Cuốc xe cuối cùng !
Một tài
xế taxi ở thành phố New York, Mỹ đã kể câu chuyện này:
Tôi đến địa chỉ được thông báo và
bấm còi. Sau khi đợi vài phút, tôi lại bấm còi lần nữa. Vì chuyến này là chuyến
cuối cùng trong ca làm việc của tôi nên tôi chỉ nghĩ đến việc muốn ra về cho
nhanh. Thế nhưng, thay vào đó tôi lại để xe ở công viên, rồi bước lại gần cửa
nhà và gõ cửa…
“Đợi một phút”
– giọng một người già, có vẻ đã yếu trả lời. Tôi còn nghe thấy tiếng kéo lê cái
gì đó trên sàn nhà.
Một lúc sau cánh cửa mở ra. Một bà
lão người nhỏ nhắn khoảng 90 tuổi đang đứng trước mặt tôi. Bà mặc một chiếc váy
hoa và đội một chiếc mũ tròn có gắn mạng che bằng lưới trên đầu – giống như vừa
bước ra từ một bộ phim của những năm 40.
Bên cạnh bà là một chiếc va ly nhỏ
bằng ni-lông. Căn hộ trông như không có ai sống nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều
được phủ bằng giấy.
Không có đồng hồ trên tường, không
có đồ trang trí hay đồ dùng trên các kệ. Ở góc nhà là chiếc hộp các-tông đựng
đầy ảnh và đồ thủy tinh.
“Anh giúp tôi mang túi ra xe chứ?” – bà nói.
Tôi mang chiếc va ly ra xe rồi quay
lại đỡ bà lão.
Bà cầm tay tôi và chúng tôi đi chậm rãi về phía lề đường.
Bà lão liên tục cảm ơn tôi vì đã giúp đỡ.
Bà cầm tay tôi và chúng tôi đi chậm rãi về phía lề đường.
Bà lão liên tục cảm ơn tôi vì đã giúp đỡ.
“Không có gì”
– tôi nói.
“Cháu chỉ cố gắng đối xử với khách hàng như cách mà cháu
muốn mọi người đối xử với mẹ cháu”.
“Ồ, anh là một chàng trai tốt bụng” – bà nói. Khi đã vào trong xe, bà lão đưa tôi địa chỉ rồi đề nghị:
“Ồ, anh là một chàng trai tốt bụng” – bà nói. Khi đã vào trong xe, bà lão đưa tôi địa chỉ rồi đề nghị:
“Anh có thể lái xe đi qua trung tâm thành phố được không?”
“Đó không phải là con đường ngắn nhất bà ạ!” – tôi trả lời.
“Ồ, không sao. Tôi không vội. Tôi đang trên đường đến nhà dưỡng lão”.
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu. Mắt bà hơi ướt.
“Đó không phải là con đường ngắn nhất bà ạ!” – tôi trả lời.
“Ồ, không sao. Tôi không vội. Tôi đang trên đường đến nhà dưỡng lão”.
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu. Mắt bà hơi ướt.
“Tôi không có gia đình” –
bà tiếp tục nói bằng giọng nhẹ nhàng.
“Bác sĩ nói rằng tôi không còn nhiều thời gian nữa”.
Tôi lặng lẽ vào số và tắt đồng hồ đo mét.
“Bà muốn đi con đường nào?” – tôi hỏi.
Hai giờ sau, chúng tôi đã đi vào thành phố. Bà chỉ cho tôi tòa nhà mà bà đã từng làm việc như một người điều hành thang máy.
Chúng tôi đi qua khu nhà mà bà và chồng từng chung sống khi họ mới cưới. Bà đề nghị tôi đi qua một cửa hàng mà trước kia từng là phòng khiêu vũ mà bà luyện tập thời còn con gái.
Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm lại trước một tòa nhà hay một góc phố nào đó, rồi bà ngồi nhìn chăm chăm vào bóng tối, không nói gì.
“Bà muốn đi con đường nào?” – tôi hỏi.
Hai giờ sau, chúng tôi đã đi vào thành phố. Bà chỉ cho tôi tòa nhà mà bà đã từng làm việc như một người điều hành thang máy.
Chúng tôi đi qua khu nhà mà bà và chồng từng chung sống khi họ mới cưới. Bà đề nghị tôi đi qua một cửa hàng mà trước kia từng là phòng khiêu vũ mà bà luyện tập thời còn con gái.
Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm lại trước một tòa nhà hay một góc phố nào đó, rồi bà ngồi nhìn chăm chăm vào bóng tối, không nói gì.
Khi ánh Mặt trời đầu tiên dần hé ở
đường chân trời, bà đột nhiên nói:
“Tôi mệt rồi. Giờ
chúng ta đi thôi”.
Chúng tôi tiếp tục đi trong im lặng
tới địa chỉ mà bà đã đưa. Đó là một tòa nhà thấp, giống như một ngôi nhà nghỉ
dưỡng nhỏ, có đường lái xe bên dưới một mái hiên.
Hai hộ lý bước ra xe ngay khi chúng tôi đến. Họ trông có vẻ lo lắng khi nhìn từng cử động của bà.
Chắc chắn họ đang mong bà tới.
Tôi mở cốp xe và đặt chiếc va ly ở cửa. Bà lão được dìu vào chiếc xe lăn.
“Tôi nợ anh bao nhiêu?” – bà vừa lấy ví vừa hỏi.
“Không gì cả” – tôi nói
“Anh cũng phải sống chứ” – bà trả lời.
“Cháu còn có những khách hàng khác” – tôi nói.
Không chút chần chừ, tôi cúi xuống và ôm bà. Bà cũng ôm tôi rất chặt.
“Anh đã mang lại cho một bà già nhỏ bé những phút giây hạnh phúc. Cảm ơn anh” – bà nói.
Tôi nắm chặt tay bà, rồi bước đi trong ánh sáng mờ mờ của buổi sáng sớm. Cánh cửa đóng lại phía sau tôi, giống như âm thanh của tiếng đóng cửa một cuộc đời.
Tôi không đón thêm khách vào ca làm việc đó. Tôi lái xe và miên man suy nghĩ. Suốt cả ngày hôm đó, tôi gần như không nói câu nào. Nếu bà lão gặp phải một lái xe nóng tính hay một người thiếu kiên nhẫn thì sao? Nếu tôi từ chối đề nghị của bà, hay lại bấm còi thêm một lần nữa rồi bỏ đi thì sao?
Hai hộ lý bước ra xe ngay khi chúng tôi đến. Họ trông có vẻ lo lắng khi nhìn từng cử động của bà.
Chắc chắn họ đang mong bà tới.
Tôi mở cốp xe và đặt chiếc va ly ở cửa. Bà lão được dìu vào chiếc xe lăn.
“Tôi nợ anh bao nhiêu?” – bà vừa lấy ví vừa hỏi.
“Không gì cả” – tôi nói
“Anh cũng phải sống chứ” – bà trả lời.
“Cháu còn có những khách hàng khác” – tôi nói.
Không chút chần chừ, tôi cúi xuống và ôm bà. Bà cũng ôm tôi rất chặt.
“Anh đã mang lại cho một bà già nhỏ bé những phút giây hạnh phúc. Cảm ơn anh” – bà nói.
Tôi nắm chặt tay bà, rồi bước đi trong ánh sáng mờ mờ của buổi sáng sớm. Cánh cửa đóng lại phía sau tôi, giống như âm thanh của tiếng đóng cửa một cuộc đời.
Tôi không đón thêm khách vào ca làm việc đó. Tôi lái xe và miên man suy nghĩ. Suốt cả ngày hôm đó, tôi gần như không nói câu nào. Nếu bà lão gặp phải một lái xe nóng tính hay một người thiếu kiên nhẫn thì sao? Nếu tôi từ chối đề nghị của bà, hay lại bấm còi thêm một lần nữa rồi bỏ đi thì sao?
Thoáng suy nghĩ, tôi cho rằng tôi
chưa từng làm một việc nào quan trọng hơn thế trong đời mình.
Chúng ta
thường nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta đầy những khoảnh khắc tuyệt vời. Nhưng
những khoảnh khắc tuyệt vời ấy lại thường được bao bọc bởi cái vỏ đời thường,
bình dị mà người ta thường coi là những chuyện vặt vãnh.
Nguyễn Thảo (Theo Elite Daily)
Không biết tôi đã đọc ở đâu, câu 1 nói rất ý nghĩa: "Con ơi! Hãy mở lòng với những người khốn khổ. Nhất là đối với những người già! Làm l việc nghĩa, một điều thiện là con đã "cho" một cách rất nhân ái. Con đừng mong rằng "người nhận" sẽ trả lại cho con mà chính Ơn trên và tha nhân sẽ bù đắp lại". Hãy thoả lòng khi làm xong một việc từ thiện, đó chính là phần thưởng cao quý nhất.
Trả lờiXóa