Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Tản mạn...nửa đêm/ Tùy bút Ngân Triều



Tản mạn
nửa đêm

*Tùy bút, NGÂN TRIỀU
            

   Đêm thu gió lọt song đào,
Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời.
                                     (Kiều câu 1637-1638)


·         Hai câu thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ mong Thúc Sinh của Thúy Kiều.  Thời gian là cảnh một đêm trăng sao  mùa thu. Có gió nhè nhẹ len vào phòng, qua một cửa sổ ,có che một tấm màn cửa màu đỏ.  Tấm màn cửa sổ mở ra để Kiều trông thấy một khung trời có trăng sao. Trăng là trăng khuyết, không thể xác định là trăng hạ tuần hay trăng thượng tuần.  Trăng và ba ngôi sao giữa  trời cũng có thể hiểu bấy giờ trời đà khuya lắm, có thể  vào lúc nửa đêm.   Căn cứ vào câu chữ là vậy.
Song, căn cứ vào ý nghĩa của chữ Hán, thì cả câu bát là chữ tâm, chữ tượng hình  心 ,b tâm, vẽ hình trái tim có những lỗ nối mạch máu lưu thông,nghĩa là trái tim, tư lự. tánh tình, trung ương, gai nhọn…(như tâm chí:tâm tư và ý chí.  Tâm khảm: cái lỗ ở quả tim hay chuyện sâu kín trong lòng).  Đối chiếu với câu bát,”nửa vành trăng khuyết” (là hình ảnh một nét mác);  “ba sao giữa trời” ( là hình ảnh của ba chấm). Hai chi tiết nầy gộp lại thành chữ  心 (tâm),không chỉ là tấm lòng của Thúy Kiều mà còn là tên của Thúc Sinh (Thúc Kỳ Tâm)   Nguyễn Du tiên sinh đã hạ bút một cách tuyệt vời như thế đấy!
·        Điều nầy lại gợi tôi nhớ đến một giai thoại đầy tự hào về một Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam:  Trạng Nguyên Nguyễn Hiền,   .  Xin được chia sẻ cùng quý bạn đọc.
Nguyễn Hiền ,   .  ( 1234 – 1255 ), người làng Dương A, Huyện Thượng Hiền, Phủ Thiên Trường.  Nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông thi đỗ Trạng Nguyên năm 12 tuổi, khoa  thi đầu tiên đời Trần Thái Tông (1247), cùng khoa với Lê Văn Hưu,      ,( 17 tuổi ), đỗ Bảng Nhãn và Đặng Ma La,
    ( 14 tuổi),  đỗ Thám  Hoa.  Vì còn thiếu niên, Ông không được ban áo mão Trạng Nguyên, phải về quê phụng dưỡng mẫu thân và chờ học lễ 3 năm mới được phong chức.  Ông làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Công, có đi sứ Trung Quốc, có bình Chiêm Thành, có công đắp đê quai vạc sông Hồng, kế sách phát triển võ thuật rèn luyện quân sĩ…
Ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý ( 1255),Thượng Thư Bộ Công tức Trạng Nguyên Nguyễn Hiền bệnh nặng, qua đời lúc đang tuổi 21.  Nhà vua thương tiếc truy phong Ông là “Đại Vương Thành Hoàng”, phong thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lai Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.  Đặc biệt, tại đền thờ ở quê hương Ông còn giữ được cuốn Ngọc Phả, kể về công đức của Ông trong đó có câu đối ca ngợi tài năng của Ông:
Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc,
Vạn niên thiên tuế lập tam tài

           
           

Tạm dịch là:
Mười hai tuổi khai khoa hai nước,
Nghin năm sau sừng sững”tam tài”

Tương truyền sứ thần Trung Hoa sang nước NAM để thử nhân tài nước ta. Bài thơ như sau:

Lưỡng nhật bình đầu nhật
Tứ sơn điên đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhất quốc.
Tứ khẩu tung hoành gian.

       
       
       
       

Dịch là:
Hai mặt trời bằng đầu
Bốn trái núi điên đảo
Hai vua tranh một nước
Bốn miệng  khoảng trời dọc ngang.

Vua và  các quan trong triều không ai hiểu được điều gì.  Có người tâu, sao không hỏi ý kiên  Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
Cuối cùng, Nguyễn Hiền giải thích như sau;
 Hai mặt trời bằng đầu.  Bốn trái núi điên đảo.   Hai vua tranh một nước.  Bốn miệng  khoảng trời dọc ngang.  Thật ra 4 câu thơ đều nói đến một chữ, theo lối chiết tự. Đó là chữ điền.
Giải xong, Ông liền viết trên giấy một chữ điền, chữ chân phương rất đẹp trao cho sứ giả Trung Hoa ngay giữa triều đình.  Sứ giả bẻn lẻn, gật đầu lia lịa, bái phục,  ca ngợi và phải chịu là  NƯỚC NAM VẪN CÓ NHIỀU NHÂN TÀI. Biết nước Nam có nhân tài, nước Tàu mới bỏ cái “ mộng hoang tưởng” hòng  thôn tính nước ta, thời đại bấy giờ.
·        Trời se lạnh.  Chắc là trời quang mây.  Bốn bề tịch mịch, lặng lẽ.  Chỉ có tiếng gõ nhịp, đếm thời gian đầy kiên trì của một loại côn trùng nào.  Tôi bước ra sân để nghiệm đúng điều đó.  Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời đâu rồi nhỉ?  Tôi không thể nhận ra ba ngôi sao nào, chắc là sáng lắm đã kết hợp với nửa vành trăng khuyết thành một chữ tâm, nghĩa là tấm lòng.  Phải chăng cần có một tấm lòng nhân ái rộng mở, bao dung, vị tha… cao cả, trên trời, cũng như đã được ngưỡng mộ tôn vinh bằng một bức tranh chữ tâm viết theo lối thư pháp, treo một cách trang trọng, trong phòng khách, nhà của một số cựu giáo viên hưu trí ?  Điều đó, như thầm nói, chủ nhân sống bằng tấm lòng khiêm tốn của một người thầy như thế và sẽ ra đi như thế.  “Modeste, je vis et modeste, je mourai”.  Thật là thanh cao!  Suốt một cuộc đời “đưa những chuyến đò thế hệ sang sông”, nhiều thế hệ học trò đã thành đạt, “văn dĩ tải đạo” ( )   hay tạm chỉnh lại cho phù hợp “giáo dĩ tải đạo”( ) thầy cô giáo đã giáo dục nhân cách cho học trò, ít nhất mà sâu đậm nhất, chưa kể kiến thức, chính là một tấm gương của bản thân mình , suốt một đời đưa đò lồng lộng.  Văn chương chuyên chở đạo lý, giáo dục chuyên chở đạo lý, đạo lý làm người, đạo lý truyền thống của dân tộc, một đạo lý nhân nghĩa sáng ngời.
·        Dòng suy nghĩ tản mạn của tôi nghe khô khan quá!  Sao nó giống hình ảnh một ông già lụ khụ, khắc khổ, khó tính, luôn nhăn nhó, luôn trừng mắt với đời!  Kia là ba ngôi sao sáng của tôi.  Ba ngôi sao giăng thành một tam giác đều hoàn hảo trên nền trời mùa Đông.


                                                                  Tam giác đều mùa Đông (Ảnh Thiên văn Google)



Tam giác nầy gồm có 3 ngôi sao: Ngôi sao Procyon, trong chòm sao con chó nhỏ;  Sao Syrius, chòm sao con chó lớn, sáng nhất bầu trời đêm;  sao Bételgeuse, ánh sáng màu đỏ nằm trên vai phải của Ông Sao Thần Nông.  Sao Thần Nông dân gian còn gọi là Sao Cày (hình một cái cày trên một đám ruộng, ba ngôi sao dọc theo thân cày, kéo dài thì nó cắt đường chân trời tại một điểm.  Điểm đó  là phương chính Nam, đối diện là phương chính Bắc (có thể nhìn thấy sao Bắc Đẩu, không sáng lắm, nằm ở  khoảng 15-20 độ, so với góc vuông của người quan sát, hợp bởi một đường từ điểm đứng đến chân trời theo tầm nhìn và một đường thẳng từ điểm đứng của người quan sát lên thiên đỉnh).  Đã xác định Bắc Nam thì rất dễ dàng nhận ra hai Phương Đông Tây còn lại.  Tương tự, Sao Thần Nông Orion hình ảnh một vị Thần có đai, đeo gươm.  Cây gươm quý của  Thần (hay là cái thân cày của dân gian) đều chỉ đúng phương Nam.  Nhớ hồi sinh hoạt học sinh bài hát, kiến thức tìm phương Nam, hát mà vui. Bài hát đó như sau:

Nhìn lên trời xem sao sao sao
Nhưng không biết phương Nam Nam Nam
Nhìn lên thấy Ông Thần Thần Thần
Cài gươm quý bên mình mình mình

Thật là dễ hiểu, dễ nhớ!

·        Như vậy, ba sao giữa trời của tôi ở đây chưa tròn chữ tâm, vì chưa có nửa vành trăng khuyết.  Thời điểm báo ứng cuộc đời chưa trọn chữ tâm, làm lòng tôi se buồn.  Ai  ai cũng muốn có một tấm lòng trong sáng, vằng vặc tựa ánh trăng Nguyên Tiêu đối với tha nhân và với đời…chưa thể thực hiện được trọn vẹn, quả là chuyện ngoài mong muốn vậy.
·        Nhớ có lần, nửa đêm, ngồi đợi đón học trò chủ nhiệm tham gia chiến dịch xóa dốt trở về, (Hồi đó, tôi mới 33),ThầyChiến, An Giang, dạy môn Vật Lý huých hông tôi, cười:
- Trời se lạnh mà trong veo!  Anh chỉ cho tụi nầy xem Tam giác đều mùa Đông coi!
… Đúng là tam giác đều  thật!  …Sao Sirius, sáng nhất, rất hay!  …Tam giác đều của Anh thật tuyệt vời!...Những ngôi sao đó, có ý nghĩa gì không về mặt tử vi?
-Ba ngôi sao là ba người tình của Anh Triều đó, đúng không?  Một sao là một người tình, anh thích ba sao là anh có ba người tình chớ gì!
 Thầy Hùng dạy Toán, (sau nầy là Hiệu Trưởng Trường THPT Hậu Nghĩa) vui tính, nhanh nhẩu bông đùa.
-Thôi đi mấy cha!  Tội nghiệp Anh Triều, hiền hậu, đông con!  Mình có tấm thân lo còn không nổi làm sao lo cho nổi nhiều người? … Anh Chiến, cho mượn bịch thuốc rê Cotab gùi coi…
Thầy Út Nhương, Cần Đước, dạy Toán, đột  ngột cắt ngang câu chuyện gẫu.

·        Thật ra, hồi đó, tôi chưa nghĩ gì hay tự tìm ý nghĩa ba ngôi sao tam giác mùa Đông.   Có thể là trong đời  nầy, tôi có ba người tình cũng nên.  Ngôi sao sáng nhất Sirius có thể là Ngân, người bạn nhỏ thời thơ ấu, K3 SPS, cựu hs TN,(chỗ dựa vững chắc).  Ngôi sao thứ hai Procyon, có thể là Thanh, bạn tâm giao với Xuân, khóa 3 SPS (đồng cam cộng khổ).  Ngôi sao cuối cùng, Bételgeuse, có thể là Xuâng (viết có g),( 46 năm đằng đẵng vẫn còn ấm áp trong tim, dẫu rằng nàng đã theo chồng, chưa bao giờ gặp lại).   Ba người con gái, y hệt nhau đã đi qua đời tôi, sáng trong, ấm áp, thủy chung.
·        Còn có thể hiểu, ba độ sáng khác nhau đó như biểu tượng của duyên kiếp ba sinh: trong quá khứ chưa sáng lắm, hiện tại tương đối sáng hơn và của con đường tương lai tương đối rực rỡ.  Tôi vẫn cảm nhận như thế.  Chúng tôi đã cùng đi trên quảng đường ít nhiều cay đắng, ngọt bùi.  Tôi không muốn tô hồng cái tôi đáng ghét nhưng mặt trái đời thường không phải không có lúc “sóng chén hòa âm”.
Trong ba người bạn gái tôi yêu quý đó, chắc là có một người chung sống, một người ở xa và một người xa tít, tận phương trời, hay “ Là ba nàng hay chỉ một Ngân thôi?”.
·        Với những tâm tình đó, tôi viết những dòng nầy, cốt để giải thích và xác định cùng  bè bạn đã đọc truyện Còn vương của tôi, trong tập sách số 1“Giai điệu Hồ Xuân Hương, Bà Chúa Thơ Nôm”(Ngân Triều), do CLB Sinh Hoạt, Hội CGC Huyện Đức Hòa, Long An phát hành tháng 10/2011 và tái bản lần 2 , ngày 12/01/2012, Lưu Hành Nội Bộ.
·        Bây giờ, trời quá nửa đêm.  Bốn bề tịch mịch, lặng lẽ.  Tiếng côn trùng điểm nhịp thời gian nghe chậm chạp và mòn mỏi hơn. Ba sao giữa trời đã xế ngang đầu. Ô  kìa!  Nửa vành trăng khuyết đã ló lên tận cuối chân trời tự lúc nào!  Vành trăng biết bao kỷ niệm của một thời hoa mộng, vẫn dịu dàng, tôi vẫn đắm đuối nhìn mãi vành trăng ấy.  Thiên hạ như vẫn còn ngủ kỹ.  Nửa đêm.  Một tiếng gà  nhà ai nghe rất buồn cười:
-         Trời chưa sáng…à nghen!  Trời chưa sáng … à nghen!
Ngân Triều

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

VÔ ĐỀ (Lý Thương Ẩn) / Một bài Thơ Đường không tên / Lời bình Ngân Triều



* Đầu năm Quý Tỵ, thân ái mời quý bạn thưởng thức một bài thơ Xuân hay.
*Thân tặng các bạn: Võ Công Danh, Võ Hồng Phi, Phạm Thị Hòa, Tô Thị Hằng,Trần Lâm Phát, Từ Thị Cảnh...đã cổ vũ, chia sẻ để Ngân Triều hoàn thành bài viết nầy.
*Xin cầu chúc các bạn, quý độc giả cùng quý quyến,  một năm mới 2013: AN KHANG, THỊNH ĐẠT, THỎA LÒNG. Ngân Triều


*****





Khai bút đầu Xuân, biết viết gì đây?  Tự nhiên,  tôi chợt nhớ đến một bài Thơ Đường đã đọc ngày xưa, bài Vô đề của Lý thương Ẩn  (無   題   -    李   商   隠).Lý thương Ẩn (813 – 858), tự là Nghĩa Sơn, hiệu là Ngọc Khê Sinh.  Người huyện Hà Nội, nay là Phủ Hoài Khánh, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.  Thiếu thời, giỏi văn chương nên thường giao du với con cái của những người quyền quý bấy giờ.  Năm 837, ông nhờ thế lực, đậu tiến sĩ, được dùng vào việc thư ký, được gả con gái của Quan trấn Thủ Hà Dương.  Do ở giữa các thế lực đối đầu nhau nên con đường công danh của ông nhiều  phen lận đận …Bệnh  mất năm 858, lúc đó ông mới 46 tuổi.
Xin hãy đọc bài thơ.

Vô đề - Lý Thương Ẩn
Tương kiến thời nan, biệt diệc nan.
Đông phong vô lực, bách hoa tàn.
Xuân tàm đáo tử ti phương tận,
Lạp chúc thành hôi, lệ thủy can
Hiểu kính đản sầu vân mấn cải,
Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn
Bồng lai thử khứ vô đa lộ
Thanh điểu ân cần vị thám khan


無   題                李   商   隠
相   見   時   㬮   别   亦   㬮
東   風   無   力   百   花   殘
春   蚕   到   死   絲   方   盡
蠟   燭   成   灰   淚   始   乾
曉   鏡   疸   愁   雲   擯   改
夜   吟   應   覺   月   光   寒
蓬   萊   此   厺   無   多   路
青   鳥   慇   懃   爲   探   看

Tm chuyn sang Tiếng Vit:
Không  đề  bà Lý Thương  n

Gp nhau  đã  khó  mà  chia tay nhau li càng khó  hơn
Cũng như  gió xuân kia,thi nh  nhàng  mà  muôn  hoa tàn  héo.
Cũng như  con tm Xuân ,đến chết vn còn cho tơ
Cũng như   rut  nến kia  c  tuôn l  su  cho  đến lúc thành tro  mi dt
Bui sáng, soi gương,nhng bun vì tóc mâđổi màu
Đêm  đến ngâm thơ, mi thy  ánh trăng lnh lo
Cơ  hi mng vui còn gp nhau (Bng Lai)chc không còn  nhiu  na
Vy  ân  cn  cy   người (chim  xanh),xin   hãy  đưa  đón,tr   giúp tôi.

Vô  đề -   Lý  Thương  n
Xa  nhau  kh ó,  t a  gp  nhau
Gió  Đông  kh ông  sc,  ho a  ru  x ác  xơ
Thác  ri  tm  vn cho  tơ;
Tàn ri nến  m i  biết  kh ô  l  su.
Soi  gương,  bu n  tóc  đổi  m àu;
Ngâm   khuya  h n  biết  trăng th âu lnh lùng
Cõi xa  xôi,m y  non  B ng,
Dò  đường  hi  li,  cy  cùng  chim  xanh
(Thy   Trn  Trng  San   dch)

·       Về đề bài
Đã hơn ngàn năm qua rồi, mà ý tưởng của cổ nhân thật là gần gũi!  Vô đề là không  có đầu đề bài thơ.  Tác giả có lẽ dạt dào cảm xúc, chưa kịp nghĩ ra đề bài, hay
y đó chính là một cách nói nửa vời, thi vị, gây tò mò cho độc giả…(Dẫu sao, cấu tứ cụ thể cũng đã dàn trải trong nội dung của bài thơ hàm súc…Đặt đầu đề hay không  khi đoc qua bài thơ thì độc giả cũng hiểu bài thơ chuyên chở điều gi). 
Hơn ngàn năm sau, trong lĩnh vực âm nhạc Việt Nam, có nhạc sĩ cũng đã sáng tác hàng loạt ca khúc có tựa đề là “Bài ca không tên số…” cũng rất được khán thính giả cổ vũ và ưa thích một thời.
Vậy là, “không đề bài” có thể là một sự đề xướng hữu duyên của tiền bối, được người sau sử dụng như  một phong cách đưa duyên, trữ tình, thi vị.
·        Hai câu đề:
相   見   時   㬮   别   亦   㬮
東   風   無   力   百   花   殘


Thiên nhiên và con người như đồng cảm trước cảnh hợp tan.
 Câu đầu tác giả đã đưa ra một sự thật hiển nhiên.  Gặp nhau, đã khó nhất là ngày xưa, đường đi núi sông cách trở, phương tiện đi lại khó khăn, thì người gặp người… quả là thiên nan, vạn nan.
Nhưng đã gặp nhau rồi, biết bao tình mừng vui khấp khởi, thỏa lòng.  Khi chia tay nhau thì càng khó khăn hơn.  Thương người đi xa, dấn thân vào noi nguy hiểm, tự hỏi không biết có còn gặp nhau nữa không, hay lần găp nhau lần nầy, kể như là vĩnh biệt.  Thật quá bi thương!  Khác nào sự tàn úa, rơi rụng của muôn hoa, trong gió Xuân mát lạnh, nhẹ nhàng.  (Muôn hoa buồn vì cảnh chia ly nên phải lìa cành/ Có thể hiểu cảnh chia tay trong mùa Xuân, thấy hoa rụng, tưởng như hoa kia lìa cành cũng như nỗi lòng tác giả phải lìa xa người bạn)
Lý Bạch   đã tiễn đưa Mạnh Hạo Nhiên    đi Quảng Lăng     cũng đồng một tâm tình như thế.  Ộng đứng lại rất lâu, mãi nhìn theo cánh buồm lẻ loi (cô phàm)của bạn xa dần…xa dần, chỉ còn là một chấm nhỏ (viễn ảnh), cho đến khi tan biến vào khoảng trời xanh biếc (bich không tận).  Tình bạn thật là cảm kích:
Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch)

Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc Lâu,(1)
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu (2)
Cô phàm viễn ảnh bích không tận (3)
Duy kiến trường giang thiên tế lưu (4)

Nguyên văn:

送   孟    之     (李   白)

故     人    西    辭    黃    鶴    樓
煙     花    三    月    下        
孤     帆    遠    影    碧    空    盡
唯     見    长    江    天    際    流


Chuyn sang Tiếng  Vit:
TIN   MẠNH   HẠO NHIÊN  ĐI  QUẢNG  LĂNG
(1)Bạn cũ  ri  xa  lu  Hoàng  Hạc  phía  Tây
(2)Đi xung  Dương  Châu ,  vào  tháng  ba,mùa  hoa  khói
(3)C   mãi  nhìn theo  cánh  bum  lẻ  loi (ca  bn)  cho   đến tn  cui  tri xanh  biếc,
(4)(Cui   cùng) Chỉ còn thy dòng  sông  dài  tuôn  chảy  đến  bên  tri.

Dịch thơ:

 Bạn t Lu Hạc lêđường,
Gia mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.
Bóng bum  đã khut bu không,
Trông theo chỉ thy dòng sông bên tri.
(Ngô Tt T dịch)

Bạn cũ  ri chân Hoàng  Hạc Lâu,
Gia mùa hoa  khói, xung  Dương  Châu.
Bum  ai mt hút trong  mây  biếc,
Chỉ thy Trường  Giang vn chảy  mau.
(Thy Trn Trọng San dịch)

·       Hai câu thc:
春   蚕  到    死    絲   方   盡
蠟   燭  成   灰    淚    始   乾


                   Phải chăng  chuyện hợp tan là cái qui luật đau thương của kiếp người, muôn nơi                      
                   và muôn thuở?
Điều đó, khác nào “Con tẳm đến thác cũng còn vương tơ” (Kiều câu 1976)/ hay như  ngọn nến kia cứ mãi nhỏ lệ cho đến khi tim cháy thành tro tàn, lệ nến mới khô.  Hai hình ảnh con tằm và lệ nến được chọn lọc, như một từ nhãn tự, hàm súc, gợi tả tuyệt vời...

·       Hai câu luận: Chạnh nỗi niềm riêng

曉   鏡   疸   愁   雲    擯   改
夜   吟   應    覺   月   光   寒

Buồn vì thấy mình cao tuổi, già đi khi soi gương.  Già đi là một trong bốn cái khổ của thế nhân: Sinh, lão, bệnh, tử.  Tứ thơ rất thanh thoát như phần mở đầu của bài thơ Tương Tiến Tửu của Lý Bạch:
Quân bất kiến
Hoàng Hà chi thủy, thiên thượng lai
Bôn lưu, đáo hải, bất phục hồi
Quân bất kiến
Cao đường minh kính bi bạch phát
Triêu như thanh ty mộ thành tuyết…

君   不 見
黄   河   之   水   天   上   來
奔   流   到   海   不   復   回
君   不  見
高   堂   明   鏡   悲   白   髮
朝   如   青   絲   暮   成   雪

Anh thy chăng
Nước sông  Hoàng  Hà,t tri  đến
Tuôn chảy ra tn bin  không bao gi tr lại
Anh thy chăng
Gương  tỏ  nhà  cao, bun tóc trng
Bui  sáng  như  tơ  xanh,bui chiu tr thành tuyết.
Ý  nóithi gian  cũng như  tui Xuân trôi qua  như dòng song ra bin, không bao gi tr lại.  Đời người nhanh sao!   Mi sm chiu thôi, mà  tui già  đã sng sđến.
Mt khác, chi tiếánh trăng  lạnh lẽo  hàm  n  s  vng vẻ, cô   liêu,rượi bun trong  ni nim vng bạn.
·        Hai câu kết  : Tâm  tình  của tác  giả

蓬    萊   此   厺   無   多   路
青    鳥   慇   懃   爲   探   看

Vi nhng  ý  tưởng  trên, gp  g -  chia  tay là  khó  khăn , bun  kh  thêm   nhưng đời người  ngn  ngủi, bun  hiu,trong cô quạnh thì có lẽ  cũng  nên có  nhng  cơ hội mừng vui (họp mặt)gặp nhau cho thỏa  lòng.   Vậy xin  nhờ  người  đưa  đón  (tổ chức) tạo  điều  kiện và  trợ  giúp  cho  ta  nhé!

Tóm lại,

Vô  đề  (Lý  Thương  Ẩn)  là   môt  tiếng   ca  buồn,  nhiều  cung  bậc về cảnh ngộ  hợp-tan  của  đời  người.   Cái buồn   thật  là   não   nuột.   Việc   tương   phùng   đã   khó   thay   mà   ly   tan   càng   khó   hơn   bội   phần .    Đời   người   chóng    qua, dài  trong   gang   tấc   sớm    chiều   mà   người  sống   trong   chốn   tịch   liêu , bạn   bè    xa   cách   phương   trời,   không   thể   gặp   nhau… thì   hụt   hẫng    lòng   đau,  nhớ   thương   không   dứt…
Vô   đề   còn là một thông  điệp  về lòng  hiếu khách, ái hữu, tôn trọng , yêu quý bạn bè  rất mực của tác giả.
Kết thúc bài thơ, tôi cứ lẩm nhẩm :

Thác rồi ,tằm vẫn cho tơ.
Tàn rồi, nến mới biết khô lệ sầu.
Tứ thơ thật là tao nhã!  Tứ thơ không những cao ngất lòng vị tha mà  nó còn dạt dào thông đạt một thái độ hiểu lẽ đời, (ý thức rõ cái nghĩa thống  khổ, thương  đau trong cõi người ta) …của một thức giả, của một bậc minh triết.

Ngân Triều