Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

Một bài thơ hay/ Ngân Triều

Một bài thơ hay

Ngân Triều

 Lướt Web, tình cờ đọc một bài thơ hay của Hương Hải Thiền Sư, thời Hậu lê, xin được ghi lại để tham khảo:

(nguồn: Trang thơ Hoàng Nguyên Chương)
***
Hương Hải thiền sư
(1628 - 1715)- Thời Hậu Lê – Việt Nam
. Không rõ tên thật, tục gọi là Tố Cầu. Tổ quán vốn là người làng Áng Ðộ huyện Chân Phúc (sau đổi là Chân Lộc rồi Nghi Lộc) tỉnh Nghệ An. Sống vào thời Hậu Lê. Năm 18 tuổi đỗ cử nhân. Vào năm 1652 được bổ làm tri phủ Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị). Năm 1655 từ quan, xuất gia với thiền sư Viên Cảnh được đặt pháp danh là Huyền Cơ Thiên Giác, pháp tự là Minh Châu Hương Hải. Năm 1682, ông vượt bể ra Đàng Ngoài và ở hẳn lại miền Bắc. Ông nổi danh qua nhiều nơi hành đạo, sau cùng lập chùa Nguyệt Đường ở Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông là người đã chấn hưng thiền phái Trúc Lâm, đã dịch kinh, chú giải và sáng tác hơn 30 tác phẩm.
Xin giới thiệu một bài thơ hay mang đậm chất Thiền về lẽ tính không của ông.
無 題
VÔ ĐỀ
雁 過 長 空
Nhạn quá trường không
影 沈 寒 水
Ảnh trầm hàn thủy.
雁 無 遺 跡 之 意
Nhạn vô di tích chi ý.
水 無 留 影 之 心
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ
(Trích “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn).
+ Dịch nghĩa:
Nhạn bay mãi vượt qua tầng không.
Bóng chìm dưới dòng nước lạnh.
Nhạn không có ý để lại vết tích.
Nước không có lòng lưu ảnh.
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch
+ Dịch thơ:
- Bản dịch 1:
KHÔNG ĐỀ
Nhạn bay qua mãi tầng không.
Bóng chìm đáy nước một dòng lạnh trôi.
Nhạn không để dấu mình soi.
Nước không lưu ảnh nhạn rơi vào lòng.
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch.
- Bản dịch 2:
Nhạn bay qua trời không.
Bóng chìm trong nước lạnh.
Nhạn không ý lưu hình.
Nước không lòng lưu ảnh.
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch.
Bản dịch 3:
Nhạn bay trên không,
Bóng chìm đáy nước.
Nhạn không có ý để dấu.
Nước không có tâm lưu bóng.
THƯỢNG TỌA THANH TỪ dịch
Bản dịch 4:
Tung cánh lượn trời dài,
Bóng nhạn chìm nước rét.
Nhạn chẳng màng lưu vết.
Nước chẳng màng bóng bay.
NGÂN TRIỀU dịch
· +Chú thích:
- Đây là bài kệ mà thiền sư Hương Hải đã đọc để trả lời vua Lê Dụ Tông khi nhà vua hỏi ông về ý Phật, ý Tổ.
- Có nguồn tư liệu khác cho đây là bài thơ của Thiên Y Nghĩa Hoài, một thiền sư thời Tống,có ở trong Tục tạng kinh.
Có thể là hình ảnh về chim, thủy vực, bầu trời và văn bản
Nguyễn Ngân Trang, Phuc Thai và 16 người khác
12 bình luận
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

12 bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét