Chạy đến vô cùng
Hình ảnh đoàn người bồng bế nhau đi bằng xe máy, theo báo chí trong nước là lên đến hàng ngàn,
di chuyển từ Sài Gòn tỏa đi nhiều hướng, chạy về quê nhà trong lúc dịch bệnh
và lệnh phong tỏa ngặt nghèo này, đang làm nhói tim không biết bao người.
Tuấn Khanh - Tuấn Khanh's Blog|
Có người đi đến 800 cây số để về miền Trung, và có người đi gần gấp đôi như vậy để đến Nghệ An. Và còn rất nhiều đích đến nữa. Ngoài những nhóm xe máy, người ta còn thấy cả những gia đình đi bằng xe đạp, thậm chí là liều lĩnh đi bộ. Tất cả đều là người nghèo Việt Nam, những con người cần lao từ mọi miền đã đổ về Sài Gòn, tìm một công việc để dựng đời mình, hoặc để kiếm chút ít dư dả gửi cho cha mẹ ở quê.
Lý do họ rời bỏ Sài Gòn, bởi không còn tin tưởng vào các chính sách chống dịch của nhà cầm quyền, và cũng không đủ sức để cầm cự thêm nữa khi mất việc, không còn gì để sống tiếp nay mai. Hẳn nhiên, chính quyền Hồ Chí Minh đang nợ những con người này một lời xin lỗi, vì đã không cưu mang họ được, qua những tháng ngày này, bất chấp việc tuyên truyền nói dối rằng luôn lo đủ cho mọi người gặp khó khăn.
Nhưng không phải vì chính quyền hết khả năng trong đại dịch. Bản tin tài chính cuối tháng 7-2021 của Ủy ban thành phố Hồ Chí Minh khoe rằng bất chấp đại dịch khó khăn, ngân sách vẫn bội thu. Ước tính sức người 10 triệu dân và sản vật, giao thương ở Sài Gòn vẫn làm ra mỗi ngày 1500 tỷ đồng để nộp cho ngân sách Trung Ương theo chỉ tiêu được giao. Con số thu được đang tăng nhanh, nên chỉ 6 tháng thôi, đã đạt 54,42% trên tổng thu theo kế hoạch.
Đoàn người ngủ vật vạ, tạm bợ để tiếp tục lên đường
Vậy đó, mà từng hộp cơm cho người nghèo, từng cọng rau cho kẻ khó… hầu hết là các cuộc tự nuôi, tự cứu nhau đầy khó khăn của người dân. Không chỉ ngăn chận con người ra đường vì lệnh giãn cách, mà các lực lượng kiểm tra, ngăn chận đủ thành phần của nhà nước còn ngăn cản cả rau, thịt, sữa… thậm chí là cả tả trẻ em và băng vệ sinh phụ nữ, cũng như là tiền mặt được vận chuyển của ngành ngân hàng. Sài Gòn như một người phụ nữ bị ép vào trò chơi trừ tà thời mông muội, phải chịu đói khát, phải bị trói buộc, kiệt sức không biết xoay trở ra sau lúc này. Dĩ nhiên, những dân cư yếu ớt nhất, dễ tổn thương nhất của vùng đất này đành phải chọn dứt áo ra đi.
Không được hứa hẹn gì một cách thực tế từ người cầm quyền, và cũng lao đao vì không đảm đương nổi bản thân, hàng ngàn con người đã gói ghém tư trang và lên đường. Họ ngủ vật vạ dọc đường, tránh né các sự chận bắt của các chốt kiểm tra trên quốc lộ. Có người chở vợ đang thai. Có gia đình chở 3-4 người trên một chiếc xe máy nhỏ. Có cả người mẹ đơn thân chở lùm xùm đồ đạc, phía sau là đứa con chỉ mới hơn 10 tuổi, ôm giữ em nhỏ của mình.
Sài Gòn, từ thuở khai thiên lập địa đến nay, là nơi con người tìm đến chứ không phải rời bỏ, nhưng đây là lần đầu tiên xuôi tay nhìn thị dân từ giã mình. Buồn hơn nữa, Con người bị những nơi chôn rau cắt rốn của mình từ chối tiếp nhận. Từ ngày 1-8, nhiều tỉnh như Quảng Ngãi, Thừa Thiên- Huế, Lâm Đồng… tuyên bố sẽ không nhận người của mình trở về, vì sợ có dịch, cho dù những người này đã có giấy xét nghiệm âm tính (có thời hạn 3 ngày). Sợ không về được nhà, nhiều người chạy thâu đêm, mệt lả và vất xe lăn lóc giữa đường. Cha mẹ, con cái ôm nhau trên con đường quốc lộ cố dành sức để đến nơi, lách được vào mà không bị từ chối.
Trên con đường Bình Phước dẫn về Đắk Nông, có nhiều gia đình để nước, thức ăn nhanh trước cửa để đón những chuyến xe bơ phờ như vậy. Có một cụ già tóc bạc phơ, cứ cầm chai nước vẫy vẫy, đưa cho những chiếc xe sà vội vào nhận rồi lại đường. Vội đến mức chỉ còn nhìn nhau, gật đầu, chứ không còn giờ để kéo khẩu trang xuống nói lời cảm ơn. Nhìn những điều như vậy – và cả những câu chuyện phát cơm từ thiện, lăn xả giúp nhau của người dân bao lâu nay – là những chương sách đời cảm động, ấm lòng khôn cùng trong thời phong tỏa. Nhưng có ai đó đã nói nhỉ? Trong một xã hội vận hành, đôi khi, điều ấm lòng nhìn thấy cũng có giá trị như cáo trạng đầy câu hỏi về thời đại, về chế độ.
Người miền Nam được 2 lần nhìn thấy những cuộc di tản tự phát của người dân. Lần nào cũng có thể rơi nước mắt, dù có hướng ngược nhau.
Lần một, đó là dòng người chạy tránh những ngày kết thúc cuộc chiến năm 1975. Họ lìa bỏ mọi thứ, chấp nhận mất hết và chạy về phía Sài Gòn: một chỉ dấu của người dân vẫn chọn chạy về phía chế độ cầm quyền của mình, dù cho ngày thường họ có ghét hoặc không yêu đi nữa. Hình ảnh của dòng người tất tả chạy với đủ loại phương tiện, đến giờ vẫn làm người ta nao lòng, và thậm chí xen lẫn sự cảm kích trước sự giúp đỡ trong khả năng cuối có thể của một chế độ đang tàn lụi, vẫn ước muốn che chở công dân của mình.
Lần hai, năm 2021, dòng người đó lại tháo chạy khỏi Sài Gòn. Cuộc di tản không phải tìm về miền đất hứa, mà chỉ tháo chạy như một bầy kiến tán loạn ra khỏi nơi ngụ cư của mình, bởi một cú đập mạnh của công cuộc “chống dịch như chống giặc”. Những con virus vô hình trước mắt, giờ lại như được biểu trưng bằng hình ảnh con người. Họ chỉ có vài con đường: vào trại cách ly, gồng mình chờ cứu giúp ở nhà trọ, hoặc chấp nhận bị giam nhốt ở nơi làm việc với chính sách duy ý chí có tên “3 tại chỗ”: ăn một chỗ, ở một chỗ và làm việc cũng ở đó.
Những con người ấy, vượt ngoài tầm các kế hoạch của chỉ thị 16 hay đợt phong tỏa với quân đội, trở thành chuyện khó của những người cầm quyền ở Sài Gòn, nên họ được cho phép rời đi. Nhưng rồi trớ trêu là lại bị chận giữ, ngăn cản ở nơi họ muốn tìm về. Những con kiến-thân phận đó loay hoay chạy từ trên miệng chén rồi lại xuống dưới, mệt nhoài trong những lời tuyên bố an dân vẫn lấp lánh kiêu hãnh trên hệ thống truyền thông.
Trên các trang mạng xã hội, thậm chí là báo chí nhà nước, có không ít hình ảnh mô tả về cuộc di tản lạ lùng này. Có ảnh những đôi vợ chồng tựa vào nhau ngủ vùi chốc lát trên đường chạy. Có ảnh những đứa nhỏ ngủ mà tay vẫn bấu chặt lấy anh chị của mình như sợ thức dậy sẽ không còn thấy ai. Những gương mặt vô danh ấy quá đỗi nhọc nhằn trên cung đường chạy đến vô cùng. Trong số ấy, chắc cũng không ít người đã đóng góp cho những con số bội thu của Hồ Chí Minh hàng năm, vẫn được đọc lên trong những tràng vỗ tay của giới quan chức mừng tổng kết thu ngân sách thắng lợi.
Tuấn Khanh
Tham khảo
01.08.2021 NHẠC SĨ TUẤN KHANH - TUẤN KHANH'S BLOG
***
Chùa Hoằng Pháp chung tay hỗ trợ người dân trong đại dịch | Đợt 2
217,733 views
Jul 13, 2021
Từ ngày 25/06/2021 đến ngày 01/07/2021, chùa Hoằng Pháp tiếp tục thực hiện chương trình chia sẻ những phần quà bao gồm gạo, khoai lang, mì gói đến với người dân có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch trong khu vực 5 ấp tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn. Ấp Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Tân Thới 3, Thới Tây 1 và Thới Tây 2 Được biết, tổng số lượng thực phẩm trong 2 đợt vừa rồi là: hơn 40 tấn khoai, 36 tấn gạo, hơn 2000 thùng mì cùng với 2 tấn rau củ quả được gửi về từ Đà Lạt. Trong đợt này, chùa Hoằng Pháp đã có sự kết hợp với cán bộ UBND xã Tân Hiệp đến tận nơi các khu nhà trọ, các hộ dân thật sự khó khăn để trực tiếp trao quà. Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên những phần quà được gửi trước cửa nhà chứ không trao trực tiếp tận tay người dân để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó có sự đồng lòng của các mạnh thường quân đã chung tay hỗ trợ bằng tịnh tài, tịnh vật bằng cách gửi trực tiếp qua số tài khoản của chùa hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại văn phòng chùa để được hướng dẫn. - Số điện thoại Văn phòng chùa Hoằng Pháp: 0283.713.0002 - Tài khoản Nguyễn Sỹ Cường (Thượng toạ Thích Chân Tính). Số tài khoản: 0071000651615 với nội dung : " Ủng hộ người dân bị ảnh hưởng Covid ". Ngân Hàng Vietcombank chi nhánh Bến Chương Dương Q.1 - TP. HCM (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam).
***
HƯỚNG VỀ SÀI GÒN | Hãy đến mà xem
Ngày 18/7/2021, Giáo dân giáo xứ Hiệp Đức, Giáo phận Phan Thiết cùng Cộng đoàn các Sơ Dòng Thánh Phao-lô đã tổ chức gom một số hàng quà "Hướng về Sài Gòn", để được cùng hiệp thông và chia sẻ tình yêu thương! Tuy là những hàng quà đơn sơ cây nhà lá vườn, đặc sản thanh long Phan Thiết, gói đầy những ý nghĩa thiết tha tình liên đới. Đoàn xe đã chuyển hàng đến Văn phòng Hội Đồng Giám mục Việt Nam và một số giáo xứ trong TGP Sài Gòn.
***
CHUYỂN TRAO CHÚT YÊU THƯƠNG | Hãy đến mà xem
** Quà từ Giáo phận Đà Lạt – Giáo xứ Nam Ban
***
Danh Tính Chị Huệ cầm Cọc Tiền 500k phát 120 Triệu cho người đi xe máy, không giàu có hơn ai
1,594,366 views
Aug 1, 2021
***
Đất nước chưa bao giờ có vị thế như hôm nay
Đang ngồi trong cửa hàng thì thấy một cậu trai tầm 17, 18 tuổi thập thò ngó vào.
– Cô ơi! Cô có còn chút đồ ăn thừa buổi trưa không ạ?
– Có việc gì thế con?
– Dạ, con đói quá, nếu có đồ ăn thừa cô cho con xin bát cơm?
– Cô không có đồ thừa, nếu con đói thì cô nấu mì cho con ăn nhé.
Thằng bé quay đi quay lại ngó nghiêng rồi ấp úng: Cô ơi, cô có thể nấu cho con hai bát được không ạ? Còn một người anh nữa, chúng con đã hơn một tuần nay không có gì ăn.
Ngó ra ngoài không thấy ai, thằng bé chạy ngược lại gọi to: Anh ơi, có cái ăn rồi…
Lúc đó mới thấy một cậu thanh niên nhỏ xíu, đi loạng choạng vừa đi tới.
Mình bảo hai đứa: Đang giãn cách nên cô không mời con vào nhà được, lỡ công an họ tới thì phiền cả cô và con, hai anh em chịu khó ngồi ngoài chờ cô nấu mì cho nhé.
Thằng bé đến trước bảo: Cô ơi, con đói lắm cô có thể nấu cho hai anh em con ba gói mì được không ạ?
– Được mà con, chờ cô nhé.
Mang cái bàn kính và bình nước ra cho hai đứa ngồi chờ, thằng bé em làm một hơi hết bình nước, lại mang bình nữa ra thì thằng anh cũng làm một hơi, như thể hai anh em nó vừa từ sa mạc trở về, vội vàng chạy vào nấu mì rồi mang ra cho hai anh em nó.
Trời ơi, hai đứa nó cảm ơn rối rít rồi ăn ngon lành, loáng cái nồi mì chỉ còn lại nước, mình bảo: Cô nấu mì bằng nước hầm thịt bò, các con húp hết nước cho đỡ phí.
Thằng bé ấp úng: Anh em con không dám húp nước, để lại xin cô thêm hai gói mì nữa bẻ vào, chúng con đói quá.
Trời ạ, muốn ăn thêm thì cứ bảo cô nấu thêm chứ sao phải làm vậy?
Lại chạy vào nấu thêm hai gói mì nữa mang ra, hai đứa ăn ngon lành.
Lúc này mới tranh thủ hỏi chuyện: Hai đứa ở đâu, làm gì, bao nhiêu tuổi?
Có vẻ lúc này hai đứa cũng tạm no và thoải mái hơn lúc mới đến, nói chuyện mới biết hai anh em quê ở Hà Trung – Thanh Hoá lên Hà Nội phụ hồ, thằng anh 21 tuổi, thằng em 15 tuổi, quãng 10 ngày trước hết việc nhưng chủ không thanh toán tiền, thì lại gặp đúng đợt giãn cách, không có tiền về quê nên hai anh em nhịn đói cả tuần, hôm nay đói quá, thằng anh thì đi có vẻ không vững nên đánh liều đi xin ăn.
Chúng cháu ăn xong đi bộ ra quốc lộ nếu gặp xe thì xin họ cho đi nhờ về quê.
May gặp cô cho chúng cháu ăn một bữa no, cháu không dám xin cô tiền, cô cho ăn là quý lắm rồi ạ, cô đừng đăng ảnh cháu lên mạng nhé.
Trước khi hai đứa đi, chỉ kịp dúi vào tay chúng nó thêm mấy gói mì và mấy cái khẩu trang và chai nước, dặn dò hai anh em nếu đêm đói thì nhờ ai nấu hoặc bẻ mì ra ăn tạm.
Đã hứa với hai anh em nó là không đưa lên facebook, nhưng từ lúc chúng nó đi trong lòng mình ngập tràn nỗi bất an, liệu chúng nó có gặp xe để đi về quê được không, và nếu phải đi bộ về quê thì mấy gói mì có đủ cho anh em nó cầm hơi không? Biết thế lúc đó cứ dúi cho chúng nó ít tiền đi đường.
Và tự hỏi: Hôm qua thủ tướng Phạm Minh Chính vừa bảo không để ai phải ở lại phía sau, không để ai phải đói.
Hai cậu trai này là đồng hương của anh Chính đấy, và anh có biết có thể sắp tới sẽ có nhiều người lâm vào cảnh thiếu ăn như hai cậu trai này không?
Đất nước những ngày buồn thật buồn, vậy mà có kẻ vẫn leo lẻo: “Đất nước chưa bao giờ có vị thế như ngày hôm nay.”
***
Tình Cảnh Hiện Tại Của Người Sài Gòn
Đó là người đàn ông trạc 60 tuổi, người quắt queo như trái khổ qua. Khi chúng tôi biếu ông hộp cơm và 100 ngàn, ông rơm rớm nước mắt:
“Bây giờ chạy xe ôm công nghệ còn đói, huống hồ gì chạy xe ôm truyền thống như tui. Bình thường tui hay đón khách ở các bệnh viện, nhưng giờ dịch bệnh, chỗ đó đâu có cho tập trung đông, với lại ai cũng sợ nên mấy hôm liền không chạy nổi một cuốc xe. Buổi tối, ngồi lê la ngoài đường, người ta phát cơm cho ăn. Buổi sáng, buổi trưa thì chịu, may còn quán cơm 2.000”.
“Chú tên gì?”
“Thạch Sanh”
“Tên thiệt của chú?”
“Dạ đúng!”
Ngày xưa, Thạch Sanh có nồi cơm thần kỳ ăn hoài không hết. Còn Thạch Sanh ngày nay thì...
***
Sáng nay 25/7, đang dừng đèn đỏ trên đường Trần Hưng Đạo, tôi bỗng nghe:
“Anh ơi, có thể cho tôi 5 ngàn không, xe tôi hết xăng rồi”.
Thấy tôi nhìn, người đàn ông trạc 50 tuổi đứng ngay cột đèn bên chiếc Wave cũ mèm nói xong chợt cười hơ hơ như chữa thẹn. Giọng cười gượng gạo, gương mặt ngượng nghịu.
Tôi dừng xe:
“Nói thật nhé, xe anh còn xăng đúng không?”, người đàn ông cúi mặt lúng búng:
“Dạ, tôi chạy xe ôm, mà mấy nay đói quá...”
Tôi chỉ còn một tờ 500 ngàn nên nói:
“Anh đợi chút, tôi chạy đổi tiền”.
Nhưng khi quay lại, người đàn ông đó đã đi mất. Tôi đã đứng thẫn thờ một lúc, tự trách mình sao không đưa hết tờ tiền đó cho rồi...
***
Ba mẹ con chị Nguyễn Thị T. cũng lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo. Mấy năm nay ba mẹ con chị thuê một phòng trọ ở P.13 Q. Bình Thạnh để buôn bán nuôi nhau. Tuy ốm yếu và thường xuyên bệnh nhưng vì hai đứa con không cha, thất học, chị T. lăn lộn đủ kiểu, từ làm thuê, bán xôi, bún bò…
Dịch đến, mọi thứ đều bế tắc. Mỗi ngày đều phải ăn, tiền nhà mỗi tháng đều phải trả, song không được đi làm vì giãn cách. Cuối cùng cả ba mẹ con bị đuổi ra khỏi nhà. Túng thế, mẹ con chị treo một tấm bạt ngay cổng trường Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh) ở tạm. (Trước mắt, quán cơm Nụ Cười đã hỗ trợ tiền và xin cho hai con của chị vào trường trẻ mồ côi để được ăn, học).
***
Hôm rồi, trên quán cơm Nụ Cười 6 (11 Nguyễn Huy Lượng, P.14, Q. Bình Thạnh), khi nhận hộp cơm, một người đàn ông bỗng cầm hộp cơm bằng hai tay giơ lên cao khỏi đầu và... lạy. Xoay đúng bốn hướng, mỗi hướng ba lạy. Chúng tôi đứng đó. Sững người. Chuyện gì vậy anh?
“Dạ, tôi đói quá, nay có hộp cơm tôi cảm tạ Trời Phật”.
Trời ơi, chỉ một hộp cơm thôi mà...
Càng siết việc "ra đường", họp chợ (có giữ khoảng cách) thì dân nghèo (nhất là người vô gia cư) càng lao đao.
Ngày mai 26/7, theo yêu cầu của phường 14, quận Bình Thạnh “do khu vực quán cơm Nụ Cười 6 có tới mấy người F0 nên quán tạm thời ngưng bán cơm tại chỗ vài ngày” (chỉ nấu để mang đến những khu nghèo, phong tỏa). Bếp chay Nhơn Hòa (huyện Bình Chánh) 2.000 suất/ngày cũng vừa nhắn chúng tôi: “trên huyện xuống, nói quán tạm ngưng”.
Một số quận, phường trấn an: “Đừng lo, bà con nghèo thường trú, tạm trú trong địa bàn đều được lên danh sách nhận hỗ trợ”.
Vậy số phận những người lang thang, không nhà cửa (hoặc bị tống ra khỏi nhà trọ vì thất nghiệp không có tiền trả) sẽ ăn, ở thế nào?
Bây giờ có dịp ra đường, để ý sẽ thấy người lang thang nhiều hơn hẳn.
Đoạn ngang bến xe Miền Tây, thanh niên độ tuổi lao động ngồi vất vưởng bên lề đường, bậc tam cấp nhà dân nhiều vô kể. Người ôm ba lô, người cầm hộp cơm vừa được cho, người ngồi thẫn thờ nhìn ra đường vô định... Các tỉnh thành đóng cửa, không về quê được, việc làm không có, tiền bạc cũng không, họ sẽ sống ra sao?
***
Trừ một vài trường hợp nhỏ vô ý thức, sẽ bất nhẫn nếu “lên án” những người ra đường thời điểm này. Sao không đặt câu hỏi ngược lại, hàng quán đóng hết, cà phê, công viên, khu vui chơi giải trí đều ngưng hoạt động vậy tại sao “vẫn có nhiều người ra đường”? Dây giăng, rào kẽm gai, chốt kiểm soát khắp nơi, chưa kể đội tuần tra di động sẵn sàng phạt bạc triệu nhưng tại sao “xe vẫn đổ ra đường ầm ầm”?
Người nghèo cũng sợ dịch, sợ cách ly, sợ bị phạt, sợ bệnh không có tiền chữa... Nhưng, “đói đầu gối phải bò”, lăn ra đường may ra còn có hộp cơm lót dạ. Chưa kể, không có tiền đóng trọ, bị đuổi, không ở ngoài đường thì ở đâu?
Đương nhiên, ở thời bây giờ sẽ không có chuyện người nghèo chết đói, nhưng rất nhiều người có thể sẽ... đói cho đến chết.
NGUYỄN TẬP
***
Nhật ký bác sĩ tuyến đầu
Vừa nhận một nhật ký đau lòng của một em bs trẻ, học trò cũ, từ một bv dã chiến thu dung của một tỉnh công nghiệp lớn sát bên tp HCM. Không thể không đăng lên, để tỏ lòng ngưỡng mộ các nv y tế đang hy sinh trong tâm dịch và cũng để thức tỉnh lãnh đạo địa phương nếu còn chút lương tâm với đồng loại. Biết đâu sẽ làm nhiều người giác ngộ để cùng nhau chống dịch tốt hơn kẻo không còn kịp nữa. (Hiện giờ, em bs ấy đang sốt 38°4 và cách ly ngay trong bv dã chiến của mình đã được 2 ngày 🥺). Qua nhật ký, chúng ta mới thấy được vì sao thất bại trong chống dịch ở nhiều địa phương là điều tất yếu không thể không xảy ra.
Fb bs Nguyễn anh Thi
💖💖💖
Thầy ơi, em viết lại nhật ký những ngày ở đây và những gì mắt thấy tai nghe để lưu lại làm "kỷ niệm". Gửi Thầy xem ạ.
Nhật ký BV dã chiến.
Khi nhận được thông báo từ BGĐ sẽ phải đi làm nhiệm vụ ở BV dã chiến, mỗi đợt 21 ngày liên tục, sau đó về cách ly 14 ngày. Lúc đầu cũng hoang mang lắm, nhưng nghĩ lại mình cũng nên làm gì đó, góp một phần nhỏ công sức vào chiến dịch chung cả nước trong tình hình dịch diễn biến phức tạp hiện nay.
Có được xem qua bản kế hoạch BV dã chiến mình sắp đến. BV quy mô 1000 giường, với 80 bs, 120 ĐD và 100 dân quân lo các vấn đề hậu cần, với kinh phí là 418 tỉ. Wow, thật tuyệt vời!
Nhưng khi đến thì bị sốc nặng!?! Hiện ở đây là nơi cách ly f1, nhưng do quá tải ở các BV nên chuyển công năng thành BV dã chiến điều trị f0, sẽ bắt đầu khi đội của mình tiếp quản. Và tình hình vật tư, trang thiết bị, thuốc men... gần như bằng 0. 😟
Và càng sốc hơn nữa khi biết được khu ở của nhân viên lại trà trộn với bn, đường đi thì luông tuồng, không phân biệt đâu là lối đi của nhân viên, đâu là lối đi của bệnh nhân. Rác, thức ăn thừa, đồ bảo hộ (đã mặc)... vương vãi khắp nơi. Không hề có quy chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn ở đây???😷
Thôi, đã đến và xác định dấn thân thì chấp nhận, làm thôi!
Đội của mình có 12 bs, 24 ĐD và khoảng 20 cậu dân quân (đã có sẵn). Công việc là, vừa thăm khám, xử lý cấp cứu khi có bệnh trở nặng, mang cơm, nước và dọn dẹp vệ sinh và cả rác thải cho khoảng 1300 BN hiện có ở đây!?!
Những ngày đầu đã gặp phải những ca khó thở, SpO2 có khi còn 50-60% nhưng không biết phải làm sao?! Vì trong tay không hề có "tấc sắt". Chỉ biết cầu cứu tuyến trên chuyển viện, nhưng để chuyển được cũng phải mất vài giờ, vì họ phải điều xe rồi hỏi xem cấp cứu trung tâm còn trống để tiếp nhận hay không?! Nhiều khi chuyển ra được tới nơi thì BN... đã ngưng thở. Thật sự bất lực! 😟
Nhưng trong khó khăn con người ta luôn cố tìm ra hướng đi cho mình, bèn gọi anh GĐ BV dã chiến vào đề xuất phải thành lập phòng cấp cứu, rồi lên danh sách vật tư, trang thiết bị, oxy, thuốc men... để cấp cứu và điều trị tại chỗ. Bên cạnh đó nhờ một vài người quen muốn làm thiện nguyện giúp cho một số vật dụng cơ bản để thăm khám và bồi dưỡng sức khỏe, như: PPE, khẩu trang, máy đo SpO2, máy đo nhiệt độ, máy đo HA và mì gói... vì có những ngày không có cơm ăn, phải ăn mì gói tạm.
Để có được những vật tư, trang thiết bị, thuốc men là cả một kỳ công, nhiều khi phải tự ra ngoài trung tâm xin từng món. Sau 1 tuần, từ khi đặt chân đến đây cũng có được phòng cấp cứu, đúng nghĩa "dã chiến".
Khi chưa hết điều sốc này thì điều sốc khác lại đến, sau 1 tuần được làm XN test nhanh covid, thì có khoảng 1/3 nhân viên trong đội... đã bị nhiễm. Cũng chỉ biết an ủi các em ráng vững tin thôi chứ biết sao giờ.🥺
Niềm vui an ủi duy nhất là từ khi có phòng cấp cứu, các bệnh nhân trở nặng được xử trí tại chỗ, không phải chuyển đi, và sau khi áp dụng phác đồ, nhiều BN đáp ứng rất tốt, coi như thoát được lưỡi hái tử thần trong gang tấc.👍
Sau 2 tuần XN test lại thì thêm 1/3 nhân viên trong đội tiếp tục bị nhiễm. Sốc tiếp...🥺
Trong khoảng thời gian này BV có tiếp nhận thêm 3 đoàn, từ Hải Dương, Bắc Giang và Hà Tĩnh (khoảng 30 người) vào hỗ trợ để bù cho lực lượng bị hao hụt. Và nhận xét chung của các bạn ngoài ấy là: "dập dịch mà như thế này thì chẳng khác nào thí quân và chẳng bao giờ hết được dịch". Nghe mà đau xót!
🥺🥺🥺
Và đến ngày sắp về XN lại cho tất cả nhân viên, thì mình và vài bạn nữa đã được "gọi tên" vô danh sách bị nhiễm covid, nâng tổng số nhân viên đi chung đợt lên khoảng 3/4. Chỉ mong là tới ngày về không còn ai bị nhiễm nữa. 😢
Còn tình hình bệnh ở đây thì đa phần >80% BN không có triệu chứng gì cả; #15% BN có các triệu chứng nhẹ, như: sốt, đau mình, ho khan, đau họng, mất mùi, vị...; <5% có các triệu chứng nặng như khó thở, ho ra máu, SpO2 giảm nhiều.
Và BN ở đây hầu hết không được về đúng hẹn, do kết quả PCR có sau 5-7 ngày, thậm chí dài hơn, có khi mẫu bị hư phải làm lại... thế là phải chờ tiếp. Có những người đã ở hơn 1 tháng mà vẫn chưa được về?!?😡
"Không biết đây là trường hợp cá biệt hay là mô hình chung cho các BV dã chiến phía Nam?!?"
😳 Thật sự rất buồn khi nghe các bạn miền Bắc đi hỗ trợ và có nhận xét như vậy...
Vừa nhận một nhật ký đau lòng của một em bs trẻ, học trò cũ, từ một bv dã chiến thu dung của một tỉnh công nghiệp lớn sát bên tp HCM. Không thể không đăng lên, để tỏ lòng ngưỡng mộ các nv y tế đang hy sinh trong tâm dịch và cũng để thức tỉnh lãnh đạo địa phương nếu còn chút lương tâm với đồng loại. Biết đâu sẽ làm nhiều người giác ngộ để cùng nhau chống dịch tốt hơn kẻo không còn kịp nữa. (Hiện giờ, em bs ấy đang sốt 38°4 và cách ly ngay trong bv dã chiến của mình đã được 2 ngày 🥺). Qua nhật ký, chúng ta mới thấy được vì sao thất bại trong chống dịch ở nhiều địa phương là điều tất yếu không thể không xảy ra.
Fb bs Nguyễn anh Thi
💖💖💖
Thầy ơi, em viết lại nhật ký những ngày ở đây và những gì mắt thấy tai nghe để lưu lại làm "kỷ niệm". Gửi Thầy xem ạ.
Nhật ký BV dã chiến.
Khi nhận được thông báo từ BGĐ sẽ phải đi làm nhiệm vụ ở BV dã chiến, mỗi đợt 21 ngày liên tục, sau đó về cách ly 14 ngày. Lúc đầu cũng hoang mang lắm, nhưng nghĩ lại mình cũng nên làm gì đó, góp một phần nhỏ công sức vào chiến dịch chung cả nước trong tình hình dịch diễn biến phức tạp hiện nay.
Có được xem qua bản kế hoạch BV dã chiến mình sắp đến. BV quy mô 1000 giường, với 80 bs, 120 ĐD và 100 dân quân lo các vấn đề hậu cần, với kinh phí là 418 tỉ. Wow, thật tuyệt vời!
Nhưng khi đến thì bị sốc nặng!?! Hiện ở đây là nơi cách ly f1, nhưng do quá tải ở các BV nên chuyển công năng thành BV dã chiến điều trị f0, sẽ bắt đầu khi đội của mình tiếp quản. Và tình hình vật tư, trang thiết bị, thuốc men... gần như bằng 0. 😟
Và càng sốc hơn nữa khi biết được khu ở của nhân viên lại trà trộn với bn, đường đi thì luông tuồng, không phân biệt đâu là lối đi của nhân viên, đâu là lối đi của bệnh nhân. Rác, thức ăn thừa, đồ bảo hộ (đã mặc)... vương vãi khắp nơi. Không hề có quy chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn ở đây???😷
Thôi, đã đến và xác định dấn thân thì chấp nhận, làm thôi!
Đội của mình có 12 bs, 24 ĐD và khoảng 20 cậu dân quân (đã có sẵn). Công việc là, vừa thăm khám, xử lý cấp cứu khi có bệnh trở nặng, mang cơm, nước và dọn dẹp vệ sinh và cả rác thải cho khoảng 1300 BN hiện có ở đây!?!
Những ngày đầu đã gặp phải những ca khó thở, SpO2 có khi còn 50-60% nhưng không biết phải làm sao?! Vì trong tay không hề có "tấc sắt". Chỉ biết cầu cứu tuyến trên chuyển viện, nhưng để chuyển được cũng phải mất vài giờ, vì họ phải điều xe rồi hỏi xem cấp cứu trung tâm còn trống để tiếp nhận hay không?! Nhiều khi chuyển ra được tới nơi thì BN... đã ngưng thở. Thật sự bất lực! 😟
Nhưng trong khó khăn con người ta luôn cố tìm ra hướng đi cho mình, bèn gọi anh GĐ BV dã chiến vào đề xuất phải thành lập phòng cấp cứu, rồi lên danh sách vật tư, trang thiết bị, oxy, thuốc men... để cấp cứu và điều trị tại chỗ. Bên cạnh đó nhờ một vài người quen muốn làm thiện nguyện giúp cho một số vật dụng cơ bản để thăm khám và bồi dưỡng sức khỏe, như: PPE, khẩu trang, máy đo SpO2, máy đo nhiệt độ, máy đo HA và mì gói... vì có những ngày không có cơm ăn, phải ăn mì gói tạm.
Để có được những vật tư, trang thiết bị, thuốc men là cả một kỳ công, nhiều khi phải tự ra ngoài trung tâm xin từng món. Sau 1 tuần, từ khi đặt chân đến đây cũng có được phòng cấp cứu, đúng nghĩa "dã chiến".
Khi chưa hết điều sốc này thì điều sốc khác lại đến, sau 1 tuần được làm XN test nhanh covid, thì có khoảng 1/3 nhân viên trong đội... đã bị nhiễm. Cũng chỉ biết an ủi các em ráng vững tin thôi chứ biết sao giờ.🥺
Niềm vui an ủi duy nhất là từ khi có phòng cấp cứu, các bệnh nhân trở nặng được xử trí tại chỗ, không phải chuyển đi, và sau khi áp dụng phác đồ, nhiều BN đáp ứng rất tốt, coi như thoát được lưỡi hái tử thần trong gang tấc.👍
Sau 2 tuần XN test lại thì thêm 1/3 nhân viên trong đội tiếp tục bị nhiễm. Sốc tiếp...🥺
Trong khoảng thời gian này BV có tiếp nhận thêm 3 đoàn, từ Hải Dương, Bắc Giang và Hà Tĩnh (khoảng 30 người) vào hỗ trợ để bù cho lực lượng bị hao hụt. Và nhận xét chung của các bạn ngoài ấy là: "dập dịch mà như thế này thì chẳng khác nào thí quân và chẳng bao giờ hết được dịch". Nghe mà đau xót!
🥺🥺🥺
Và đến ngày sắp về XN lại cho tất cả nhân viên, thì mình và vài bạn nữa đã được "gọi tên" vô danh sách bị nhiễm covid, nâng tổng số nhân viên đi chung đợt lên khoảng 3/4. Chỉ mong là tới ngày về không còn ai bị nhiễm nữa. 😢
Còn tình hình bệnh ở đây thì đa phần >80% BN không có triệu chứng gì cả; #15% BN có các triệu chứng nhẹ, như: sốt, đau mình, ho khan, đau họng, mất mùi, vị...; <5% có các triệu chứng nặng như khó thở, ho ra máu, SpO2 giảm nhiều.
Và BN ở đây hầu hết không được về đúng hẹn, do kết quả PCR có sau 5-7 ngày, thậm chí dài hơn, có khi mẫu bị hư phải làm lại... thế là phải chờ tiếp. Có những người đã ở hơn 1 tháng mà vẫn chưa được về?!?😡
"Không biết đây là trường hợp cá biệt hay là mô hình chung cho các BV dã chiến phía Nam?!?"
😳 Thật sự rất buồn khi nghe các bạn miền Bắc đi hỗ trợ và có nhận xét như vậy...
***
Đầu tháng 5, nhân viên Y tế thuộc khối Y tế công đi tiêm vaccine mũi thứ 1 và chỉ 1 tháng sau bắt đầu tiêm mũi thứ 2. Vaccine được tiêm là Astra Zeneca, loại này phải chờ 2 đến 4 tháng để tiêm mũi thứ 2 thì nó mới có tác dụng. Vì làm sai nên ngay sau đó một loạt nhân viên Y tế đã tiêm đủ 2 mũi bị nhiễm cúm Vũ Hán, đơn cử là vụ BV nhiệt đới. Ngày hôm nay, tôi biết rất nhiều anh em trong bệnh viện đã mắc bệnh nhưng không được công bố cụ thể trên báo đài.
Cách đây hơn 1 tháng, những bác sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực tư nhân liên tục hỏi phòng Y tế bao giờ được tiêm vaccine. Phòng chỉ trả lời là đợi lịch. Khi đọc báo thấy công nhân viên các tập đoàn nhà nước đi tiêm vaccine ầm ầm họ lại hỏi sao chúng tôi không được tiêm. Phòng trả lời là đang chờ lịch. Và một ngày nọ, lúc 10h30 trưởng phòng Y tế thông báo, toàn bộ nhân viên Y tế tư nhân đã đăng ký danh sách đi tiêm vào 2h chiều ngày hôm đó và chỉ tiêm trong 1 buổi chiều.
Các phòng khám quáng quàng thông báo cho nhân viên các nơi chạy về để tiêm. Người đã đi về nhà ở xa thì coi như bó tay nên nhiều người không được tiêm. Cách đây vài ngày phòng Y tế gọi đi tiêm vét những người chưa tiêm, có gần 1000 người trong danh sách tiêm vét cho riêng một quận bé nhỏ mà tôi biết. Vẫn cái cách làm việc quáng quàng nên nhiều người vẫn chưa đươc tiêm.
Vaccine khối Y tế tư nhân được tiêm là Astra Zeneca, như vậy, nhóm được tiêm cách đây 1 tháng thì tháng sau mới tiêm mũi thứ 2, còn nhóm thứ 2 thì phải chờ 2 tháng nữa. Và tiêm mũi 2 xong phải chờ tối thiểu 3 tuần nữa mới có đủ kháng thể chống bệnh. Nhưng tình hình dịch bênh hiện tại thì lực lượng Y tế công quá ít ỏi đã quá tải, họ không thể nào đợi tối thiểu 7 tuần nữa. Thế là ngay sau khi tiêm đợt vét lần 1 cho các bác sĩ khối Y tế tư nhân, thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kêu gọi khẩn thiết các bác sĩ đi chống dịch.
Lực lượng Y tế tư nhân vốn không thể bị bắt buộc làm nhiệm vụ bởi các vị thứ trưởng hay bộ trưởng. Họ có thừa trí tuệ, kỹ năng để tham gia chống dịch, nhưng cái gì để họ đồng ý hi sinh sức khỏe và có thể cả tánh mạng của họ để lao vào vòng hiểm nguy mà không có sự bảo vệ? Các vị quan chức có thể liệt kê ra nhiều thứ như lương tâm, lòng nhân ái, Y đức… vâng vâng và vâng vâng, nhưng quý vị đã làm gì để họ có thể chống dịch?
Nếu nhà nước làm điều tử tế thì mới có đủ tư cách nói lời chánh nghĩa kêu goi mọi người. Nhưng không, hãy nhìn những gì quý vị đã làm:
1/ Quý vị phân biệt công tư, tiêm cho đối tượng công trước, kể cả công nhân viên các tập đoàn kinh tế nên không đủ vaccine cho toàn thể nhân viên Y tế. Nếu không phân biệt công tư, ngay từ tháng 5 quý vị ưu tiên tiêm cho nhân viên Y tế cả công và tư bằng vaccine Astra Zeneca thì hôm nay mọi người đều đã đủ khả năng tham gia chống dịch toàn diện.
2/ Vaccine Moderna thời gian giữa 2 liều tiêm là 4 tuần và Pfizer là 3 tuần. Nếu dùng vaccine này cho lực lượng Y tế thì quý vị sẽ có một đạo quân hùng hậu trong thời gian ngắn. Nhưng không. quý vị đem đi tiêm cho công nhân viên các tâp đoàn kinh tế nhà nước hoặc các tập đoàn sân sau. Có bằng chứng là văn bản mật cho tập đoàn Vingroup mượn vaccine, hay văn bản tiêm cho Novaland.
Đứng trước kêu gọi tham gia chống dịch, những bác sĩ khối tư nhân cũng tham gia nhưng vì không đươc bảo vệ nên hầu hết chỉ tham gia vào vị trí tư vấn sức khỏe. Một vị trí tào lao, chủ yếu cho người ta có cái thùng rác để trút các thứ vào đó. Khi có bệnh nhân gọi điện báo họ đã dương tính, bác sĩ gọi tùm lum nhưng có đơn vị nào giải quyết đâu. Bệnh nhân tự đi ra trung tâm Y tế, kêu tui bị dương tính và đưa cái cây xét nghiệm mà họ tự ngoáy mũi ra thì mới có người đưa họ đến nhà văn hóa quận để đợi đi vô bệnh viện. Người ta thấy bác sĩ tụi tui chỉ là cái đồ vô dụng.
Đừng câm lặng, chúng ta phải đồng loạt kiến nghị:
1/ Yêu cầu tiêm loại vaccine có hiệu lực nhanh cho toàn bộ nhân viên Y tế khối ngành tư nhân trong cả nước.
2/ Yêu cầu toàn bộ vaccine hiện có phải được ưu tiên tiêm cho lực lượng Y tế trước.
3/ Yêu cầu Bộ Y tế ban hành quy chế hoạt động khám điều trị bệnh nhân nhiễm covid 19 cho phòng khám tư nhân, bệnh viện tư nhân.
Chúng ta sẽ chống dịch bằng kiến thức, kỹ năng và thái độ của người bác sĩ chứ chúng ta không chấp nhận trở thành quân tốt thí.
bác sĩ Hùng Lê (facebook)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét