Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

HUYỀN SỬ VỀ VUA THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG - Sơn Tùng/ Cảnh Tú chia sẻ


Th 4, 18 thg 3 lúc 1:21


Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

HUYỀN SỬ VỀ VUA THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG - Sơn Tùng

Năm 1963, khi các nhà nghiên cứu dân tộc học phát hiện truyền thuyết cổ của người Tày vùng Cao Bằng có tên "Cẩu chủa cheng Vùa" (dịch là "Chín chúa tranh vua") có nội dung quan trọng liên quan đến Thục Phán - An Dương Vương. Cũng từ đây, những nghi vấn về nguồn gốc An Dương Vương là ở tỉnh Cao Bằng đã dần sáng tỏ...

                                              Di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)


     HUYỀN SỬ VỀ VUA THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG
                                                                                          Sơn Tùng 

Truyền thuyết "Cẩu chủa cheng Vùa” của người Tày Cao Bằng

Năm 1963, khi các nhà nghiên cứu dân tộc học phát hiện truyền thuyết "Cẩu chủa cheng Vùa" (dịch là "Chín chúa tranh vua") một câu truyện cổ rất phổ biến trong vùng đồng bào Tày, Cao Bằng. Theo Ngày xưa, vào thời vua Thục của nước người Tày, Thục Chế là ông vua đầu tiên đã lập ra nước Nam Cương giáp nước Văn Lang, xưng là An Tự Vương đóng đô ở Nam Bình (vùng Cao Bình, huyện Hòa An, Cao Bằng ngày nay).

Thục Chế làm vua được 60 năm thì mất, con là Thục Phán mới 10 tuổi, lên thay cha làm vua, cháu của Thục Chế là Thục Mô giúp vua Thục Phán nhiếp chính. Khi đó nước Nam Cương có 10 xứ mường. Vua Thục cai quản mường chính – hay còn gọi là mường trung tâm, còn các mường kia thì chia cho các chúa ở các vùng cai quản. Thục Phán mới lên ngôi còn rất trẻ, Thục Mô lộng quyền, các chúa thấy vậy không phục bèn kéo quân từ các ngả tiến về bao vây kinh thành Nam Bình (nay là Cao Bình, Hòa An, Cao Bằng).

                                       Hình tượng vua Thục Phán - An Dương Vương

Thục Phán nói: Ta còn ít tuổi, nên các ngài cho rằng, ta chưa xứng đáng làm vua chăng? Cả nước có 9 chúa và chỉ có một vua, bây giờ ta sẽ ra điều kiện, tất cả cùng thi đấu võ, nếu ai thắng thì sẽ được nhường ngôi. Từng vị chúa của chín vùng lần lượt ra thi đấu trổ tài nhưng cuối cùng không có chúa nào thắng.
Sau đó Thục Phán lại tiếp tục tổ chức cuộc thi, ai giỏi nghề nào thì thi nghề ấy hẹn trong 3 ngày 3 đêm trước gà gáy sang canh năm, ai làm nhanh làm tốt nhất nhanh nhất thì sẽ được nhường ngôi. Thục Phán chọn chín nàng cung nữ sắc đẹp vẹn toàn lại giỏi làm kế mỹ nhân đi theo mỗi chúa. Các chúa vừa làm việc của mình vừa mải mê si lượn và ăn chơi với các cô gái đẹp nên hết ngày này sang ngày khác, cuối cùng không có hoàn thành kế hoạch của Thục Phán đã giao ước cuộc thi. Thục Phán cùng chín chúa giao ước là mỗi người tự mình làm công việc mà mình cảm thấy giỏi nhất và sẽ làm tốt nhất.

Chúa Trương Thiết Vận ở mường Háng Khà - chúa vùng Quảng Uyên, Cao Bằng ngày nay giỏi nghề rèn nên giao ước làm cái kim, mài lưỡi cày thành kim, mặc dù cái kim đã làm xong nhưng chưa kịp khoan lỗ để xâu chỉ.

 Chúa Lục Văn Thặng ở mường Tổng - chúa vùng Thin Tẳng, Trịnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc giỏi nghề đục đẽo đá và vùng quê mình có nhiều đá thì giao ước làm đôi guốc bằng đá nhưng cuối cùng mặc dù hình hài đôi guốc đã xong nhưng chưa đục lỗ để xâu quai. Đôi guốc đá đó hiện nay vẫn còn dấu tích ở Bản Thảnh, xã Bế Triều, huyện Hoà An.

  Khu di tích Cổ Loa (ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội)

Chúa Lý Kim Đán ở mường Phịa Nưa - chúa vùng Thạch An, Cao Bằng ngày nay giỏi bắn cung thì giao ước sẽ dùng cung bắn rụng hết lá trên cây một đa, nhưng đã hết thời hạn cuối cùng vẫn còn sót hai lá ở trên ngọn.
Chúa Hoàng Tiến Đạt ở mường Háng Cáp (chúa vùng Hòa An, Cao Bằng ngày nay) giỏi làm nghề nông thì đi lấy mạ ở Phiêng Pha, huyện Nguyên Bình về cấy ở cánh đồng Tổng Chúp (Nam Bình), đến hết hạn vẫn còn bỏ dở một khoảng bằng cái nón.

Chúa Đàm Việt Dũng ở mường Pác Măn - chúa vùng Long Châu, Quảng Tây ,Trung Quốc giỏi làm thơ thì giao ước sẽ là 100 bài thơ nhưng đã hết ngày thi rồi vẫn làm chưa đủ 100 bài thơ.

Chúa Lâm Tuyền Thượng ở mường Vỏ Slốc – chúa vùng Hà Quảng, Cao Bằng giỏi xây thành lũy thì nhận nung gạch xây thành nhưng đến ngày cuối cùng vẫn còn thiếu hai cái cổng thành.

Chúa Lương Ngọc Tặng ở mường Háng Riềng – chúa vùng Phục Hòa, Cao Bằng ngày nay giỏi làm thuyền thì hứa sẽ làm thuyền nhưng hết hạn cũng chưa làm xong. Mặc dù đã làm xong một chiếc thuyền to, tuy vậy vẫn chưa kịp lật ngửa lên để hoàn thành. Chiếc thuyền hiện nay vẫn còn là một quả đồi ở bản Khau Lừa, xã Bế Triều, huyện Hòa An ngày nay.

Chúa Hà Thanh Giang ở mường Co Sầu, Trùng Khánh giỏi võ thì hứa sẽ tập võ thật giỏi và điêu luyện để thi múa võ, mặc dù chúa Hà Thanh Giang đã rất giỏi nhưng chưa đạt đến trình độ điêu luyện và diệu nghệ của công phu.

 Chúa Nông Quang Thạc ở Háng Mường - chúa vùng Bảo Lâm, Bảo Lạc, Cao Bằng thì giao ước sẽ đi sang Mường Hác lấy trống đồng, mang trống đồng về đến đèo Cao Bắc do mệt quá nên đã ngủ say thiếp để trống lăn xuống dốc núi, trống lăn kêu vang cả một vùng. Các chúa khác nghe tiếng trống rất to nên đã tưởng chúa Nông Quang Thạc thắng cuộc và tất cả đều bỏ cuộc thi.

Do đó, cuối cùng thì Thục Phán vẫn ngự trị ngai vàng. Sau vua Thục Phán dẫn dắt Nam Cương trở nên hùng mạnh, sát nhập nước Văn Lang kế bên đang suy yếu lập nên nước Âu Lạc, ngôi hiệu là An Dương Vương và dời đô về thành cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Nhiều mối liên hệ mang tính chứng cứ khoa học

Như vậy là từ thành Bản Phủ - Thục Phán đã tổ chức cuộc thi và giành thắng lợi trước các chúa. Nay các địa danh, các câu truyện gắn liền với cuộc thi vẫn còn in sâu đậm trong ký ức nhân dân. Đồng thời, trong tâm thức dân gian vẫn còn nhiều tập tục - có thể gọi là một loại hình văn hoá tộc người lưu lại và liên quan đến Thục Phán - An Dương Vương và thành Cổ Loa.

Đó là các biểu tượng Rùa vàng, Gà trắng, trong đó gà trắng phá hoại việc xây thành Cổ Loa, Rùa vàng giúp xây thành. Gà trắng và Rùa vàng có thể gọi là những linh vật có ý nghĩa biểu tượng trong dân tộc Tày. Hiện nay nhân dân vẫn coi Rùa vàng là thần rùa giúp sức, phù trợ nhân dân làm những việc tốt đẹp, ân nghĩa, chống lại ma quỷ, kẻ thù...

Trong dân tộc Tày, con Rùa được nhân dân quý trọng tôn thờ. Con gà thì lại khác, biểu tượng gà là "vật kí thác linh hồn", gà gắn liền với bóng đêm và sự chết chóc; hiện nay trong đồng bào Tày vẫn coi "Ma gà" (Phi Cáy) là hiện tượng đáng sợ, vì nó gây tai hoạ cho con người khi bị "Ma gà" nhập.

Hiện nay người Tày vẫn coi gà trắng là "Cáy khoăn", tức là gà gọi hồn. Khi làm lễ "Dòn lầu" cho trẻ em, thường sách theo con gà và thường dùng gà trắng để phục vụ trong lễ này. Như vậy là gà trắng đã thành tinh nó bị coi là con vật mang tai hoạ đến con người. Vì vậy đồng bào Tày kiêng nuôi gà trắng, kiêng thịt gà trắng trong những dịp lễ vui mừng...

Từ những quan niệm đó đến những phong tục, tập quán của người Tày về Rùa vàng và Gà trắng, có thể thấy rõ "Sự tương đồng với những chi tiết trong truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa". Những nét tương đồng ấy phải chăng có cội nguồn từ nguồn gốc Tày cổ của Thục phán - An Dương Vương. Vì nhà vua là Tày cổ nên những quan niệm, phong tục cổ của người Tày đã được đưa đến vùng đất Cổ Loa.

Không chỉ như vậy mà gần đây (Những năm 1960 của thế kỷ trước) ở Cao Bằng còn lưu truyền "Slửa Nộc Soa" (tức áo lông chim trĩ) và "Slửa Nổc Cốt" (tức áo lông chim Bìm Bịm) và một loại sang hơn là "Slửa Cáy Nhùng" tức áo gà công. Đó là những chiếc áo gần với chiếc "áo lông ngỗng" của Mỵ Châu - và Mỵ Châu cũng chính là biến âm của tiếng Tày "Mẻ Chủa" hay "Mẻ Chẩu" đều là Bà chúa, Bà chủ. Ngay cả địa danh Cổ Loa, các nhà ngôn ngữ - dân tộc học lịch sử đã phân tích nguồn gốc biến âm từ Kẻ Lũ, những địa danh có tên Kẻ ở Cao Bằng không phải ít, gần thành Bản Phủ bên kia Sông Bằng có Kẻ Giẳng, Kế Nông... Rồi Cả Lọ, Co Lỳ tương ứng với Cà Lồ ở Cổ Loa...

Rất nhiều những địa danh xung quanh thành Cổ Loa và Bản Phủ có sợi dây liên hệ và đó là những chứng tích cho ta thấy rõ mỗi dây liên hệ giữa kinh đô Nam Bình với kinh đô Loa Thành của Thục Phán - An Dương Vương. Đó là quá trình phát triển hợp lý liên tục, có tính kế tục. Điều đó góp phần làm sáng tỏ và khẳng định chắc chắn giả thuyết: Thục Phán có nguồn gốc ở Cao Bằng đã tham gia vào việc thành lập nước Âu Lạc, đóng góp vào quá trình dựng nước trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử Việt Nam.

                                                                                           Sơn Tùng

Nguồn:
https://baophapluat.vn/xua-va-nay/huyen-su-ve-nguon-goc-vua-thuc-phan-an-duong-vuong-tiep-theo-va-het-498284.html

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Nói Lái Thật Vui/ Viễn Phương chia sẻ

Nói Lái Thật Vui


Sưu tầm được những câu nói  lái vui vui này gửi đến các bạn  
Salut Sàigòn

- Thầy tu thù Tây vì thằng Tây giết thầy tăng.
- Tâm không đầy như Tây không Đầm.
- Nghệ sĩ tránh ăn cá kho vì sợ khó ca.
- Người gian không thích sấm, người dâm không thích sáng.
- Làm dấm thì chua mà làm chúa thì dâm.
- Người nhiều mộng vào đời để rồi mời nhiều người vào động....
- Nhà vua khi ngồi trên ngai là khi ngài trên ngôi.
- Không nên giỡn quá lố trong ngày giỗ quá lớn.
- Có những người chỉ đi mưa mà chưa đi Mỹ.
- Các cô thích anh chàng ngông mà không thích anh chồng ngang.
- Da nhăn thì kéo, da nhéo thì căng.
- Tham nhũng sống trên thảm nhung.
- Mọi người giành nhau làm giàu nhanh.
- Cây sầu đông mọc ở đồng sâu hay ở đầu sông.
- Say để đỡ nhớ ngày xưa và đỡ ngứa nhờ say.
- Chơi hụi thì chết, Chơi hết thì trụi.
- Người lao động bao giờ cũng thiệt thòi so với người linh động, thí dụ:
- Người lao động chân chính còn người linh động trân tráo.
- Người lao động cầu kinh còn người linh động cầu cao.
- Người lao động làm lính còn người linh động làm láo.
- Người lao động hay bịnh còn người linh động hay bạo.
- Người lao động cầm đinh còn người linh động cầm đao.
- Tình em theo đám mây đen vì mình em theo đám Tây đen.
- Không phải ăn cơm chay là thành thiền và ăn cơm chiên là thành thày.
- Người già ngồi câu còn người giầu ngồi ca.
- Nhiều người năng làm việc thiện mà không thiên làm việc nặng.
- Cái gì thẳng thì không cong còn cái gì thỏng thì không căng.
- Tình chan chứa là tình chưa chán.
- Nhiều cô gái ngây thơ ôm mộng ban đầu để rồi ôm bầu đan mộng.
- Từ đâu có chữ đầu tư?
- Đàn ông có người trên răng dưới dế và có người trên dê dưới rắn.
- Thà ăn cháo với muối còn hơn ăn chuối với máu.
- Điếc không sợ súng mà Đúng không sợ xiết.
- Người có lông mép thường có mông lép.
- Có nhiều người Mỹ lai gốc Á hơn người Mã Lai gốc Ý.
- Vợ chồng vô sinh khi vợ đã tắt đường kinh hay chồng đã cắt đường tinh.
- Chuyện đau lòng nghĩ đến lại long đầu.
- Củ không đứng vì cứng không đủ.
- Người Bắc nói "đang đi trên đường" Người Nam nói "đương đi trên đàng".
- Người Bắc nói "hợp nhãn" Người Nam nói "hạp nhỡn".
- Người đầy bạo tính thích người tình bạo đấy.
- Người bí ẩn thường có ý bẩn.
- Có thánh tâm thì không có tánh thâm.
- Lời tạ từ của lính trong lời tự tình của lá.
- Dù chết không tấm hình nhưng tình không chấm hết.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

CÔ BÉ BÁN DIÊM/ Hans Christian Andersen/ Đỗ Hoàng Thúy chia sẻ/ Kim Tinh chuyển


CÔ BÉ BÁN DIÊM
Hans Christian Andersen
Đây không phải là câu chuyện về cô bé bán diêm mà bạn đã từng đọc. Câu chuyện khiến những người đọc cảm thấy nghẹn ngào và thương cảm. Đôi lúc hãy đọc cho bé của bạn những câu chuyện này khi bé đủ để hiểu và đủ để biết không phải câu chuyện nào cũng là "Chuyện cổ tích". Truyện "Cô Bé Bán Diêm" của văn hào người Đan Mạch – Hans Christian Andersen được rất nhiều người biết đến. Song ít người biết rằng cô bé ấy thật sự đã có mặt trên đời này và đã từng đi qua cuộc đời Andersen.
*****
Ngày đầu năm mới người ta nhìn thấy em bé chết cóng tự lúc nào ở một góc đường giữa 2 ngôi nhà.  

Vào một buổi tối mùa thu, tại một khu phố thuộc thành phố Copenhagne - Đan Mạch.
- “ Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm !
Một tiếng nói khàn khàn, mệt mỏi chợt vọng đến tai Andersen. Đằng kia,trước mặt chàng hơn mươi bước là một người đang ngồi co ro trên thềm của một ngôi nhà cao ráo. Ánh sáng đèn từ trong nhà chiếu ra cho chàng thấy đó chỉ là một đứa bé con. Hẳn nó đã phát ra những lời vừa rồi.
-“Tối lắm rồi sao cháu còn chưa về nhà ngủ?”
Andersen bước đến, ái ngại. Đấy là một cô bé khoảng hơn 10 tuổi, run rẩy trong bộ quần áo vá víu bẩn thỉu. Vai áo rách để lộ đôi vai gày còm. Nhìn gương mặt hốc hác của nó, có thể đoán nó đang chịu cảnh thiếu ăn, thiếu uống từ lâu.
-“Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm!”
Tay cầm bao diêm, cô bé chỉ vào chiếc túi con căng phồng bên cạnh, khẩn nài:
-“Cả ngày cháu chẳng bán được gì, cũng chẳng ai bố thí cho cháu đồng nào.”
Cô bé rơm rớm nước mắt. Thân hình tiều tụy ốm yếu của em run lên khi gió lạnh thổi qua.
Andersen động lòng:
- “Thế sao?”
Chàng khẽ vuốt mái tóc dài xoăn thành từng búp trên lưng cô bé:
-“Gia đình cháu đâu cả rồi? Không ai lo cho cháu sao?”
Cô bé buồn bã lắc đầu. Em bùi ngùi kể lại những năm xưa khi còn sống trong ngôi nhà xinh đẹp với những dây trường xuân leo quanh. Từ khi bà em qua đời, gia sản lụn bại, gia đình em phải lìa bỏ mái nhà thân yêu đó để chui rúc trong một xó xỉnh lụp xụp, tối tăm.
- “Không có tiền cháu đâu dám về nhà vì bố sẽ đánh chết thôi! “
Cô bé nhìn Andersen, đôi mắt cầu khẩn. Thực vậy, em có một người cha ác nghiệt. Hơn nữa về nhà cũng chẳng hơn gì. Hai cha con chen với nhau trên một gác xếp tồi tàn, gió rét vẫn lùa vào được dù đã bít kín những lỗ thủng trên vách. Lúc này, đôi chân cô bé đã lạnh cóng, em mang đôi giầy vải mòn cũ do mẹ em để lại.
- “Cháu đừng lo!”
Abdersen cho tay vào túi lấy ra một số tiền đặt vào bàn tay bé bỏng của em:
- “Còn bấy nhiêu chú cho cháu cả. Cháu về nhà mau kẻo chết cóng mất.”
Ôi, lạy Chúa ! Vẻ đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng:
- “Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất trên đời này. VớI món tiền này, bố con cháu sẽ được nhiều bữa no.”
Nhưng... cô bé bỗng đăm chiêu...:
- “Nếu chú cho cháu hết thì tiền đâu chú sống, hở chú?
- “Sao cháu khéo lo thế”
Chàng mỉm cười, nụ cười đầy hiền dịu:
- “Chú sẽ còn cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa, đầu năm tới mới trở lại nơi này, khi ấy chú sẽ tặng cháu một món quà đặc biệt.”
- “Ồ, thích quá ! Còn cháu, cháu cũng sẽ tặng chú một món quà. Mà chú tên gì nhỉ?”
- “Chú là Andersen.”
Chàng âu yếm nắm đôi vai gầy của cô bé:
- “Có bao giờ cháu nghe đến tên ấy chưa?”
- “Tên chú nghe quen lắm.”
Cô bé nhìn đăm đăm gương mặt trầm tư có chiếc mũi khoằm của chàng.
- “Chú có phải là thợ mộc không?”
- “Không phải!” Andersen mỉm cười lắc đầu.
-“Thợ may?”
- “Cũng không.”
-“Hay chú là bác sĩ?”
- “Ồ, không phải đâu. Thế này này...”
Chàng đưa ngón tay trỏ viết viết vào không khí, vẻ hơi đùa cợt:
A! Cô bé reo lên:
- “Cháu hiểu rồi, chú làm nghề bán bút!”
Andersen chỉ tủm tỉm cười. Chàng thấy yêu cô bé quá. Em khiến chàng, một nhà văn thề suốt đời gắn bó với tuổi thơ, nhớ đến thời thơ ấu của mình và thành phố Odense cổ kính, nơi tuổi thơ của chàng êm ả trôi qua. Là con một trong gia đình nên dù cha chỉ là một bác thợ giày nghèo, cậu bé Andersen hầu như chẳng phải mó tay đến bất cứ một việc gì ngoài mỗi việc là mơ mộng liên miên. Cậu bé lắm khi chỉ thích bầu bạn với chiếc cối xay già nua đứng run rẩy trên bờ sông hiền lành của thành phố quê hương.... Sau đó Andersen đi du lịch đâu đó... và chàng đã quên luôn lời hứa với cô bé bán diêm. Khi về thăm lại khu phố năm nào, chàng tự trách mình đã quá mải mê với chuyến viễn du đến nỗi quên khuấy đi lời hứa với cô bé bất hạnh mà giờ này hẳn đang lang thang đâu đó với chiếc túi đựng đầy diêm. Phải mua ngay cho em một chiếc áo len, một chiếc áo lông cừu dày và thật ấm để em qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông...
Và Andersen sau những lần dò hỏi tin tức của em bé bán diêm, được ông chủ hiệu quần áo cho biết:
- “Con bé chết rồi còn đâu. Ngày đầu năm mới người ta nhìn thấy em bé chết cóng tự lúc nào ở một góc đường giữa 2 ngôi nhà. Con bé chết ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm. Có điều lạ là hai má nó vẫn hồng và miệng nó như đang mỉm cười.”
- “À này…” ông ta tiếp tục trước khuôn mặt chết lặng của Andersen. “… khi mang xác nó đi người ta thấy trong túi nó rơi ra vật gì giống như một chiếc quản bút làm bằng những bao diêm. Hẳn nó để dành tặng ai, vì trên chiếc quản bút có ghi dòng chữ: TẶNG CHÚ ANDERSEN.”
Andersen đã quên khuấy món quà ông định tặng cho cô bé bán diêm. Nhưng cô bé, cô bé vẫn nhớ tới lời hứa của mình với vị khách tốt bụng của buổi tối mùa thu.
*****
• Hơn nửa thế kỷ qua, hàng triệu con người trên trái đất đã nghe tim mình thổn thức mỗi khi đọc câu chuyện về cô bé đáng thương của văn hào Đan Mạch. Phải chăng Andersen đã viết câu chuyện ấy như một món quà để tặng hương hồn cô bé bán diêm
(Vivi Võ Hùng Kiệt )

Vua hề Sác-lô, nụ cười và những giọt nước mắt/ Quang Minh/ Kim Tinh chia sẻ

“Đời là bi kịch khi được nhìn cận cảnh, nhưng lại là hài kịch khi được nhìn toàn cảnh”, vua hề Sác-lô đã từng nói về cuộc đời như thế.
Trong những ngày đầu của lịch sử điện ảnh, giữa kỷ nguyên phim câm của thế kỷ 19, người ta thấy hiện lên bóng hình của một người đàn ông đặc biệt: một người đàn ông lang thang, đơn độc, nghèo khổ; một người đàn ông nhạy cảm, dễ tổn thương, nhưng không bao giờ mất đi niềm tin vào cái đẹp; một người đàn ông mãi trượt ngã nhưng vẫn đứng dậy để đi tìm hạnh phúc… Đó là Sác-lô.
Sác-lô, một kẻ khờ với bộ râu bàn chải, chiếc mũ quả dưa và cây gậy ba-toong, vụng về, lạch bạch như một con chim cánh cụt, mơ mộng như một nhà thơ, nhưng đôi lúc cũng có thể hóa thân thành một quý ông lịch lãm, hay một “Nhà độc tài vĩ đại”.
Vài suy tưởng về vua hề Sác-lô, nụ cười và những giọt nước mắt
Hài của Sác-lô đa sắc thái lắm: Người ta có thể cười cợt sự ngốc nghếch của Sác-lô một phút trước, rồi sau đó lại rưng rưng nước mắt khi kẻ dại khờ ấy hy sinh cho tình yêu (City lights); người ta hy vọng khi nhìn thấy Sác-lô nắm tay Ellen đi về phía chân trời, sau biết bao nhiêu lần cả hai gục ngã (Modern Times); người ta cảm thấy vững tin hơn vào nhân loại trước một diễn thuyết hùng hồn của Sác-lô trong “Nhà độc tài vĩ đại” (The Great Dictator); và người ta tiếc nuối trước một Sác-lô hấp hối sau màn trình diễn cuối cùng trên sân khấu (Limelight).
Vua hề Sác-lô, trong tạo hình một người đàn ông nhỏ bé và luộm thuộm, lại trở thành biểu tượng vĩ đại của lịch sử điện ảnh thế giới. Ông đã mang lại những giá trị sâu sắc, không phải bằng cách gồng mình chọc cười khán giả, mà là bằng những giọt nước mắt của niềm tin và hy vọng…
“Nụ cười như một tấm thấu kính, có thể lồi lõm, ta soi vào mà bật cười, nhưng không làm mờ đi bản chất đích thực của cuộc sống… Thời của Sác-lô, tiếng cười không mang ý nghĩa né tránh hay xoa dịu. Ông chẳng khoan nhượng với một nước Mỹ dậy thì và thơ ngây, phù phiếm và tàn nhẫn”, đạo diễn Đặng Nhật Minh từng viết về vua hề Sác-lô như thế.
Nền văn minh phương Tây rất trọng thị vẻ bề ngoài lịch lãm, quý tộc, nhưng nét đẹp văn hóa này không phải là không có nhược điểm của nó. Khi con người quá coi trọng vẻ bề ngoài thì người ta đánh mất điều cốt lõi ở bên trong. Thế kỷ 19 ghi dấu sự phát triển quá nhanh chóng của nền văn minh vật chất, khiến cho các giá trị nhân văn bị đánh mất, quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Con người không biết tìm cách khắc phục nội tại tự thân, mà quy chụp xung đột xã hội cho mâu thuẫn giai cấp, cho chênh lệch giàu nghèo.
Có lẽ đó là lý do tại sao Sác-lô lựa chọn hình tượng của một kẻ khờ, bụi đời, ngờ nghệch, và luộm thuộm – nhưng tốt bụng – trên màn ảnh.
Vài suy tưởng về vua hề Sác-lô, nụ cười và những giọt nước mắt
Sác-lô và người con gái mù trong City lights.
Sác-lô có thể là một ngôi sao sáng, nhưng sự xuất hiện của ông cũng đánh dấu mốc suy vong cho nghệ thuật hài, tựa như đạo lý “Vật cực tất phản” của Đông phương vậy. Một khi kẻ luộm thuộm từng thẳng thừng kéo tụt chuẩn mực bề ngoài của nghệ thuật sân khấu kia không còn khờ, mà cũng chẳng còn tốt bụng nữa, thì sao?
Những trò lố mua vui, những tình huống nhợt nhạt, những thói xấu kệch cỡm, với những nhân vật nam không ra nam, nữ không ra nữ, tất cả chỉ cố để “cù” khán giả. Và tất nhiên, khán giả được cười, cười thoải mái, cười vui vẻ, cười hào hứng, cười quên cuộc sống, và cũng quên luôn rằng ở trên màn ảnh đang chiếu cái gì… Nhưng làm sao những người nghệ sĩ ấy dám khiến vở diễn của mình hay hơn, ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn được, bởi vì cười quá thì dễ bị người ta “cắt” mất.
Và không chỉ trong nghệ thuật, những tiếng cười hời hợt và dễ dãi lan đến khắp mọi nơi. Ở chốn công sở, người ta bắt gặp nụ cười trâng tráo trong những câu chuyện khiến người nghe đỏ mặt; nơi quán nước, người ta nghe thấy tiếng cười nhạt thếch của những câu chuyện ngồi lê đôi mách; rồi tiếng cười ha hả trong bàn nhậu, hay tiếng cười cuồng dại trong thứ nhạc nhảy chẳng biết từ khi nào đã lan ra khắp các cửa hàng kinh doanh chốn thành thị…
Mà tiếng cười đâu chỉ kệch cỡm trong giới bình dân? Dạ tiệc báo chí hàng năm tại tòa Bạch Ốc càng ngày càng trở nên lố lăng và nhạt nhẽo. Người ta có thể chứng kiến các chính trị gia tinh hoa cố gắng nặn ra nụ cười dù chắc chắn không ít lần họ chẳng hiểu kẻ tấu hài nói gì. Muốn “luộc” tổng thống và các viên chức chính quyền thì cũng được thôi, nhưng ác ý dùng dao cứa vết thương của người khác để chọc cười thì lại là chuyện khác.
Trong hồi ký về Einstein, János Plesch đã viết về cuộc hội ngộ của vua hề Sác-lô và Einstein như thế này:
Một lần, Einstein tới thăm Hollywood, Sác-lô đã lái xe chở ông. Khi nhận ra sự có mặt của hai con người đương thời vĩ đại nhưng cũng rất khác biệt ấy, những người bên đường đã chào đón cả hai vô cùng nồng nhiệt. Điều đó khiến Einstein rất ngạc nhiên. “Họ đang tung hô cả hai chúng ta”, Sác-lô nói, “Tung hô ông vì chẳng ai hiểu ông cả, và tung hô tôi bởi vì mọi người đều hiểu tôi”.
Nếu vua hề Sác-lô sống ở thời đại này, có lẽ ông sẽ buồn lắm, bởi vì thời đại của chúng ta không chỉ mỉm những nụ cười giả tạo, mà còn rơi những giọt nước mắt giả tạo.
Quang Minh

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

CHUYỆN CHÚNG MÌNH/ viết bằng tiêu đềccủa các bản ngạc tình yêu/Viễn Phương chia sẻ


Khâm phuc tác giả có trí nhớ tên những bản nhạc .. một kho tàng văn hóa của Miền Nam mà CSVN xem là văn hoá đồi trụy …. vậy mà 45 năm qua người dân VN vẫn mến yêu …
 
           
CHUYỆN CHÚNG MÌNH 

Được viết bằng tên các bản nhạc nổi tiếng
By Nguyễn Hữu Huấn - Cựu sĩ quan Võ Bị Đà Lạt
Xin bái phục tác giả đã có công sưu tầm gần hết các tên bản nhạc mới có thể viết thành một mẩu "chuyện tình vui nhưng không kém phần lâm ly và man mác buồn" như vậy.

Xin chuyển tiếp đến các bạn để giải trí và cũng để nhớ lại một số bản nhạc quen thuộc của những nhạc sĩ trong vùng đất Tự Do năm xưa.....
Thân mời đọc!

Anh là người LÍNH TRẬN MIỀN XA và là NGƯỜI XA THÀNH PHỐ. Anh vẫn sống cuộc đời BỀNH BỒNG như con NGỰA HOANG vào một BUỔI SÁNG MÙA XUÂN bôn ba trên BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT. Anh vẫn NHƯ CÁNH VẠC BAY theo bóng CON THUYỀN KHÔNG BẾN, hòa với CÁT BỤI TÌNH XA trong ĐÔI MẮT NGƯỜI XƯA, để nhìn MÂY LANG THANG như kẻ MỘNG DU theo VẾT CHIM BAY và khóc cho TUỔI ĐÁ BUỒN.

Sau 24 GIỜ PHÉP trở về với TIẾNG MƯA ĐÊM của CHIỀU PHI TRƯỜNG hoang vắng, anh với CON TIM THẬT THÀ hằng nguyện cầu LẠY TRỜI CHO CON ĐƯỢC BÌNH YÊN, để anh sẽ được RU EM TRỜI MƯA THÁNG TÁM. Anh hằng ao ước XIN MỘT NGÀY MAI CÓ NHAU để ANH VỀ VỚI EM trong một ĐÁM CƯỚI NHÀ BINH, một ĐÁM CƯỚI NGHÈO nhưng thắm đậm tình DUYÊN QUÊ, và để em ĐỪNG TRÁCH LÍNH VÔ TÌNH...

Ròng rã BẢY NGÀY CHỜ MONG, anh đã nhận được LÁ THƯ GỞI NGƯỜI CHIẾN TUYẾN em viết cho anh. Em bảo em BUỒN bởi vì anh vẫn SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM và bỏ mặc NGƯỜI YÊU CÔ ĐƠN lang thang ôm NIỀM ĐAU CỦA CÁT trong những chiều MƯA TRÊN BIỂN VẮNG. Em trách anh thích chạy theo những HẠNH PHÚC LANG THANG mà chỉ dành cho em một thứ HẠNH PHÚC NỬA VỜI và còn dọa anh sẽ GẶP NHAU LÀM NGƠ nữa...

Này NGƯỜI YÊU VĂN KHOA của anh ơi! Anh là LÍNH MÀ EM, nhưng là một NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH, có bao giờ biết ĐỂ QUÊN CON TIM nơi TRƯNG VƯƠNG KHUNG CỬA MÙA THU nào đó! Anh vốn là CHÀNG TRAI THẾ HỆ trong buổi loạn ly, và trên suốt CON ĐƯỜNG MANG TÊN EM anh vẫn chưa đi hết nổi NỬA BƯỚC ĐƯỜNG TÌNH, nhưng vẫn muốn có gì tạm gọi là CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG. Cho dù MÙA ĐÔNG CỦA ANH có TUYẾT RƠI buốt giá, nhưng NIỀM THƯƠNG NHỚ ấy vẫn là CHÚT VẤN VƯƠNG TRONG TIM, và anh xin giữ lại những HOÀI CẢM ấy như một chút HẠNH PHÚC DỊU DÀNG trong những chiều NẮNG HẠ êm đềm.

NẾU TA ĐỪNG QUEN NHAU thì em nào phải BÂNG KHUÂNG CHIỀU NỘI TRÚ với những GIỌT NẮNG BÊN THỀM. Vậy thì em HÃY CỨ VUI NHƯ MỌI NGÀY và HÃY YÊU NHƯ CHƯA YÊU LẦN NÀO nghe em, bởi vì KHÔNG PHẢI TẠI CHÚNG MÌNH đâu em nhé!

Trong MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM cùng với những CHUYẾN TÀU HOÀNG HÔN, tàu anh bay cao như CUỐN THEO CHIỀU GIÓ, bỏ lại THÀNH PHỐ SAU LƯNG để đi tìm NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE trong khu RỪNG XƯA ĐÃ KHÉP. Anh đã bay trong vùng TUYẾT TRẮNG vây quanh, như những VẾT CHIM BAY trên giòng SUỐI TÓC em chạy dài trên TÀ ÁO XANH trong một ngày CHỦ NHẬT TƯƠI HỒNG.

Anh đã GỢI GIẤC MƠ XƯA để nhìn thấy MƯA TRONG MẮT EM và nghe được TIẾNG HÁT NỬA VỜI. Những NỖI NHỚ MỊT MÙ ấy phải chăng là một thứ tình MONG MANH trong MỘT GIẤC MƠ HOA, mà qua NHỮNG CON MẮT TRẦN GIAN người ta vẫn bảo là TÌNH ĐẾN RỒI ĐI, nhưng anh lại gọi đó là TÌNH LÍNH.

Còn EM TÔI, em là NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM DA VÀNG, em duyên dáng hơn NÀNG TRUNG HOA XINH ĐẸP, em ngát thơm hơn cả CÁNH HỒNG TRUNG QUỐC trổ hương, vì em chính là CÔ BẮC KỲ NHO NHỎ trong THUNG LŨNG MÀU HỒNG với HUYỀN THOẠI CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI.

Nào ngờ, TA ĐÃ YÊU EM LẦM LỠ vì trời bắt em mang một PHẬN GÁI THUYỀN QUYÊN như NGƯỜI TÌNH ELISÉE đa đoan đang chớm bước vào TUỔI BIẾT BUỒN. Em thích sống trong KIẾP ĐAM MÊ của một NGÀY MAI CHIỀU TỐI VỘI VÀNG và đắm chìm trong những CƠN LỐC CỦA TÌNH YÊU.

Em thường khát khao những GIÂY PHÚT THẦN TIÊN để mong được NGẤT SAY MEN TÌNH với những BƯỚC TÌNH HỒNG của chuỗi ngày TÌNH HÈ RỰC NẮNG. Và cũng chính em là NGƯỜI ĐI TRONG ĐÊM nên chỉ nhìn thấy mảnh MẶT TRỜI ĐEN với những cuộc TÌNH NHƯ BÓNG MA. Ấy thế mà em vẫn TẠ ƠN ĐỜI, chỉ vì em đã LẦM mà tưởng rằng đời đã ĐƯA EM VÀO HẠ.

Rồi NHƯ ĐÁ NGÂY NGÔ chơ vơ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG vào một lần ANH ĐI CHIẾN DỊCH, nhờ ĐÓM MẮT HỎA CHÂU soi sáng thay cho những ÁNH ĐÈN MÀU trong một ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ, anh đã XIN TỰ HỎI MÌNH để viết cho em một BỨC TÂM THƯ được trích ra từ trường khúc TÌNH THƯ CỦA LÍNH.

Đó là những LỜI BUỒN THÁNH mà loài người đã phổ thành tấu khúc MỘT LẦN MIÊN VIỄN XÓT XA. Đó là những LỜI CUỐI của một CHIỀU KHÚC mà anh ước ao MỘT LẦN NÀO CHO TÔI GẶP LẠI EM. Và BÀI THÁNH CA BUỒN ấy đã ghi lại những DẤU VẾT TÌNH TA, để trong anh MỘT NGÀY NHƯ MỌI NGÀY, vẫn NHƯ CHIẾC QUE DIÊM chợt lóe lên những NỖI NHỚ MONG MANH của cả MỘT ĐỜI TAN VỠ, tan theo từng GIỌT NƯỚC MẮT NGÀ chứa chan trong VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA.

THUỞ ẤY CÓ EM, ta đã TẶNG NHAU ĐÓA HỒNG của những ngày TÌNH CÒN LẤT PHẤT MƯA BAY. Anh vẫn thường gọi em là QUỲNH HƯƠNG, là BÉ YÊU và EM NHƯ MỘT NỤ HỒNG thơm ngát. NGÀY ẤY MÌNH QUEN NHAU, ngày ấy EM HIỀN NHƯ MA-SƠ, trong trắng với TRÁI TIM CÒN TRINH, và chúng ta đã dìu nhau đến chốn THIÊN ĐÀNG TÌNH ÁI.

LÀM SAO TÔI QUÊN ĐƯỢC ngày EM ĐẾN THĂM ANH MỘT CHIỀU MƯA khi anh đang ngụp lặn với những NIỀM VUI CÔ ĐƠN trong một CĂN NHÀ NGOẠI Ô hẻo lánh. EM ĐẸP NHƯ MƠ bềnh bồng trong chiếc ÁO LỤA HÀ ĐÔNG, miệng khẽ nói: nào là VẪN MÃI YÊU ANH, nào là MỘT ĐỜI YÊU ANH và còn ghé sát bên anh thì thầm ... ANH LÀ TẤT CẢ.

Anh đã như ngụp lặn trong CƠN MƯA HỒNG của một mùa THU QUYẾN RŨ giăng giăng LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU, để rồi anh cũng cất cao tiếng hát... VÀ TÔI CŨNG YÊU EM.

Ôi! Những TÌNH KHÚC CHIỀU MƯA vang vang trong cơn MƯA CHIỀU KỶ NIỆM, để hồn anh GỞI GIÓ CHO MÂY NGÀN BAY và để em chẳng còn biết BÂY GIỜ THÁNG MẤY.

Lúc ấy MÀU MẮT NHUNG của em khép kín, để cho anh mân mê VÒNG TRÒN TRÊN BÃI CÁT ÊM bên cạnh khu RỪNG XƯA LÁ THẤP, nép thân dưới hai đỉnh HOA VÀNG thơm mùi sữa mẹ.

Anh đã XIN THỜI GIAN NGỪNG TRÔI để được đổ tràn trong em những giọt CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU. Em đã QUÊN CẢ LỐI VỀ và nằm im lìm NHƯ GIẤC CHIÊM BAO để uống cạn hết NỖI ĐAU DỊU DÀNG này... Kể từ ngày TÌNH NỒNG TRAO ANH mà không MỘT CHÚT SUY TƯ ấy, em đã trở thành ĐÀN BÀ, hay nói đúng hơn là NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÌNH YÊU. Cũng từ đó ÁO ANH SỨT CHỈ ĐƯỜNG TÀ và anh cũng đã trở thành ĐÀN ÔNG, tưởng mình đã nắm chắc được chùm CHÌA KHÓA TÌNH YÊU trong tay, rồi DỪNG BƯỚC GIANG HỒ và nghêu ngao GỌI NGƯỜI YÊU DẤU.

Nào ngờ đâu, kể từ ngày MÁU NHUỘM BÃI THƯỢNG HẢI với VẾT THƯƠNG CUỐI CÙNG ấy, em bỗng nhiên... BIỆT KINH KỲ!!!

Bây giờ đây, anh chỉ biết xin được CẢM ƠN EM YÊU DẤU đã cho anh những PHÚT NGÂY THƯỜNG TRONG ĐÊM vào một MÙA HÈ VÔ TẬN với NGƯỜI TÌNH TRĂM NĂM đã mất. Anh đã gọi đó là TÌNH NGHỆ SĨ, là BÃO TÌNH, là TÌNH SỬ ROMÉO-JULIETTE và vẫn thầm nguyện XIN CÒN GỌI TÊN NHAU mãi mãi.

Nhưng rồi NHỮNG NGÀY YÊU NHAU trên suốt cả CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI bỗng mang dấu vết của một GIẤC MƠ KHÔNG ĐẾN HAI LẦN. Ai ngờ đâu, lần TIỄN EM NƠI PHI TRƯỜNG hôm ấy lại là LẦN TIỄN ĐƯA CUỐI CÙNG. Anh LÊN XE TIỄN EM ĐI mà lòng thầm muốn TRÁCH NGƯỜI ĐI. Em đã SANG NGANG với NHỮNG BƯỚC CHÂN ÂM THẦM khi MÙA ĐÔNG SẮP ĐẾN, và em đã LẠNH LÙNG nỡ lòng DỨT ĐƯỜNG TƠ để con tàu CHUYỂN BẾN, cuốn trôi đi giòng NƯỚC MẮT CỦA MỘT LINH HỒN.

Và rồi, EM CÒN NHỚ HAY ĐÃ QUÊN trong một ĐÊM BUỒN XÓT XA dạo ấy, NGHẸN NGÀO em đã hỏi anh:

- AI BUỒN HƠN AI?

Lúc đó anh vẫn còn MƠ KHÚC TƯƠNG PHÙNG của MỘNG BAN ĐẦU cho dù chất chứa TRĂM NHỚ NGÀN THƯƠNG, và anh đã trả lời rằng:

- Hỡi NGƯỜI TÌNH LARA của anh, anh vẫn YÊU EM DÀI LÂU, anh vẫn mãi YÊU EM BẰNG TRÁI TIM ANH!

Và TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT em còn hứa với anh rằng NGÀN NĂM VẪN ĐỢI!!!

Thế là EM ĐÃ ĐI RỒI, mang theo cả NHỮNG LỜI RU CUỐI của một MÙA THU CHẾT. Còn anh, anh là NGƯỜI XA VỀ THÀNH PHỐ với NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU, thất thểu như NGƯỜI CHẾT TRỞ VỀ trong CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ và ôm trọn lấy CHUYỆN PHIM BUỒN của một DUYÊN KIẾP phũ phàng.

Anh đã lê những BƯỚC CHÂN CHIỀU CHỦ NHẬT trong CƠN MƯA PHÙN vào một CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG, một buổi CHIỀU mà anh nghĩ CHƯA CHIỀU NÀO BUỒN BẰNG CHIỀU NAY. Anh đi vội qua phía GIÁO ĐƯỜNG IN BÓNG, miệng lâm râm GỌI EM NHƯ ĐÓA HOA SẦU và khấn nguyện rằng: "LẠY CHÚA CON LÀ NGƯỜI NGOẠI ĐẠO, nhưng con xin mãi được THEO DẤU CHÂN NGƯỜI...".

Rồi như BÁNH XE LÃNG TỬ đẩy đưa sau những ĐÊM DÀI CHIẾN TUYẾN, anh đã GIÃ TỪ VŨ KHÍ để cùng với NGƯỜI BẠN THÂN TÊN BUỒN thừa lúc TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU trong một ĐÊM CHÔN DẦU VƯỢT BIỂN, đã cùng nhau thề nguyền THÀ CHẾT TRÊN BIỂN ĐÔNG, ra đi trên CON THUYỀN VIỄN XỨ. Anh quyết XÓA TÊN NGƯỜI TÌNH và bỏ lại SÀI GÒN NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN trên một CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN, đi theo LỜi GỌI CHÂN MÂY, theo đám hải âu BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN muôn trùng. Anh đã GIÃ BIỆT SÀI GÒN để trở thành NGƯỜI DI TẢN BUỒN, mà trong tim vẫn ấp ủ một GIẤC MƠ HỒI HƯƠNG...

Rồi cứ thế, MỘT NGÀY TRÊN BI ĐÔNG ngồi đếm từng cánh HOA BIỂN là một ngày anh đã KHÓC CHO MỘT THÀNH PHỐ MẤT TÊN, thương cho CHUYỆN MỘT CHIẾC CẦU ĐÃ GẪY năm xưa và nuối tiếc CUỘC TÌNH THOÁNG BAY của chúng mình hôm nào.

Mai sau nếu có AI TRỞ VỀ XỨ VIỆT, xin gởi dùm tôi câu HÁT CHO NGƯỜI Ở LẠI, xin nhờ ĐÀN CHIM THA PHƯƠNG gửi trả về NGƯỜI TÌNH VIỆT NAM cuộc TÌNH LẦM LỠ năm xưa.

Từ đây, TÔI VỚI TRỜI BƠ VƠ như người LỮ KHÁCH TRONG MƯA giữa HAI KHUNG TRỜi CÁCH BIỆT, mà thẫn thờ ĐI TÌM THƯƠNG YÊU. Nhiều lúc TƯỞNG RẰNG ĐÃ QUÊN, nhưng sao vẫn quá NGẬM NGÙI và đắng cay như những GIỌT CÀ PHÊ, cũng chỉ vì TÌNH ĐẦU VẪN KHÓ PHAI. Nếu NGÀY MAI KHI TÔI CHẾT ĐI, ai sẽ tìm lại cho tôi CÂY ĐÀN BỎ QUÊN của MÙA HÈ NĂM ẤY?

Ai dám nói TÌNH CHỈ ĐẸP KHI CÒN DANG DỞ? Ai còn nhớ cho CHUYỆN TÌNH CỦA NGƯỜI TRINH NỮ TÊN THI? Bây giờ QUÊ HƯƠNG BỎ LẠI và trong anh CHỈ CÓ EM giữa một GIÒNG SÔNG KỶ NIỆM. Cho dù đã quá MUỘN MÀNG nhưng anh cũng xin TRẢ LẠI EM YÊU cuộc tình SI MÊ của một lần LẦM LỠ.

SÀI GÒN BÂY GIỜ BUỒN KHÔNG EM? Hay em vẫn RONG CHƠI DƯỚI TRỜI QUÊN LÃNG, để anh ôm trọn TRÁI TIM NGỤC TÙ của MỘT THỜI ĐỂ YÊU VÀ MỘT THỜI ĐỂ CHẾT? MƯA SÀI GÒN CÓ BUỒN KHÔNG EM và em có BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ trong những chiều MƯA QUA THÀNH PHỐ vào MẤY ĐỘ THU VỀ?

Hay em đã mang TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO và đã vội QUÊN ĐI TÌNH YÊU CŨ, để anh ngồi đây BÊN CẦU BIÊN GIỚI mà KHÓC MỘT GIÒNG SÔNG với BIỂN NHỚ muôn trùng?

MƯA SÀI GÒN MƯA HÀ NỘI có làm ƯỚT MI của ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY, có làm NGƯỜI YÊU TÔI KHÓC trong những chiều SÀI GÒN THỨ BẢY? CÒN TUỔI NÀO CHO EM giữa những MỘNG PHÙ DU cám dỗ vây quanh?

Bên này, anh vẫn NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI để mãi trách trời SAO VẪN CÒN MƯA RƠI, vẫn mãi lang thang trên con ĐƯỜNG XA ƯỚT MƯA rồi tự hỏi MÌNH MẤT NHAU BAO GIỜ?

THÔI ĐỪNG NHẮC CHUYỆN ĐÃ QUA làm gì nữa, cho DÙ TÌNH YÊU ĐÃ MẤT bởi vì TÌNH NGHĨA ĐÔI TA CÓ THẾ THÔI.

Bây giờ NGƯỜI TÌNH TRĂM NĂM đã biến thành TÌNH LỠ TRĂM NĂM và TÌNH KHÔNG SUY TƯ nay chỉ còn là một thứ TÌNH THIÊN THU, là TÌNH BƠ VƠ, là TÌNH GIAN DỐI. Cho dù NGƯỜI CÒN ĐÓ TA CÒN ĐÂY nhưng cũng chỉ là TÌNH CÓ NHƯ KHÔNG và YÊU ĐƯƠNG CHỈ LÀ THẾ phải không em?

Anh xin TRẢ LẠI EM YÊU tất cả những gì của MƯỜI NĂM TÌNH CŨ và cho dù TÌNH VỖ CÁNH BAY rồi, nhưng anh cũng vẫn xin làm BÀI THƠ CUỐI CÙNG như một NIỆM KHÚC CUỐI cho những NGÀY ĐÁ ĐƠM BÔNG của HAI MƯƠI NĂM TÌNH CŨ xa xưa.

THÔI! Tất cả đã trở thành DĨ VÃNG rồi, hãy CHO TÔI ĐƯỢC MỘT LẦN can đảm để GIẾT NGƯỜI TRONG MỘNG, để mong sao quên đi THÚ ĐAU THƯƠNG này, và CON TIM SẼ VUI TRỞ LẠI không chừng! Hãy cho tôi thành những GIỌT MƯA TRÊN LÁ để ấp ủ mãi LỜI NGUYỆN TRONG TÙ hôm xưa trong GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN hôm nay. Tôi muốn mình THÀ NHƯ GIỌT MƯA rơi tơi tả trên những CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG, cầu mong tưới mát NHỮNG ĐỒI HOA SIM cho người.

Tôi cũng XIN LÀM CHIM RỪNG NÚI để mong chờ ngày TUNG CÁNH CHIM TÌM VỀ TỔ ẤM, để được bay trên cánh ĐỒNG XANH bao la, bay mãi tận VỀ NƠI ĐẤT HỨA xa xăm, rồi cất tiếng kêu HẸN EM SÀI GÒN.

Tôi cũng sẽ rong ca BÀI CUỐI CHO NGƯỜI TÌNH như một KỶ VẬT CHO EM biết ngày nào trao. Hãy cố nén cơn đau và cất tiếng BUỒN ƠI XIN HÃY QUÊN, hãy mạnh dạn nói rằng BUỒN ƠI TA CHÀO MI, rồi thu hết can đảm mà OẲN TÙ TÌ với cuộc đời còn lại, và sau cùng sẽ tự nhủ mình rằng: SỨC MẤY MÀ BUỒN, BỎ ĐI TÁM.....

NGUYỄN HỮU HUẤN

THI THIÊN TỬ/ Đỗ Chiêu Đức biên khảo/ chia sẻ trang Blog nghững Người Bạn Saigon


Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Danh Hiệu Thi Nhân

                           THI THIÊN TỬ
             
   
          Những người nghiên cứu và say mê thơ Đường, thường hay kháo nhau về những giai thoại xoay quanh các thi nhân của thời đại nầy. Trong số các giai thoại đó, chuyện thường được nhắc đến nhiều nhất là danh xưng của các thi nhân, như  Thi Tiên là Lý Bạch, Thi Thánh là Đỗ Phủ và Vương Duy là Thi Phật, còn một danh hiệu cao quý thường gây tranh cải là Thi Thiên Tử. Vậy, ai là Thi Thiên Tử của thời đại hoàng kim của thi ca nầy ?. Chính là Vương Xương Linh đó, có giai thoại cho rằng Thi Thiên Tử là Vương Chi Hoán, vì trong một lần cá cược, Vương Xương Linh bị thua, cho nên mới nhường chức Thi Thiên Tử lại cho Vương Chi Hoán, nhưng đây chỉ là chuyện các thi sĩ vui đùa với nhau mà thôi, xin mời nghe giai thoại mà dân gian thường truyền khẩu sau đây.....

          Trong thời Khai Nguyên đời Đường, các thi nhân Vương Xương Linh, Cao Thích, Vương Chi Hoán đồng nổi danh ngang nhau. Lúc bấy giờ tuy đời sống, hoàn cảnh của mỗi người mỗi khác, nhưng họ vẫn thường hay đi chơi chung với nhau.
          Một ngày kia, trời lạnh, tuyết rơi nhẹ, ba vị thi nhân cùng đến uống rượu tại Kỳ đình. Bỗng nhiên có các linh quan (con hát) ở Lê viên, độ hơn mười người, cũng lên lầu dự tiệc. Nhân đó, ba vị thi nhân đồng hẹn nhau tránh khỏi bàn ngồi, đến bên lò sưởi trong góc để nghe ngóng.
         Trong chốc lát, có bốn cô ca kỹ lần lượt kéo đến. Các cô đều rất xa hoa diễm lệ, yêu kiều khả ái. Tất cả mọi người cùng tấu nhạc và bắt đầu hát, các bài hát đều là những tác phẩm nổi danh đương thời.
          Vương Xương Linh cùng các bạn ước hẹn với nhau rằng: "Bọn chúng ta hiện nay đều là những người có tiếng trên thi đàn, nhưng việc hơn kém chưa định được. Nay cứ lặng nghe các linh quan ngâm thơ và hát những bài thơ  thuộc Nhạc Phủ, xem thơ của ai được ngâm và hát nhiều nhất thì người ấy sẽ là Thi Thiên Tử nhé ! ".
          Một lúc sau, các linh quan cử nhạc, một cô đào gỏ nhịp hát lên rằng:

         Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô                寒雨連江夜入吴,
         Bình minh tống khách Sở sơn cô             平明送客楚山孤.
         Lạc Dương thân hữu như tương vấn,     洛楊親友如相問,
         Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.           一片冰心在玉壶!

        
   
         Ban đêm đi thuyền vào đất Ngô trong khi mưa lạnh giăng giăng ngang sông. Sáng sớm mai tiễn khách chỉ có mỗi ngọn núi Sở cô quạnh. Nếu bạn bè thân thích ở Lạc Dương có hỏi thăm, (thì xin anh đáp rằng ) Lòng tôi như một mảnh băng trong trắng ở trong bình ngọc vậy.
        Đó chính là bài " Phù Dung Lâu Tống Tân Tiệm " của Vương Xương Linh, nên khi ...
        Nghe xong, Vương Xương Linh mỉm cười, đưa tay lên vẽ trên tường một dấu hiệu, nói: "Nhất tuyệt cú!". Lại một cô khác ngâm rằng:

             Khai khiếp lệ triêm ức             開箧淚沾臆
             Kiến quân tiền nhật thư         見君前日書
             Dạ đài hà tịch mịch                 夜台何寂寞
             Do thị Tử Vân cư.                    猶似子雲居
                                     
                     Khốc Đơn Phụ Lương Cửu Thiếu Phủ
          Mở hộp ra mà nước mắt ướt đầm trên ngực, vì nhìn thấy bức thư của chàng ngày trước. Chốn dạ đài hiu quạnh biết bao nhiêu, nhưng nơi đó vẫn là chỗ ở của chàng Tử Vân (tức Dương Hùng ) đã mất .

          Đó chính là bài " Khốc Đơn Phụ Lương Cửu Thiếu Phủ " của Cao Thích. Nên khi nghe xong...
          Cao Thích đưa tay lên vách vẽ một vòng, nói: "Nhất tuyệt cú!"

          Tiếp đến một cô khác cũng gõ nhịp ngâm rằng:

        Phụng trửu bình minh kim điện khai   奉帚平明金殿開
        Tạm tương đoàn phiến cộng bồi hồi    暫将團扇共徘徊
        Ngọc nhan bất cập hàn nha sắc          玉颜不及寒鸦色
        Do đới Chiêu Dương nhật ảnh lai.       犹带昭陽日影來!

       
           Buổi sáng cầm chổi quét khi cửa điện vàng vừa mở ra, tay mân mê cây quạt mà trong dạ lại bồi hồi. Mặt ngọc còn không bằng cả nhan sắc của con quạ lạnh, (vì quạ) còn được hưởng ánh nắng mặt trời ở điện Chiêu Dương mà bay đến đây ! Đó là bài " Trường Tín Thu Từ " cũng của Vương Xương Linh ...

          Nghe xong, Vương Xương Linh lại đưa tay lên vẽ lên tường, nói: "Nhị tuyệt cú!". Lại một cô khác đứng lên gỏ nhịp cất tiếng ngâm :

        千里黃雲白日曛, Thiên lý hoàng vân bạch nhật huân,
        北風吹雁雪紛紛.   Bắc phong xuy nhạn tuyết phân phân.
        莫愁前路無知己, Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ,
        天下誰人不識君。 Thiên hạ hà nhân bất thức quân ?!
    
               Ngàn dặm mây ngã màu vàng che mờ cả mặt nhựt. Gió bấc thổi cho chim nhạn bay về nam và tuyết rơi phơi phới. Thôi bạn hãy lên đường đi đi, đừng buồn là phía trước mặt không có người tri kỷ. Vì trong thiên hạ nầy ai là người không biết đến bạn đâu !?  Đó là bài " Biệt Đổng Đại " của Cao Thích, nên anh ta lại giơ tay lên ra dấu và điểm : " nhị Tuyệt cú !".
          Bốn cô đã ngâm bốn bài, toàn là tác phẩm của Vương Xương Linh và Cao Thích.
          Vương Chi Hoán thẹn quá, nhưng tự nghĩ rằng thơ của mình nổi danh đã lâu, bèn nói với hai người kia rằng: "Bọn này đều là những nhạc quan không theo kịp thời điểm, những bài họ hát đều là ngôn từ quê mùa của vùng Ba Thục. Còn những khúc hát như Dương xuân Bạch tuyết thì bọn phàm phu tục tử này có dám nói đến đâu ?" Bèn chỉ vào một trong những ca kỹ đẹp nhất bọn, nói: "Đến lượt cô này hát, nếu như không phải là thơ của ta, ta nhất định không tranh đua với các anh nữa. Còn nếu như đúng là thơ của ta, thì các anh phải tôn ta làm Thi THIÊN TỬ nhé !". Nói xong cả bọn vui vẻ cười đợi. Phút chốc, đến lượt cô đào đẹp nhất bọn, búi tóc song hoàn, cất tiếng ca réo rắt :

       Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian   黄河逺上白雲間
       Nhất phiến cô thành vạn nhận san       一片孤城萬仞山
       Khương địch hà tu oán dương liễu        姜笛何須怨楊柳
       Xuân phong bất độ Ngọc Môn Quan.    春風不度玉門関

       

          Sông Hoàng Hà chảy từ nơi xa tít trong khoảng mây trắng. Một mảnh thành trơ trọi giữa núi cao muôn nhận (đơn vị đo lường thời xưa, ba thước là một nhận). Sáo Khương đừng thổi bài "Oán dương liễu" nữa, vì gió xuân kia cũng không đưa (tiếng sáo) qua được Ngọc Môn Quan đâu. Đúng là bài " Lương Châu Từ " nổi tiếng của Vương Chi Hoán, nên khi cô đào vừa dứt tiếng hát thì ...
           Vương Chi Hoán bèn vỗ tay cả cười nói với hai bạn rằng : " Các anh thấy đấy, ta nói có sai đâu, ta quả là chơn mạng Thi THIÊN TỬ đó nhé !". Cả bọn cùng cả cười chuốc rượu uống mừng.
                      Các linh quan không rõ đầu đuôi câu chuyện, đều hỏi: "Chẳng hay chư vị vui cười chuyện gì thế?" Vương Xương Linh và các bạn liền thuật rõ mọi việc. Các linh quan đồng thưa rằng: "Bọn tục nhân chúng tôi không nhận ra được những bậc cao nhã, xin được muôn vàn ngưỡng mộ!" Xong tất cả đều ngồi vào bàn tiệc cùng vui vẻ uống say  đến sáng.
           Nhân chuyện nầy, mới có giai thoại cho rằng Vương Chi Hoán cũng là Thi Thiên Tử là vì vậy !.....

          Kính mời Quý Vị xem  thêm tài liệu bổ sung sau đây :

          
詩天子指诗坛的领袖。  诗人 王昌龄  王维  李白 都有此誉称。  陆凤藻 《小知录·文学》:“ 王昌龄 集, 王维 诗天子, 杜甫 诗宰相。”  宋荦 《漫堂说诗》:大抵各体有之别,而三  七絶,并堪不朽。 太白  龙标  王昌 )更有诗天子之号。” 郑振铎 《插图本中国文学史》第二五章八:“ 王昌龄  少伯  京兆 人,与 高适  王之涣 齐名,而 昌龄 独有诗天子的称号。
          Thi Thiên Tử ( Vua trong thơ )  chỉ lãnh tụ trên Thi Đàn. Các thi nhân Vương Xương Linh, Vương Duy và Lý Bạch đều có cái danh xưng danh dự nầy. Theo Lục Phụng Tảo đời Thanh " Văn học- Tiểu tri lục " thì : " Theo Vương Xư
ơng Linh tập, Vương Duy là Thi Thiên Tử, Đỗ Phủ là Thi Tể Tướng. "Trong " Mãn đường thuyết thi " đời Thanh thì : " Đại đễ các thể đều phân biệt SƠ, THỊNH, TRUNG, VÃN, mà tam Đường thất Tuyệt, đều có thể  nói là bất hủ hết được. Thái Bạch, Long Tiêu ( Vương Xương Linh ) lại có danh hiệu là "Thi Thiên Tử ".  Theo điều thứ 25 chương 8 trong " Tháp đồ bổn TRUNG QUỐC VĂN HỌC SỬ " của Trịnh Chấn Đạc viết : " Vương Xương Linh tự Thiếu Bá, người đất Kinh Triệu , nổi danh ngang hàng với Cao Thích, Vương Chi Hoán, nhưng Vương lại có danh xưng độc hữu là " THI THIÊN TỬ ".

       
 
        Danh Hiệu của các thi nhân đời Đường như sau :

1.  詩仙/詩俠:李白   Thi Tiên, còn gọi là Thi Hiệp : Lý Bạch.
Mời Xem :XUÂN TỨ của Lý Bạch (Đỗ Chiêu Đức Diển Giãi
2.  詩聖/詩史:杜甫   Thi Thánh hay Thi Sử : Đỗ Ph
       Bạc Mộ - Đỗ Phủ
3.  
詩豪:劉禹錫       Thi Hào : Lưu Vũ Tích.
4.  詩霸:白居易       Thi Bá : Bạch Cư Dị. 
5.  詩鬼/鬼才:李賀   Thi Quỷ hay Quỷ Tài : Lý Hạ. 
 THI QUỶ :LÝ HẠ
6.  
詩佛:王維          Thi Phật : Vương Duy.

7.  
詩囚:孟郊          Thi Tù : Mạnh Giao.
MẠNH GIAO 孟郊 (751-814) - Đỗ Chiêu Đức
8.  
詩奴:賈島          Thi Nô : Giả Đảo.
Về Bài Xuân Hành ( 春行 ) của Giả Đảo (793 - 865)
9.  
詩骨:陳子昂         Thi Cốt : Trần Tử Ngang.
 
10.
詩狂:賀知章        Thi Cuồng : HạTri Chương.
Mời xem : HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ Hạ Tri Chương
11.
詩傑:王勃           Thi Kiệt : Vương Bột.
  Mời xem :Giai Thoại Văn Chương : Sửa Văn Vương Bột (Đỗ Chiêu Đức )
12.
詩天子:王昌齡       Thi Thiên Tử : Vương Xương Linh.
 Mời xem :KHUÊ OÁN - VƯƠNG XƯƠNG LINH
13.
詩腸:張籍           Thi Trường : Trương Tịch. 
Bàn về Khúc ngâm người tiết phụ đời Đường(Trương Tịch ) 
14.詩囊 : 齊己           Thi Nang : Tề Kỷ. 
Nhất Tự Sư (Tề Kỷ ) 
                                                       Đỗ Chiêu Đức 
                                                                                                               Biên khảo