Làm sao để dưỡng gan?
Trước khi đi
tìm hiểu những bệnh về gan gây ra, chúng ta nên biết sơ qua về hoạt động của lá
gan theo Y Khoa Đông Phương.
Gan là một
trong năm tạng rất quan trọng và có những đặc tính: thuộc hành mộc, khai khiếu
tại mục, liên quan tới gân, giận dữ, khí sinh phát của mùa Xuân, thuộc phong,
thích chua.
Gan chủ về sơ
tiết, điều hòa dương khí của toàn thân. Khí của gan thường can trường, cấp bức,
thích vươn chơi thoải mái, và ghét gò bó, uất trệ. Nếu gan khí hữu dư làm cho
con người hay sợ sệt, kinh khiếp. Nếu gan khí sơ tiết quá độ sẽ xuất hiện chứng
đau mắt, choáng váng, mắt đỏ, chảy nước mắt.
Gan khí uất ức,
không sơ tiết được thành bệnh gan khí uất kết như chứng tức ngực, nghẹt thở rất
khó chịu, tưởng bị tim hành phải đi cấp cứu bệnh viện, đau một hay cả hai bên
giang sườn.
Gan tàng (chứa)
huyết, nên đêm người thiếu máu không tàng đủ về gan cũng sinh ra mất ngủ, khác
với tâm chủ về huyết. Gan tàng huyết là chỉ việc điều tiết lượng huyết. Khi vận
động lượng huyết phải gia tăng, khi nghỉ lưu lượng thông của huyết giảm bớt.
Công năng điều tiết lượng huyết như vậy là nhờ vào gan.
Tinh hoa của
gan hiện ra ở móng tay, móng chân. Nếu gan bị bệnh trầm trọng có thể làm móng
tay đen lại. Gân bám vào xương, gân phần nhiều có liên hệ với gan.
Thí dụ, người già động tác chậm chạp, vận
động không nhanh nhẹn vì gan không dinh dưỡng đủ cho gân, gây ra co, dãn, duỗi
của gân không đàn hồi bình thường, không những vậy còn làm cứng lại mà xuất hiện
chứng co giật cấp tính hay vọp bẻ phần nhiều liên hệ tới gan.
Ngoài ra gan
còn là một trong những tạng có nhiệm vụ thanh lọc rất quan trọng để bảo vệ sức
khỏe của con người. Nhiệm vụ chính của gan là tẩy độc. Gan sẽ trung hòa tất cả
những độc tố trong máu và di chuyển chúng xuống thận. Thận, ruột non và ruột
già thanh lọc một lần nữa. Thanh đi ngược lên phế trở lại, còn trọc thì tống ra
ngoài theo đường tiểu tiện và đại tiện.
Gan còn chế biến
tất cả những đồ ăn chúng ta ăn vào và chuyển hóa thành những dưỡng chất cần yếu
để cơ thể chúng ta sẵn sàng hấp thụ. Theo nghiên cứu của Bác Sĩ Bernad MD cho
biết những chất mỡ và cholesterol sau khi gan thanh lọc chuyển xuống thận và ruột
để tiếp tục thanh lọc nữa, nhưng muốn thanh tẩy những chất này cần phải có chất
xơ.
Có một số người
không ăn rau trái và các hạt, nên không có chất xơ để chuyển những cholesterol,
mỡ và tế bào ung thư ra ngoài, rồi chúng lại đi ngược về gan. Cứ thế làm thành
một vòng luẩn quẩn và càng ngày chất độc càng tích lũy càng nhiều mà gây ra bướu
và ung thư là như vậy.
Gan là một tạng
rất quan trọng mà chúng ta có thể qua đời nếu gan ngưng hoạt động trong một vài
tiếng.
Thường người
ta không để ý đến lá gan nhiều, bởi vì lá gan không trực tiếp nối với dây thần
kinh. Vào lúc mà chúng ta cảm thấy có điều gì không ổn định với tạng này, thì hầu
như lúc đó gan đã bị hủy hoại tới 75%. Lúc sự hư hoại đã xuyên qua lớp ngoài của
lá gan và chạm tới những dây thần kinh, thì cảm giác đau đớn mới nhận được. Đó
là những triệu chứng báo động như viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Gan là một tạng
rất quan trọng nên chúng ta cần phải dưỡng gan như ăn uống, thanh lọc, và tẩy rửa
giúp nó có khả năng làm đúng chức năng của nó.
Vậy chúng nên
ăn uống hợp lý tăng cường sức đề kháng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho lá gan.
Ăn nấm
Nấm là một thực
phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất hữu ích cho sức khỏe con người, nó có thể
điều tiết các tế bào xấu, các hoạt tính tế bào Lympho T, có khả năng ức chế tế
bào ung thư gan. Cho nên ăn nấm có thể hỗ trợ cho gan hoạt động hữu hiệu, tăng
cường hệ miễn dịch, làm chậm lão hóa.
Nấm ngoài việc
dinh dưỡng, phòng ngừa các bệnh về gan, còn có thành phần khoáng chất và
vitamin cao, đặc biệt là vitamin D, A rất cần thiết cho cơ thể.
Trong nấm còn
có carotine, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tổng hợp thành vitamin A, cho nên nấm được
gọi là kho tàng vitamin A, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa của gan nhanh
hơn, nâng cao khả năng thích ứng cho cơ thể, giúp làm giảm huyết áp và mỡ,
cholesterol trong máu, giảm tiểu đường hay viêm gan và ung bướu trong gan.
Ngoài ra còn giúp cho bệnh nhân dễ dàng tiêu hóa, hay đầy hơi, ăn không ngon và
giảm cân.
Ăn đậu nành
Chuyên gia
dinh dưỡng cho biết đậu nành có dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm thực vật phong
phú, dòng họ Vitamin E, B3 và các thành phần có lợi khác để giúp hấp thụ và
tiêu hóa. Bệnh nhân ung bướu về gan có thể uống sữa đậu nành với lượng thích hợp
sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên đậu
nành có tính chất hơi hàn, cho nên khi dùng đậu nành có một số người vì tì khí
suy có thể gây ra chướng bụng hay tiêu chảy… Đối với những người này thì không
nên dùng đậu nành, còn nếu dùng mà thấy bất thường thì nên ngưng.
Vì thực phẩm
có tính hàn, nhiệt, cơ thể mỗi người cũng khác nhau do âm dương không quân
bình, nhất là những người tì khí suy, có nghĩa là thận và tì khí yếu, hơi hàn.
Một khi chúng ta dùng đậu nành có tính chất
hơi hàn làm ảnh hưởng tới tiêu hóa là chúng ta nên ngưng lại hay dùng hàm lượng
ít đi.
Ăn măng tây
Măng tây có chứa
axit nucleic, folic acid, glutathione, choline, arginine, mannan, peptidase
rutin có hiệu quả ức chế tăng cường của những tế bào xấu trong gan. Măng tây
cũng có thể sử dụng hằng ngày làm giảm mệt mỏi, tăng cường hệ thống tiêu hóa,
ăn ngon miệng.
Sau đây là những bệnh do gan gây ra:
-Gan phong gây
ra chóng mặt.
-Gan khí uất kết,
đưa tới viêm gan, bướu cổ.
-Gan hỏa thượng
nghịch gây đau đầu, say xẩm.
-Gan hỏa gây
ra mất ngủ.
-Gan khí phạm
vị gây ra tức ngực, bụng và buồn mửa.
-Gan khí phạm
tì gây ra ăn vào là phải đi đại tiện ngay.
-Gan hỏa phạm
phế gây ra ho bất thường và từng cơn.
-Gan âm và thận
âm suy gây ra đi tiểu có lẫn ít máu.
-Viêm gan A,
B, C…
Chúng ta đã lần
lượt đi tìm hiểu về những bệnh do gan gây ra nêu trên. Do đó, chúng ta tìm hiểu
làm sao có thể phòng ngừa cho lá gan được mạnh và hoạt động bình thường:
-Không nên uống
rượu thường xuyên và quá độ.
-Không nên ăn
những thức ăn có nhiều chất béo.
-Không nên bực
bội thường xuyên, giận dữ làm gan uất kết, làm máu không được lưu thông, gây ra
đầy hơi và trướng bụng.
-Không nên ăn
trứng thường xuyên làm gan phải làm việc nhiều.
-Một số người
không thích hợp với cà phê thì không nên uống nhiều.
-Gan thích
chua vì vậy uống nước chanh thanh lọc độc chất cho cơ thể và tốt cho gan.
Khi gan thụ bệnh,
thường chúng ta không biết, chờ tới khi bị hủy hoại tới 75% mới có triệu chứng
báo hiệu. Vì vậy chúng ta nên uống thuốc một năm hai lần, mỗi lần một tháng để
phòng ngừa gan bị bệnh gây sưng gan, làm men gan LDL và HDL xảy ra bất thường.
Xưa kia Đông Y
đã chia ra nhiều loại khí trong cơ thể con người như vinh khí, vệ khí, phế khí,
tì khí, thận khí, cốc khí…
Vệ khí là một
loại khí ngày nay người ta gọi là hệ miễn nhiễm. Người xưa quan niệm vệ khí mạnh
thì chống lại được mọi bệnh tật.
Vì vậy, trong
những bài thuốc bao giờ cũng có những vị thuốc để bổ dưỡng khí và huyết, giúp
cho vệ khí làm việc ở vùng ngực, bụng và các bắp thịt và toàn cơ thể được mạnh,
chống lại bệnh tật. Có nghĩa là giúp cho hệ miễn nhiễm mạnh, chống lại những sự
tấn công từ bên ngoài, điều hợp, và sửa chữa tất cả những sự mất quân bình ở
bên trong.
Cũng trong lý
luận này áp dụng vào chữa trị những bệnh do siêu vi khuẩn gây ra viêm gan, sưng
gan gây ra. Ngoài việc giúp cho lá gan khỏi bị viêm và sưng, còn phải dùng những
vị thuốc để làm tăng sức đề kháng, chống lại siêu vi khuẩn, diệt vi khuẩn. Có vậy
mới hy vọng lá gan trở lại bình thường và siêu vi khuẩn phải từ từ rút lui.
Sau đây là bài
thuốc dưỡng gan chung:
Nhân Trần Phục Linh Thang
1-Nhân trần 12 grs
2-Phục linh 9 grs
3-Bạch truật 9 grs
4-Trạch tả 9 grs
5-Quế bì 6 grs
6-Trư linh 6 grs
Công dụng của thuốc:
-Nhân trần: Chống
viêm và lợi tiểu, giảm vàng da.
-Trạch tả, trư
linh, phục linh, bạch truật: Chuyển nước bị ứ đọng trong bao tử, ruột xuống hạ
tiêu và tống ra ngoài.
-Trạch tả, trư
linh: Trị khát nước.
-Quế bì: Giảm
cảm giác nóng ngoài da.
Gia (thêm):
-Bồ công anh,
long đởm thảo, hạ khô thảo: Trị sốt và tăng cường chức năng của gan.
-Chỉ xác,
hương phụ, đại phúc bì: Tản khí và giáng khí ở trung tiêu khi bụng đầy chướng.
Chú ý: Nếu bị
nhiễm viêm gan A, B, C, D… dùng thuốc trị viêm gan vàng da, gia tăng sức mạnh
cho gan và đồng thời tăng hệ miễn nhiễm, để hệ miễn nhiễm đi tiêu diệt siêu vi
khuẩn, kết quả rất khả quan.
(Bác Sĩ Đặng Trần Hào)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét