[Baøi 3]
Thu nguyeät höõu öùc Mai Sôn Phuû
Hồ Xuân Hương
. “Và đêm trăng
thu Hồ Xuân Hương nhớ Mai Sơn Phủ viết bài thơ Nôm:
Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ- Đêm trăng thu nhớ Mai Sơn Phủ. Bài thơ viết năm 1799”.
Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ- Đêm trăng thu nhớ Mai Sơn Phủ. Bài thơ viết năm 1799”.
Lòng
thỏa, duyên lành nay đã bén,/ Chia phôi thêm thắc thỏm chờ nhau.
Lá ngọc chiều
thu giận hẵn du (1)
Tuần trăng sẽ nhớ
bữa đêm thu.
Bên am Nhất Trụ
trông còn đấy, (3)
Ngọn nước Tam Kỳ
chảy lại đâu
Son phấn trộm mừng
duyên để lại, (5)
Bèo mây thêm tủi
phận về sau.
Trăm năm biết có duyên thừa nữa,
(7)
Cũng đỏ tay tơ
cũng trắng đầu.
(*)Đêm thu, nhớ Mai Sơn Phủ, ghi lại
Thư Viện Online / Trích Lưu Hương Ký, Hồ Xuân Hương.
Thư Viện Online / Trích Lưu Hương Ký, Hồ Xuân Hương.
*
Văn bản chữ Nôm, Ngân Triều soạn:
秌 月 有 憶 梅 山 甫 記
𦲿 玉 𣊿 秌 恨 𠳾遊
徇 𣎞 𠱊 𢘾 𣇊 𣎀 秌
边 庵 一 柱 𥊛 群蔕
𦰟 渃 三 其 沚 吏 兠
崙 坋𥋕𢜠 縁底吏
薸 𩄎 潘 悴 分 衛 𢖖
𤾓 𢆥 别 𣎏 縁 餘 女
共 𧹥 拪 絲 共 𤽸 頭
Chú giải:
Xuân Hương quen biết
Mai Sơn Phủ trong những năm 1799 -1801, lúc ấy Xuân
Hương 27, 29 tuổi, mối tình đã để lại những bài thơ tình nồng nàn thắm
thiết. Mai họ Mai lấy hiệu là Mai Sơn, Phủ theo Đào Duy Anh trong Tự điển Hán
Việt là tiếng sang trọng để xưng người đàn ông. Nguyễn Án người đời xưng là
Nguyễn Kính Phủ. Phạm Đình Hổ hiệu là Tùng Niên nên còn có tên là Tùng Niên
Phủ.
Qua
thơ Lưu Hương Ký ta đoán biết quê chàng ở Hoan Châu vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ngày
nay…Mai Sơn Phủ có lẽ chỉ là một thư sinh chưa đỗ đạt gì, nên không thấy tên
tuổi đỗ đạt trong các khoa thi. Trong thơ chữ Hán của Phạm Đình Hổ, tôi ( TS Phạm Trọng Chánh) tìm ra bài: Tống Liên Cừ
Mai Công phó Vị Hoàng.Tôi cho đó là Mai Sơn Phủ. Bài thơ có câu:
Hoàng giang mưa điểm hương mai nở.
Cuộc tiễn đưa vào mùa hè:
Gậy
trúc ngày hè xa cố đô.. Mùa hè làm gì có mai nở, tôi cho rằng :
chỉ
có giọt nước mắt của Phi Mai tiễn đưa người tình trên sông Hoàng Giang. Phạm
Đình Hổ tiễn đưa một người bạn, và Xuân Hương Hồ Phi Mai tiễn đưa một người
tình. Do đó Mai Sơn Phủ và Mai Công chỉ là một.. Mai Sơn Phủ, người làng
Liên Cừ ở Vinh, làng Sen, Ngày xưa gọi là Vịnh Phố.
Sau mối tình
Hồ Xuân Hương với Nguyễn Du để lại mối hận một đời. Không thấy trong Lưu Hương
Ký nhắc đến anh thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm dù trong thơ truyền khẩu có bài
Bà Lang khóc chồng. Anh Lang mất sớm, mẹ và mai mối ép gả, có lẽ Xuân Hương
không xem đó là một mối tình, nên đù bỡn: thương
chàng nên khóc tỉ tì ti.
Mai Sơn
Phủ yêu nàng, ngõ ý cưới nàng, hai người cắt tóc, trích máu ngón tay hòa vào rượu
thề nguyền., thề nếu phụ tình nhau sẽ bị thần linh trừng phạt: dao búa nguyền xin lụy đến mình. Hồ Xuân Hương đã trao cả tâm hồn
lẫn thể xác cho Mai Sơn Phủ.
Năm 1801 Mai Sơn Phủ rời Thăng Long về
quê để xin cha mẹ cưới nàng. Cuộc chia tay thắm thiết nơi bến sông Vị Hoàng,
nhưng rồi Mai không về Thăng Long nữa. Chàng đã mất trong chiến tranh, vì một
cơn bạo bệnh, hay mối tình cha mẹ chàng không đồng ý ? Mai Sơn Phủ chỉ còn để lại
dấu vết trên đời qua những vần thơ yêu đương nồng nàn thắm thiết của Xuân Hương…
Bài thơ trên được viết năm 1799, lúc ấy Hồ Xuân
Hương 27 tuổi.
Theo Mối tình
Hồ Xuân Hương và Mai Sơn Phủ, TS Phạm Trọng
Chánh
Am
Nhất Trụ, 庵 一 柱, là Chùa Một Cột.
Ngọn
nước Tam Kỳ, 𦰟 渃 三 其, là ba phụ lưu Nghĩa Trụ,
Kim Ngưu và Đại Bi hội tụ thành sông Nhĩ Hà.
hẵn, 𠳾, tiếng đề nghị, yêu cầu người khác làm một việc gì. (Như chữ
hãy)
du,遊, đi dạo, đi
chơi.
*
(1-2), Nỗi nhớ.
(3-4-5-6), Nhớ
thương và cam phận.
(7-8), Trải
lòng.
*
Ngân Triều diễn thơ:
Lá
ngọc long lanh đi vướng víu,
Trăng
này chạnh nhớ bữa đêm thu.
Bên
am Một Cột, chùa trơ đó,
Ba
nhánh Tam Kỳ, nước chở sầu?
Lòng
thỏa, duyên lành nay đã bén,
Chia
phôi thêm thắc thỏm chờ lâu.
Đành lòng thê thiếp âu duyên kiếp,
Đành lòng thê thiếp âu duyên kiếp,
Chỉ đỏ nguyền đeo, đến bạc đầu.
*
*
“Trăm năm có biết duyên thừa nữa”:Hồ Xuân
Hương đã trao thân cho Mai Sơn Phủ rồi mà vẫn thắc mắc chàng đã có vợ hay chưa.
Chỉ đỏ:Người Lào, người Mường khi chia tay nhau có
phong tục cột chỉ màu đỏ vào tay nhau, nước ta thời Xuân Hương không biết có
phong tục ấy chằng ?
*
Tham khảo: Mối tình Hồ Xuân Hương và Mai Sơn Phủ qua Lưu Hương Ký, Tiến sĩ Phạm Trọng Chánh.
Tham khảo: Mối tình Hồ Xuân Hương và Mai Sơn Phủ qua Lưu Hương Ký, Tiến sĩ Phạm Trọng Chánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét