Blogngantrieu12.blogspot.com Xin chân thành cảm ơn các bạn đã tham gia gửi bài vở cho trang blog của chúng ta ngàn càng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức: *Danh sách các bạn đã cộng tác cùng ban biên tập: 1/- vhp.Hải Vân 2/- vhp.Hạ Vũ 3/- Viễn Phương 4/- Cảnh Tú 5/- Phạm Việt Nga 6/- Trần Lâm Phát 7/- Phạm Thị Hòa 8/- vkp.Đạm Phương 9/- Ngu Uyên 10/-Tô Thị Hằng 11/- Nguyễn Văn Xây 12/- Kim Trương 13/-Đinh Thị Hỏi 14/- Nguyễn Nam 15/-Thái Hy 16/- Thu Ngân 17/- Hồ Phất 18/- Hồ Thị An 19/- Mặc Hiền Phạm Văn Rã 20/-Đào Anh Dũng 21/- Võ Kim Ngân 22/- Trần Xuân Lộc ..... *Kính chúc các bạn cùng quý quyến, MỘT NĂM GIÁP NGỌ AN KHANG & HẠNH PHÚC. *Kỷ niệm Blogngantrieu 12.blogspot.com tròn hai năm tuổi. Số bài đăng 703 bài Số lượt xem 12.590 lần
Mình không có thói quen la cà ở chợ để xem người ta mua bán gì vì sức khỏe không tốt khi chen vào các chỗ đông người. Mấy hôm nay gần Tết vì cần mua ít vật dụng thì đi chợ ... Thật là nhộn nhịp, cái chợ nhỏ cạnh cư xá,hàng hóa đủ thứ,người ta bày bán đầy trên vỉa hè,cạnh lối đi...đủ các loại hàng: cá thịt,rau cỏ vườn nhà và hoa trái để dành cúng ông bà trong 3 ngày Tết.. Nhưng mà ..ghé một hàng quen bán rau quả , cô Chi -trạc bằng tuổi con mình than thở: Ế quá cô ơi,chưa năm nào ế hàng như năm nay,bà con ít mua quá,có món tới trưa chưa bán được gì...Tết đến,đủ thứ tiền phải chi... Thấy vậy,chọn một ít thứ .Cô đảm bảo: "đây là đu đủ vườn nhà.Họ là người đàng hoàng không tiêm thuốc mau chín đâu mà cô lo"..ngồi lại một lát,mua trái đu đủ và ít rau rồi ra về. Mình nhớ lại cách đây năm mươi năm,lúc mình còn bé và còn mẹ.Mẹ làm thợ may ở quê.Quanh năm,bà con ít may vá vì vải vóc khan hiếm và họ cũng nghèo,không có tiền ,mọi thứ chờ vào dịp tết. Bắt đầu tháng chạp,việc nhiều không xuể.Đêm nào mẹ cũng ngủ được khoãng 3,4 tiếng,thức gần như suốt bên ngọn đèn dầu...về sau thì khá hơn là chiếc đèn"măng-xông". Người khá giả một chút,nhờ bán đậu,lúa., mì ,rau quả.. được nhiều tiền thì mua sắm ngay từ đầu tháng chạp.Người nghèo , nhờ mấy ngày giáp tết mới đủ tiền mua cho con manh áo mới.Câu "thợ may ăn vải" với mẹ mình là không đúng hẳn.Với mấy bà con nầy,khi đưa vải đều nằn nì mẹ may cho hết :quần áo gấp lai to để mai mốt nó lớn lên thì tháo ra sổ xuống...Đôi khi còn năn nỉ xin một miếng vải khác cặp vào lai quần,lai áo cho nó dài ra. Chị Ba hàng xóm, sau buổi chợ sáng cầm khúc vải sọc đỏ trắng đến khoe:Năm nay ,ngày đưa ông Táo,con bán hết sạch trơn 5 luống vạn thọ, lật đật mua vải nầy cho cô Hai (mẹ tôi) may đồ cho mấy nhỏ,sợ không kịp Tết... Tất cả đồ đặt may đều được xong trước 10 giờ đêm giao thừa. Quần áo mấy đứa nhỏ đôi khi quá rộng nhưng không sao,tụi nó lớn mấy hồi...Năm mới,miễn có áo mới mặc trong mấy ngày Tết là tốt rồi.Ba má tụi nó rất vui... Mẹ làm tháng Tết rất khá,kiếm đủ tiền chi tiêu cho các công việc cần thiết.Sau đó: mùng một,mùng hai thì ngủ bù...Mọi người đều mừng vui... * Quá trưa,thằng con trai nhà hàng xóm oang oang : trời ,năm nay hoa kiển,trái cây quá trời,dọc lề đường Lý chiêu Hoàng cả đống mà ít có người mua,đến đêm 30 có khi hốt rẻ ..Nó còn thêm: Cả thành phố nầy đều vậy,chỗ nào cũng có người bán mà ít người mua Nghe thấy....làm sao ấy.... Nông dân rất khó khăn để trồng trọt rồi mang sản vật từ quê lên,ban đêm gần như thức trắng để canh hàng.Ban ngày mong có người mua để giải quyết bao nhiêu chuyện nợ nần mấy ngày giáp Tết ..Sao mà khổ vậy Nhớ lại ánh mắt buồn rầu của Cô Chi bán rau quả mà thương quá nhưng làm gì bây giờ.???...
Bởi TAM THÁI | Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 29 tháng một năm 2014
Tết Sài Gòn trăm năm trước
TTXuân - Những bức ảnh chụp Tết Sài Gòn từ đầu
thế kỷ 20 như một cuốn phim quay chậm, trở về quá khứ. Một “nhân chứng”
trung thực nhất của dòng thời gian mà ta còn cảm nhận được.
Múa rồng: Bức ảnh này không rõ dấu năm tháng, nhưng nhìn con đường
Charner (nay là đường Nguyễn Huệ) còn là lộ đất, hẳn rằng ảnh đã được
chụp trước năm 1905, vì đến năm này Charner mới được cán đá trải nhựa.
Con rồng trong ảnh dài khoảng 50m với trên 25 người múa
Đấu cờ người: Bức ảnh này chụp cảnh đấu cờ
người do Pháp đứng ra tổ chức ở Cercle Sportif Saigonnais vào năm 1918,
nay là phía sân bóng đá Tao Đàn
Chơi Tết âm lịch trên đường Charner 1902 (nay là đường Nguyễn Huệ)
Đốt pháo Tết trong một sân chùa ở Chợ Lớn 1905. Quanh chùa có xây
tường bao. Bên ngoài là nhà dân, tường xây, ngói đỏ nhưng chưa có lầu.
Cả vườn trầu cau, cây lá rậm rạp. Bức ảnh được chụp một phía hông chùa
nên không xác định được đây là chùa nào. Có thể là Nhị Phủ Miếu (nay ở
số 264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5)
Quan chức người Việt và vợ chụp ảnh lưu niệm ngày Tết. Ảnh trắng đen
tô màu. Giữa ảnh có chữ Bonne Année và dấu bưu điện 1901. Cả hai đều
mặc áo dài. Chồng đội khăn đóng. Phụ nữ thời đó chỉ vấn khăn trên đầu,
không dùng khăn đóng. Áo dài may thụng rộng, chưa chít eo. Y phục phải
may bằng tay, máy may chưa có. Cả ông và bà đều mang hài vải, có thêu
hoa văn
Luc còn là nhà báo
trẻ, vào Sài Gòn công tác. Nghe cậu bạn trong đó kể, chỉ có hai câu để
so sánh giữa con gái hai thành phố lớn mà mình nhớ mãi đến giờ: Gái Sài
Gòn gọi là gái thành phố. Gái Hà Nội gọi là gái Thủ đô...
1. Con gái Sài Gòn thích ăn me. Con gái Hà Nội thích ăn sấu. Tuy nhiên, gái Sài Gòn thích me chín, còn gái Hà Nội mê sấu xanh.
Xin quý bạn đọc và lượng định độ chính xác của sử liệu. hp
Tết Nguyên Đán ....có từ đâu?
Tết Nguyên Đán là của người
Việt
Sắp
đến Tết Ta là Viễn Xứ cảm thấy buồn buồn, tủi tủi vì nghe nhiều người
nói là New Year of China!!! (người ngoại quốc không biết đã đành nhưng
nhiều người Việt cũng nói như vậy....thật là buồn) Thật ra Tết Nguyên Đán là Tiết lễ đầu tiên của năm, bị người Trung Quốc (chôm) của dân Việt ta....
Tết:do chữ Tiết (thời tiết) mà ra.
Nguyên:bắt
đầu.
Đán:buổi sáng sớm.
Vậy Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới.
Một
câu hỏi đôi khi được đặt ra: Tại sao tiền nhân chúng ta không chọn
tháng 3 để tổ chức Tết Nguyên Đán, như các dân tộc Miên, Thái hoặc Lào
hoặc một tháng nào đó trong năm mà lại chọn đúng vào ngày đầu tháng
Giêng âm lịch. Người Trung Hoa sau này cũng trọn cùng ngày này làm ngày
Tết của họ. Vì sự trùng hợp ngẫu nhiên (hay chôm văn hóa của ta) này
thêm vào sự liên hệ giữa hai dân tộc Hoa - Việt vốn đã có hàng nghìn năm
trước khi Trung Hoa đô hộ nước ta, nên nhiều người VỘI CHO RẰNG dân tộc
ta bắt chước người Trung Hoa về thời gian mừng Tết Nguyên Đán.
Thật ra, đây chỉ là sự ngộ nhận.
Dựa
vào lịch sử Trung
Hoa, trải qua nhiều triều đại, chúng ta được biết người Trung Hoa có
tục lệ mừng Tết Nguyên Đán không phải vào đầu tháng Giêng âm lịch như
hiện nay mà thật ra thời gian được chọn để tổ chức mừng Xuân được thay
đi đổi lại rất nhiều lần. Chẳng hạn, vào đời Tam Vương nhà Hạ, người
Trung Hoa chọn tháng Dần đầu năm để mừng Xuân. Đến đời nhà Thương người
ta đổi lại tháng Sửu tức tháng Chạp. Qua đời nhà Chu, người ta lại chọn
tháng Tý, tức tháng Một. Ba vị vua trên đây không phải vô cớ, tùy hứng
mà chọn những tháng đó, mà là họ đã dựa vào ý nghĩa tốt xấu, căn cứ theo
ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa. Họ tin tưởng giờ Tý là giờ thành,
giờ Sửu đất nở và giờ Dần sinh ra người.
Đến
đời nhà Đông Chu, Khổng Tử một lần nữa noi theo nhà Hạ, đổi lại ngày
Tết vào tháng Dần. Qua đời nhà Tần người ta lại thay ngày Tết vào tháng
Hợi tức tháng Mười. Cuối cùng, khi nhà Hán lên ngôi, bấy giờ người Trung
Hoa lại noi theo gương Khổng Tử chọn ngày đầu tháng Dần, tức tháng
Giêng để mừng Tết.
Mừng xuân vào dịp đầu năm âm lịch nói là của người Trung hoa là hoàn toàn không chấp nhận được.
Tiền
nhân chúng ta khôn ngoan, lại xuất thân từ giới nông dân. Sở dĩ các
ngài chọn ngày đầu năm âm lịch để tổ chức Tết Nguyên Đán, vì thời gian
này nhằm vào đúng mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết mát
mẻ, dịu dàng, cây
cối đâm chồi nẩy
lộc, khoe thắm sắc hương và mang một màu sắc xinh tươi, mới mẻ rất
thích hợp trong việc thăm viếng bà con, thân thuộc, bạn bè.
Đây
cũng là khoảng thời gian mà mọi công việc đồng áng đã hoàn tất, lúa gặt
xong và được đem chứa vào những lẫm lúa. Người nông dân chân lấm tay
bùn, sau một năm vất vả với công việc đồng áng,
giờ đây được thảnh thơi hoàn toàn có thể cùng nhau hội họp, liên hoan,
ăn uống vui vẻ với nhau để tỏ lòng biết ơn đối với Trời Đất và tưởng nhớ
đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, những người thân yêu ruột thịt đã qua đời! Tết
Nguyên Đán trước đây ta gọi là Tết Nhàn là Tết cổ truyền có từ thời
Hùng Vương, sử cũ vốn ta có 12 tháng nhưng cách tính khác ngày này, 1
năm bắt đầu từ tháng chạp tức tháng 12, vì khi ấy dân ta bắt đầu hoạch
lúa, tới tháng giêng thì xong, ngày đầu tháng giêng người Âu Lạc có tục
cúng lễ tạ ơn tổ tiên trời đất sau 1 mùa lúa nước, ngày Tết diễn ra từ
ngày 1/1 cho tới hết 30/3 và kết thúc là lễ hội ngày mùa để bắt đầu 1 vụ
cấy mới,
ngày Tết này ta sẽ thấy đến đời Hán Vũ
đế bên Trung Hoa mới có, còn ta thì ai xem tích Bánh Trưng Bánh Dày thì
đều thấy cả, mà tích này là từ thời Hùng Vương thứ 6 tức là trước đời
Tần Thủy Hoàng rất là lâu chừng khoảng hơn 1000 năm, vậy mà ngày nay nó
lại mang tên New Year of China.
Viễn Xứ
hy vọng chúng ta cùng nhau chia sẽ, để cho người Ngoại Quốc cũng như
con cháu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về Lịch Sử và Văn Hóa dân tộc
Việt.
P.S. vẫn còn nhiều thứ mà người Trung Hoa đã chôm văn hóa của người Việt ta rồi nhận là của họ
Những
người làm việc công mà đòi trả ơn, làm việc thiện chỉ do tư lợi, làm
việc nước cốt vì quyền hành địa vị... thảy đều không hiểu chuyện nầy!!
(Năm
12 tuổi, tôi đọc ở đâu đó một truyện cổ tích Ấn Ðộ. Truyện rất ngắn, ít
tình tiết, kể về một thằng ăn cắp. Hồi đó tôi không hiểu ý nghĩa. Ðem
hỏi cha tôi thì người chỉ nói: “Lớn lên con sẽ hiểu. Người nào không có
lòng công chính, không là người chân thật thì cũng không hiểu.” Thường
bọn móc túi nơi đám đông, quân đào tường, khoét vách nhà người ta để
trộm tiền bạc, đồ đạc... là những vật cụ thể, hữu hình, thì chúng bị gọi
là kẻ cắp. Ðiều đó dễ hiểu. Còn lòng danh dự, sự công chính, lương tâm
là
những thứ trừu
tượng, những ý niệm, thảy đều có thể bị ăn trộm hay sao? Ở
một làng bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn
cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ
đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng
riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn
cũng mỏi mòn. Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về. Bán hết
tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý
khoác vai, bác lên đường về quê hương.
Trong
vùng quê người thương gia, giữa
một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ
để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi. Một cây bồ đề
lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi,
nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi,
giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa. Chùa không có người
coi. Phật tử trong chùa đều là nông dân. Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm
công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào
cũng hương khói quanh năm.
Sau nhiều
ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ. Trời đã xế
trưa, nắng gắt. Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề.
Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật.
Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ
trước bàn thờ
Phật. Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn
mười năm qua không có gì thay đổi. Cảnh vật như đứng ngoài thời gian.
Lễ xong, người thương gia rời chùa. Thấy bóng chiều đã ngả, đường về còn
khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa.
Buổi
chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc
ngoài đồng. Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước
khi trở về nhà. Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ.
Bác ta nghĩ thầm: Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên. Nhỡ có
người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của. Âu là cứ mang
về nhà rồi viết bảng thông báo để trả lại cho người ta.
Về đến nhà, bác nông dân
gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói: - Ðây là vật
người ta bỏ quên trong chùa. Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ,
mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta.
Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con: -
Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm. Nó làm nảy lòng tham. Mọi
điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh. Mẹ con
mày chớ có dúng tay vào mà khốn! Bác cất cẩn thận bỏ túi vải vào rương, khóa lại.
Người
thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những
làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc. Cảnh xưa vẫn còn trong
trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách.
Vừa
đến cổng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở
chùa. Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa
kêu: - Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp
dành dụm từ hơn mười năm nay! Bao nhiêu công lao trôi sông trôi biển cả
rồi! Khổ thân tôi chưa!
Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên. Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật. Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi: - Túi đồ của tôi đâu? Vàng của tôi đâu?
Cụ già ngạc nhiên: - Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác? - Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này!
Cụ già vẫn bình thản: -
Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời,
nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người. Bác cứ bình
tĩnh. Của mất, có duyên thì còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm
trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái
tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao? Gần đây có một xóm làng,
buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi
xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng
còn có nhiều người tốt.
Người
thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo
lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không
ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút
chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành
phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây
cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn. Trước cửa treo một tấm bảng
đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên
trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”
Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra
mở hỏi: - Bác là chủ
túi đồ bỏ quên trong chùa? - Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay. Xin cho tôi nhận lại. - Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì?
Người thương gia trả lời: - Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường. Người nông phu nói: - Thế thì không phải túi đồ của bác. - Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ.
Người
nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải,
biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người
thương
gia: - Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận.
Người
thương gia nhận đủ số
vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà
lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào
một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói: - Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác. Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn.
Người nông dân ngạc nhiên: - Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền? - Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ.
- Làm
việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy. Đó
không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Cũng như lòng yêu dân
tộc, yêu tổ quốc không phải là cái cớ để được trả công. Vàng của bác
do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia
phần? Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của
tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một
cách ăn cắp. Người
thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý
lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa
số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân
phải nhận sự đền ơn, nhưng bác vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng
hô hoán: - Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp.
Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi: - Hắn đã ăn cắp vật gì của bác? - Hắn định ăn cắp cái tâm công chính và chân thật mà tôi có được từ ngày tôi học Phật! Những
người làm việc công mà đòi trả ơn, làm việc thiện chỉ do tư lợi, làm
việc nước cốt vì quyền hành địa vị... thảy đều không hiểu chuyện nầy!!
TTCT
- Lắng nghe câu chuyện của anh - người đã lặng lẽ đi tìm cuốn sách cổ
nói về chủ quyền của Việt Nam trong một tu viện cổ ở miền bắc nước Ý, có
cảm giác như đang dõi
theo những thước phim quay một hành trình trĩu nặng dấu yêu với dấu vết
chủ quyền Tổ quốc.
Tu viện
Santa Maria al Monte, thuộc thành phố Torino, miền bắc nước Ý - nơi đang
lưu giữ cuốn sách quý với những dòng chữ xác nhận Hoàng Sa thuộc vương
quốc An Nam - Ảnh:
webshots.com
Một
ngày thật tình cờ, một người bạn cũ đang sống ở Ý email cho tôi biết:
“Nước Ý hiện có rất nhiều tài liệu lịch sử, địa lý ghi chép về vương
quốc An Nam (toàn bộ nước
Việt Nam) hay Cochinchina (tức Đàng Trong) ở thế kỷ 19. Chắc khỏi phải
nói thì mọi người cũng đều biết vấn đề quần đảo Hoàng Sa hiện tại quan
trọng như thế nào.
Những
tài liệu này ghi nhận quần đảo Hoàng Sa (Paracel hay Pracel hay Parcel
trong cách gọi của các nước phương Tây) thuộc về An Nam hay
Cochinchina”.
Kèm theo lá thư là đường dẫn của ít nhất năm cuốn sách cổ của Ý đã được số hóa trên website của Google (http://books.google.com/books).
Nhưng câu chuyện tìm kiếm dấu vết Hoàng Sa không dừng lại ở những trang sách đã được số hóa này.
Từ
Ý, người bạn cũ đã gửi cho tôi bản chụp những trang sách quý giá có
bằng chứng Hoàng Sa ấy. Kèm theo là câu chuyện về hành trình tìm kiếm
cuốn sách.
“Đi tìm dấu vết”
Tác giả câu chuyện này là ông Trần Doãn Trang, sinh viên du học trước 1975, hiện là kỹ sư của Hãng Fiat ở Torino (Ý).
Khi
tìm được trên Google bản sao những cuốn sách cổ xưa ở Ý nói về chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, ông Trang quyết đi tìm
bằng chứng thực tế. Những trang sách này được ông chụp lại từ cuốn sách
tìm thấy ở tu
viện Santa Maria al Monte, nằm trên ngọn đồi Monte dei Cappuccini, bên
cạnh dòng sông Po, thuộc thành phố Torino, miền bắc nước Ý.
Đây
chỉ là câu chuyện nhỏ về một nỗi niềm lớn, đọc để biết thêm rằng cho dù
ở phương trời nào, Hoàng Sa vẫn là nỗi thao thức khôn nguôi trong tim
người Việt...
Hôm
thứ sáu, một ngày đầu xuân, không gian đẹp tuyệt vời. Con đường đất đá
dẫn lên đến đỉnh một ngọn núi cao. Thỉnh thoảng tôi dừng lại, đứng yên,
hạ chiếc balô, tập trung
để những giác quan hoạt động với hiệu quả tối ưu trong lúc hơi thở điều
hòa lại. Một lúc, tôi bước đi tiếp... cứ thế tôi đi rồi dừng lại, và
đi... Cuối cùng, chả biết là đã bao lâu, tôi đến.
Một
ngôi nhà thờ nhỏ bé, gọn gàng, đơn giản, tròn trịa, tường quét vôi
trắng đã ố... một cánh cửa gỗ to nặng nề nâu sẫm đóng chặt. Tầng trên
một tháp tám cạnh, trên đỉnh
tháp là một cây thánh giá bằng gỗ đen. Bên cạnh nhà thờ là tháp chuông,
không cao lắm, đáy vuông, vút lên cao nhỏ dần. Bên cạnh tháp chuông là
một bức tường chạy dài. Bức tường của tu viện dòng Francescano (dòng
thánh Phanxicô).
Xung
quanh không một bóng người. Tôi bước đến gần cánh cửa gỗ tu viện, cầm
chiếc vòng sắt đường kính khoảng một gang tay, được gắn bản lề ngang đầu
giữa tấm cửa gỗ, nâng
lên cao rồi thả xuống cho nó gõ vào miếng sắt bên dưới. Một âm thanh
đùng đục bật lên, phá tan sự yên tĩnh. Tôi đứng yên, lắng tai, chờ nghe
những bước chân bên kia cánh cửa nặng nề. Một lúc, không một bước chân
nào. Lòng chợt phân vân.
Tôi
lại cầm chiếc vòng sắt nâng cao hết cỡ rồi buông tay thả xuống, nó xoay
quanh bản lề đúng 180°, đập mạnh vào miếng sắt. Một âm thanh “keng”
vang to... và lại lắng tai
chờ và hi vọng. Một lúc vẫn không nghe được một tiếng động nào ngoài
nhịp tim đang tăng dần trong lồng ngực. Tôi ngơ ngác đi vài bước ngắn,
ngó dáo dác, tìm một điểm nào đó trong không gian để bám vào... Rồi một
âm thanh khô vang lên sau lưng, tôi giật mình
xoay lại, cánh cửa gỗ đã được mở hé.
Một
thanh niên mặc áo choàng dài màu nâu sậm của người tu hành dòng
Francescano, thắt lưng bằng một sợi dây thừng, chân đi dép đen hiện ra
trên ngưỡng cửa. Tôi đến gần
chào. Vị tu sĩ trẻ tóc đen ngắn nhìn tôi chào lại.
Tôi
đang đi tìm một dấu vết xưa cổ! Tôi giải thích cho vị tu sĩ biết ý định
của mình. Tu sĩ gật gù, đứng dạt qua một bên để cho tôi lách người vào.
Trước mặt tôi là một
cái sân rộng vuông vắn, mỗi cạnh là một hành lang thiết kế với mái hiên
chòm hình vòng cung dựa trên những cột đá. Rất đơn giản và hài hòa kích
thước. Qua một khung cửa đá, tôi bước vào một hành lang dài hẹp và thấp
tối, vì ánh sáng từ bên ngoài chỉ có thể
xuyên qua một khung cửa sổ bé tí ở cuối hành lang.
Khoảng
giữa hành lang, vị tu sĩ trẻ mở một cánh cửa gỗ, bước vào một hành lang
khác hẹp hơn, tối hơn, vì ánh sáng không chiếu thẳng mà đến từ những ô
cửa sổ bé khác. Cuối
cùng vị tu sĩ dừng lại ở một hành lang rộng, tiền sảnh của thư viện.
Một loại hành lang rộng nối liền nhiều ngăn của thư viện chạy dài. Vài
chục ngàn quyển sách kiểu dáng cổ xưa được sắp ngay ngắn trên những kệ
sách dọc theo những bức tường đá lồi lõm.
Trang đầu cuốn sách Compendio di Geografia (trái) in năm 1850 và phần viết về chủ quyền của Việt Nam trong cuốn sách cổ - Ảnh: Trần Doãn Trang chụp lại
Tu
sĩ chỉ tay cho tôi ngồi vào một chiếc bàn gỗ nâu đen bóng loáng bên
cạnh một khung cửa sổ rồi biến mất sau bức tường đá. Tôi nhìn qua khung
cửa sổ và sững sờ. Một khoảng
sườn núi xanh đổ dài xuống tận thung lũng của dòng sông Po đang quanh
co long lanh dưới những tia nắng. Tôi hít một hơi dài đầy lồng ngực, rồi
nín thở cố giữ cho tư duy không lung lay và tâm điểm đôi mắt không rung
rinh, để cho phong cảnh tuyệt vời đó không
bị nhòe và in rõ nét trong tâm trí mình.
Cả trang sách là những ghi chép tỉ mỉ
của Adriano Balbi - nhà địa lý lừng danh người Ý về vương quốc An Nam.
Trong đó chỉ rõ biên giới với các quốc gia Trung Quốc, Xiêm La (Siam);
những dòng sông chính như sông Mekong, sông Saung
hay là sông Đồng Nai; tổng số dân và mật độ dân trung bình 57 người
trên một dặm vuông...
Phần cuối ghi rõ “Thuộc về đế chế này
còn có quần đảo Hoàng Sa (Paracels), quần đảo Hải Tặc (Pirate - quần đảo
Hà Tiên) và quần đảo Côn Sơn (Pulo Condor hay Côn Đảo)”.
Có
tiếng dép trên nền đá. Tôi quay đầu lại. Vị tu sĩ trẻ đứng đấy, trên
tay là một cuốn sách dày cộp, bìa cứng màu đen. Tôi mỉm cười cảm ơn, giơ
cả hai tay đón lấy cuốn
sách, đặt ngay ngắn trên bàn trước mặt rồi yên lặng ngồi nhìn.
Tôi cố dằn sự hồi hộp.
Tôi
chậm rãi lật từng trang cuốn sách Compendio di Geografia (địa lý thế
giới) của nhà nghiên cứu địa lý lừng danh Adriano Balbi, được xuất bản
gần 200 năm về trước, trên
khắp nước Ý chỉ còn lại vài cuốn mà nhờ bạn bè, tôi tìm ra tung tích
của một cuốn trong tu viện dòng Francescano này... Những trang giấy
trắng đã ngả sang màu ngà.
Nhìn
những hàng chữ đen đã phai màu, tôi mở bung những bản đồ kèm theo để
ngắm hình dáng những quốc gia của thế giới 200 năm về trước... cứ thế
lật từng trang, cho đến
trang 437: Vương quốc An Nam. Một trang rưỡi thôi, trên hơn 600 trang
của cuốn sách, nhắc đến vương quốc An Nam, trong đó có đúng mười hàng
chữ về chủ quyền đất đai được in thật trang trọng, thật đậm, không có
cách gì xóa được. Ở nửa hàng gần cuối đoạn, cái
dấu vết nhỏ bé mà tôi đang đi tìm hiện rõ mồn một: Quần đảo Hoàng Sa
thuộc về vương quốc An Nam.
Còn nhiều sách cổ khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam
29/05/2010 07:17 (GMT + 7)
TuoiTreCuoiTuan
- Sau bài “Đi tìm Hoàng Sa trong tu viện cổ Ý” (TTCT số 19, ngày
16-5-2010), một bạn đọc ở Milan - ông Nam Tuân - đã
cung cấp thêm những thông tin khác khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam
đang lưu trữ ở Ý và nhiều nước khác, được viết từ đầu thế kỷ 19. TTCT
trích đăng bài viết.
Những
điều thú vị về những cuốn sách của Adriano Balbi với Hoàng Sa vẫn chưa
dừng lại. Kiến thức địa lý của Adriano Balbi quá nổi tiếng
và không ít cuốn sách của ông được in bằng các ngôn ngữ khác vào thời
đó.
Cuốn
Abrégé de géographie (tập 2) của Adriano Balbi xuất bản bằng tiếng Pháp
tại Paris năm 1838, trang 768 nói đến vương quốc Cochinchine
(Drang-trong hay Nam Annam) có các địa danh chính là Huế, Nha Trang,
Phú Yên, Quy Nhơn, Hội An (Faifo), Đà Nẵng (Touron hay Hansan) và quần
đảo Hoàng Sa (Paracels). Quyển này được lưu trữ tại một thư viện Mỹ
(Library of the American Bible Society). Cuốn A.Balbi's
Allgemeine Erdbeschreibung, oder: Hausbuch des geographischen Wissens
xuất bản bằng tiếng Đức năm 1842 cũng dành nhiều dòng nói về Hoàng Sa.
Quyển này được lưu trữ tại Thư viện Astor, New York (Mỹ).
Ngoài
ra, có ít nhất năm cuốn sách cổ tiếng Ý nói về Hoàng Sa của Việt Nam
đang được lưu trữ rải rác ở Ý và nhiều nước khác. Trong
cuốn La cosmografia istorica, astronomica e fisica tập 6 của Biagio
Soria in tại Napoli năm 1828, phần 4 nói về đế chế An Nam (trang
128-131) có câu cuối cùng ghi rằng: “Thuộc về đế chế này là quần đảo
Hoàng Sa (Paracels) bao gồm các đảo và đá ngầm ở phía
đông bờ biển nước này”. Cuốn này hiện được lưu trữ tại Thư viện ĐH
California (Mỹ).
Cuốn
Geografia Fisica e Politica của Luigi Galanti (tập 3) bản in lần thứ 5
tại Napoli năm 1834 đang được lưu trữ tại Thư viện Biblioteca
Walter Bigiavi dell'Università degli studi di Bologna ở Bologna và Thư
viện Biblioteca S. Antonio Dottore ở Padova.
Trang
197 và 198 có đoạn: “Cuối cùng, chúng tôi phải nói tới một mê cung các
hòn đảo nằm ở phía đông của Đàng Trong (Cochincina) có
tên gọi là Hoàng Sa (Parcel hay Percels) bao gồm các đảo đá nhỏ và vùng
nước nông... Chúng thuộc quyền cai trị của vương quốc An Nam, cũng như
quần đảo Pirati ở phía đông của Đàng Ngoài (Tonchino)”.
Cuốn
sách tiếng Ý Nuovo compendio di Geografia của Balbi và một số tác giả
khác in tại Milano năm 1865 cũng có đoạn viết: “Thuộc về
đế chế này còn có quần đảo Hoàng Sa (Paracels), quần đảo Pirati và quần
đảo Côn Sơn (Pulo Condor)” ở trang 642 và 643. Đây không phải là cuốn
sách mà ông Trần Doãn Trang tìm thấy ở tu viện Torino. Bản in năm 1847
của cuốn này (in tại Torino, tức Turin) đang
được lưu trữ tại Thư viện Biblioteca dell'Archivio generale della
Regione del Veneto ở Venezia (tức Venice), quê hương của Adriano Balbi.
Cuốn
bách khoa địa lý hiện đại Geografia moderna universale, tập 3 (viết về
Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Dương) của G. R. Pagnozzi xuất
bản tại Firenze (tức Florence) năm 1823 dành rất nhiều trang (182-212)
viết về vương quốc Annam. Phần mô tả về các hòn đảo của Annam (Isole
dell'Annam) ở trang 207, 208 nói đến các đảo Pulo Condor (Côn Đảo),
Bientson (trước kia là đảo Biện Sơn hay đảo Nghi
Sơn, ngày nay tỉnh Thanh Hóa đã làm một con đường nối liền đảo với đất
liền và trở thành bán đảo Nghi Sơn), Pracel (Hoàng Sa), Callao (Cù Lao
Chàm). Cuốn này được lưu trữ tại Thư viện Astor (New York) và các thư
viện ở Firenze, Livorno, Roma.
Một
cuốn khác cũng bằng tiếng Ý là Del vario grado d'importanza degli stati
odierni của Cristoforo Negri, xuất bản tại Milano năm 1841,
trang 421 ghi rõ: “...Đảo Hòn Hải (phương Tây gọi là Pulo Sapata, nằm ở
phía đông nam đảo Phú Quý, có điểm A6 trong tuyên bố đường cơ sở của
Việt Nam) nằm cách bờ biển Đàng Trong 100 hải lý. Nước này năm 1816 đã
chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa (Paracelso), nhóm
các đảo đá nguy hiểm nằm xa bờ trên biển Đông mà thuyền trưởng Ross
người Anh đã tiến hành khảo sát...”.
Thật
ra đây là một ghi nhận sự kiện vua Gia Long ra long trọng cắm cờ, đặt
bia, bắn đại bác để thông báo sự chiếm hữu chính thức, xét
theo tiêu chí phương Tây. Con tàu Amphitrite khi qua vùng biển này năm
1701 (theo luận án của tiến sĩ Nguyễn Nhã) chẳng phải đã ghi nhật ký
rằng Paracels là quần đảo của vương quốc An Nam hay sao, đâu phải đến
năm 1816 Việt Nam mới sở hữu nó!
Trong
cuốn Storia delle Indie Orientali (tập 1 viết về Đông Ấn) của Felice
Ripamonti in tại Milano năm 1825, đang được lưu trữ tại
Thư viện Đại học Michigan, Mỹ (theo Google), phần “Libro XXII” từ trang
124-143 dành riêng để viết về Đàng Trong (Cochincina).
Trang
127 viết: “...Thuyền trưởng các tàu buôn phải thường xuyên qua lại vùng
này thích cập cảng Hội An hơn, cảng này không xa thủ
đô Huế. Những người đi biển ở ba cảng này (tức cảng Huế, Hội An và Đà
Nẵng) là những người lão luyện nhất của quốc gia này và hằng năm có
chuyến đi biển đến chuỗi đảo và bãi đá nhỏ có tên là Hoàng Sa (Paracel)
nằm cách bờ biển Đàng Trong khoảng 20-30 dặm...”.
Đó có phải là những đội hùng binh Hoàng Sa, Thanh Châu ra đảo thuở nào
để giữ gìn mảnh đất đã được cha ông nhọc công khai phá?