𢚸 偀
鄧 䏾
Xin gửi lời nhắn với người bàn định
mưu kế (Chu Công Cẩn), thà tôi (TPN)
đi theo chồng về Hán, làm mất lòng anh, nhưng miễn người chồng thỏa lòng là một
điều tốt đẹp.
Tôi (TTT) ra hợp tác với người
Pháp, mất lòng các ông (PVT và các sĩ
phu đương thời) nhưng điều đó là cách ứng xử đúng, đặng bụng chồng, theo lý lẽ
của tôi thôi.
Hai câu kết [họa], (PVT)
Anh hỡi ! Tôn Quyền ,anh có biết ?
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng.
英 唉 孮 權 英 𣎏 别 (7’)
𤳆 𣦍 𥚤 主 𡛔 𥚤𤳆
Tôn Quyền là anh ruột của Tôn Phu Nhân mà cũng là họ Tôn như Tôn
Thọ Tường.
Phan Văn Trị sử dụng danh xưng nầy để gián tiếp nói thẳng
vào mặt của Tôn Thọ Tường. Tôn Quyền, hay chính xác la chàng công tử họ Tôn,hay
nói một cach1an3 dụ, chính là Tôn họ Tường.
Ngôn ngữ chọn lọc
đúng theo cốt truyện, đúng theo phong cách ngôn ngữ nói. Bút pháp ứng đối, đốp
chát, không khoan nhượng của một nhà thơ soi sáng cho người bạn thơ, đứng trên
quan điểm, lập trường của lẽ phải. Gái ngay thờ chồng như nàng (TPN) là không
sai.Trai bỏ đất nước mình, đi theo giặc, không
thờ chúa, có phải là một người trai
ngay hay không? Khái quát lên, có phải chăng chính Ông (TTT) là kẻ phản bội
tổ quốc, gian trá điêu ngoa(?). Cái độc đáo trong ý thơ và ngôn từ, của hai nho
sĩ đối lập, tư tưởng chính diện và phản diện, ở lối thơ xướng họa là ở chỗ thâm
thúy và thú vị đó vậy.
Nhìn lại cuộc bút chiến giữa
Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường qua bài thơ Tôn Phu Nhân Qui Thục . Một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử văn học Việt
Nam đó là cuộc bút chiến, xướng họa thơ giữa hai nhà Nho Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường trong thời điểm
đất nước đang bị thực dân Pháp xâm lược. Cuộc bút chiến nầy đã góp phần làm
phong phú nền văn học nước nhà, có thể gọi một hiện tượng "vô tiền khoáng
hậu". Việc họa thơ văn từ trước tới nay vẫn thường xảy ra trên văn đàn,
nhưng họa xướng theo đúng nghĩa của nó, xem ra chỉ có Phan Văn Trị và Tôn Thọ
Tường, và đó
chính là một đề tài, để chúng ta cùng suy nghĩ.
Xin cáo lỗi cùng quý Bạn đọc/ Bản chữ Nôm máy chủ không nhận Do đó chữ Nôm có nhũng khoảng trống như vậy. Rất tiếc! Ngân Triều
Trả lờiXóa