Ngụy
Nguyễn Huy Cường
06-01-2014
Tôi muốn viết chuyện này từ lâu.
Khi
mới vào Nam sinh sống, tôi gọi những người lính, sỹ quan quân đội Sài
Gòn cũ là “Ngụy” rất tự nhiên. Khi viết, nếu bài viết đề cập tới chính
thể ở Miền Nam trước ngày 30/4/1975 tôi cũng quen miệng gọi đó là NGỤY
QUYỀN. Cần nói rõ rằng, cách gọi này thực sự là… quen mồm chứ không có ý
gì cả.
Dần
dà, cách gọi này trở nên “có vấn đề”. Đó là khi tiếp cận một số nhân
vật khả kính, một số học giả, nhân sỹ gốc Việt từ Mỹ về thì cách gọi này
gây nên một thương tổn lớn. Những người đối diện với mình có khi chính
là “Ngụy” trong câu chuyện.
Sự
thương tổn ở đây không phải là mình làm thương tổn họ mà chính là mình
làm thương tổn mình. Khi đó, chính mình đã “Lạy ông, tôi ở …trình độ
này” khi vốn văn Việt-Hán của mình quá tệ, không đủ để hiểu bản chất của
chữ NGỤY.
NGỤY là một cái được tạo ra giống về hình thức, để thay thế một cái cũ không chính đáng.
Chính
quyền ở miền nam trước 1975 là chính quyền hợp hiến. Nó được tạo nên
bởi những cuộc bầu cử đàng hoàng, nó có đồng tiền riêng, có thủ đô, tại
thủ đô, có đại sứ của nhiều nước và chính quyền này có đại diện ngoại
giao ở nhiều nước trên thế giới.
Về
nguyên tắc, cần biết rằng: Văn bản có giá trị pháp lý muộn nhất, công
khai, phổ cập trên bình diện quốc tế, có chữ ký của Bộ trưởng ngoại giao
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng ngoại giao
Mỹ William P. Rogers, chính là HIỆP ĐỊNH PARIS về Việt Nam năm 1973 công
nhận chính thể này bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt là VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Về phía chính thể này, ông Trần Văn Lắm, bộ trưởng bộ Ngoại giao hạ bút
ký cùng ba bộ trưởng Mỹ, Việt Nam DCCH, chính phủ CMLTCHMNVN.
Mấy
ngày nay trên báo Tuổi Trẻ và nhiều báo khác khi viết về vấn đề biển
đảo, Hoàng Sa đã dùng cụm từ VIỆT NAM CỘNG HÒA là rất xác đáng.
Chiến
tranh, đối kháng hai miền đã lùi xa gần 40 năm, việc gỡ bỏ những thiên
kiến, gọi đúng tên người tên vật vừa là tôn trọng sự thật, vừa là tránh
gây… tổn thương chính người gọi.
Nguyễn Huy Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét