Tiếng Biển/ Một chiến sĩ Hải Quân biên phòng/ Yahoo tin tức.
Tiếng BiểnNhớ lại 6 năm trước:Tình cờ đọc được bài thơ Tiếng Biển nầySau đó bài thơ cũng đã bị gỡ mấtNgan Trieu với Tuyet Hong Le Thi và 28 người khác.13 tháng 5, 2014 · Tieáng Bieån [Tiếng biển](Gửi về đất liền và gia đình yêu thương)Yahoo tin tức(Ảnh minh họa lấy từ nguồn: Ngọc Giao Cà Mau)Nguồn bài thơ: Tính đến 18g cùng ngày, đã có 716 người quan tâm và 84 comments. Được sự cho phép của tác giả (đề nghị không nêu tên) và quản lý Facebook Lính Biển Việt Nam, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài thơ này đến bạn đọc. (Yahoo Tin Tức 09/05/2014).Tieáng Bieån [Tiếng biển](Gửi về đất liền và gia đình yêu thương)Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biểnLúc gầm vang lúc rì rào tha thiếtNhững ngày này trong mỗi người dân ViệtTiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi...Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơiCuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lờiThưa với cha và thắp hương khấn mẹAnh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi...Em hãy đưa điện thoại kề gần nôiĐể con chúng mình nghe tiếng của biển khơiAnh không thể ẵm bồng ru con ngủGửi tiếng biển về yên giấc con thôi...Em có nghe tiếng biển trong lòng ngườiTiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươiNhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõiTiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi...Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơiĐảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cườiĐón bình minh mỗi ban mai ngày mớiTiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi...Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôiĐâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu ngườiHướng về phía Đông lặng nghe tiếng biểnMong bình yên cho tàu cá ra khơi...Vợ yêu ơi...anh phải đi trực rồiPhút chào nhau tiếng biển bỗng mặn môiChiều nay nhé hết ca anh lại hẹnGọi để vợ nghe tiếng biển... tiếng yêu đời... Ngày 8-5-2014(I)Tìm hiểu ý thơ 1-Vợ yêu ơi! Em có nghe tiếng Biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi trong những ngày này, trong lòng người dân Việt? Sơn hà nguy biến! Cả nước xôn xao! Giặc đã xâm lược lãnh hải nước mình rồi.Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biểnLúc gầm vang lúc rì rào tha thiếtNhững ngày này trong mỗi người dân ViệtTiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi...2-Tinh thần anh vẫn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió, nơi tiền đồn của tổ quốc biển khơi. Em hãy yên tâm nhé, hãy thưa với Cha như thế và thắp hương khấn Mẹ, như thế cho anh:Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơiCuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lờiThưa với cha và thắp hương khấn mẹAnh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi...3-Còn thằng con trai của chúng mình nữa! Hãy cho nó nghe tiếng biển như tiếng của anh gửi về ru con trong giấc ngủ yên lành:Em hãy đưa điện thoại kề gần nôiĐể con chúng mình nghe tiếng của biển khơiAnh không thể ẵm bồng ru con ngủGửi tiếng biển về yên giấc con thôi...4-Tiếng biển cũng như tinh thần nhân nghĩa cố hữu của dân tộc:Ôi tổ quốc, bốn nghìn năm sừng sữngLưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa.Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng,Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa Huy Cận “Tư tưởng yêu nước, quật khởi chống ngoại xâm và tư tưởng nhân đạo chính là hai ánh hào quang hình thành bản lĩnh, khí phách và tâm hồn Việt Nam” Thế nhưng, khi bọn giặc xâm lược lãnh hải của Đất Mẹ, thì tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi đó, sẽ hóa tiếng ngư lôi. Anh và đồng đội sẽ phải đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi như một lời thề với Đất Mẹ, với Hồn thiêng sông núi, quyết chiến đấu với giặc, đến hơi thở cuối cùng, máu đào nhuộm thắm non sông”.Em có nghe tiếng biển trong lòng ngườiTiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươiNhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõiTiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi... 5-Biển xanh yên lành, Đảo nhỏ yêu thương; tiếng biển cười, tiếng biển ru về đêm như lời ru của Mẹ, đó chính là tinh thần đại nghĩa, chí nhân của dân tộc ta:Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơiĐảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cườiĐón bình minh mỗi ban mai ngày mớiTiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi... 6-Tiếng biển còn là khát vọng một nền thái bình thịnh trị, của cả một dân tộc, trong cuộc sống bình thường an cư lạc nghiệp:Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôiĐâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu ngườiHướng về phía Đông lặng nghe tiếng biểnMong bình yên cho tàu cá ra khơi... 7-Tiếng biển, tiếng yêu đời, mặn mòi nồng ấm: Hết ca trực, anh sẽ gọi cho em.Vợ yêu ơi...anh phải đi trực rồiPhút chào nhau tiếng biển bỗng mặn môiChiều nay nhé hết ca anh lại hẹnGọi để vợ nghe tiếng biển... tiếng yêu đời...(II) Lời bình Ngân Triều: Tiếng biển, một bài thơ tự do, đơn sơ, ân tình của một chiến sĩ biên phòng hải đảo, (Gửi về đất liền và gia đình yêu thương), trong tình thế cả nước bốc cao ngon lửa căm hờn về việc anh láng giềng hữu nghị, tráo trở, để lòi cái mặt chuột bành trướng, đã trở thành một thằng giặc xâm lược, ngang nhiên đặt một giàn khoan khủng, khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế biển nước ta, lấn chiếm sâu vào vùng lãnh hải qui định của Việt Nam 80 hải lý (tức là 1852m x 80 = 148.160m). Để bảo vệ, chúng đem lực lượng hùng hậu nhiều tàu biển, kể cả máy bay, thậm chí có tàu và máy bay quân sự, khiêu khích, bao vây, cậy thế mạnh; có cả máy bay, tàu chiến liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận nước ta,làm lắm điều xằng bậy, khiến toàn dân trong và ngoài nước căm hận, thế giới lên án, (nguồn Yahoo tin tức,09/05)… đã nói lên nhiều điều. Tiếng biển là tiếng ru muôn đời của tiếng sóng biển dội vào bờ cát trắng, là tiếng dìu dặt rít lên khi những cơn gió quyện vào hàng phi lao hay những ghềnh đá nhô cao trên bờ biển, hải đảo. Những âm thanh đó rất thân thương quen thuộc như tiếng ca của biển dạt dào. Thường thì nó rất dịu êm, hài hòa, rì rào tha thiết nhưng cũng có lúc, biển sục sôi, tiếng biển cuộn trào, biển gầm vang cuồng nộ bất bình. Tiếng biển như tiếng của lòng người đã sống hơn bốn ngàn năm với những lịch sử thăng trầm. Lịch sử của một dân tộc yêu hòa bình nhưng đầy khí phách dựng nước, giữ nước, một dân tộc anh hùng mà trang sử nào cũng hằn lên những hào quang của kỳ tích chiến thắng giặc mạnh xâm lược Bắc phương. Chứng kiến cảnh quân ta tập trận thời Trần, Trần Phù, một sứ thần nhà Nguyên, khi đó đang ở nước ta, lúc đã về lại Trung Quốc, vẫn còn cay đắng trong lòng, đan tâm khổ và giật mình kinh sợ, bàng hoàng đến nỗi mái tóc bạc thêm, bạch phát sinh. Để rồi cảm thấy may mắn, an toàn khi đã về đến nhà, Dĩ hạnh quy lai thân kiện tại. Nhớ lại trong giấc mộng mộng hồi hãy còn cảm thấy do giác khiếp vía, kinh hồn, chướng hồn kinh. Bốn câu thơ trong bài Giao Châu sứ hoàn cảm sự kỳ 1 là một chứng cứ: (Thật đáng tự hào cho Thời Nhà Trần, một thời đại vàng son vang bóng): Giao Châu sứ hoàn cảm sự kỳ 1 Thiếu niên ngẫu thử thỉnh trường anh, [80] Mệnh lạc Nam Châu nhất vũ khinh. [81] Vạn lý Thượng Lâm vô nhạn đáo, [82 Tam canh Hàm Cốc hữu kê minh. [83] Kim qua ảnh lý đan tâm khổ,[84] Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh.[85] Dĩ hạnh quy lai thân kiện tại,[86] Mộng hồi do giác chướng hồn kinh. [87] Trần Phu [88]Nguồn Bài này được Lê Quý Đôn chép lại trong Kiến văn tiểu lục (Xem Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Nxb. Sử học, 1963, tr.203-204).Nguyên văn chữ Hán: 交州使還感事二首其一 少年偶此請長纓, 命落南州一羽輕。 萬里上林無雁到, 三更函谷有雞鳴。 金戈影裏丹心苦, 銅鼓聲中白髮生。 已幸歸來身健在, 夢回猶覺瘴魂驚。Dịch nghĩa: Tuổi trẻ chợt xin được dải mũ dài, Mệnh lạc đến Nam Châu như một chiếc lông nhẹ. Muôn dặm ở vườn Thượng Lâm không có chim nhạn bay đến. Canh ba ở ải Hàm Cốc có tiếng gà gáy. Trong bóng hình mác sắt tấm lòng son cay đắng. Giữa tiếng trống đồng kinh hồn, tóc bạc phát sinh. May mắn được quay về, thân khỏe mạnh như thế nầy… Nay trong giấc mơ hãy còn có cảm giác khủng khiếp về chướng khí đất phương Nam. Đọc bài thơ trên của Trần Phù chỉ thấy nỗi lo sợ về chuyến đi sứ của ông. Nỗi lo không có ngày tấm thân được an toàn trở về quê hương bản quán. Đấy là một nỗi lo hiện sinh. Đi sứ là một quan hệ ngoại giao, và đáng lẽ ra nước chủ nhà phải hiếu khách đảm bảo để sứ giả cảm thấy an toàn, cảm thấy như đang ở nước mình. Đằng này, chiến tranh đã lùi xa, nhưng nhà Trần đã không làm được gì để sứ giả yên tâm. Đó là nhược điểm của nhà Trần. Hậu thế không hiểu tại sao toàn tán dương bài thơ này, cho rằng sứ nhà Nguyên đã khiếp sợ trước tinh thần Đại Việt. Tôi cho rằng những việc tán dương như thế là biểu hiện rất rõ của tinh thần nhược tiểu, một hả hê của nước bé trước những vụn vặt, nhỏ nhoi không đáng quan tâm. [Buồn cười nhất là ông Xuân Ba viết trên báo Tiền Phong rằng bài thơ này được ứng tác ở chính đất Thăng Long khi sứ giả được vua Trần tiếp. Không hiểu ông này hiểu câu "Dĩ hạnh quy lai thân kiện tại" như thế nào. Thế mà thấy người ta viết rằng nhà ông này có đủ "văn phòng tứ bảo" ; 89].Nguồn dịch nghĩa trên trích trang blog Đông A, ngày Sunday, July 20, 2008, không thấy tên tác giả.Dịch thơ, Ngân Triều. Công danh, niên thiếu, dây trường anh, [90] Đi sứ phuơng Nam, mạng chẳng lành. Biền biệt Thượng Lâm, tin nhạn vắng,[91] Thoát thân Hàm Cốc, tiếng gà thành. [92] Lập lòe gươm loáng, lòng thêm đắng, Rộn rã trống đồng tóc bạc sanh. May mắn trở về thân khỏe mạnh, Còn run, mơ chướng khí, Nam trình. [93] Sang đến đời Minh, cái tật ỷ mạnh hiếp yếu, bành trướng bá quyền của phương Bắc cũng chưa chừa và hơn một lần chúng bị thua trận thảm hại, được tha, được cấp phương tiện về nước mà vẫn khiếp vía chưa tin: (suy bụng ta ra bụng người, giặc gian ác nên cứ tưởng ta cũng gian ác như chúng vậy, nên chết khiếp) !!!: Nguyên văn chữ Hán: 賊首成擒,彼既掉餓虎乞憐之尾; 神武不殺,予亦體上帝孝生之心。 參將方政,內官馬騏,先給艦五百餘艘,既渡海而猶且魂飛魄散; 總兵王通,參政馬瑛,又給馬數千餘匹,已還國而益自股慄心驚。 彼既畏死貪生,而修好有誠; 予以全軍為上,而欲民之得息。Phiên âm chữ Hán: Tặc thủ thành cầm, bỉ ký trạo ngạ hổ khất liên chi vĩ; Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm. Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ hải nhi do thả hồn phi phách tán; Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh. Bỉ ký uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành; Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức.Bản dịch chữ Hán đoạn văn bài cáo trên: Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng, Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Trích Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi, Ngô Tất Tố dịchNgân Triều dịch thơ: Tướng giặc đói vẫy đuôi xin tha chết, Thể lòng trời, chẳng giết, lũ ác xâm. [94] Mã Kỳ, Phương Chính, cấp thuyền năm trăm, Ra đến biển vẫn kinh tâm lạc phách. [95] * Vương Thông, Mã Anh, vài nghìn ngựa phát, Về nước rồi, còn tim nát rụng rời. Cho quân bây biết hoà hiếu ở đời, Ta giữ toàn quân, nghỉ ngơi dưỡng sức. Ngoài ra, dù gặp thời thế, thế thời phải thế, khí phách và bản lĩnh của một người anh hùng đất Việt, tuy thất cơ lỡ vận, nhưng vẫn nung nấu can trường, mài gươm báu để chờ thời rửa hận, đã khắc sâu ý chí bất khuất, kiên định đến cùng: Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma. Thuật hoài - Đặng Dung, Thơ văn Lý – Trần, tập 3, tr.517Nguyên văn chữ Hán 國讎未報頭先白, 幾度龍泉戴月磨.Dịch thơ: Thù trả chưa xong đầu đã bạc. Gươm mài bóng nguyệt đã bao rày. Phan Kế Bính dịch Đầu bạc giang san thù chửa trả, Long Tuyền mấy độ, bóng trăng soi Tản Đà dịch Giặc xâm lược phương Bắc chắc chưa tởn về những đòn giáng trả thích đáng của một dân tộc đã bao đời: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạo. Đại cáo bình Ngô- Nguyễn Trãi. Một dân tộc mà khi sơn hà nguy biến, các tầng lớp nhân dân, đồng loạt đứng lên hi sinh đáp lời sông núi. Lớp lớp người đi! Trẻ già, bé lớn, nữ nhi thảy thảy đều quyết tâm đánh đuổi giặc thù: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư Nam Quốc sơn hà - Lý Thường KiệtNguyên văn chữ Hán: 如何逆虜來侵犯, 汝等行看取敗虛Dịch thơ Giặc mà vô đạo sang xâm lược, Bại vong thảm hại, hãy chờ xem! Google Một đất nước diệu kỳ! Trẻ thơ mới 3 tuổi mà vẫn xin vua ra trận đánh đuổi giặc Ân. Ai đã đọc thơ chữ Hán Cao Bá Quát chắc cũng nhớ hai câu viết về Thánh Gióng: Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn, Đằng vân do hận cửu thiên đêCâu đối ở Đền Thánh Gióng Cao Bá Quát Nguyên văn chữ Hán: 破賊但嫌三歲晚 騰雲由很九天低 Nghĩa là: Cậu bé làng Phù Đổng là một hình tượng điển hình cho ý chí, bản lĩnh Việt Nam, một dân tộc yêu tổ quốc, tuyệt vời: Tiêu diệt giặc xâm lược, tuổi lên ba, e là quá muộn. Lên trời rồi, mới bực chín tầng trời quá thấp, chưa phỉ chí tang bồng.Lên ba đánh giặc muộn rồi,Chín tầng mây chật, đường trời thấp sao! Ngân Triều dịchPhá giặc lên ba, đà quá muộn,Chín tầng bó hẹp, bực mình sao! Ngân Triều dịch Tiếng biển của một chiến sĩ ngày nay đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc đại dương như một ca khúc du dương nhiều cung bậc rất khả ái, đã cho người đọc liên tưởng đến những kỳ tích lịch sử dân tộc chói ngời. Cái duyên dáng mà có ý nghĩa đặc biệt là tác giả muốn cho đứa con trai mình được nghe tiếng biển đó, như muốn gửi cho con mình một sự kế thừa gia tài của cha, nối tiếp hai thế hệ thân thương gần gũi nhất. Phải chăng tác giả mong muốn cho đứa con yêu của mình, nối chí cha, sau nầy tiếp bước của mình để đi ra tuyến đầu bảo vệ tổ quốc đại dương? Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi. Cho con ngủ say trong tiếng biển hiền hòa của Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi…rất tha thiết, ân tình. Đúa con trai phải được nghe tiếng biển, tiếng của tổ quốc từ lúc nằm nôi. Chưa hết. Còn có một tiếng biển nữa.Tiếng biển trong lòng người: Là tiếng biển của sự mong ước, mong ước biển, đảo luôn luôn là một niềm vui, chỉ mong tiếng biển cười; không có sự vô đạo bá quyền của luật rừng xanh, nước lớn làm càn, cậy mạnh hiếp yếu, lấn chiếm trái phép, chà đạp lên dư luận thế giới. Chúng đem giàn khoan dầu, có yểm trợ quân sự cực mạnh, đem đặt giàn khoan đó trong vùng lãnh hải thuộc đặc quyền kinh tế hợp pháp nước ta, xâm lấn 80 hải lý…Thế là làm sao còn có Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi? Chúng nó hiện nguyên hình là một tên cướp biển, cướp đất nước khác, gian trá với tham vọng vơ vét tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Nền kinh tế biển của ta sẽ khốn đốn vì quá nhiều chông gai để mong bình yên cho tàu cá ra khơi... Giặc đã vào nhà thế là đánh đuổi. Đó là bảo vệ! Đó là một chân lý, một phản ứng hợp lý, một ứng xử của chính nghĩa muôn đời. Chúng nó là giặc cướp! Giặc đã vào nhà ta rồi! “Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển” (Ca từ sử ca Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước) Tiếng biển trong lòng người, nguyện vọng của toàn dân trong và ngoài nước, hơn một lần đã ngút trời tỏ tõ… Thay lời kết, bài thơ Tiếng biển gồm 7 đoạn thơ, gói gọn 28 câu, tuy chỉ là viết cho người vợ yêu, cho đứa con trai còn nằm nôi, nhắn với gia đình một cách đơn sơ, thiết tha, hùng tráng, mà đã bùng lên một ý chí sắt son, ngời sáng lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ từng tấc lãnh hải, tổ quốc đại dương. Để ý, người đọc có thể thấy dấu ba chấm (…) được tác giả dùng để kết đoạn, nghĩa là còn nhiều điều mà tác giả chưa thể nói hết ý. Nói làm sao cho hết ý nhỉ? Giặc đã vào nhà…thế là phải đánh. Bí mật quân sự, xưa nay không thể nào công khai. Tôi chỉ muốn nói một cách dè dặt cũng có dấu ba chấm (…) cũng như tác giả đã kịp thời cất cao một tiếng lòng quan ngại cho hiện tình tổ quốc lâm nguy, có giặc ngoại xâm tràn vào; một tin tức thời sự nóng bõng, căm hờn, đau nhói buốt con tim… Ngân Triều.***Tin mới nhất:Theo thông tin mới nhất từ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, khoảng 18h30 chiều 11/5, dàn khoan HD-981 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động ở Tây Nam đảo Tri Tôn 17 hải lý, Trung Quốc đã sử dụng khoảng 80 tàu các loại, trong đó có 3 tàu quân sự, gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu tuần tiễu tấn công.***Ghi chú:[80] [Câu 1] Tuổi trẻ chợt xin được dải mũ dài, có nghĩa là thiếu niên đã được ra làm quan.[81] [Câu 2] Mệnh lạc đến phương Nam như một chiếc lông nhẹ. Lông nhẹ hàm ý không tự chủ được mình, bị gió thổi bay tới cả những nơi mà mình không muốn.[82] [Câu 3] Muôn dặm ở vườn Thượng Lâm không có chim nhạn bay đến. Đây là điển tích về Tô Vũ. Tô Vũ đi sứ Hung Nô, bị giữ lại. Ông viết lá thư buộc vào chân chim nhạn. Mùa đông chim nhạn bay về phương nam tránh rét, bay tới vườn Thượng Lâm trong cung nhà Hán. Vua Hán đọc được thư mới biết Tô Vũ hãy còn sống ở đất Hung Nô. Trần Phù viết câu thơ này cho thấy ông cảm thấy chuyến đi sứ của mình gian khó còn hơn cả trường hợp của Tô Vũ, lấy đâu chim nhạn bay đến vườn Thượng Lâm.[83] [Câu 4] Canh ba ở ải Hàm Cốc có tiếng gà gáy. Đây là điển tích về Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân đi sứ sang Tần, đang đêm chạy về Tề, tới ải Hàm Cốc cửa đóng không ra được. Đúng lúc đấy có tiếng gà gáy và quan coi ải mở của, Mạnh Thường Quân thoát ra khỏi Tần. Tiếng gà gáy là do một người trong đoàn của Mạnh Thường Quân giả làm. Trần Phù viết câu thơ này cho thấy ông cảm thấy hoàn cảnh chuyến đi sứ của ông gian nan, vất vả, nguy hiểm như chuyến đi sang Tần của Mạnh Thường Quân.[84] [Câu 5] Trong bóng hình mác sắt tấm lòng son cay đắng.Mác sắt là hình tượng của chiến tranh. Trần Phù viết câu thơ này cho thấy tấm lòng trung chinh của ông rất cay đắng trong cảnh hai nước có chiến tranh. Đó là vị thế không biết phải làm sao, chỉ có tầm lòng son mà thôi.[85] [Câu 6] Giữa tiếng trống đồng tóc bạc sinh. Ở câu thơ này Trần Phù có cước chú rằng ông mới có 35 tuổi mà chuyến đi sứ này trở về đã thấy có 2 sợi tóc bạc. Câu thơ này cho thấy chuyến đi sứ rất hung hiểm, đầy bất trắc và lo âu.[86] [Câu 7] May mắn được quay về, thân khỏe mạnh như thế nầy…[87] [Câu 8] Trong giấc mơ còn có cảm giác kinh sợ về chướng khí.Hai câu thơ cuối cho thấy Trần Phù cảm thấy ông còn được may mắn trở về quê hương, sợ chết vì chướng khí trên đường đi sứ, đến nỗi trong giấc mơ hãy còn khiếp hải kinh hoàng.[88] Trần Phu (Phù): 陳夫, Trần Cương Trung, 陳剛忠 đi sứ sang VN đời vua Trần Nhân Tôn (1278 - 1293), sau khi dứt chiến tranh giữa Nhà Trần với Nhà Nguyên.Đi sứ về, ông hồi tưởng viết bài Giao Châu Sứ Hoàn Cảm Sự (nhị thủ). Trên đây là bài 1, qua lời thơ, ta thấy, dù đã hết việc can qua, nhưng Đại Việt vẫn sẵn sàng động binh khi cần, giống như câu nói: Đương lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy cấp để phòng bị. Khi sống an lành phải nghĩ về lúc nguy khốn. Cư an tư nguy: 居安思危. Ngoài ra, sau 3 lần đại bại:(1257 - 1258) - (1285) - (1287 - 1288), Sứ thần Trung quốc bấy giờ rất sợ chết, rất kiêng dè triều đình Nhà Trần, không giống như Sài Thung lúc trước, rất hống hách nghênh ngang!Tiện đây, cũng xin trân trọng nhắc lại lời của vua Trần Nhân Tôn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".[89] Văn phòng tứ bảo gồm bút, nghiên, giấy, mực; là bốn vật quý của những người yêu thích văn chương, như là con đò chuyên chở ngôn ngữ, ý nghĩa và nghệ thuật tới người xem[90] Trường anh 長纓 ,dải mũ dài, trang phục của quan lại. Ý nói được làm quan. [91] Tin nhạn vắng, xin xem chú thích số 82 sự tích Tô Vũ.[92] Tiếng gà thành: xin xem chú thích số 83 điển tích Mạnh Thường Quân.[93] Nam trình: 南程, đường đi về phương Nam, tức lộ trình sứ của tác giả Trần Phu.[94] Lũ ác xâm: 悪侵, bè lũ xâm lược bạo ngược, gian ác, hung tàn. [95] kinh tâm lạc phách: 驚心落魄, khiếp sợ mất hồn mất vía.***Ảnh minh họa, ảnh lấy từ nguồn: Ngọc Giao Cà Mau. Google.11Hạnh Ngọc, Nguyễn Ngân Trang and 9 others4 CommentsLikeCommentShare
Tiếng Biển
Nhớ lại 6 năm trước:
Tình cờ đọc được bài thơ Tiếng Biển nầy
Sau đó bài thơ cũng đã bị gỡ mất
Ngan Trieu với Tuyet Hong Le Thi và 28 người khác.
13 tháng 5, 2014 ·
Tieáng Bieån [Tiếng biển]
(Gửi về đất liền và gia đình yêu thương)
Yahoo tin tức
(Ảnh minh họa lấy từ nguồn: Ngọc Giao Cà Mau)
Nguồn bài thơ:
Tính đến 18g cùng ngày, đã có 716 người quan tâm và 84 comments.
Được sự cho phép của tác giả (đề nghị không nêu tên) và quản lý Facebook Lính Biển Việt Nam, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài thơ này đến bạn đọc. (Yahoo Tin Tức 09/05/2014).
Tieáng Bieån [Tiếng biển]
(Gửi về đất liền và gia đình yêu thương)
Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển
Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết
Những ngày này trong mỗi người dân Việt
Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi...
Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơi
Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời
Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ
Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi...
Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi
Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi
Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ
Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi...
Em có nghe tiếng biển trong lòng người
Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi
Nhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi
Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi...
Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi
Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cười
Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới
Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi...
Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôi
Đâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu người
Hướng về phía Đông lặng nghe tiếng biển
Mong bình yên cho tàu cá ra khơi...
Vợ yêu ơi...anh phải đi trực rồi
Phút chào nhau tiếng biển bỗng mặn môi
Chiều nay nhé hết ca anh lại hẹn
Gọi để vợ nghe tiếng biển... tiếng yêu đời...
Ngày 8-5-2014
(I)Tìm hiểu ý thơ
1-Vợ yêu ơi! Em có nghe tiếng Biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi trong những ngày này, trong lòng người dân Việt? Sơn hà nguy biến! Cả nước xôn xao! Giặc đã xâm lược lãnh hải nước mình rồi.
Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển
Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết
Những ngày này trong mỗi người dân Việt
Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi...
2-Tinh thần anh vẫn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió, nơi tiền đồn của tổ quốc biển khơi. Em hãy yên tâm nhé, hãy thưa với Cha như thế và thắp hương khấn Mẹ, như thế cho anh:
Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơi
Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời
Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ
Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi...
3-Còn thằng con trai của chúng mình nữa! Hãy cho nó nghe tiếng biển như tiếng của anh gửi về ru con trong giấc ngủ yên lành:
Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi
Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi
Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ
Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi...
4-Tiếng biển cũng như tinh thần nhân nghĩa cố hữu của dân tộc:
Ôi tổ quốc, bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa.
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng,
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa
Huy Cận
“Tư tưởng yêu nước, quật khởi chống ngoại xâm và tư tưởng nhân đạo chính là hai ánh hào quang hình thành bản lĩnh, khí phách và tâm hồn Việt Nam”
Thế nhưng, khi bọn giặc xâm lược lãnh hải của Đất Mẹ, thì tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi đó, sẽ hóa tiếng ngư lôi. Anh và đồng đội sẽ phải đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi như một lời thề với Đất Mẹ, với Hồn thiêng sông núi, quyết chiến đấu với giặc, đến hơi thở cuối cùng, máu đào nhuộm thắm non sông”.
Em có nghe tiếng biển trong lòng người
Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi
Nhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi
Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi...
5-Biển xanh yên lành, Đảo nhỏ yêu thương; tiếng biển cười, tiếng biển ru về đêm như lời ru của Mẹ, đó chính là tinh thần đại nghĩa, chí nhân của dân tộc ta:
Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi
Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cười
Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới
Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi...
6-Tiếng biển còn là khát vọng một nền thái bình thịnh trị, của cả một dân tộc, trong cuộc sống bình thường an cư lạc nghiệp:
Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôi
Đâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu người
Hướng về phía Đông lặng nghe tiếng biển
Mong bình yên cho tàu cá ra khơi...
7-Tiếng biển, tiếng yêu đời, mặn mòi nồng ấm: Hết ca trực, anh sẽ gọi cho em.
Vợ yêu ơi...anh phải đi trực rồi
Phút chào nhau tiếng biển bỗng mặn môi
Chiều nay nhé hết ca anh lại hẹn
Gọi để vợ nghe tiếng biển... tiếng yêu đời...
(II) Lời bình Ngân Triều:
Tiếng biển, một bài thơ tự do, đơn sơ, ân tình của một chiến sĩ biên phòng hải đảo, (Gửi về đất liền và gia đình yêu thương), trong tình thế cả nước bốc cao ngon lửa căm hờn về việc anh láng giềng hữu nghị, tráo trở, để lòi cái mặt chuột bành trướng, đã trở thành một thằng giặc xâm lược, ngang nhiên đặt một giàn khoan khủng, khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế biển nước ta, lấn chiếm sâu vào vùng lãnh hải qui định của Việt Nam 80 hải lý (tức là 1852m x 80 = 148.160m).
Để bảo vệ, chúng đem lực lượng hùng hậu nhiều tàu biển, kể cả máy bay, thậm chí có tàu và máy bay quân sự, khiêu khích, bao vây, cậy thế mạnh; có cả máy bay, tàu chiến liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận nước ta,làm lắm điều xằng bậy, khiến toàn dân trong và ngoài nước căm hận, thế giới lên án, (nguồn Yahoo tin tức,09/05)… đã nói lên nhiều điều.
Tiếng biển là tiếng ru muôn đời của tiếng sóng biển dội vào bờ cát trắng, là tiếng dìu dặt rít lên khi những cơn gió quyện vào hàng phi lao hay những ghềnh đá nhô cao trên bờ biển, hải đảo. Những âm thanh đó rất thân thương quen thuộc như tiếng ca của biển dạt dào. Thường thì nó rất dịu êm, hài hòa, rì rào tha thiết nhưng cũng có lúc, biển sục sôi, tiếng biển cuộn trào, biển gầm vang cuồng nộ bất bình. Tiếng biển như tiếng của lòng người đã sống hơn bốn ngàn năm với những lịch sử thăng trầm. Lịch sử của một dân tộc yêu hòa bình nhưng đầy khí phách dựng nước, giữ nước, một dân tộc anh hùng mà trang sử nào cũng hằn lên những hào quang của kỳ tích chiến thắng giặc mạnh xâm lược Bắc phương.
Chứng kiến cảnh quân ta tập trận thời Trần, Trần Phù, một sứ thần nhà Nguyên, khi đó đang ở nước ta, lúc đã về lại Trung Quốc, vẫn còn cay đắng trong lòng, đan tâm khổ và giật mình kinh sợ, bàng hoàng đến nỗi mái tóc bạc thêm, bạch phát sinh. Để rồi cảm thấy may mắn, an toàn khi đã về đến nhà, Dĩ hạnh quy lai thân kiện tại. Nhớ lại trong giấc mộng mộng hồi hãy còn cảm thấy do giác khiếp vía, kinh hồn, chướng hồn kinh.
Bốn câu thơ trong bài Giao Châu sứ hoàn cảm sự kỳ 1 là một chứng cứ: (Thật đáng tự hào cho Thời Nhà Trần, một thời đại vàng son vang bóng):
Giao Châu sứ hoàn cảm sự kỳ 1
Thiếu niên ngẫu thử thỉnh trường anh, [80]
Mệnh lạc Nam Châu nhất vũ khinh. [81]
Vạn lý Thượng Lâm vô nhạn đáo, [82
Tam canh Hàm Cốc hữu kê minh. [83]
Kim qua ảnh lý đan tâm khổ,[84]
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh.[85]
Dĩ hạnh quy lai thân kiện tại,[86]
Mộng hồi do giác chướng hồn kinh. [87]
Trần Phu [88]
Nguồn Bài này được Lê Quý Đôn chép lại trong Kiến văn tiểu lục (Xem Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Nxb. Sử học, 1963, tr.203-204).
Nguyên văn chữ Hán:
交州使還感事二首其一
少年偶此請長纓,
命落南州一羽輕。
萬里上林無雁到,
三更函谷有雞鳴。
金戈影裏丹心苦,
銅鼓聲中白髮生。
已幸歸來身健在,
夢回猶覺瘴魂驚。
Dịch nghĩa:
Tuổi trẻ chợt xin được dải mũ dài,
Mệnh lạc đến Nam Châu như một chiếc lông nhẹ.
Muôn dặm ở vườn Thượng Lâm không có chim nhạn bay đến.
Canh ba ở ải Hàm Cốc có tiếng gà gáy.
Trong bóng hình mác sắt tấm lòng son cay đắng.
Giữa tiếng trống đồng kinh hồn, tóc bạc phát sinh.
May mắn được quay về, thân khỏe mạnh như thế nầy…
Nay trong giấc mơ hãy còn có cảm giác khủng khiếp về chướng khí đất phương Nam.
Đọc bài thơ trên của Trần Phù chỉ thấy nỗi lo sợ về chuyến đi sứ của ông. Nỗi lo không có ngày tấm thân được an toàn trở về quê hương bản quán. Đấy là một nỗi lo hiện sinh. Đi sứ là một quan hệ ngoại giao, và đáng lẽ ra nước chủ nhà phải hiếu khách đảm bảo để sứ giả cảm thấy an toàn, cảm thấy như đang ở nước mình. Đằng này, chiến tranh đã lùi xa, nhưng nhà Trần đã không làm được gì để sứ giả yên tâm. Đó là nhược điểm của nhà Trần. Hậu thế không hiểu tại sao toàn tán dương bài thơ này, cho rằng sứ nhà Nguyên đã khiếp sợ trước tinh thần Đại Việt. Tôi cho rằng những việc tán dương như thế là biểu hiện rất rõ của tinh thần nhược tiểu, một hả hê của nước bé trước những vụn vặt, nhỏ nhoi không đáng quan tâm.
[Buồn cười nhất là ông Xuân Ba viết trên báo Tiền Phong rằng bài thơ này được ứng tác ở chính đất Thăng Long khi sứ giả được vua Trần tiếp. Không hiểu ông này hiểu câu "Dĩ hạnh quy lai thân kiện tại" như thế nào. Thế mà thấy người ta viết rằng nhà ông này có đủ "văn phòng tứ bảo" ; 89].
Nguồn dịch nghĩa trên trích trang blog Đông A, ngày Sunday, July 20, 2008, không thấy tên tác giả.
Dịch thơ, Ngân Triều.
Công danh, niên thiếu, dây trường anh, [90]
Đi sứ phuơng Nam, mạng chẳng lành.
Biền biệt Thượng Lâm, tin nhạn vắng,[91]
Thoát thân Hàm Cốc, tiếng gà thành. [92]
Lập lòe gươm loáng, lòng thêm đắng,
Rộn rã trống đồng tóc bạc sanh.
May mắn trở về thân khỏe mạnh,
Còn run, mơ chướng khí, Nam trình. [93]
Sang đến đời Minh, cái tật ỷ mạnh hiếp yếu, bành trướng bá quyền của phương Bắc cũng chưa chừa và hơn một lần chúng bị thua trận thảm hại, được tha, được cấp phương tiện về nước mà vẫn khiếp vía chưa tin: (suy bụng ta ra bụng người, giặc gian ác nên cứ tưởng ta cũng gian ác như chúng vậy, nên chết khiếp) !!!:
Nguyên văn chữ Hán:
賊首成擒,彼既掉餓虎乞憐之尾;
神武不殺,予亦體上帝孝生之心。
參將方政,內官馬騏,先給艦五百餘艘,既渡海而猶且魂飛魄散;
總兵王通,參政馬瑛,又給馬數千餘匹,已還國而益自股慄心驚。
彼既畏死貪生,而修好有誠;
予以全軍為上,而欲民之得息。
Phiên âm chữ Hán:
Tặc thủ thành cầm, bỉ ký trạo ngạ hổ khất liên chi vĩ;
Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm.
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh.
Bỉ ký uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành;
Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức.
Bản dịch chữ Hán đoạn văn bài cáo trên:
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng,
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Trích Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi, Ngô Tất Tố dịch
Ngân Triều dịch thơ:
Tướng giặc đói vẫy đuôi xin tha chết,
Thể lòng trời, chẳng giết, lũ ác xâm. [94]
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp thuyền năm trăm,
Ra đến biển vẫn kinh tâm lạc phách. [95]
*
Vương Thông, Mã Anh, vài nghìn ngựa phát,
Về nước rồi, còn tim nát rụng rời.
Cho quân bây biết hoà hiếu ở đời,
Ta giữ toàn quân, nghỉ ngơi dưỡng sức.
Ngoài ra, dù gặp thời thế, thế thời phải thế, khí phách và bản lĩnh của một người anh hùng đất Việt, tuy thất cơ lỡ vận, nhưng vẫn nung nấu can trường, mài gươm báu để chờ thời rửa hận, đã khắc sâu ý chí bất khuất, kiên định đến cùng:
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.
Thuật hoài - Đặng Dung, Thơ văn Lý – Trần, tập 3, tr.517
Nguyên văn chữ Hán
國讎未報頭先白,
幾度龍泉戴月磨.
Dịch thơ:
Thù trả chưa xong đầu đã bạc.
Gươm mài bóng nguyệt đã bao rày.
Phan Kế Bính dịch
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long Tuyền mấy độ, bóng trăng soi
Tản Đà dịch
Giặc xâm lược phương Bắc chắc chưa tởn về những đòn giáng trả thích đáng của một dân tộc đã bao đời:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân mà thay cường bạo.
Đại cáo bình Ngô- Nguyễn Trãi.
Một dân tộc mà khi sơn hà nguy biến, các tầng lớp nhân dân, đồng loạt đứng lên hi sinh đáp lời sông núi. Lớp lớp người đi! Trẻ già, bé lớn, nữ nhi thảy thảy đều quyết tâm đánh đuổi giặc thù:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Nam Quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt
Nguyên văn chữ Hán:
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虛
Dịch thơ
Giặc mà vô đạo sang xâm lược,
Bại vong thảm hại, hãy chờ xem!
Google
Một đất nước diệu kỳ! Trẻ thơ mới 3 tuổi mà vẫn xin vua ra trận đánh đuổi giặc Ân. Ai đã đọc thơ chữ Hán Cao Bá Quát chắc cũng nhớ hai câu viết về Thánh Gióng:
Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn,
Đằng vân do hận cửu thiên đê
Câu đối ở Đền Thánh Gióng Cao Bá Quát
Nguyên văn chữ Hán:
破賊但嫌三歲晚
騰雲由很九天低
Nghĩa là:
Cậu bé làng Phù Đổng là một hình tượng điển hình cho ý chí, bản lĩnh Việt Nam, một dân tộc yêu tổ quốc, tuyệt vời: Tiêu diệt giặc xâm lược, tuổi lên ba, e là quá muộn. Lên trời rồi, mới bực chín tầng trời quá thấp, chưa phỉ chí tang bồng.
Lên ba đánh giặc muộn rồi,
Chín tầng mây chật, đường trời thấp sao!
Ngân Triều dịch
Phá giặc lên ba, đà quá muộn,
Chín tầng bó hẹp, bực mình sao!
Ngân Triều dịch
Tiếng biển của một chiến sĩ ngày nay đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc đại dương như một ca khúc du dương nhiều cung bậc rất khả ái, đã cho người đọc liên tưởng đến những kỳ tích lịch sử dân tộc chói ngời. Cái duyên dáng mà có ý nghĩa đặc biệt là tác giả muốn cho đứa con trai mình được nghe tiếng biển đó, như muốn gửi cho con mình một sự kế thừa gia tài của cha, nối tiếp hai thế hệ thân thương gần gũi nhất. Phải chăng tác giả mong muốn cho đứa con yêu của mình, nối chí cha, sau nầy tiếp bước của mình để đi ra tuyến đầu bảo vệ tổ quốc đại dương? Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi. Cho con ngủ say trong tiếng biển hiền hòa của Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi…rất tha thiết, ân tình. Đúa con trai phải được nghe tiếng biển, tiếng của tổ quốc từ lúc nằm nôi.
Chưa hết. Còn có một tiếng biển nữa.
Tiếng biển trong lòng người:
Là tiếng biển của sự mong ước, mong ước biển, đảo luôn luôn là một niềm vui, chỉ mong tiếng biển cười; không có sự vô đạo bá quyền của luật rừng xanh, nước lớn làm càn, cậy mạnh hiếp yếu, lấn chiếm trái phép, chà đạp lên dư luận thế giới. Chúng đem giàn khoan dầu, có yểm trợ quân sự cực mạnh, đem đặt giàn khoan đó trong vùng lãnh hải thuộc đặc quyền kinh tế hợp pháp nước ta, xâm lấn 80 hải lý…Thế là làm sao còn có Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi? Chúng nó hiện nguyên hình là một tên cướp biển, cướp đất nước khác, gian trá với tham vọng vơ vét tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Nền kinh tế biển của ta sẽ khốn đốn vì quá nhiều chông gai để mong bình yên cho tàu cá ra khơi...
Giặc đã vào nhà thế là đánh đuổi. Đó là bảo vệ! Đó là một chân lý, một phản ứng hợp lý, một ứng xử của chính nghĩa muôn đời.
Chúng nó là giặc cướp! Giặc đã vào nhà ta rồi! “Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển” (Ca từ sử ca Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước)
Tiếng biển trong lòng người, nguyện vọng của toàn dân trong và ngoài nước, hơn một lần đã ngút trời tỏ tõ…
Thay lời kết, bài thơ Tiếng biển gồm 7 đoạn thơ, gói gọn 28 câu, tuy chỉ là viết cho người vợ yêu, cho đứa con trai còn nằm nôi, nhắn với gia đình một cách đơn sơ, thiết tha, hùng tráng, mà đã bùng lên một ý chí sắt son, ngời sáng lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ từng tấc lãnh hải, tổ quốc đại dương.
Để ý, người đọc có thể thấy dấu ba chấm (…) được tác giả dùng để kết đoạn, nghĩa là còn nhiều điều mà tác giả chưa thể nói hết ý. Nói làm sao cho hết ý nhỉ? Giặc đã vào nhà…thế là phải đánh.
Bí mật quân sự, xưa nay không thể nào công khai. Tôi chỉ muốn nói một cách dè dặt cũng có dấu ba chấm (…) cũng như tác giả đã kịp thời cất cao một tiếng lòng quan ngại cho hiện tình tổ quốc lâm nguy, có giặc ngoại xâm tràn vào; một tin tức thời sự nóng bõng, căm hờn, đau nhói buốt con tim…
Ngân Triều.
***
Tin mới nhất:
Theo thông tin mới nhất từ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, khoảng 18h30 chiều 11/5, dàn khoan HD-981 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động ở Tây Nam đảo Tri Tôn 17 hải lý, Trung Quốc đã sử dụng khoảng 80 tàu các loại, trong đó có 3 tàu quân sự, gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu tuần tiễu tấn công.
***
Ghi chú:
[80] [Câu 1] Tuổi trẻ chợt xin được dải mũ dài,
có nghĩa là thiếu niên đã được ra làm quan.
[81] [Câu 2] Mệnh lạc đến phương Nam như một chiếc lông nhẹ.
Lông nhẹ hàm ý không tự chủ được mình, bị gió thổi bay tới cả những nơi mà mình không muốn.
[82] [Câu 3] Muôn dặm ở vườn Thượng Lâm không có chim nhạn bay đến.
Đây là điển tích về Tô Vũ. Tô Vũ đi sứ Hung Nô, bị giữ lại. Ông viết lá thư buộc vào chân chim nhạn. Mùa đông chim nhạn bay về phương nam tránh rét, bay tới vườn Thượng Lâm trong cung nhà Hán. Vua Hán đọc được thư mới biết Tô Vũ hãy còn sống ở đất Hung Nô. Trần Phù viết câu thơ này cho thấy ông cảm thấy chuyến đi sứ của mình gian khó còn hơn cả trường hợp của Tô Vũ, lấy đâu chim nhạn bay đến vườn Thượng Lâm.
[83] [Câu 4] Canh ba ở ải Hàm Cốc có tiếng gà gáy.
Đây là điển tích về Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân đi sứ sang Tần, đang đêm chạy về Tề, tới ải Hàm Cốc cửa đóng không ra được. Đúng lúc đấy có tiếng gà gáy và quan coi ải mở của, Mạnh Thường Quân thoát ra khỏi Tần. Tiếng gà gáy là do một người trong đoàn của Mạnh Thường Quân giả làm. Trần Phù viết câu thơ này cho thấy ông cảm thấy hoàn cảnh chuyến đi sứ của ông gian nan, vất vả, nguy hiểm như chuyến đi sang Tần của Mạnh Thường Quân.
[84] [Câu 5] Trong bóng hình mác sắt tấm lòng son cay đắng.
Mác sắt là hình tượng của chiến tranh. Trần Phù viết câu thơ này cho thấy tấm lòng trung chinh của ông rất cay đắng trong cảnh hai nước có chiến tranh. Đó là vị thế không biết phải làm sao, chỉ có tầm lòng son mà thôi.
[85] [Câu 6] Giữa tiếng trống đồng tóc bạc sinh.
Ở câu thơ này Trần Phù có cước chú rằng ông mới có 35 tuổi mà chuyến đi sứ này trở về đã thấy có 2 sợi tóc bạc. Câu thơ này cho thấy chuyến đi sứ rất hung hiểm, đầy bất trắc và lo âu.
[86] [Câu 7] May mắn được quay về, thân khỏe mạnh như thế nầy…
[87] [Câu 8] Trong giấc mơ còn có cảm giác kinh sợ về chướng khí.
Hai câu thơ cuối cho thấy Trần Phù cảm thấy ông còn được may mắn trở về quê hương, sợ chết vì chướng khí trên đường đi sứ, đến nỗi trong giấc mơ hãy còn khiếp hải kinh hoàng.
[88] Trần Phu (Phù): 陳夫, Trần Cương Trung, 陳剛忠 đi sứ sang VN đời vua Trần Nhân Tôn (1278 - 1293), sau khi dứt chiến tranh giữa Nhà Trần với Nhà Nguyên.
Đi sứ về, ông hồi tưởng viết bài Giao Châu Sứ Hoàn Cảm Sự (nhị thủ). Trên đây là bài 1, qua lời thơ, ta thấy, dù đã hết việc can qua, nhưng Đại Việt vẫn sẵn sàng động binh khi cần, giống như câu nói: Đương lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy cấp để phòng bị. Khi sống an lành phải nghĩ về lúc nguy khốn. Cư an tư nguy: 居安思危.
Ngoài ra, sau 3 lần đại bại:(1257 - 1258) - (1285) - (1287 - 1288), Sứ thần Trung quốc bấy giờ rất sợ chết, rất kiêng dè triều đình Nhà Trần, không giống như Sài Thung lúc trước, rất hống hách nghênh ngang!
Tiện đây, cũng xin trân trọng nhắc lại lời của vua Trần Nhân Tôn:
"Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".
[89] Văn phòng tứ bảo gồm bút, nghiên, giấy, mực; là bốn vật quý của những người yêu thích văn chương, như là con đò chuyên chở ngôn ngữ, ý nghĩa và nghệ thuật tới người xem
[90] Trường anh 長纓 ,dải mũ dài, trang phục của quan lại. Ý nói được làm quan.
[91] Tin nhạn vắng, xin xem chú thích số 82 sự tích Tô Vũ.
[92] Tiếng gà thành: xin xem chú thích số 83 điển tích Mạnh Thường Quân.
[93] Nam trình: 南程, đường đi về phương Nam, tức lộ trình sứ của tác giả Trần Phu.
[94] Lũ ác xâm: 悪侵, bè lũ xâm lược bạo ngược, gian ác, hung tàn.
[95] kinh tâm lạc phách: 驚心落魄, khiếp sợ mất hồn mất vía.
***
Ảnh minh họa, ảnh lấy từ nguồn: Ngọc Giao Cà Mau. Google.
11Hạnh Ngọc, Nguyễn Ngân Trang and 9 others
4 Comments
Like
Comment
Share
4 Comments
- Nguyễn Ngọc GiaoBài thơ rất cảm động xen lẫn hào hùng của dân tộc Việt Nam.
- Love
- Reply
- 5h
- Đặng Trọng BìnhHay,hào hùng !
- Love
- Reply
- 5h
- Duc Luu NguyenAnh viết rất công phu.Nội dung bài viết chứa đựng nhiều thông tin bổ ích, cat về kiến thức văn chương, lịch sử văn học và triết lý nhán văn.Rm rất thích và cảm ơn Anh kính yêu vav khả ái.
- Like
- Reply
- 5h
- Nguyễn Ngọc GiaoBài thơ rất cảm động xen lẫn hào hùng của dân tộc Việt Nam.
- Love
- Reply
- 5h
- Đặng Trọng BìnhHay,hào hùng !
- Love
- Reply
- 5h
- Duc Luu NguyenAnh viết rất công phu.Nội dung bài viết chứa đựng nhiều thông tin bổ ích, cat về kiến thức văn chương, lịch sử văn học và triết lý nhán văn.Rm rất thích và cảm ơn Anh kính yêu vav khả ái.
- Like
- Reply
- 5h
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét