Ảnh Vũ Công Hiển
l
147. BẦY CHIM BỎ XỨ
Hàng năm cứ vào cuối thu khi trời vừa se lạnh thì những bầy chim đủ loại từ phía bắc bay về Cali tìm nắng ấm. Đến khoảng tháng 2 thì chúng mới lại quay về "nguyên quán". Năm nay đã sang giữa tháng 3 mà trời vẫn còn lạnh ngay tại San Jose nên bầy chim trốn tuyết chắc vẫn còn lảng vảng tại Cali.
Đoán vậy nên tôi và người bạn lái xe khoảng 200 cây số tới một vùng đồng hoang rộng lớn có tên là Merced National Wildlife Refuge để chụp bình minh, hoàng hôn và hy vọng có thể gặp đám chim trốn tuyết.
May mà trời thương, đủ loại chim sếu đầu đỏ, ngỗng tuyết, vịt trời… vẫn còn đó, hàng ngàn con. Với ống kính 600mm mới tạm có thể chụp được loại sếu đầu đỏ vì cứ thấy người tới gần thì chúng lại bỏ đi ra xa hơn hoặc bay đi. Phải chờ lúc chúng hạ cánh, nhảy múa, cất cánh bay... thì chụp mới đẹp. Trong vài tiếng buổi chiều hôm trước và vài tiếng buổi sáng hôm sau tôi đã chụp 825 tấm ảnh đủ loại, khi thì một con, lúc một đôi, một bầy cả trăm con... Nếu trời không có gió buốt và tay không bị tê cóng thì chắc là đã chụp được nhiều hơn. Cứ chụp chừng mươi phút lại phải chui vào xe tránh gió và xoa hai bàn tay cho hết cóng.
Tấm ảnh dưới đây tôi chụp thẳng vào mặt trời khi đã lên cao và quá chói nên phải gắn một kính lọc (filter) loại đen đậm nhất (ND10) để máy ảnh có thể thu hình được mà không bị lóe. Màu của bầu trời cũng do đó mà đỏ đậm hơn, mặt trời thì tròn quay mà không có tia ra như thông thường. Thêm một kinh nghiệm về chụp thẳng vào mặt trời. Tuy rằng máy ảnh không bị cháy bộ cảm biến (sensor) nhưng giác mạc của mắt có thể bị tổn thương nếu nhìn lâu. Tôi chỉ dám chĩa vào mặt trời bấm vài cái rồi quay ra chụp đàn sếu đang vừa kêu vừa bay xa về phía chân trời. Trên xe lái về San Jose tôi nói với anh bạn, chụp hơn 800 tấm chỉ mong được 5 tấm ưng ý là “huề vốn” rồi. Về nhà xem lại trên laptop thì thấy chuyến đi chụp cầu may này đã không đến nỗi làm “nản lòng chiến sĩ”. VCH
Đoán vậy nên tôi và người bạn lái xe khoảng 200 cây số tới một vùng đồng hoang rộng lớn có tên là Merced National Wildlife Refuge để chụp bình minh, hoàng hôn và hy vọng có thể gặp đám chim trốn tuyết.
May mà trời thương, đủ loại chim sếu đầu đỏ, ngỗng tuyết, vịt trời… vẫn còn đó, hàng ngàn con. Với ống kính 600mm mới tạm có thể chụp được loại sếu đầu đỏ vì cứ thấy người tới gần thì chúng lại bỏ đi ra xa hơn hoặc bay đi. Phải chờ lúc chúng hạ cánh, nhảy múa, cất cánh bay... thì chụp mới đẹp. Trong vài tiếng buổi chiều hôm trước và vài tiếng buổi sáng hôm sau tôi đã chụp 825 tấm ảnh đủ loại, khi thì một con, lúc một đôi, một bầy cả trăm con... Nếu trời không có gió buốt và tay không bị tê cóng thì chắc là đã chụp được nhiều hơn. Cứ chụp chừng mươi phút lại phải chui vào xe tránh gió và xoa hai bàn tay cho hết cóng.
Tấm ảnh dưới đây tôi chụp thẳng vào mặt trời khi đã lên cao và quá chói nên phải gắn một kính lọc (filter) loại đen đậm nhất (ND10) để máy ảnh có thể thu hình được mà không bị lóe. Màu của bầu trời cũng do đó mà đỏ đậm hơn, mặt trời thì tròn quay mà không có tia ra như thông thường. Thêm một kinh nghiệm về chụp thẳng vào mặt trời. Tuy rằng máy ảnh không bị cháy bộ cảm biến (sensor) nhưng giác mạc của mắt có thể bị tổn thương nếu nhìn lâu. Tôi chỉ dám chĩa vào mặt trời bấm vài cái rồi quay ra chụp đàn sếu đang vừa kêu vừa bay xa về phía chân trời. Trên xe lái về San Jose tôi nói với anh bạn, chụp hơn 800 tấm chỉ mong được 5 tấm ưng ý là “huề vốn” rồi. Về nhà xem lại trên laptop thì thấy chuyến đi chụp cầu may này đã không đến nỗi làm “nản lòng chiến sĩ”. VCH
Trên Cánh Đồng Merced
148. TRÒ CHƠI THUỞ NHỎ
Trên đường về sau khi chụp cảnh len trâu dưới vùng Đồng Tháp, chúng tôi ghé một quán nước nhỏ bên đường. Trong khi chờ cô chủ quán chặt dừa, bỗng nghe tiếng cười đùa bên hông quán. Chạy ra xem thì ra hai cậu bé đang chơi trò tạt nước nhau dưới đồng. Mỗi đứa một cái gáo. Cánh đồng lúc này ngập nước vì là mùa nước nổi. Trận “thủy chiến” ngày càng sôi động. Hai đứa một tay che mặt, một tay cầm gáo múc nước tạt vào mặt nhau. Nước văng tung tóe. Thấy cảnh này khá hấp dận để có thể thu vào ống kính, chúng tôi đề nghị hai cậu bé quay lưng lại nhau và dùng gáo tạt ngược lại đối phương. Như vậy sẽ không bị ướt mặt nên có thể tạt dễ dàng thành những vòng tròn nước. Hai cậu bé có vẻ thú vị vì được “đóng phim” nên đồng ý ngay. Thế là trận thủy chiến lại tiếp diễn với các đường nước tròn đẹp hơn. Chúng tôi chỉ việc bấm liên tục để về chọn ra tấm có dạng ưng ý nhất. Cả người lớn lẫn hai đứa nhỏ đều thích thú cười vang cánh đồng.
Trong những buổi đi săn ảnh, nhiều khi những tấm hình ngoài dự tính lại ưng ý hơn những tấm nằm trong chương trình. Dọc đường về Sài gòn, hình ảnh hai đứa trẻ tạt nước với giọng cười giòn giã như vẫn còn đeo theo tôi. Hạnh phúc thật đơn sơ và dễ thực hiện. Sống tại Mỹ 40 năm, bây giờ tôi có vẻ gần gũi với vùng quê, vùng núi bên quê nhà hơn chốn phồn hoa đô hội. Ba tháng săn ảnh ở Việt Nam, về lại Mỹ mới sực nhớ ra là mình chưa hề bước ra tới đường Lê Lợi Sài Gòn, con đường mà trước đây mỗi buổi chiều tôi thường ngồi quán cà-phê Mai Hương ngắm các tà áo dài qua lại khi còn là sinh viên. VCH
Trò Chơi Thuở Nhỏ
149. LỄ HỘI TÉ NƯỚC CỦA NGƯỜI MYANMAR
Cứ vào giữa tháng 4 hàng năm tại Myanmar (Miến Điện) lại có Lễ Hội Té Nước diễn ra 4, 5 ngày để mừng năm mới. Đây là thời điểm mà du khách tới rất đông. Người Thái, người Lào và người Kampuchea cũng có Lễ Hội Té Nước tương tự. Theo truyền thuyết, Lễ Hội Té Nước đón năm mới của người Myanmar xuất phát từ ý nghĩa mong muốn giữ gìn sự bình yên cho vạn vật trên thế gian và cầu mong sự phù hộ của các vị thần. Người Myanmar tin rằng nước sẽ giúp gột rửa những sai lầm, điều xấu, bệnh tật và sẽ đem lại điều may mắn, hạnh phúc và sức khỏe. Những ai tham gia lễ hội té nước càng bị ướt càng được coi là sẽ gặp nhiều may mắn và càng mạnh khỏe trong năm mới.
Tháng tư, tháng cuối cùng của mùa khô ở Sài gòn, cũng là tháng nóng nhất trong năm trước khi những trận mưa đầu mùa đổ xuống vào tháng 5. Tôi thường phải tắm 4, 5 lần mỗi ngày. Nhiệt độ thường lên đến 36 độ C, nhưng bên Myanmar thì nhiệt độ có thể lên đến 46 độ. Lễ Hội Té Nước được tổ chức vào thời điểm này thật là đúng lúc. Chúng tôi sang Myanmar để trải nghiệm Lễ Hội Té Nước của họ nhưng không biết trước là trời nóng đến như vậy. Đã thế mỗi khi vào chùa thì phải bỏ giầy, vớ từ ngoài cổng để đi chân không qua một sân xi-măng rộng mới vào tới chùa. Chân muốn phỏng vì không quen đi chân đất từ thời còn đá bóng ở trung học. Nếu không sợ ướt máy ảnh thì cũng mong được tạt mấy xô nước cho mát. Ra đường ai ai cũng bị tạt nước, đi bộ, đi xe máy, ô tô… đều ướt cả. Thật may chúng tôi gặp một xe ngựa chạy qua, một phương tiện di chuyển vẫn còn được sử dụng bên Myanmar. Thế là có cơ hội hiếm có chụp cảnh tạt nước thật đặc sắc của xứ này. Chúng tôi chọn hướng ngược sáng và hậu cảnh là cây lớn để thấy rõ từng hạt nước. Người tạt và bị tạt đều cười vui vẻ. Kỷ niệm đáng nhớ nhưng không muốn tới lần nữa vào tháng 4 nóng đổ lửa này. Vẫn còn mê săn ảnh bên Myanmar nên năm sau tôi lại tới lần thứ hai vào cuối tháng 11 cho mát. Rồi năm sau nữa tôi tới lần thứ ba vào cuối tháng 12. Lần nào cũng chụp trên 2 ngàn tấm hình cả. Tôi không nghĩ lần thứ ba là lần cuối cùng tôi tới Myanmar. VCH
Tháng tư, tháng cuối cùng của mùa khô ở Sài gòn, cũng là tháng nóng nhất trong năm trước khi những trận mưa đầu mùa đổ xuống vào tháng 5. Tôi thường phải tắm 4, 5 lần mỗi ngày. Nhiệt độ thường lên đến 36 độ C, nhưng bên Myanmar thì nhiệt độ có thể lên đến 46 độ. Lễ Hội Té Nước được tổ chức vào thời điểm này thật là đúng lúc. Chúng tôi sang Myanmar để trải nghiệm Lễ Hội Té Nước của họ nhưng không biết trước là trời nóng đến như vậy. Đã thế mỗi khi vào chùa thì phải bỏ giầy, vớ từ ngoài cổng để đi chân không qua một sân xi-măng rộng mới vào tới chùa. Chân muốn phỏng vì không quen đi chân đất từ thời còn đá bóng ở trung học. Nếu không sợ ướt máy ảnh thì cũng mong được tạt mấy xô nước cho mát. Ra đường ai ai cũng bị tạt nước, đi bộ, đi xe máy, ô tô… đều ướt cả. Thật may chúng tôi gặp một xe ngựa chạy qua, một phương tiện di chuyển vẫn còn được sử dụng bên Myanmar. Thế là có cơ hội hiếm có chụp cảnh tạt nước thật đặc sắc của xứ này. Chúng tôi chọn hướng ngược sáng và hậu cảnh là cây lớn để thấy rõ từng hạt nước. Người tạt và bị tạt đều cười vui vẻ. Kỷ niệm đáng nhớ nhưng không muốn tới lần nữa vào tháng 4 nóng đổ lửa này. Vẫn còn mê săn ảnh bên Myanmar nên năm sau tôi lại tới lần thứ hai vào cuối tháng 11 cho mát. Rồi năm sau nữa tôi tới lần thứ ba vào cuối tháng 12. Lần nào cũng chụp trên 2 ngàn tấm hình cả. Tôi không nghĩ lần thứ ba là lần cuối cùng tôi tới Myanmar. VCH
Lễ Té Nước Của Người Miến Điện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét