Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Ảnh phóng sự hot/đầu che/ đít khoe/ Viễn Phương st



 Chắc các cụ bô lão họ ta cả ngày ra ngắm phố cho no , khỏi làm phiền các cụ bà nấu nướng!

 

Nguyễn mạnh Hoằng




   




 









 
 
Chắc trên thế giới không có con gái nước nào dám ăn mặc bẩn thỉu,vô giáo dục, vô giáo dục bằng đám thanh niên XHCN VN hiện đại này, thật là chẳng có thuần phong mỹ thuật gì ráo, cha mẹ nó chắc còn ở trong bưng hay mù rồi còn mấy thằng cán bộ văn hoá nhà nước chắc đã dược huấn luyện cho phép thiếu nữ ăn mặc như vậy để làm mồi cho đám VKieu vô giáo dục, khách ngoại quốc để lấy tiền CÒ?
  


Phải che cái đầu, thì khoe cái đít

 
 
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjsdPlrLWFfBAwV8vpPbQ0VqYzXQG83QsjnBAAeULEr-bpmPXxmN8qTkPu3pvtzKfMFJiYSDSk0eijPfnRlxXQLGv9h4KZKO9N-koPOTTxMCezlma3gsPFmQBMmOpVsfBNk4p-k8u6Q_RWa/s1600/1.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgrGhkFtgUrA9exKXhkNsolVRTH30nmr6q5NyzuNkMK-smgApncmBk4sWI6kFG6qK5LPjEbLEKGYtynh0s682xEDFkczHWTwsqqPS7PDCTqzhJOYOMDv1UXO3QKfjMqnjmi3rCeliauV8Lq/s1600/2.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEix65rtf0FjOGme-uMC80nydXzDDuP5stQ8S6Y2G5NVUIizo9LJA9c55osb39QcDhRnJmtcJA-CF-tYL_pcLis5xFLE5woxmWmgZFRE_Hk8eeU0wzZQmf-VskBDuvxtXOsrATO5nsd2k-Kw/s1600/3.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgGQ68p7YOyvcVch-Pud_57AhSSTokltKUDgWDNcY-tQblmlfgpsMUrW0N4fvqFA3Z5Vki4KxL9vsjYeFmkZfBPSqt-QlyAAe3SYo8UV9DNTgbGW9AQi_fc6oM9pqEtTgfi_af7Mt5KiVg2/s1600/4.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEglMpCeax6HSkKMFX44M0GLVK7t_oBeLkKHMWywHjiUCX43D4QZYX4-KUJzWkawTwCckIP4rUTZ5PYJ1_rS4yZV_V075lqNdpHn9X-qksdKb7UCWWr6dlBXnYEOW4Mtxz-mBSBiqRi123LV/s1600/5.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEis352g7Wp7u1BT7RK0bG6_dI7eEQI6uQOhOaxpI8hmzcatcdMmfrHPbP4NYtNisrqBob93ubQkkFmJK2Y9YdsbO8G-Q5c8z8mlTCYvBB4S7ZIAgjBYk6lzh50UPIrmECCY9YVv49BDlRR_/s1600/6.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjPhRy9lux9rDuzMJl4PxP3Dka6AIIoOoh6JAOerDXrtOIswv8ueftv6kGeoxFqzcUg8x5Fs2iKK9u0uMjH1nJ2mE8_kj0Zjevew2wZkCDFKWGjhpuOKD3v6ECR-4sOWAdU68XpzcT-Aco7/s1600/7.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg7VcQ5IdhpFzmG7O9UYLAPF9Qz2CRU6gfMTJ9CBnX7Fd8yl0qby_cVtOsOLMVK-zedeWO40m85p9UmY_jLQRx1fsu5FFnTi2zQU_2Hh3mJjz3lT2V3vPYDBjfB0tWf99tzeQAcQH5SEqDP/s1600/8.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiVikYX423YzTXyS8t5zq19DET-7IWcS-5NIgvoHGLWIQD1gXQ4jVF8ijpyBUHj5BoQLNOKBYEruAaMpZJsWUMH55T-iCLvPzD8Rqro_YzxY_BKmM7eFq4s6EqZfGr5TurET7Tm096fq4XZ/s1600/9.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjpomI-BQqlXOcLcYrKZSDRwATK6hDs1C4k9G6V41FeS9VwkdOZOYq7TERmFk_bre5UwDDhVP4hZlXGm5vnWV3pPbqzVZxNm9dOsr4lO_9sQQ6lknRErIa-gLtCAud4LtdNCmnwTdpiAjmT/s1600/10.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgz87bQLBtzOpeGZvV6lM5qqGwHYYWRThey46aBYL3SX7M0EGnD_ILZ7cufU_lpHGI1B5qrRB8y5rVe5_5Zogz58quj5ru3vAcg1lols_JnwnVtvDua7OthBhKKUEBpocVNgE1nplvTsrqi/s1600/11.jpg
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiaL07AWND0QlhjBYSPcB2ut2lmmr7drBZp3sB5anW09l9jXfVhuduWHD3Qv2vLcn3Srp2d191KW0Gdz9TVZfFZJ4K3l3eHGrj2H-SMHgc4ZenjVnnc455bb-ZcJBA_VolnJHx3SGqIS4_f/s1600/12.jpg
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Bạn cần biết/Lịch sử 2 quần đảo ở Biển Đông của VN/ Viễn Phương chia sẻ

LỊCH SỬ KHÔNG THỂ CHỐI CÃI: PHÁP ĐÃ CHỨNG MINH “HOÀNG SA TRƯỜNG SA”… LÀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

   police-shang2
Việt nam là thuộc địa của Pháp.
Trong thế chiến thứ 2, Nhật có một thời gian khá lâu ở VN. Hai nước này có nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN.
Điều này làm cho Trung Công mặt tái ngắt.
Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục bảo vệ, quản lý và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa của Pháp.
Ngày 19/3/1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ.
Ngày 13/4/1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc.
Ngày 23/9/1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục.
anh-cuc-hiem-tran-chien-dam-mau-o-thuong-hai-hinh-16Ngày 31/12/1930, Phòng Đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này.
Ngày 4/1/1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này.
Ngày 18/2/1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; Trung Quốc lại khước từ.
Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này.
Năm 1938, Pháp phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.
Ngày 15/6/1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa.
Ngày 30/3/1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây.
Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Cau-Long-Bien---dia-diem-rut-quan-cuoi-cungTháng 6/1938, một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise-Empire d’Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle 1938”.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4/4/1939, Chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 15/8/1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và
ngày 26/8/1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp.
Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Theo Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.
Ngày 14/10/1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.
Từ ngày 5/9 đến ngày 8/9/1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5/9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.
Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này.
Ngày 8/9/1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly” (khoản f).
FFNgày 20/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.
Tháng 4/1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.Trướcnhững hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Ngày 24/5 và 8/6/1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.
Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ ngày 17/1 đến 20/1/1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.
Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này.
(source from NGUYEN Van Mui’s blog)

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Cặc bần và dái mít/ Phan Văn Tú/ Báo Mới Hà Nội




Thứ Bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2013


Cặc bần và dái mít

Ngày Thứ Bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Cặc bần và dái mít
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!

Cặc bần và dái mít
Hồi còn sinh viên, một lần về miền Tây Nam bộ ăn đám giỗ, tôi có nghe một sản phẩm dân gian dưới hình thức cặp câu thơ đối rất ngộ nhưng lâu nay chưa thấy nhắc đến trong sách vở:
Nước chảy, cặc bần rung bây bẩy
Gió đưa, dái mít giãy tê tê

Hai câu tả cảnh không có gì đặc sắc. Cái đặc sắc của nó là đưa cả “cặc” lẫn “dái” vào một hình thức thơ trang trọng.

Cặc bần đâm lên tua tủa
Cũng có một dị bản của hai câu này (khác ở chỗ đổi “nước chảy” thành “sóng vỗ”):
Sóng vỗ, cặc bần run bây bẩy
Gió đưa, dái mít giãy tê tê
Có ở vùng sông rạch miền Tây Nam bộ thì mới hiểu được.



Dái mít (có nơi còn gọi là bông mít, là loại quả nhỏ thứ 2 của cây mít, bông đực, cuống nhỏ hơn cuống của trái mít, vị chát. Đặc biệt khi trưởng thành,ngoài da có điểm phấn lấm tấm, sau đó dái mít sẽ đổi màu đen và rụng đi. Dái mít là nhân tố làm cho quả mít sẽ có nhiều múi. Trong ảnh từ dưới lên, có 3 quả: quả mít còn nhỏ, cuống to, có phấn; và 2 dái mít cuống nhỏ, chưa có phấn; hậu cảnh là quả mít khi đã phát triển. Dái mít, không phải là "khóm mít". NT) *

“Dái mít” thì hầu như ai cũng biết, đó là cách nói khác của “khóm mít”. Còn “cặc bần”?
Trước hết, xin nói ngay, “bần” là một loài thực vật. Học giả Vương Hồng Sển viết về cây bần như sau: “Bần là cây gỗ tạp, mọc dựa mé nước, rễ nhiều, bám theo đất phù sa mà làm cho đất có phần vững chắc không trôi khi sóng đánh. Cây bần có lá xanh rất đẹp, ban đêm đom đóm đậu nhiều trông rất xinh. Có trái, ăn với mắm sống rất ngon. Chúa Nguyễn Ánh được nếm qua, rất hài lòng và ban cho tên chữ là Thúy Liễu. Rễ của bần dùng làm nút ve được. Phân ra có loại bần-chua, trái lớn; và bần-ổi, trái nhỏ hơn và tương đối ít chua hơn. Xưa nay, nghề uốn và chơi kiểng, phàm cây kiểng lão và gốc bần quá già, khi nào gốc dẽ ra ngoài bờ ngoài nước thì gọi là nó chiếu thủy, ý nói bóng cây ấy làm dáng và dòm xuống nước”.

Sông rạch miền Nam có nhiều loại cây khá đặc trưng, đặc biệt là những cây “mở đất” như đước, mắm. Bần cũng thuộc loại cây có công trong quá trình Nam tiến. Loài bần có những sợi rễ ngoi lên từ mặt bùn đất trông khá gợi tình. Người dân gọi đó là “cặc bần” tương tự như người miền Trung gọi những cội dứa hoang có những rễ cây thon thon nhô đầu đâm ra rồi trườn xuống, lăm le đâm vào bờ suối là “cặc dứa”….

Về Cà Mau, bạn sẽ được biết về cây mắm, cây đước, cây bần với “cặc bần”, “cặc mắm”. Đó là những loài thực vật cứ như người nông dân lom khom trên vùng đất mới để đi tìm một chốn dừng chân và lặng lẽ, miệt mài sinh sôi nảy nở với vùng đất sình lầy để lấn biển và giữ đất.

Nguyễn Duy trong bài thơ “Đánh thức tiềm lực” có viết:

“Tôi về quê em – châu thổ mới bồi
sông Cửu Long giãn mình ra biển
đất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyển
cây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi”


Cây bần, cái tên gọi đã gần gũi với người nông dân nghèo, thường sống ở bờ sông, nửa ướt nửa khô, chơi với cá đùa với chim. Gốc bần trở thành “bến đò”, là nơi dân nghèo neo đậu chiếc xuồng nhỏ. Hầu như không một người dân nghèo miền Tây nào lại chưa từng nếm bát canh chua nấu bằng quả bần. Cây bần cũng là hình ảnh thân thương trong tâm hồn của người miền Tây Nam bộ xa xứ.


Hoa bần

Trái bần lúc còn non, ăn cũng rất thú vị. Có một điều độc đáo là hoa bần rất… quý phái: màu trắng tím, cánh hoa đỏ đậm, mảnh, cao. Tiểu nhuỵ nhiều, đáy chỉ đỏ tím, quả bì dày, nạc chua chua; hột nhiều.

Hiện ở miền Tây còn có nhiều khu vực bần sống thành rừng lớn như ở các các huyện Long Phú, Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Cây bần đang bị khai thác vô tội vạ để làm củi và rễ làm nút bần xuất khẩu.

Bần tạo thành rừng phòng hộ khá tốt và góp phần ổn định hệ sinh thái nhưng nguy cơ phá bần nuôi trồng thủy sản đang báo động. Cái lợi trước mắt có khi làm người ta không ngần ngại “bần cùng hóa” những rừng bần. Biết đâu có ngày nào đó, bạn sẽ không còn có cơ hội kiểm chứng cái… cặc bần trong câu ca dân gian trên đây?

Phan Văn Tú

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Bạn có biết: Đại phú do thiên, tiểu phú do cần!/ Tin 24h

"Đại gia" Nam kỳ: Người giàu nhất Đông Dương một thuở

Chủ Nhật, ngày 15/05/2016 13:00 PM (GMT+7)
Cuối thế kỷ 19, dân gian truyền nhau câu nói về “tứ đại phú hộ” giàu nhất Việt Nam, thậm chí cả Đông Dương lúc bấy giờ bao gồm nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
3913
Tuy nhiên, người thứ tư có nhiều thay đổi, có lúc là tứ Hỏa (tức chú Hỏa - Hui Bon Hoa), có lúc là tứ Bưởi (ông Bạch Thái Bưởi). Riêng người đứng đầu là ông Huyện Sỹ không bao giờ thay đổi.
Ông Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ, sinh năm 1841, vốn quê quán ở Long An và là một gia đình theo đạo Công giáo, ông có tên thánh là Philippe. Thấy ông thông minh, lanh lợi nên các cha người Pháp đưa ông sang học ở Malaysia, nơi ông học thêm nhiều ngôn ngữ khác bên cạnh chữ quốc ngữ. Do thầy dạy cũng có tên Sỹ nên theo truyền thống Nho giáo tôn trọng “quân, sư, phụ”, ông được đổi tên là Lê Phát Đạt, cái tên mong muốn cuộc đời được phát đạt và không ngờ ứng với cuộc đời ông sau này. Khi về nước, do giỏi tiếng Pháp nên ông được gọi làm thông ngôn và tới năm 1880 được chính phủ Nam Kỳ bổ nhiệm làm hội đồng quản hạt Nam Kỳ.
Mặc dù đã đổi tên là Lê Phát Đạt nhưng dân gian vẫn gọi ông theo tên cũ là Huyện Sỹ.
Có chí làm quan, có gan làm giàu
Cơ may của ông đến nhờ làm việc cho người Pháp. Khi Pháp đưa quân vào đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa như của Thủ Khoa Huân, tình hình loạn lạc, dân chúng sợ quân Pháp nên bỏ chạy tứ tán. Pháp chiêu dụ cách mấy vẫn không có mấy người trở lại hoặc đứng ra nhận ruộng đất, thành ra ruộng đất bỏ hoang rất nhiều, được xem là đất vô thừa nhận. Người Pháp bèn tổ chức phát mại ruộng đất này nhưng không ai mua. Giá phát mại hạ xuống rất thấp, có lúc chỉ bằng 1% giá trị ban đầu mà vẫn không có người mua, vì người ta sợ Pháp và sợ sau này bị triều đình bắt tội. Bất đắc dĩ, chính quyền Pháp bèn vận động những người Việt đang làm việc phải mua đất để làm gương cho người dân mua theo.
Ông Huyện Sỹ lúc đó dành được một số tiền khá lớn, dự định mua ít nhà phố ở Sài Gòn để cho thuê. Nhân việc này ông đánh liều lấy tiền mua một số thửa đất có địa thế tốt và thuê người gieo trồng thử. Không ngờ năm đó mưa thuận gió hòa, lúa lên xanh tốt. Không cần đợi đến cuối mùa, nhận thấy lợi ích từ đầu tư vào ruộng lúa rất lớn, là người quảng giao, ông Huyện Sỹ lập tức đi vay mượn tiền của bạn bè để mua đất tiếp, mấy năm trúng mùa liên tiếp khiến tài sản ông tăng đến chóng mặt, hầu như ruộng đất khu vực Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ đều về tay ông. Khi ruộng lúa bão hòa, lại nhận thấy xu hướng Sài Gòn sẽ sớm gia tăng dân số, mở rộng thành phố, ông lấy lợi nhuận từ lúa để mua hàng loạt khu đất rộng lớn mênh mông sát với thành phố như vùng Gò Vấp (lúc đó chỉ là đất hoang ngoại thành) để cho thuê xưởng, nhà máy, cất nhà cho thuê… Không có số liệu được ghi lại nhưng người ta ước tính chỉ riêng nhà cho thuê, ông Huyện Sỹ đã có tới hàng ngàn căn.
Như vậy, có thể nói phần lớn thành công của ông Huyện Sỹ là nhờ may mắn đã song hành nhưng cũng không thể phủ nhận được cái gan, cái liều và sự nhìn xa trông rộng của ông đã góp phần đưa ông lên thành phú hộ hàng đầu Việt Nam và Đông Dương.
 "Đại gia" Nam kỳ: Người giàu nhất Đông Dương một thuở - 1
Hai pho tượng ông bà Huyện Sỹ như nằm ngủ trên hai ngôi mộ. Ảnh: PTG
Sống cần kiệm và làm việc thiện
Là một người được học hành tử tế và bản thân có lẽ cũng hiểu việc giàu lên của mình cũng có sự mất mát, thiệt thòi của người khác nên ông Huyện Sỹ có cách hành xử đặc biệt. Không giống nhiều phú hộ giàu xổi khác, ông treo trong nhà hai câu đối:
Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách/ Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ
Tạm dịch: Trong gia đình phải chăm chỉ và tiết kiệm/ Xử thế với người ngoài phải hòa hoãn và nhẫn nhịn.
Ông không xây dinh thự quá to lớn, ông cũng không tiêu xài xa xỉ. Các con ông đều được cho đi du học nước ngoài, khi về ông giao cho ruộng đất để kinh doanh tiếp bước gia đình. Trong các con của ông Huyện Sỹ, người con trưởng Denis Lê Phát An được ông giao cho vùng đất Hạnh Thông ở Gò Vấp và ông An đã góp phần làm cơ ngơi này ngày càng phát triển.
Các người con còn lại như Lê Thị Bính, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều được chia đất đai và trở thành các đại điền chủ nhiều ruộng đất ở Long An, Đồng Tháp Mười…
Ông Huyện Sỹ đã bỏ tiền để xây dựng nhà thờ Chợ Đũi (sau gọi là nhà thờ Huyện Sỹ), số tiền bỏ ra rất lớn, tương truyền bằng 1/7 gia sản của ông. Sau khi hiến tặng sáu mẫu đất để xây nhà thờ Chí Hòa nhưng giáo xứ không có tiền xây, ông Huyện Sỹ đã cắt bớt một gian công trình nhà thờ Chợ Đũi rồi thêm tiền hiến tặng đó xây nhà thờ Chí Hòa.
Noi gương ông, người con trai Denis Lê Phát An cũng đã hiến tặng tiền để xây nhà thờ Hạnh Thông Tây thay cho ngôi nhà thờ nhỏ cũ kỹ và dột nát.
Một dòng họ vinh quang tột đỉnh
Người con gái thứ của ông Huyện Sỹ là Lê Thị Bính đã kết hôn với ông Nguyễn Hữu Hào, một đại điền chủ người Gò Công. Đến năm 1914, bà hạ sinh một người con gái, đặt tên là Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, đến năm 12 tuổi gia đình cho cô Lan sang Pháp học, đến năm 1932 sau khi tốt nghiệp tú tài mới về nước. Một thời gian sau, khi đang ở Đà Lạt, cô Lan được cậu Lê Phát An gọi đến dự tiệc và ra mắt với vua Bảo Đại, cuộc gặp đó dẫn đến tình cảm phát sinh giữa hai người.
Trong hồi ký Con rồng Việt Nam, vua Bảo Đại kể lại rằng đây là cuộc hôn nhân sóng gió vì ông bị triều thần phản đối, lý do Bảo Đại theo đạo Phật còn cô Lan theo đạo Công giáo lại mang quốc tịch Pháp. Khi Bảo Đại cầu hôn, gia đình cô Lan đưa ra những điều kiện như cô Lan phải được tấn phong hoàng hậu, ngoài ra còn phải được tòa thánh cho phép đặc biệt, ai giữ đạo nấy nhưng con cái sinh ra đều chịu phép rửa tội và giữ đạo giáo luật.
Ngay sau hôn lễ, cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã được tấn phong hoàng hậu với tước vị Nam Phương hoàng hậu. Đây là một biệt lệ đối với các chánh cung trong triều Nguyễn vì cả mười hai đời vua nhà Nguyễn trước đó, các bà chánh cung chỉ được phong tước hoàng quý phi, chỉ đến khi qua đời mới được truy phong hoàng hậu.
Tương truyền ông bà Nguyễn Hữu Hào đã tặng của hồi môn cho con gái về nhà chồng là một triệu đồng bạc Đông Dương, tương đương 20.000 lượng vàng. Người ta cũng đồn đại rằng vua Bảo Đại sau đó tha hồ ăn chơi du hí là nhờ tiền vợ. Ông còn mang tiếng là vua mà ngân khố chẳng có bao nhiêu để tiêu xài.
Ông Denis Lê Phát An sau này được Bảo Đại phong tước vương (An Định Vương), là một tước hiệu cao quý nhất xưa nay chỉ phong tặng cho những người thuộc tầng lớp hoàng tộc chứ không phải cho dân thường.
Một cõi an nhiên
Ông Huyện Sỹ mất năm 1900, lúc đó nhà thờ chưa xây xong, phải đến năm 1920 khi bà Huỳnh Thị Tài mất, lúc đó thi hài hai vợ chồng ông Huyện Sỹ mới được đưa vào an táng trong một gian phòng phía sau cung thánh tại nhà thờ Huyện Sỹ.
Được ngăn cách bên ngoài bởi một hàng rào sắt, phần mộ của hai vợ chồng nằm ở hai bên, theo phong cách cổ “nam tả, nữ hữu”. Công trình mộ toàn bộ bằng đá, chạm trổ công phu, có các phù điêu điển tích của chúa Giêsu rất sinh động. Mộ được đặt trong một khối đá cẩm thạch trắng, phía trên có tạc tượng hai vợ chồng đang nằm như ngủ. Ông Huyện Sỹ mặc áo dài đội khăn đóng, không để râu, hai tay đan lại đặt trước bụng. Bà Tài để đầu trần, tư thế cũng y như chồng. Cả hai pho tượng đều được tạc vô cùng mềm mại và sống động, những đường nét tinh tế trên từng nét mặt, thớ vải…
Ngoài hai pho tượng nằm an nghỉ, còn hai pho tượng chân dung ông bà Huyện Sỹ được đặt đối diện nhìn nhau, thần sắc tươi tỉnh. Ngôi mộ là một tuyệt tác về kiến trúc lẫn điêu khắc.
Linh mục Ernest Nguyễn Văn Hưởng, chánh xứ Chợ Đũi (nhà thờ Huyện Sỹ), cho biết khu mộ đã có nhiều thay đổi, trước đây hai bên khu mộ là hai gian phòng lễ nghi, sau này nhà thờ xây dựng bổ sung hành lang phía sau nên có thể đi vòng qua giữa hai gian cung thánh mà không cần đi ngang phòng mộ. Khu mộ luôn được nhà thờ chăm sóc kỹ càng để thể hiện lòng biết ơn với hai ông bà. Trong vài năm gần đây, ba lần các con cháu ông Huyện Sỹ từ nước ngoài về thăm mộ và đều tỏ ra vui mừng khi thấy mộ phần được giữ gìn và rất tự hào về truyền thống gia đình. Họ là những người cháu đời thứ ba, nhiều người đã lập gia đình với người nước ngoài và không nói được tiếng Việt. Có người cho biết gia cảnh họ cũng nghèo, không khá giả gì, khác hẳn với sự giàu có năm xưa của dòng tộc.