Anh Em Trong bài Ngậm Ngùi
Tôi xin bổ tuc vài điểm liên quan tới bài "Ngậm Ngùi" Thơ Huy Cận, Phạm Duy phổ nhạc.
Đây là một vài chi tiết do Cù Huy Cận và Cù Huy Chử (em ruột Huy Cận) kể cho tôi nghe.
Huy Cận có một căn nhà ở đường Mạc thị Bưởi (lâu quá không nhớ chính xác) hay đường Đinh Công Tráng (cũ) gần Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Lâu lâu vào trong Nam công tác ông ta mới vào đây ở.
Cù Huy Chử ở 1 biệt thự (đường Đoàn Kết) trong làng Đại Học Thủ Đức. Sau trường Trung Học NguyễnHữu Huân (TH Thủ Đức xưa). Nhà này trước đây của ông bà Tiến Sĩ Mai Trần Ngọc Tiếng. (2 vợ chồng đều là Tiến Sĩ. Không con. Có 1 con gái nuôi. Bà Mai Trần Ngọc Tiếng là người phụ nữ VN đầu tiên đứng ra tổ chức hội nghị Giáo Dục Á Châu ở Trường Kỹ Thuật Việt Đức năm 1973. Hàng xóm với bà Bùi thị Lạng: nữ Tiến Sĩ Sinh vật học đầu tiên của VN tốt nghiệp ở Mỹ dạy ĐH Khoa Học).
Quê Huy Cận ở Nghệ An. Ông bố xuất thân là 1 thầy đồ nho hết thời. Tất cả trông nhờ vào sự tần tảo, lam lũ của bà mẹ. Ông Bố là thầy đồ nên suốt đời chẳng làm ăn gì cả. Ăn ở không suốt ngày ngồi gặm cái cán quạt buồm đến nỗi nó vẹt gần như mất cả cán. Nhà lại đông con (hình như là 7 anh chị em).
Huy Cận rất thương cô em gái út. Vì nhà nghèo lại đông con nên ông ta phải ra Huế giúp việc cho một người bà con để được nuôi ăn học. Huy Cận rất thương cô em gái út này.
Ở nhà cô út chỉ quanh quẩn bên cha mẹ. Ngày xưa liên lạc đâu phải dễ dàng. Cô út (khoảng 9,10 tuổi) thì bị đậu mùa rồi qua đời. Nghỉ hè H. Cận về nhà mới biết em út đã mất.
Ông ra thăm mộ em ở cuối vườn. Nơi đó có trồng mấy cây thông reo. Mắc cở lẫn cỏ dại mọc trùm cả ngôi mộ.
Chính Huy Cận nói với tôi (khoảng 1991) Còn Cù Huy Chử thì kể chuyện này (khoảng 1990) trước đó.
Bài thơ Ngậm Ngùi chính là bài thơ anh khóc em chứ không phải là bài thơ tình. Xin đừng hiểu lầm.
Anh Em Trong Ngậm Ngùi
Ngậm Ngùi do Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơcùng tên của Huy Cận rất được dân miền nam và sau này, ở hải ngoại, ưa thích. Cả nhạc sĩ lẫn người thưởng ngoạn đều tưởng rằng đó là bài thơ, bản nhạc tình; hai kẻ yêu nhau, khi bóng đã xế tà, đang tình tự trong một khu vườn hoang vắng. Khi hát, nam ca sĩ thì hát đúng lời của bài thơ, bản nhạc, còn nữ ca sĩ thì tự động hoán chuyển “anh” thành “em” và ngược lại.
Đến năm 2006 “trong chương trình âm nhạc cuối tuần của Đài RFA cũng như chương trình văn học nghệ thuật của Đài RFI, anh Hà Vũ (Cù Huy) khẳng định lại, bài thơ Ngậm Ngùi được viết cho người em gái ruột của nhà thơ mất khi còn nhỏ, độ tuổi trăng rằm, khi nhà thơ đến thăm mộ.” (1)
Và tôi đã viết lời bình cho đoạn cuối bài thơ:
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ
Hồn anh đã chin mấy mùa thương đau
Thế rồi bóng cây đã dài, trời đã sắp tối, nỗi đau thương trong hồn đã chín, trái sầu đã trĩu nặng, thi sĩ vẫn nán lại để cùng cô em gái “sống” một giấc mơ, một kỷ niệm sau cùng trước khi từ giã. Cảnh và tình kết hợp, quyện lẫn với nhau thành một bức tranh thơ rất buồn, rất đẹp.
Tay anh em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi
Và chàng mơ thấy em tựa đầu lên tay mình nhưngày xưa còn bé, mắt nhắm, giấc ngủ bình yên. Ôi! Đúng lúc ấy trái sầu trĩu nặng trong hồn chàng bấy lâu bỗng đứt cuống rụng rơi, biến mất. Người chàng nhẹ nhàng bay bổng; hạnh phúc ập đến choáng ngợp tâm hồn. (1)
Em ở đây không phải người yêu mà là “ hồn ma bóng quế ” của đứa em gái trong tâm tưởng của nhà thơ. Cho nên khi nữ ca sĩ hát mà tự động hoán chuyển giới tính, thay “anh” bằng “em” thì … trật lất. Thế mà thỉnh thoảng xem TV các cô ca sĩvẫn cứ ung dung “ Tay em anh hãy tựa đầu ”, chẳng cần biết “ trời trăng mây nước ” gì hết thì quả là đáng … sợ thật.
Phạm Đức Nhì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét