Chỗ Đứng Của Tiếng Việt Trong Thế Giới
Tiếng nói là “lịch sử
nói ra”, lịch sử chỉ
là “tiếng nói để lại”.
Tiếng Việt hiện nay là thứ tiếng có đông người nói đứng hàng
thứ
12 trên thế giới trong khi
đất đai Việt nhỏ
bé chỉ là thứ 60.
Hiện nay năm 2012 thì
vừa đem dâng vừa bán dạo, chỉ còn
đứng thứ 63. Với 85 triệu người nói, nó chỉ đứng sau Tàu,
Ấn
Độ, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Pakistan, Indonesia, Malaysia, Brazil,
Tây Đức, Ý, Mexico, Ả Rập và
Nigeria.
Năm 1939, Pháp có 36 triệu người, nay cũng chỉ chừng 61
triệu, trong khi Việt hồi đó chỉ là 21 triệu nay đã 89! Ngầu quá
ta!
Từ
lâu, tiếng Việt không ra
khỏi nước Việt (zero
diffusion)
trừ
một vài nhóm nhỏ ở bên Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Pháp.
Nay
sau biến cố
kinh hoàng tháng tư
75, đã có gần ba triệu
người Việt sống khắp nơi, những nơi không ngờ đến, như
Do
Thái, Brazil, Puerto Rico, Nhật Bản, Thụy Điển v.v..
Một điểm son của tiếng Việt là khá thuần ròng, nói thì hiểu,
dù có đôi chút khác giọng hay phát âm nhưng chỉ một cách nói
(ngữ pháp) giống nhau. Không ai
nói là nhỏ nhà trong khi cả
1000 triệu người Tàu dù có cho
vàng cũng không nói là ốc tiểu!
Những nước khác ao ước như thế mà không được. Tàu có 8
ngôn ngữ khác nhau, không hiểu nhau. Thụy Sĩ nói 4 thứ tiếng
mà không hề có tiếng Thụy Sĩ. Pháp cũng có đến 73 thứ tiếng
địa phương nói khác nhau,
dù là ai người Pháp cũng biết nói
tiếng Pháp! Ấn Độ, Nga, Phi Luật Tân, Nam Dương thì ôi thôi,
cả trăm tiếng nói khác nhau mà đều là chính thức, nghĩa là
ngang hàng nhau theo luật lệ của nhà băng (có ghi những tuồng
chữ ấy xem như bắt buộc trên giấy bạc của họ). Gần đây, Tích
Lan, loạn cào cào và giết nhau vì ngôn ngữ một phần, còn tiếng
Tagalog ở Phi Luật Tân vẫn là Tagalog … không lớn lên được
vì dân Phi chỉ muốn nói tiếng Mỹ cho tiện! Mà tiếng Anh Mỹ
tiện lợi thật. Nó đứng đầu thế giới, nó là tiếng nói của tự do, the
language
of freedom. Ở đâu có nó
thì độc tài không có!
Có đi qua Tàu mới biết chúng nó học tiếng Anh Mỹ như
điên
mà vẫn dốt và trưng ra những bảng hiệu tiếng Anh ngô nghê
buồn cười vì viết tiếng Anh Mỹ
theo kiểu Mao xếnh xáng.
Còn
Việt Nam ta
thì trong nước dành nhau loạn cào cào khoe tiếng
Anh
bồi, Mỹ bồi trong các
sách du lịch của chúng nó là childish
garden
(vườn trẻ) trong công viên Phan Thiết. Ai không tin,
xem
quyển sách du lịch chính thức của chúng nó in ra cho cả
thế
giới xem.
Nếu theo tiêu chuẩn quốc ngữ
thì tiếng Việt đứng thứ 10 vì
chỉ
có 9 nước khác là trên chân về tiêu chuẩn đó (tài liệu Liên
Hiệp Quốc năm 1982 của ông Carl
Haub). Ông bà Giao Chỉ
của ta đã để
lại cho con cháu một tiếng nói quí
báu làm sao!
Tiếng Việt còn thì
ta còn, nhưng ta có muốn còn không, hay
cam
tâm làm nô lệ cho Tàu khựa một lần nữa? Khựa là tiếng
mỉa mai bọn Tàu đang xâm chiếm Hoàng Trường Sa của ta.
Người Việt trong nước gọi là Tàu khựa. Khựa là khứa, dân
khách
trú, dân làm khách.
Trên
vùng Đông Nam Á thì Việt Nam quay lưng ong ra
biển,
uốn éo theo Trường Sơn, đội đầu muôn thuở đất Hoa Nam
là đất
xưa của mình, chẳng biết hướng đến phía mặt trời lặn bao la bí
mật của Ấn Độ bao giờ, nhưng đó mới là đất nguồn của tiếng
nói
người Việt xưa.
Việt Nam như một con thằn lằn vắt vẻo với 3 ngàn
cây số
biển mà chỉ rộng 30 cây số nơi cái eo ếch của mình. Nhìn vào
bản đồ mà xem! Năm mươi lăm dân tộc thiểu số chiếm hết 8
phần 10 chỗ sống mà 80 triệu người Việt lại chen chúc trong có
2 phần 10 đất.
Tính
mạo hiểm kể như
không có, tính cần cù chịu đựng quen
thói
quần tụ “níu kéo” vào nhau đã làm thui chột những ý kiến
mở
mang kinh tế và xã hội ngàn năm.
Văn hoá Hoà Bình, theo Heine Geldorn và Bernard Karlgren,
đã từ 30000 năm lan ra khắp Đông Nam Á theo một vòng cũng
vĩ
đại (trích dẫn Chambers Encyclopedia). Tại sao? Bể dâu chỉ
là tưởng tượng, sự
thật của đất đai còn ghê
gớm hơn nhiều.
Cách
đây chừng 15000 năm, cả
vùng Đông Nam Á chỉ là một
vùng
đất mênh mông vì hồi đó nước biển chưa bao quanh Việt
Nam
như bây giờ.
Nếp sống con người Hoà Bình truyền xuống Đông Sơn
(Madeleine
Colani 1920) và những khám phá
động trời gần đây
của đại học Hawaii đã kích
thích nhiều sự
tìm tòi khác khắp
vùng
này và để tâm vượt bực vào nó như
một đất mới, terra
incognito của khảo cổ
và ngôn ngữ, và đây, đại học Hawaii đã
khám
phá ra là: “Lúa gạo là của con người Đông Nam Á tìm ra
cách trồng” chứ không phải là Tàu
tìm ra đâu!
Đúc đồng cũng có trước và biết trước ở
Đông Nam Á chứ
không
phải từ Tàu chuyền xuống cho ta, vì nếu ta học nghề
của
Tàu
hồi đó thì đã đúc rồng đúc phượng hay đúc ba cái chữ Tàu
nguệch ngoạc hồi xưa chứ
đâu lại đi đúc mấy trăm cái trống
đồng toàn những cảnh thụt ống bễ, đúc trống, câu cá,
bắn chim,
xay
lúa giã gạo, đôi khi lại có cảnh hai người nam nữ
trần
truồng giao cấu nhau khắp bốn góc mặt trống như
trên mấy cái
trống đồng ở
musée Finot, Hà Nội. Tới đó mà xem thì biết
ngay!
Qua
1000 năm, ta có văn hoá cặp đôi theo Tàu nhưng ông bà
ta có một nếp sống khác hẳn và không
hề dựa hơi Tàu bao
giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét