Áo Yếm - Di Sản Trang Phục của Việt Nam.Thu Huong
Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.
Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.Khi xưa ở với mẹ chaMột năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồngChín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.Đàn bà thắt đáy lưng ongĐã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam không biết tự lúc nào và mãi tới đời nhà Lý (thế kỷ 12) cái yếm mới "định hình" về cơ bản.Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến.Thuyền anh ngược thác lên đâyMượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâuEm cởi dải yếm bắc cầu anh sang..Ở thế kỷ 17, cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về hình thức. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy.Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn.Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm.Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức" dạng Thị Mầu mới mặc.Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ."Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao".Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa...
Không chỉ vậy, chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này.
Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc.
Khi đi ra ngoài, bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "đồ nghề" ǎn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khǎn đội đầu: khǎn nhiễu (quấn bên trong) và khǎn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, tóc vấn cao cài lược.
Suốt chiều dài lịch sử, cái yếm đã đi vào "giấc mơ" của biết bao thế hệ mày râu.Trời mưa lấy yếm mà che -Có anh đứng gác còn e nỗi gì.Đáp lại, các nàng cũng chẳng vừa:Ước gì sông hẹp tày gang -Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?...
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.
Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê:Mình về mình có nhớ chăng
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình.Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.Cái yếm là thứ trang phục vừa kín đáo, vừa... “ỡm ờ” một cách nghệ thuật và độc đáo. Chả thế mà Thị Mầu nói với chàng nô: "Gió xuân tốc dải yếm đào -Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương!"...Hay như thơ Hồ Xuân Hương:Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch đào nguyên suối chửa thông.
Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm và áo ngực mới lạ. Trang phục du nhập vào có tính tiện dụng hơn hẳn nên Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống.
Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng... nhưng chiếc áo yếm ngày xưa vẫn xứng đáng là một di sản trang phục của Việt Nam
Thu HuongVài vần thơ nói về cái áo yếm.......ấy
Em thắt làm chi giải yếm tơ
Sao không thả lỏng để anh nhờ
Rắc rối cho đời thêm cái gútGỡ mãi xuân tàn tóc bạc phơThu Giang
Mặn mà môi thắm má hồng
Em vào ca hát giữa dòng trời mây
Yếm đào theo gió vờn bay
Quai thao che mặt bàn tay thon mềm.
Hội lim đến hẹn lại lên...
Thuyền trôi xuôi bến êm đềm thuyền xuôi...
Trai tài gái sắc sánh đôi
Còn em buông mãi những lời hát ca...
Bây giờ giã hội...mình ta
Đừng theo em nhé để mà...bén duyên
Hẹn rằng đến hội lại lên
Tìm em cô gái dịu hiền...năm xưa..đkTa vẫn gặp lại nó thấp thoáng trong nhiều vần thơ cũ với những cung bậc cảm xúc rất tinh tế mà sâu sắc: Chiếc yếm! Mỗi khi đọc những vần thơ nói về cái trang phục cổ truyền ấy của phụ nữ Việt Nam, trong lòng ta lại dâng lên một niềm hoài cổ. Thời xưa, các cụ ta quan niệm người con gái được coi là đẹp khi mặc trang phục phải biết phô một cách kín đáo những đường nét của cơ thể:Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh(Ca dao)
Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019
Áo yếm-Trang phục độc đáo của giới nữ Việt/ Thu Hương/ Viễn Phương chia sẻ
Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019
Những bệnh...vô duyên. Cảnh Tú và Tuấn Đoàn SPS K2 chia sẻ
Mến chuyển đến các bạn Già của tôi ...Với thói quen đó, xin trân trọng giới thiệu về tác gỉảBs Ðỗ Hồng Ngọc:"Một vị thầy thuốc, một nhà báo, một hoạ sĩ, một nhà thơ …"- CVA-61, tốt nghiệp Ðại học Y khoa Sài gòn (khóa 1962 – 1969) với văn bằng Tiến sĩ y khoa quốc gia.- Trước 1975 đảm nhiệm trách nhiệm BS Trưởng phòng cấp cứu tại BV-Nhi Ðồng Sai-gon.- Là một thầy thuốc, đồng thời cũng là người cầm bút làm thơ, viết sách, tác giả của nhiều bài báo duyên dáng, dí dỏm, sâu sắc, ấn tượng – như một nhà văn, nhà báo thực thụ. Ðược biết, ông còn có những bức minh họa rất tài hoa ...- Càng về sau này, những trang viết của ông càng đi sâu vào chữ “thiền”, vào triết luận, ông đã nghĩ bằng trái tim, thay vì bằng đầu óc nhìn thiền dưới góc độ của một người thầy thuốc, một nhà “khoa học thực nghiệm”, không có chuyện huyền bí, mê tín dị đoan ở đây.- Là một thầy thuốc không chỉ giỏi chữa bệnh về thể chất, nhưng dường như BS ÐH-Ngọc còn chứng tỏ một khả năng rất giỏi về chữa trị tâm bệnh – những bệnh về tinh thần – cho rất nhiều người, cho cộng đồng, nhưng lại rất ít nghe ông bày tỏ những chuyện riêng tư, những góc khuất trong tâm hồn của chính mình.- Nhà thơ Ðỗ Trung Quân đã có nhận xét về Bs Ðỗ Hồng Ngọc như sau:“ Ðỗ Hồng Ngọc làm thầy thuốc để chữa bệnh cho người còn làm thơ là để chữa bệnh cho mình”.* Trân trọng chuyển bài viết sau đây của Bs Ðỗ Hồng Ngọc để quý vị và các bạn TUỲ-NGHI. (Những dòng chữ được Highlighted chỉ là sự chú ý riêng của người chuyển).============ ========= ========= ========= ==BS Ðỗ Hồng Ngọc
Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh... vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364).
Những bệnh... vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu "nước mát" uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm "nước mát"! Thì ra "rễ tranh, mía lau, mã đề" là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây. Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoil, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp...Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt...Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay.Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao?Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh.... vô duyên đáng tiếc.Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ.Báo Paris Match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo...Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp.Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả!Tây gọi những người sính xét nghiệm là "examinite".Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh báo hiện tượng over - investigation, "thăm dò quá mức cần thiết" này (Health of the Elderly, WHO, 1989).
Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn... hết bệnh cũng không được; không kể trong quá trình thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo... không phải là không có nguy cơ.Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để... thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại, biết ơn mình thì cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói!Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự "dán nhãn" (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà "phán" cho một cái chẩn đoán kiểu như "nghi ung thư", "hơi bị lớn tim", hoặc một từ mơ hồ như "máu lộn mỡ, gan hơi nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật"... hoặc "bị thư phù, bị người cõi trên nhập...." đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được!Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh.Ðáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức... khi vẫn còn có thể tự quản được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp.Các cơ sở chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như đảm bảo sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe.Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh... vô duyên!
Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019
Gấu mẹ giết con rồi tự sát…/ Bài chuyển của Viễn Phương
20 năm bị mặc áo sắt bị rút mật, gấu mẹ giết con rồi tự sát…
Nó nhìn đứa con của mình chết đi mà không ngừng thét lên…
Được 1 người bạn nhờ đến trông giúp trang trại gấu trong 1 vài ngày, tôi đến biệt thự của anh ta, nằm ở Tây bắc thành phố.
Nửa đêm, tôi khó ngủ nằm trằn trọc trên căn gác nhỏ.
Những tiếng gió từ núi thổi liên tục, như 1 tiếng gì đó vừa đau khổ vừa tuyệt vọng. Đột nhiên, tôi nghe thấy 1 tiếng động nhẹ, và còn có cả tiếng gọi. Tôi ngồi dậy và hỏi “ai đấy?”. Không có tiếng trả lời, sự im lặng đáng sợ bao trùm. Lấy hết dũng cảm, tôi bước ra đẩy cửa. Hóa ra ngoài cửa là 1 chú gấu con. Cái thân béo béo của nó nằm cuộn tròn lại, bộ lông mềm mềm. Nó nhìn tôi, phát ra những tiếng kêu nhỏ. “Gấu, gấu, đến nhanh”, tôi vừa gọi vừa giang tay ra, gấu con bò về phía tôi, bàn tay nhỏ đặt lên người tôi. Nó dùng cái lưỡi ấm áp liếm tay tôi.Trời sáng, ông Trương người làm đưa tôi đi xem phòng của gấu. Tôi được đưa đến 1 nơi có kiến trúc vững trãi, rộng hàng nghìn mét vuông. Bên trong có 1 khoảng rất rộng, đặt 6 cái lồng, mỗi lồng có 1 chú gấu đen. Trên người chúng đều được đeo 1 vật gì đó phát sáng. Ông Trương nói với tôi: đó là dụng cụ để lấy mật gấu. Bây giờ giá của mật gấu là 300 tệ/gam (gần 1 triệu đồng việt nam – PV)”. Ông đưa tôi đến trước 1 cái lồng, giơ tay ra và nói “Chúng ta bắt đầu lấy mật nào”.Tôi thấy 2 công nhân khỏe mạnh buộc chặt chân trái và chân phải của gấu, mỗi bên bụng của gấu bị kéo bởi 1 sợ dây thừng to nối với 1 ròng rọc đặc biệt. Họ bắt đầu kéo dây, bụng của gấu bị thắt dần lại, có những tiếng rên phát ra. Đột nhiên, gấu phát ra 1 tiếng gào hết sức thảm thương. 4 cánh tay của Gấu vẫn còn có không gian để cào vào mặt, miệng gấu phát ra những âm thanh ghê rợn. Những ống thép đâm vào được hạ xuống, chất màu xanh chảy ra. Những người công nhân bắt đầu thả lỏng dây thừng, tiếng gào thét vẫn tiếp tục.Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt của gấu không ngừng chảy, và cũng giống như con người nghiến răng lại, gấu đang cố chống chọi với những nỗi đau không thể nào kìm nén. Thật là kinh khủng, tôi không thể nhìn được nữa và cúi đầu bước đi. Lúc đó, tôi mới hiểu rằng, những tiếng kêu gào ban đêm tôi nghe được chính là tiếng kêu thảm thương của các chú gấu.
Ông Trương đi với tôi ra ngoài cửa, tôi run rẩy hỏi ông ta “Các ông có tình người không, đó cũng là những sinh mệnh”. Ông Trương bình thản nói đạo lý “Không có cách nào khác, chúng tôi làm thế vì cuộc sống”. Một lúc đợi cho tâm trạng ổn định hơn tôi hỏi ông ta: “Bao lâu thì lấy mật gấu 1 lần?”. Ông trả lời: “Còn phải tùy tình hình, nếu nước mật mà nhiều thì lấy 1 ngày 2 lần, ít thì 2 ngày 1 lần. Bình thường mỗi năm 1 chú gấu có thể tạo ra được 2000 gam mật, có thế lấy trong vòng 10 năm”. Tim tôi như muốn vỡ ra, 1 ngày 2 lần, 10 năm, 1 con số thật đáng sợ. Vậy có nghĩa là 1 chú gấu mỗi ngày sẽ bị dày vò 2 lần, và sẽ phải chịu đựng trong vòng 10 năm, 7200 lần đau đớn.
Tôi nói phải đi về. Ông Trương nói lát nữa phải làm tiểu phẫu cho gấu con, lúc này quan trọng không thể về, ông đại diện cho Tổng giám đốc Lưu, ông về rồi, có chuyện gì ai dám chịu trách nhiệm. Tôi đành phải tiếp tục theo ông ta về phòng của gấu. Theo tiếng gọi của ông ta, 4 người công nhân trói gấu lại.
Chú gấu nhỏ nhìn mọi người với ánh mắt sợ hãi, khi ánh mắt nó nhìn tôi, có gì đó như muốn cầu cứu. Mắt tôi cũng bắt ướt, lúc đó, nó như quỳ trước mặt tôi… Ông Trương ra lệnh bắt đầu tiểu phẫu, chú gấu thất vọng ôm đầu… Những tiếng thét lại bắt đầu… Đó là những tiếng thét đau thương nhất trên thế giới mà tôi đã từng nghe.
Cũng vào lúc đó, cảnh tượng bất thường đã xảy ra, chú gấu to trong lồng thét lên 1 tiếng và nhảy dựng lên. 4 người công nhân đang giữ gấu con hoảng sợ. Tôi lúc đó cũng lặng người ra, chân như cứng lại, một bước cũng không thể chuyển động được. Nhưng chú gấu to không hề để ý tới sự tồn tại của tôi và mấy người xung quanh, chạy nhanh đến trước gấu con, dùng bàn tay của mình để tháo sợi dây nhưng không thể nào gỡ được. Nó chỉ có thể hôn gấu con, ôm gấu con vào lòng, dùng lưỡi để liếm những giọt nước mắt đang chảy của gấu con, kêu nhẹ nhẹ như để an ủi đứa con yêu thương của mình. Gấu con không ngừng gọi mẹ và kêu cứu, cứu mẹ và cũng để cứu chính mình.
Đột nhiên, gấu mẹ kêu lên những tiếng kêu điên dại, dùng bàn tay của mình bóp chặt lấy cổ gấu con, vừa hét vừa dùng sức… cho đến khi thân thể của gấu con trở nên mềm oặt và ngã xuống, gấu mẹ mới thả lỏng tay ra. Nó nhìn đứa con của mình chết đi mà không ngừng thét lên những tiếng kêu đau đớn như muốn nói rằng:” con à, mẹ không thể cứu con, nhưng mẹ không thể để cho con tiếp tục phải chịu đau đớn”. Gấu mẹ tự cào rách người mình, rồi cố gắng kéo những ống sắt trong người mình ra, máu cứ thế tuôn chảy. Gấu mẹ lại hét, những tiếng hét như điên cuồng và ngã xuống. Tôi tê liệt cả người, bản thân tự hỏi không biết làm thế nào để thoát khỏi cái phòng gấu đầy tàn bạo này.
Suốt ngày hôm đó, đầu óc tôi tràn ngập những cảnh tượng man rợ. Lòng tôi tự hỏi: hành động của gấu mẹ có phải là vì tình mẫu tử? Tôi nghĩ đúng là như vậy, là sự không thể chịu đựng thêm nữa của tình mẫu tử. Vào giờ đó, lúc đó, gấu mẹ không còn cách nào khác phải giúp con mình giải thoát khỏi nỗi đau khổ như địa ngục mà nó phải chịu đựng suốt 20 năm.
Có những chú gấu không thể chịu đựng được nỗi đau khổ của việc mỗi ngày lấy mật đã tự sát. Để phòng tránh việc này, con người đã tạo ra giáp sắt, gắn lên người gấu. Toàn thân gấu không thể cử động, trừ cái đầu. Khi bị lấy mật, động tác duy nhất gấu có thể làm đó là không ngừng lắc đầu. Những chú gấu bị nhốt trong lồng thời gian dài nhất là khoảng 22 năm. Không được chuyển mình, không được đứng thẳng, chỉ có thể đau!!! Không có cây cối, không có mặt trời, cũng không có bóng tối!!! Không có tự do, chỉ có nỗi đau.
Do những vết thương lúc lấy mật không thể nào lành lại được, cũng không bao giờ hồi phục, do nỗi đau bị dày vò trong nhiều năm, rất nhiều gấu bị ung thư, và đa số là bị ung thư gan. Không những thế, một số người cho rằng chân gấu là mỹ vị của dân gian, mà lòng bàn chân được cắt từ cơ thể sống được cho là có mùi vị ngon nhất. Những chú gấu tội nghiệp trước khi được cứu ra ngoài còn bị con người chặt 2 bàn chân.
Đã đến lúc chúng ta hành động để cứu giúp loài gấu…Nói không với mật gấu, các sản phẩm từ gấu và đứng lên góp tiếng nói của chính chúng ta…
Hãy Share câu chuyện này để lương tri của bạn được lên tiếng!!!
Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019
Ngôn Ngoại/ Thanh Tâm/ Tuấn Đoàn K2.SPS chuyển.
- Ngôn Ngoại
Tác giả: Tâm Thanh Nguồn: Quốc Gia Hành Chánh MD Ngày đăng: 2019-01-03 ảnh minh họa, Google Đầu tiên khi lên máy bay tôi đã thấy bà chiếm chỗ của tôi, 27D, mà ngủ li bì. Lạ thật, mới lên máy bay đã ngủ. Tôi không dám đánh thức vì thấy mặt bà co giật một cách khổ não, chỉ sợ đụng phải lỡ bà lăn đùng ra thì mang vạ. Đấy, cái gì tôi cũng cứ nói thật, xin bà bỏ qua. Cuối cùng, vì bị hành khách đi sau thúc quá, tôi đành bước qua người bà mà vào chỗ ngồi tạm. Trước khi máy bay chuyển bánh ra phi đạo để cất cánh, cô tiếp viên tới kiểm soát, thấy bà chưa cài dây an toàn, lại bảo tôi cài cho bà. Một sự lầm tưởng tai hại. Nhưng tôi không đủ lanh trí để cải chính một cách tế nhị, chẳng lẽ tự dưng tôi nói ‘bả không phải vợ tôi’? Vả lại, cài giùm cái dây có cần gì phải là vợ chồng? Tôi nghiêng qua người bà tìm mối dây bên kia, nghe nồng nực mùi dầu cù là. Tôi nín thở cài khóa, tiếng kim loại ăn khớp kêu crắc xác nhận là tôi đã làm chu đáo một nhiệm vụ nhỏ, nhưng có thể trở thành lớn, nếu nói dại có trục trặc gì xảy ra. Nhưng máy bay cất cánh an toàn. Khi đèn báo hiệu cho phép cởi dây an toàn, tôi cởi cho mình, rồi tần ngần nghĩ đã cài cho bà, thì tôi cũng nên cởi cho bà.– Ê! Làm gì kỳ vậy, cha già mắc dịch!‘Chát!’ Bàn tay tôi bị bắt quả tang đang thò sang lòng bà. Tôi vừa giận vừa xấu hổ, ức quá mà không dám gây sự lại. Thôi thì phải tự an ủi là bà chưa ngoác mồm tuôn ra một tràng xỉ vả nặng hơn nữa, và còn may là hành khách chung quanh coi bộ không ai chú ý tới lời ‘vu cáo’ trắng trợn kia. Tôi đành im lặng chịu trận cho tới khi nghe bà nói trổng:– Mắc đái thấy mụ nội. Bao giờ máy bay mới ghé đổ nước, cho hành khách đi đái không biết?Được dịp ‘đáp lễ’ sự lỗ mãng của bà bằng sự đàng hoàng và kẻ cả của mình, tôi chỉ giùm làm phước:– Toilette ở trước mặt kia kìa, bà.Bà ngơ ngác nhìn lên rồi ngơ ngác nhìn lại tôi:– ‘Toa với lết’. ‘Lết’ đi đâu cha nội? Tui mắc đái xón ra quần bây giờ nè. Chạy te không kịp, ở đó mà ‘lết’.Tôi bỗng nhận ra bên cạnh tôi là một người đàn bà, mặt thuôn dài, lưỡng quyền cao, khá đẹp, nhưng quê như một cục đất. Tôi hết giận:– Bà có biết đọc … xa tới đằng kia nổi không?– Chữ ta thì đánh vần được chớ, sao không? Mắc cái chữ Tây ôn dịch gì đâu. Mà biển gì kẻ chữ bằng con kiến!– Bà khỏi cần đọc chữ cũng được. Lên đó, thấy có cái cửa nào có vẽ hình ông Tây với bà Đầm, thì bà vào mà … đái.Bà vừa nhổm dậy đã bị sợi đai trì lại, la to:– Ối chu cha! Con mẹ đứa nào nó cột eo ếch tui, tế mồ tế mả nhà nó!Tôi im thin thít, không dám tự thú nhận ‘tội ác’ của mình, chỉ giúp bà mở khóa dây. Giữa lúc không hề dám mong đợi, tôi lại được bà ban cho một nụ cười tươi rói, và một giọng ỏn ẻn:– Té ra hồi nãy chú tính cởi trói cho tui hả? Không biết đứa mắc dịch nào đi tầu đi xe mà còn phá.Rồi bà lảo đảo đi lên cầu tiêu, lâu lắm mới thấy trở lại:– Không thấy nhà cầu đâu hết. Chú giắt tui đi được hôn?Tôi tính nói ‘bảo đảm bà không kiếm ra cái cầu cá tra trên máy bay đâu’, nhưng lại im lặng hướng dẫn bà lên cầu tiêu, mở một cửa trống chỉ cho bà vào. Bà ngạc nhiên:– Thì hồi nẫy người ta cũng chỉ cho tui cái tủ kín bưng như vầy. Có cầu kiều mẹ gì đâu?Đã trót thì trét, tôi kéo bà vào hẳn bên trong, chỉ cho bà cách ngồi cầu, xé giấy, cách bấm nút xối cầu, rửa tay bằng xà bông, và thoa nước thơm, đủ lễ bộ. Để chắc ăn, tôi bảo bà làm ơn thực tập thử cái thủ tục quan trọng nhất là nhấn vào cái nút xối cầu. Bà vừa thò tay nhấn nút, tiếng cống hút rồ lên như cọp táp gà con, bà ôm chầm lấy tôi la:– Trời đất thiên địa ơi! Con gì nó rống quá trời!Khi tôi để bà ở lại và đi ra, có một một cậu Việt Nam đứng chờ, nhìn một cách hóm hỉnh nói nhỏ:– Ông bà tình ghê!Câu này, chắc hôm đó bà không nghe đâu, nhỉ? Về chỗ, tôi vẫn ngồi vào cái ghế đã bị đổi, đầu tràn ngập những dấu hỏi về người đàn bà kỳ lạ. Bà đi với ai? Đi đâu? Làm gì? Khi bà trở lại, lò dò mãi không tìm thấy chỗ, tôi phải vẫy tay, kêu:– Bà ơi! Đằng này nè!Tôi nghe từ hàng ghế sau, phía bên trái có giọng đàn bà, tiếng Việt:– Ông già lấy được bà vợ đẹp, chỉ tội quê không để đâu hết.Bụng tôi thon thót theo mỗi bước chân của bà, chỉ lo ngại cho những cái đầu người ngồi dẫy bìa bị tay bà quơ phải, lỡ mà bà nhằm cái đầu tóc giả của một ông Tây mà vịn thì tôi phải tuyên bố ‘ly dị’ ngay tại chỗ. Nhưng tôi thở phào khi cuối cùng bà tới được chỗ ngồi bình an, gieo bàn tọa cái rầm, thả ra mùi ‘eau de Cologne’ pha lẫn mùi dầu cù là lổn ngổn.– Bà đi máy bay lần đầu?– Chớ lần mấy?– Bà đi đâu ạ?– Phần-lan.– Bà đi thăm bà con bên đó, chắc?– Bà con hồi nào? Theo chồng.– Ông nhà sang Phần-lan lâu chưa?– Chả là người Phần-lan …Bà kể bà làm nghề chèo đò đưa khách tại bến đò Vĩnh Long. Chở bạn hàng cũng có, mà sau này chở khách du lịch cũng có. Thường thì bà chậm chân, không tranh được mấy mối khách du lịch béo bở. Một hôm bà để ý có một ông khách Tây cứ ngồi uống cà phê đá mà nhìn bà cả buổi, ‘cái đầu xồm không nhúc nhích’ và ‘cái môi đỏ chót liếm lia’. Cuối cùng ông đứng lên ra bến, đưa tay gạt hết mấy thằng giành mối ra một bên, mà tiến thẳng lại ghe bà, chẳng nói chẳng rằng, bước xuống, và bà chèo đò cho ông coi cảnh trên sông Cổ Chiên. Bà nói tiếp:– Tối về chả rút bóp ra một xấp tiền đô. Tui hổng dám lấy. Thằng chả xòe ra biểu lấy một ít cũng được. Nhưng chú tính coi – ai lấy kỳ vậy?Cô tiếp viên đưa khay ăn tới. Tôi giúp bà hạ bàn con xuống, chọn nước uống, và chỉ bà cách dùng mấy thứ lỉnh kỉnh như dao nĩa, khăn ăn v.v. Và tôi ngạc nhiên tại sao một người chèo đò nhà quê mà có bàn tay búp mang đẹp như vậy. Bà cầm dao ăn như cầm búa, nhưng ăn vén khéo và rất … bạo -so với các mệnh phụ phu nhân khác. Vẻ tự nhiên của bà và những món ăn hấp dẫn với rượu vang khiến tôi phấn chấn tinh thần. Tôi thấy đã đủ thân mật để nói đùa:– Bà không lấy tiền, chứng tỏ bà mê ông rồi?Bà cười khinh khích:– Mê cái mốc xì họ. Bộ ghe chùa sao? Tôi lấy cái tờ có vẽ số 1.– Sao bà không lấy tờ vẽ số 10 hay 20?– Lấy đủ công mình thôi chớ.– Rồi sau đó?– Sau đó hả? Mấy bữa sau, bữa nào chả cũng trở lại thuê ghe tui đi chơi lòng vòng… Rồi chả đòi lấy tui.- Ý! Chết mẹ người ta chưa!Dầu biết trước bà đang trên đường đi về nhà chồng, tôi buông ra một câu sững sờ như thế vì hồi kết cuộc tới một cách đột ngột quá. Không ngờ tiếng reo của tôi đã đậm đà giọng của bà, thốt ra mà thấy sướng cổ họng. Nhưng thấy sau đó bà im bặt, tôi lại lo bà giận tôi lỗ mãng.– Xin lỗi nhé!– Lỗi gì?– Dạ, không.Tôi chờ đợi một câu truyện hấp dẫn, có đầu đuôi hơn. Tôi muốn biết buổi hẹn hò đầu tiên ở đâu? ông tỏ tình thế nào? tại sao bà biết ông thương mình thiệt? cái gì làm cho bà thích ông? ông làm nghề gì? có tổ chức đám cưới không? Nhưng bà không kể nữa, tiếp tục ăn món tráng miệng, khen ngon.Tôi uống sang ly Cognac thứ ba, nghe ra giọng nhừa nhựa của chính mình:– Dô! Dô! Mừng cho mối tình của bà! Đẹp thấy … mẹ!Bà nhìn tôi, cau mặt:– Ê! Chú hổng nên bắt chước tui ăn nói cái kiểu ẩu tả đó.Thế ra bà vẫn biết mình ăn nói khác thường. Tôi chữa:– Bà nói ngon lành hết xảy, chứ đâu có … ẩu tả.– Chú nói thiệt tình hay xí gạt tui?– Tui xí gạt bà làm mẹ gì? Bà là người tốt muốn chết.– Chú coi bộ cũng được, nên tui khuyên chú đừng bắt chước tui. Tui trót học thói xấu, không sửa được. Không muốn sửa. Thằng khốn nạn đó …Tôi ngạc nhiên, tại sao mới ‘thằng chả’ thân mật đã lên cấp ‘thằng khốn nạn’?– Bà nói ai … khốn nạn?– Thằng chồng của má tui.– ‘Chồng của má’, tức thị là cha ?– Cha ghẻ tui đó. Mà tui có kêu chả bằng cha đâu.– Sao vậy?– Nó nhậu say rồi đánh đập mẹ tui tối ngày. Một hôm nó định giở trò súc vật với tui, mẹ tui bắt gặp, nó đánh mẹ tui bất tỉnh nhơn sự, tui quơ con dao yếm, huơ cho nó ớn mà giang ra, ai dè nó tự lao thây vào lãnh dao, chết ngắt. Đúng là số chả chết. Bị thần Lưu Linh vật. Tui .. tui không cố ý. Ông ta cũng thông cảm cho tui như vậy. Tui chỉ bị ba năm cải tạo. Lúc má tui đau nặng, người ta lại thả cho về sớm gần năm để nuôi bả.Bà ngưng kể, khóc. Tôi im lặng để bà khóc tự nhiên, nhưng thấy bà khóc mãi, tôi an ủi:– Việc đã qua rồi. Bà đừng buồn nữa.Bà mủi lòng, khóc mùi hơn:– Tui nhớ má tui với thằng Mẫn quá. Tui bỏ đi thiệt là tệ. Không ai coi chừng má tui với nó hết trơn.– Thằng Mẫn là ai?– Nó là em cùng mẹ khác cha với tui. Nó bị tàn tật, què giò.– Cha em là ai?– Thằng chồng mắc toi của mẹ tui, chứ ai?Tôi quay nhìn khuôn mặt hiền lành đẫm nước mắt và nghĩ có lẽ chính khuôn mặt này đã làm cho các quan tòa giảm khinh cho bà tội vô ý giết người. Phải tay tôi, đã cho bà trắng án. Rồi như bấm nút, bà nín bặt, chùi nước mắt, nói ráo hoảnh:– Bảy năm cãi lộn với thằng cha ghẻ và hai năm cải tạo, hết thảy chín năm, tui quen ăn nói ba trợn. Sửa lại thấy … miệng lạt nhách.Bà nói xong than:– Tui mắc ói quá. Trước khi lên máy bay đã uống ba viên thuốc, mà còn mắc ói.– Hèn gì bà vừa lên máy bay đã ngủ li bì.Tôi vừa kịp banh cái bao ói thì bà ọc ra. Bà lại lấy dầu cù là ra xức. Cái nồng nàn của những chuyến đò đêm, cái ngất ngưởng của những chuyến xe đò trưa nắng, cái bệnh viện lưu động đó, dầu cù là con hổ. Hai mươi năm mới gặp lại, gặp lại vẫn nồng. Tôi bật ghế cho bà nằm nghỉ. Tôi cũng ngả người, nhắm mắt, suy nghĩ miên man về câu truyện của bà. Thỉnh thoảng tôi hé mắt, thấy bà chăm chú coi phim trên bàn ảnh truyền hình. Tôi chỉ cho bà đeo ống nghe. Tay chạm phải bộ tóc thật rậm, khỏe mạnh.Không biết máy bay đã bay tới đâu và mấy giờ ở dưới mặt đất. Tôi có cảm tưởng thời gian và không gian như đọng lại ở một nơi xa lạ, không liên quan tới trái đất. Nhưng tôi vẫn tưởng tượng dưới đó hàng mấy tỉ người đang lao xao cười, khóc, nói thật và nói dối, thông cảm và ngộ nhận, bằng nhiều thứ ngôn ngữ, chân ngôn xen lẫn ngụy ngôn.Tôi thức giấc đã nghe nhiều người rục rịch. Bà đã bật ghế thẳng, ngồi đan áo, tôi hỏi:– Bà không ngủ?– Ngủ mẹ gì được. Vừa chợp mắt đã nghe tiếng gà gáy.Tôi ngạc nhiên:– Trên máy bay, làm gì có gà kìa?Bà không do dự:– Chắc nó gáy trong đầu tui. Bị ở nhà quê, nghe gà gáy riết, quen đi, cứ gần hừng sáng là nghe gà gáy trong tai.Hình như bà giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng trực giác. Thuần trực giác. Tôi chắc người đàn ông gặp bà trên bến đò Vĩnh Long cũng có trực giác rất mạnh. Tôi thích nghe tiếp câu truyện về họ.– Tại sao ông không về Việt Nam … rước dâu?– Chú đừng kiêu ngạo tui… Chả đòi sang đó chớ. Nhưng tui không cho. Tui nói dìa chi tốn tiền. Tui xin món tiền đó cho thằng Mẫn ăn học, chả bằng lòng, gởi tiền dìa rồi.Khi bà dẹp len và kim đan để chuẩn bị ăn điểm tâm, tôi hỏi:– Bà đan áo cho ông?– Bển nghe nói lạnh lắm.Chúng tôi ăn xong, máy bay qua một vùng ‘ổ gà trời’, hổng lên hổng xuống. Đèn báo nhắc cài dây an toàn. Lần này tôi chỉ cho bà cái khóa. Hành khách đi máy bay gặp những báo hiệu cài dây thế nào cũng ít nhiều lo lắng. Rủi ro, ai biết? Loa phóng thanh loan báo có bão, nhưng hành khách có thể yên tâm. Tôi lòn tay dưới gầm ghế, lấy cái phao cấp cứu. Bà hỏi:– Cái gì vậy?– Cái phao cấp cứu. Tôi chỉ kiểm soát xem nó có đó không, để mình yên tâm.– Tui đi sông đi nước hai chục năm trời, chẳng phao phiếc gì, cũng chẳng chết. Hôm đầu thằng chả xuống ghe cũng bày đặt hỏi phao, tui nói không cần, chả cũng chịu. Riết rồi chả nói đi ghe với tui mà không mang phao mới thích.Bà không lộ một thoáng lo âu nào. Tôi có cảm tưởng người đàn bà này bay trên 10 ngàn bộ cao mà tưởng mình đang bơi xuồng trên sông Cổ Chiên, xuồng lật, chỉ việc nhào xuống nước bơi. Tôi cất phao trở lại chỗ cũ, hỏi:– Bà có chắc ông sẽ ra đón không?– Tui chắc mà. Tui biết ai là người tin được. Tui biết thằng cha này không bao giờ nói xạo.Tôi nhớ một sự tích trong Tân ước: Một hôm thuyền của các môn đệ gặp sóng gió, Chúa Giêsu đi trên mặt nước ra với họ, nhưng họ càng sợ hơn vì tưởng là ma. Chúa nói ‘Thày đây, đừng sợ’. Đại môn đệ Phêrô mừng quá nói ‘Nếu là Thày thì xin cho con đi trên mặt nước đến với Thày’. Chúa phán ‘Con lại đây!’ Phêrô bước xuống, đi trên mặt nước, được mấy bước, thấy sóng to quá, ông đâm hoảng, và chìm xuống, Chúa phải đưa tay ra đỡ lên thuyền. Ngài trách yêu ‘Cái đồ yếu lòng tin!’Tôi cảm phục lòng tin của bà lắm, bà ạ: Bà bước thẳng lên mây đến với chồng. Tôi nghĩ mọi người trên chuyến bay này đều biết trước về cuộc hành trình, và biết điểm tới. Chỉ có bà nhắm mắt mà bước lên mây, không biết điểm tới nằm chỗ nào trên mặt đất. Bà đi tới với chồng, chứ không đi tới một nơi nào cả. Không một giây hồ nghi. Câu hỏi ‘Liệu ông chồng có tới đón không?’ chỉ bám vào đầu tôi, một con người thường thấy quá nhiều sóng lớn trên biển đời, lòng tin thường bị nhận chìm, đến nỗi mỗi bước đi về sau trở thành một dấu hỏi.Tôi phải chờ bảy tiếng đồng hồ tại Copenhagen để được chuyển máy bay đi Oslo. Lịch trình bay đã ghi như vậy từ đầu. Còn bà, theo lịch trình lẽ ra chỉ phải chờ ba tiếng để chuyển máy bay, nhưng vì trục trặc đình công sao đó, phải thêm hai tiếng trễ nải. Chính hai tiếng trễ nải này khiến cho tôi lo ngại giùm bà. Tôi đề nghị:– Bà nên báo cho chồng bà biết máy bay trễ.– Chả biết mà … Cái gì chả cũng biết hết đó.‘Cái gì chả cũng biết’, đã tin ắng đi như vậy, thì thôi, kệ bà. Tôi hướng dẫn bà đi coi các gian hàng trong sân bay. Bà bị kích thích mạnh vì vẻ choáng lệ và đồ vật bày trong các cửa hiệu. Bà trầm trồ, reo vui. Tôi hỏi bà có định mua cái gì làm quà cho chồng không, vì đồ ở đây miễn thuế, rẻ hơn ở ngoài, bà nói:– Tui mang theo nhiều đồ lắm, khỏi cần mua. Chú đừng cười nghe, tôi may ba bộ birama, kho một nồi tôm, và mua năm ký bánh phòng tôm, hai ký kẹo dừa. Nghe nói mấy thứ này ở bên tây không có. Mèn ơi! Tây u gì mà nó thích ăn tôm kho tầu gì đâu …Đi với bà, tôi có cái vui thích như đi bên cạnh một đứa trẻ tò mò. Trẻ ngoan nữa, vì bà từ chối khi tôi đề nghị mua tặng một cái máy sấy tóc mà bà rất thích.– Ai lại để chú mua, kỳ chết. Để chả mua cho tui, nếu tui còn thích.Theo tôi, bà có một bộ tóc mây quá đẹp. Tôi hy vọng ông chồng sẽ thuyết phục được bà đừng uốn tóc. Tôi thăm dò:– Tóc bà để tự nhiên như thế đẹp hơn.– Biết đâu thằng chả.‘Biết đâu thằng chả’, thế là cả nhan sắc bà cũng giao cho ông luôn.– Hèn gì.– Chú lẩm bẩm cái gì?– Dạ, không. À, tôi định nói con gấu bông kia nhỏ bé quá, hèn gì ai cũng muốn bồng.Tuy nhiên, bà càng tin tưởng, phó thác một cách ngây thơ, đầu óc đầy sạn của tôi càng nghi ngại. Rủi chồng bà không tới, bà sẽ xoay xở ra sao ở nơi xa lạ? Khi đi qua một trạm điện thoại, tôi đề nghị:– Bà nên điện thoại cho ông báo tin báy bay trễ, để ông khỏi lo.Bà ngẫm nghĩ, rồi trả lời:– Chú nói có lý. Nhưng làm sao ra nhà dây thép gió bây giờ?Tôi lấy cái thẻ nhựa của tôi tra vào máy điện thoại, và quay số bà ghi trong một tờ giấy nhét cẩn thận trong bóp. Chuông điện thoại reo. Bỗng tôi ngại ngùng, có thể nào người đàn ông nghe tiếng tôi ở đầu dây bên này, biết tôi đứng bên cạnh vợ ông và đâm ghen không. Tôi vội trao máy cho bà trước khi đầu dây bên kia trả lời. Tôi nghe bà la oang oang bằng tiếng Việt :– Ê! Ông Ron đó hả! Ê ông có nghe không, Ron, Ron, Ron?!Bà nói liên hồi, xăng xái. Bà bụm bàn tay trước ống nói mà hét lên, cũng không có tiếng trả lời. Tôi nhớ chúng ta thử lại nhiều lần, bà nhỉ. Nhưng không ai trả lời. Tôi an ủi:– Có lẽ ông đã đi đón bà, và đang chờ ngoài phi trường.Sắp tới giờ bà phải lên máy bay, tôi cần được giải đáp vấn nạn lớn nhất rằng tại sao một con người ăn nói mộc mạc như bà lại có thể làm cho một người đàn ông lạ say mê cưới làm vợ. Và, mặc dầu bà thường kể ‘chả biểu, chả nói’, nhưng nói bằng ngôn ngữ gì? Suốt cuộc hành trình, tôi biết bà không hiểu một chữ tiếng Tây tiếng Mỹ, làm cách nào ông bà hiểu nhau, hiểu một cách thâm sâu như thế? Cụ thể nhất là có thiệt ông hẹn bà sang Phần-lan chuyến này? Và có chắc tất cả mọi truyện không bắt đầu từ một sự … hiểu lầm nào đó do bất đồng ngôn ngữ? Tôi hắng giặng hỏi:– Tôi hỏi không phải, ông bà nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt hay tiếng Phần-lan?Bà xăng xái:– Tiếng Việt mình, thằng chả có hiểu con mẹ gì. Còn cái tiếng quỉ tiếng ma gì của chả, tui cũng đách hiểu.Cũng hay. Nhờ không biết tiếng Việt, ông khỏi cần hiểu ‘con mẹ’ với ‘cái đách’ là gì. Có lẽ chỉ cần hiểu gật đầu là ‘có’ và lắc đầu là ‘không’ , hai tín hiệu mà nếu thông suốt, minh bạch, con người đỡ được bao nhiêu phiền trược trong cái biên giới u minh nửa không, nửa có, của ngôn ngữ. Tôi nghe nói bộ óc điện toán cũng chỉ biết ‘gật đầu’ và ‘lắc đầu’. Phương chi, con người, không phải chỉ có bộ óc, mà còn trái tim kỳ diệu. Điều này làm cho tôi, khi tiếng loa mời hành khách đi Helsinki vang lên, cảm thấy bớt áy náy. Cái gì làm cho một người đàn ông từ Helsinki sang tận bến đò Vĩnh Long gặp bà, thì cũng đang hướng dẫn bà từ Vĩnh Long sang Helsinki bình an.Bà le te ra cổng số 39, tươm tất trong cái áo vét xanh đậm và quần tây thẳng nếp. Tôi đứng ngoài, bịn rịn nhìn theo, bà quay lại vẫy tay. Cái vẫy tay cũng không giống ai, bàn tay đưa ngang vai, lòng úp xuống, ngón tay phẩy phẩy ra phía ngoài, như giục tôi cứ đi đi. Cứ yên tâm.Tâm Thanh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)