Ảnh vợ chồng soạn giả Nguyễn Phương |
Người ta thường cho rằng những mối tình trong giới Nghệ sỹ Cải Lương không bền chặt...
Nhân dịp lễ Tinh Nhân xn mời đoc chuyện tình của SG Nguyễn Phương...một mối tình chung thủy 64 năm
Duyên kỳ ngộ
Nguyễn Phương
LTS: Hơn hai tháng nay, nhiều độc giả đã email hoặc gọi về toà soạn hỏi thăm vì thấy thiếu bài viết của Soạn giả Nguyễn Phương. “Duyên kỳ ngộ”, bài viết mới nhất của ông dưới đây là câu trả lời chung cho quý bạn.
TB
TB
Đêm nay ngủ không được, thao thức từ đầu hôm đến hơn ba giờ sáng, tôi đành thức dậy, nấu nước pha một bình trà, rồi rót ba chung, đốt một cây nhang trên bàn thờ của vợ, tôi ngồi cạnh bàn thờ, hai vợ chồng chúng tôi cùng uống trà, nói chuyện tâm sự với nhau.
Nhìn di ảnh của vợ, tôi nhớ lại biết bao nhiêu kỷ niệm ân ái mặn nồng. Những hình ảnh xa xưa bỗng sáng ngời trong ký ức… ngày đầu khi chúng tôi mới gặp, quen nhau đến nay đã 67 năm qua nhưng trong đáy mắt tôi, hình ảnh của vợ tôi vẫn mãi mãi thanh xuân tươi trẻ…
Đây là một mối duyên kỳ ngộ, chúng tôi gặp nhau lúc chạy giặc đàn Thổ năm 1946…
X X X
Năm 1945, tôi là công chức Phòng Kỹ Thuật Sở Bưu Điện Saigòn. Khi quân Pháp núp bóng quân đội Anh, bắn vào đoàn Thanh niên tiền phong trong lúc đoàn diễn hành mừng ngày Độc Lập 2 tháng 9, Ủy Ban Hành Chánh Saigon - Chợ Lớn kêu gọi dân chúng bãi công, bãi thị, tôi bỏ việc làm ở Sở Bưu Điện, trở về quê ở tỉnh Mỹtho để chờ xem tình hình ra sao.
Khi tôi về Mỹtho thì Má tôi và các em tôi khóa cửa, tản cư qua Cù Lao Rồng, nên tôi theo ghe chở hàng của Cũ năm Tâm về huyện Kế Sách chơi. Cũ Năm Tâm (tức là Cậu theo cách gọi của người Tiều Châu) là thương buôn, khách hàng quen thuộc với gia đình tôi, Cũ thường chuyên chở hàng bông, cam, quít và nhiều loại trái cây cho sạp hàng của má tôi ở chợ Mỹtho nên chúng tôi xem Cũ như một người Cậu trong gia đình.
Trong khi ghe thả xuôi theo con nước, Cũ Tâm bày tiệc nhậu rượu đế với tôi và vài bạn hàng theo trong ghe. Rượu vô lời ra,
Cũ nói với tôi:
- Mầy theo tao về dưới miệt vườn Kế Sách, tao sẽ làm mai cho mày cưới một con vợ ngon lành. Tao bảo đảm con nhỏ này nhứt định hơn cái con nhỏ ở Cao Lãnh mà má nó chê mày là kép hát rồi không chịu gả cho mày đó…
Tôi nói:
- Trời đất! Lúc này giặc giã rầm rầm, một thân một mình còn lo chưa xong, làm sao mà dám tính tới chuyện cưới vợ?
- Thì mày cứ coi mắt con nhỏ này, nếu ưng thì để đó tao nói ra nói vô với ông Vua Xiêm, ổng ưng thì ổng cho mày cưới, mày khỏi phải lo gì hết…
- Ông Vua Xiêm ? Cũ đừng nói giỡn ! Làm sao mà tôi cưới công chúa, con Ông Vua Xiêm được?
- Ý, tao quên nói, ông già vợ tương lai của mày được dân ở huyện Kế Sách, các làng Phú Nổ, Phú An, Vũng Thơm kêu ổng bằng Ông Vua Xiêm, vì ổng có nhiều ruộng vườn, ăn tiêu rộng rải, ổng hay giúp người nghèo khó mà dám cải lộn với các ông điền chủ, các ông Hội đồng hàng tỉnh và hương chức Hội Tề, dân trong làng khoái ổng nên gọi ổng là ông Vua Xiêm.
- Thôi Cũ ơi... Nếu tôi đi coi mắt vợ, đi cưới hỏi gì thì Má tôi phải đi, phải có mai dông, có mâm rượu, mâm bánh lễ lộc đàng hoàng, chớ ổng là điền chủ, nhà giàu, biệt danh là ông Vua Xiêm mà đời nào ổng lại chịu gả con gái cho một thằng bá vơ như tôi hay sao?
- Ậy ! Chuyện duyên nợ, biết đâu mà nói…ông Tơ bà Nguyệt thấy mầy hạp với con nhỏ con ông Vua Xiêm đó, ổng bã cột hai đứa bây chung một sợi giây « tơ hồng ». Tao đố mầy chạy đâu cho thoát ?
Tôi nghe đến đây bỗng sanh ra mơ mộng. Tôi giả bộ say, nằm ngủ cạnh chiếu tiệc rượu, ngáy ồ ồ nhưng trong bụng thì suy nghĩ lung lắm. Tôi là dân Mỹtho, cô nàng là con gái nhà giàu ở SócTrăng, hai tỉnh cách xa nhau cả trăm cây số, chúng tôi chưa từng gặp mặt nhau, chưa từng quen biết, ông Tơ bà Nguyệt sao lại cắc cớ cột chúng tôi chung một sợi tơ hồng ?
Cuộc tiệc nhậu không biết kéo dài bao lâu, Cũ Năm Tâm kêu tôi dậy, ổng nói: Ghe đã vô vàm Sông Cái, qua sông Nhơn Mỹ rồi vô rạch Phú Nổ, khi qua khỏi cầu sắt bắt ngang qua lộ Đồng Nhơn, vô vài trăm thước là qua nhà ông Vua Xiêm, ghe chèo tới ngả ba Xẻo sâu là tới nhà tao rồi.
Tôi chưa kịp nói gì thì ổng la: Ý! Y! trong nhà tao có gì mà người ta tụ tập lại đông quá vậy? Ổng hối các bạn chèo… chèo ghe miết tới cho mau. Ghe vừa ghé mủi trước bến nhà, ổng đã nhảy phóc lên bờ, chạy nhanh vô nhà. Tôi cũng phóng lên bờ, theo sát gót ổng. Thì ra bà con lối xóm hay tin Cũ năm Tâm vừa ở Saìgòn về, họ bu lại chờ hỏi tin tức.
Chúng tôi chỉ biết vụ Tây bắn vào đoàn biểu tình chớ không biết tin tức nào khác. Chú bảy Muôn ở Saigon vừa tản cư về, cho biết giữa tháng 10, bọn Tây núp bóng theo quân đội Anh Quốc, mượn cớ đi giải giới quân Nhựt để đánh vô Chợ Lớn, đóng quân ở chợ Bình Tây và cho xe tăng xuống đánh chiếm hai tỉnh Tân An và Mỹtho.
Nghe vậy, tôi không còn lòng nào mà nghĩ đến chuyện coi mắt vợ hay đi chơi lông bông theo Cũ năm Tâm. Sau bữa cơm tối, tôi nói với Cũ năm Tâm là tôi sẽ kiếm ghe quá giang trở về Mỹtho để qua Cù lao Rồng kiếm má tôi.
Cũ Năm Tâm nói: Mầy làm sao mà đi về được? Bây giờ không có ghe hàng hay ghe đò đi Saigon hay Mỹtho. Ngày mai tao với mày qua nhà ông Vua Xiêm, hỏi thử coi có xe của ai đi Saigon hay Mỹtho để xin cho mày quá giang. Ông vua Xiêm có mấy đứa cháu ở Saigon thường hay đi xe nhà lên xuống thăm ổng.
Một bà trong xóm nói: Chú thím Bảy với mấy đứa nhỏ ( tức là gia đình ông Vua Xiêm) đi ra chành lúa ở Vũng Thơm mấy bữa rồi, chưa về.
- Vậy thì ngày mai, tao với mày đi ra chợ Vũng Thơm. Ở đó có xe lôi chạy ra tới ngả ba An Trạch, -giáp với đường xe hơi chạy Saigon, Cần Thơ Sóc Trăng.
Đêm đó tôi nằm trằn trọc trên bộ vạt tre trước cửa, nghe gió thổi khua lá cây xào xạc, nghe tiếng côn trùng, tiếng dế kêu ri rỉ khắp nơi, thiệt là buồn rã ruột. Cũ Tâm thấy tôi ngủ không được bèn bưng bình trà và bánh bía ra, rồi ngồi nói chuyện, uống trà ăn bánh với tôi cho tôi vui. Tôi hỏi về Vũng Thơm và ngả ba An Trạch, Cũ Tâm cho biết:
“Nếu đi xe đò từ Saigòn xuống, còn độ 12 cây số đến tỉnh Sóc Trăng, phía bên trái đường lộ xe đò chạy có một cái ngả ba, người địa phương gọi là ngả ba An Trạch. Từ ngả ba An Trạch, có một con lộ tráng đá xanh, rộng độ bốn thước ngang, chạy dài từ ngả ba An Trạch qua xã Phú Nổ, chợ Vũng Thơm và chạy thẳng độ hơn bảy cây số nữa là đến huyện Kế Sách.
Ngay tại ngả ba An Trạch có tiệm quán bán càphê, hủ tíu, có chủ vựa trái cây, có tiệm bán bánh bía, bán lạp xưởng của thím Lỳ Chu – Vũng Thơm, lạp xưởng Quảng Trân, một thương hiệu nổi tiếng nhiều chục năm ở tỉnh Sóc Trăng. Ngả ba An Trạch cũng là bến xe đò nhỏ và xe lôi chạy vô chợ Vũng Thơm, chợ huyện Kế Sách. Nơi đây các chủ quán đa số là người Tiều, Tiều lai Miên hoặc người Miên. Cũng có những chủ nhân các nhà vựa trái cây người Việt.
Vô khỏi ngả ba An Trạch độ vài trăm thước, phía trái là chùa Miên được gọi là chùa Bốn Mặt vì trên cổng vô chùa có bốn cái tượng mặt người giống như mặt vũ công đóng vai Linh Thần, ngạ quỷ, Quốc Vương trong các tuồng hát Dù Kê “.
Ổng kể tới đó là tôi ngủ mất tiêu rồi.
Sáng ra Cũ Năm Tâm và một anh làm công chèo ghe chở tôi ra Vũng Thơm, Cũ Năm giới thiệu với chú Bảy Dậu (tức ông vua Xiêm) tôi là con của bà Ba, chủ vựa trái cây, bạn hàng mua bán lâu năm với Cũ ở chợ Mỹtho. Ổng vua Xiêm cười khà khà rồi nói:
Nhìn di ảnh của vợ, tôi nhớ lại biết bao nhiêu kỷ niệm ân ái mặn nồng. Những hình ảnh xa xưa bỗng sáng ngời trong ký ức… ngày đầu khi chúng tôi mới gặp, quen nhau đến nay đã 67 năm qua nhưng trong đáy mắt tôi, hình ảnh của vợ tôi vẫn mãi mãi thanh xuân tươi trẻ…
Đây là một mối duyên kỳ ngộ, chúng tôi gặp nhau lúc chạy giặc đàn Thổ năm 1946…
X X X
Năm 1945, tôi là công chức Phòng Kỹ Thuật Sở Bưu Điện Saigòn. Khi quân Pháp núp bóng quân đội Anh, bắn vào đoàn Thanh niên tiền phong trong lúc đoàn diễn hành mừng ngày Độc Lập 2 tháng 9, Ủy Ban Hành Chánh Saigon - Chợ Lớn kêu gọi dân chúng bãi công, bãi thị, tôi bỏ việc làm ở Sở Bưu Điện, trở về quê ở tỉnh Mỹtho để chờ xem tình hình ra sao.
Khi tôi về Mỹtho thì Má tôi và các em tôi khóa cửa, tản cư qua Cù Lao Rồng, nên tôi theo ghe chở hàng của Cũ năm Tâm về huyện Kế Sách chơi. Cũ Năm Tâm (tức là Cậu theo cách gọi của người Tiều Châu) là thương buôn, khách hàng quen thuộc với gia đình tôi, Cũ thường chuyên chở hàng bông, cam, quít và nhiều loại trái cây cho sạp hàng của má tôi ở chợ Mỹtho nên chúng tôi xem Cũ như một người Cậu trong gia đình.
Trong khi ghe thả xuôi theo con nước, Cũ Tâm bày tiệc nhậu rượu đế với tôi và vài bạn hàng theo trong ghe. Rượu vô lời ra,
Cũ nói với tôi:
- Mầy theo tao về dưới miệt vườn Kế Sách, tao sẽ làm mai cho mày cưới một con vợ ngon lành. Tao bảo đảm con nhỏ này nhứt định hơn cái con nhỏ ở Cao Lãnh mà má nó chê mày là kép hát rồi không chịu gả cho mày đó…
Tôi nói:
- Trời đất! Lúc này giặc giã rầm rầm, một thân một mình còn lo chưa xong, làm sao mà dám tính tới chuyện cưới vợ?
- Thì mày cứ coi mắt con nhỏ này, nếu ưng thì để đó tao nói ra nói vô với ông Vua Xiêm, ổng ưng thì ổng cho mày cưới, mày khỏi phải lo gì hết…
- Ông Vua Xiêm ? Cũ đừng nói giỡn ! Làm sao mà tôi cưới công chúa, con Ông Vua Xiêm được?
- Ý, tao quên nói, ông già vợ tương lai của mày được dân ở huyện Kế Sách, các làng Phú Nổ, Phú An, Vũng Thơm kêu ổng bằng Ông Vua Xiêm, vì ổng có nhiều ruộng vườn, ăn tiêu rộng rải, ổng hay giúp người nghèo khó mà dám cải lộn với các ông điền chủ, các ông Hội đồng hàng tỉnh và hương chức Hội Tề, dân trong làng khoái ổng nên gọi ổng là ông Vua Xiêm.
- Thôi Cũ ơi... Nếu tôi đi coi mắt vợ, đi cưới hỏi gì thì Má tôi phải đi, phải có mai dông, có mâm rượu, mâm bánh lễ lộc đàng hoàng, chớ ổng là điền chủ, nhà giàu, biệt danh là ông Vua Xiêm mà đời nào ổng lại chịu gả con gái cho một thằng bá vơ như tôi hay sao?
- Ậy ! Chuyện duyên nợ, biết đâu mà nói…ông Tơ bà Nguyệt thấy mầy hạp với con nhỏ con ông Vua Xiêm đó, ổng bã cột hai đứa bây chung một sợi giây « tơ hồng ». Tao đố mầy chạy đâu cho thoát ?
Tôi nghe đến đây bỗng sanh ra mơ mộng. Tôi giả bộ say, nằm ngủ cạnh chiếu tiệc rượu, ngáy ồ ồ nhưng trong bụng thì suy nghĩ lung lắm. Tôi là dân Mỹtho, cô nàng là con gái nhà giàu ở SócTrăng, hai tỉnh cách xa nhau cả trăm cây số, chúng tôi chưa từng gặp mặt nhau, chưa từng quen biết, ông Tơ bà Nguyệt sao lại cắc cớ cột chúng tôi chung một sợi tơ hồng ?
Cuộc tiệc nhậu không biết kéo dài bao lâu, Cũ Năm Tâm kêu tôi dậy, ổng nói: Ghe đã vô vàm Sông Cái, qua sông Nhơn Mỹ rồi vô rạch Phú Nổ, khi qua khỏi cầu sắt bắt ngang qua lộ Đồng Nhơn, vô vài trăm thước là qua nhà ông Vua Xiêm, ghe chèo tới ngả ba Xẻo sâu là tới nhà tao rồi.
Tôi chưa kịp nói gì thì ổng la: Ý! Y! trong nhà tao có gì mà người ta tụ tập lại đông quá vậy? Ổng hối các bạn chèo… chèo ghe miết tới cho mau. Ghe vừa ghé mủi trước bến nhà, ổng đã nhảy phóc lên bờ, chạy nhanh vô nhà. Tôi cũng phóng lên bờ, theo sát gót ổng. Thì ra bà con lối xóm hay tin Cũ năm Tâm vừa ở Saìgòn về, họ bu lại chờ hỏi tin tức.
Chúng tôi chỉ biết vụ Tây bắn vào đoàn biểu tình chớ không biết tin tức nào khác. Chú bảy Muôn ở Saigon vừa tản cư về, cho biết giữa tháng 10, bọn Tây núp bóng theo quân đội Anh Quốc, mượn cớ đi giải giới quân Nhựt để đánh vô Chợ Lớn, đóng quân ở chợ Bình Tây và cho xe tăng xuống đánh chiếm hai tỉnh Tân An và Mỹtho.
Nghe vậy, tôi không còn lòng nào mà nghĩ đến chuyện coi mắt vợ hay đi chơi lông bông theo Cũ năm Tâm. Sau bữa cơm tối, tôi nói với Cũ năm Tâm là tôi sẽ kiếm ghe quá giang trở về Mỹtho để qua Cù lao Rồng kiếm má tôi.
Cũ Năm Tâm nói: Mầy làm sao mà đi về được? Bây giờ không có ghe hàng hay ghe đò đi Saigon hay Mỹtho. Ngày mai tao với mày qua nhà ông Vua Xiêm, hỏi thử coi có xe của ai đi Saigon hay Mỹtho để xin cho mày quá giang. Ông vua Xiêm có mấy đứa cháu ở Saigon thường hay đi xe nhà lên xuống thăm ổng.
Một bà trong xóm nói: Chú thím Bảy với mấy đứa nhỏ ( tức là gia đình ông Vua Xiêm) đi ra chành lúa ở Vũng Thơm mấy bữa rồi, chưa về.
- Vậy thì ngày mai, tao với mày đi ra chợ Vũng Thơm. Ở đó có xe lôi chạy ra tới ngả ba An Trạch, -giáp với đường xe hơi chạy Saigon, Cần Thơ Sóc Trăng.
Đêm đó tôi nằm trằn trọc trên bộ vạt tre trước cửa, nghe gió thổi khua lá cây xào xạc, nghe tiếng côn trùng, tiếng dế kêu ri rỉ khắp nơi, thiệt là buồn rã ruột. Cũ Tâm thấy tôi ngủ không được bèn bưng bình trà và bánh bía ra, rồi ngồi nói chuyện, uống trà ăn bánh với tôi cho tôi vui. Tôi hỏi về Vũng Thơm và ngả ba An Trạch, Cũ Tâm cho biết:
“Nếu đi xe đò từ Saigòn xuống, còn độ 12 cây số đến tỉnh Sóc Trăng, phía bên trái đường lộ xe đò chạy có một cái ngả ba, người địa phương gọi là ngả ba An Trạch. Từ ngả ba An Trạch, có một con lộ tráng đá xanh, rộng độ bốn thước ngang, chạy dài từ ngả ba An Trạch qua xã Phú Nổ, chợ Vũng Thơm và chạy thẳng độ hơn bảy cây số nữa là đến huyện Kế Sách.
Ngay tại ngả ba An Trạch có tiệm quán bán càphê, hủ tíu, có chủ vựa trái cây, có tiệm bán bánh bía, bán lạp xưởng của thím Lỳ Chu – Vũng Thơm, lạp xưởng Quảng Trân, một thương hiệu nổi tiếng nhiều chục năm ở tỉnh Sóc Trăng. Ngả ba An Trạch cũng là bến xe đò nhỏ và xe lôi chạy vô chợ Vũng Thơm, chợ huyện Kế Sách. Nơi đây các chủ quán đa số là người Tiều, Tiều lai Miên hoặc người Miên. Cũng có những chủ nhân các nhà vựa trái cây người Việt.
Vô khỏi ngả ba An Trạch độ vài trăm thước, phía trái là chùa Miên được gọi là chùa Bốn Mặt vì trên cổng vô chùa có bốn cái tượng mặt người giống như mặt vũ công đóng vai Linh Thần, ngạ quỷ, Quốc Vương trong các tuồng hát Dù Kê “.
Ổng kể tới đó là tôi ngủ mất tiêu rồi.
Sáng ra Cũ Năm Tâm và một anh làm công chèo ghe chở tôi ra Vũng Thơm, Cũ Năm giới thiệu với chú Bảy Dậu (tức ông vua Xiêm) tôi là con của bà Ba, chủ vựa trái cây, bạn hàng mua bán lâu năm với Cũ ở chợ Mỹtho. Ổng vua Xiêm cười khà khà rồi nói:
-Vây sao? Cam, quít của vườn tao mày chở lên bán cho Má của cậu này hả? Vậy thì trước lạ sau quen, cậu tới Vũng Thơm, phải ăn cơm với tôi một bữa rồi tính đi đâu thì tính sau.
Ông không cần biết tôi đồng ý hay không, ông day vô nhà trong kêu lớn: Hạnh a…Con rót cho Ba hai tách trà mời khách rồi làm cơm cho Ba, Cũ Năm với khách nghe !
Tôi nghe tiếng dạ nhỏ nhẹ, một lúc sau cô Hạnh con gái của ông vua Xiêm bưng một cái mâm nhỏ đựng hai tách trà, cô mời Cũ Năm, xong đến tôi: Dạ, mời anh dùng trà.
Cô Hạnh nghĩ là tôi theo Cũ Tâm xuống SocTrăng vì chuyện mua bán cam, quít của Má tôi nên cô nói năng cư xử rất tự nhiên, còn tôi thì vì Cũ Năm đã nói sẽ làm mai cô cho tôi nên tôi lúng túng, nói năng ấp úng như con gà nuốt giây thun… Tôi không dám nhìn cô lâu nhưng tôi biết là cô đẹp. con gái 18 tuổi lại là con gái nhà giàu thì nhứt định là đẹp rồi! Cô Hạnh đi vô nhà sau để chuẫn bị cơm nước, tôi chỉ kịp nhìn phía sau lưng, cô mặc quần lãnh đen, áo bà ba trắng, tóc đen nhánh xỏa ngang lưng, vóc người thon thả, dáng đi nhanh nhẹn…
Cũ Năm Tâm rủ chú Bảy đi chợ Vũng Thơm mua bánh bía, mè láo. Thím Bảy ngồi nói chuyện với tôi, bà hỏi về sức khoẻ của má tôi, việc làm ăn mua bán ra sao, tôi học ra trường chưa, làm việc gì ở đâu… Tôi nghĩ là thím Bảy hỏi cho có chuyện để mà nói, tôi trả lời nhưng trong bụng hồi hợp vì thấy cô Hạnh thập thò bên màn cửa vô nhà sau.
Chú Bảy và Cũ Năm Tâm từ chợ về hối hả nói:
Ông không cần biết tôi đồng ý hay không, ông day vô nhà trong kêu lớn: Hạnh a…Con rót cho Ba hai tách trà mời khách rồi làm cơm cho Ba, Cũ Năm với khách nghe !
Tôi nghe tiếng dạ nhỏ nhẹ, một lúc sau cô Hạnh con gái của ông vua Xiêm bưng một cái mâm nhỏ đựng hai tách trà, cô mời Cũ Năm, xong đến tôi: Dạ, mời anh dùng trà.
Cô Hạnh nghĩ là tôi theo Cũ Tâm xuống SocTrăng vì chuyện mua bán cam, quít của Má tôi nên cô nói năng cư xử rất tự nhiên, còn tôi thì vì Cũ Năm đã nói sẽ làm mai cô cho tôi nên tôi lúng túng, nói năng ấp úng như con gà nuốt giây thun… Tôi không dám nhìn cô lâu nhưng tôi biết là cô đẹp. con gái 18 tuổi lại là con gái nhà giàu thì nhứt định là đẹp rồi! Cô Hạnh đi vô nhà sau để chuẫn bị cơm nước, tôi chỉ kịp nhìn phía sau lưng, cô mặc quần lãnh đen, áo bà ba trắng, tóc đen nhánh xỏa ngang lưng, vóc người thon thả, dáng đi nhanh nhẹn…
Cũ Năm Tâm rủ chú Bảy đi chợ Vũng Thơm mua bánh bía, mè láo. Thím Bảy ngồi nói chuyện với tôi, bà hỏi về sức khoẻ của má tôi, việc làm ăn mua bán ra sao, tôi học ra trường chưa, làm việc gì ở đâu… Tôi nghĩ là thím Bảy hỏi cho có chuyện để mà nói, tôi trả lời nhưng trong bụng hồi hợp vì thấy cô Hạnh thập thò bên màn cửa vô nhà sau.
Chú Bảy và Cũ Năm Tâm từ chợ về hối hả nói:
«Dẹp cơm nước với đồ đạt xuống ghe mau mau… Mình chèo vô rạch về nhà trong Phú An, Ở đây không được…»
Thím Bảy hỏi:
Thím Bảy hỏi:
«Chuyện gì vậy ông?»
Phía trước cửa có tiếng nhiều người kêu nhau í ới, có tiếng chân chạy rần rần, tiếng người đạp xe lôi la tránh ra….tránh ra…và xa xa nghe tiếng súng nổ……
Cũ Năm nói:
Phía trước cửa có tiếng nhiều người kêu nhau í ới, có tiếng chân chạy rần rần, tiếng người đạp xe lôi la tránh ra….tránh ra…và xa xa nghe tiếng súng nổ……
Cũ Năm nói:
«Ở chợ người ta cho biết ngày 5 tháng giêng vừa qua quân Pháp đốt chợ Sóc Trăng. Ngày 7 tây chúng nó đốt chợ Bảy Xàu…Hồi sáng này, ngày 10 tây, lính partisan đàn thổ và lính Pháp đổ quân ở ngả ba An Trạch, chúng nó đốt nhà, bắt và bắn nhiều người dân Việt ở đó…
Chú Bảy hối:
Chú Bảy hối:
«Dẹp đồ xuống ghe mau, xuống ghe, bơi đi rồi nói…Má con Hạnh xuống bến giữ ghe, kêu thằng Khừng lên phụ dọn đồ đạc…!
Thím Bảy khoát thêm áo bà ba đen, đội nón lá và cầm một gói tay nải lớn đi ra bến rạch sau chợ, cô Hạnh thay áo bà ba màu xanh dương, đem các túi xách, tay nải cột sẵn ra để ở giữa nhà. Cô hỏi chú Bảy: Con đem xuống ghe trước nhe Ba
Tôi:
Thím Bảy khoát thêm áo bà ba đen, đội nón lá và cầm một gói tay nải lớn đi ra bến rạch sau chợ, cô Hạnh thay áo bà ba màu xanh dương, đem các túi xách, tay nải cột sẵn ra để ở giữa nhà. Cô hỏi chú Bảy: Con đem xuống ghe trước nhe Ba
Tôi:
Dạ tôi phụ với cô Hạnh…
Tôi xách hai tay nải, theo cô Hạnh ra ghe, đưa cho thím Bảy rồi chạy trở vô nhà, chú Bảy đưa gì là tôi vác chạy nhanh xuống mé sông, đưa đồ cho cô Hạnh xếp vô ghe.
Cậu tư Khừng, người ở giúp việc của chú Bảy ra sau bếp, vác bao gạo độ vài chục ký, tay ôm hủ mấm lóc đem xuống ghe, xong cậu trở lên mang chai nước mắm, đường, muối, thức ăn trong bếp xuống ghe.
Cũ Năm Tâm biểu tôi theo ghe chú Bảy, giúp một tay chèo để bơi cho mau, còn Cũ cũng ra ghe tam bảng của Cũ chèo theo ghe mui ống của ông vua Xiêm.
Ghe của chú Bảy chèo qua dưới cầu sắt ở bến chợ Vũng Thơm, tôi thấy nhiều người mang khăn gói chạy tản cư. Họ nói dân Miên ở hai bên đường lộ đá xanh từ ngả ba An Trạch vô Phú Nổ vác phảng, đòn sóc, rựa, dao sắt chuối và gậy gộc kéo theo sau bọn lính Partisan Miên đi dọc theo lộ đá và dàn hàng ngang ngoài đồng kéo nhau đi về hướng Vũng Thơm. Bọn giặc đàn Thổ gặp nhà của người Việt thì chúng cướp phá, đốt nhà. Gặp người Việt, bất kể già trẻ bé lớn, chúng lấy phảng, rựa bửa đầu, đâm cho lòi ruột. Chúng theo lính Partisan Miên đi ruồng bố, hò hét: Dớ! Cáp Duồn…Bòn ơi…Cáp Duồn…
Ủy Ban Hành Chánh, Ủy Viên Cảnh Sát, Thanh Niên Cứu Quốc, Nông Dân Cứu Quốc gì thì cũng chạy trốn đâu mất hết rồi. Dân chúng tự lo lấy cái thân của mình chớ không thể trông mong nhờ ai bảo vệ được. Nhiều chủ tiệm không kịp đóng cửa tiệm hay thu dọn hàng xén, đồ đạt, họ tuông chạy bộ về hướng huyện Kế Sách để tự cứu lấy thân. Không ai nghĩ đến việc phải chống cự như thế nào, lúc đó lính partisan Miên bắn thẳng vô dân làng nào mà chúng gặp, còn dân Miên nỗi dậy la Cáp Duồn với khí thế man rợ. Chúng nó đốt hết tất cả nhà cửa, tiệm quán của người Việt, gặp người là chúng nó đâm, chém, bửa sọ… con chó con gà chạy ngang, chúng nó cũng không tha.
Khi tiếng reo hò man rợ Cáp Duồn nghe vang rền phía bên cầu sắt thì ghe của chú Bảy ra tới ngả ba, một nhánh sông đi ra xã Phú An. Cậu tư Khừng chèo lái, mỗi mái chèo đẩy mạnh như phóng chiếc ghe mui ống bay chồm tới. Tôi ngồi trước mũi ghe bên trái, cầm dầm bơi thật mạnh và đều tay, cô Hạnh ngồi mé ghe bên phải, cô cũng cầm dầm bơi tiếp sức. Ghe lướt trên mặt nước ào ào. Nhiều ghe và xuồng ba lá của dân trong chợ cũng bơi, chèo ào ạt theo ghe của chúng tôi như một cuộc đua ghe, một thứ thi đua chạy tránh tử thần, kiểu « chạy mệt chết bỏ », tiếng la, tiếng khóc, tiếng kêu réo, tiếng hì hục đốc thúc nhau làm cho cái không khí chạy giặc « Đàn Thổ » càng nghe thê thiết khó quên.
Khi ghe ra đến giữa đồng, tôi nhìn lại phía chợ Vũng Thơm thấy nhiều nhà, phố chợ bị đốt cháy, khói lửa cuồn cuộn một góc trời. Tiếng hò reo giết người Việt của giặc Thổ nghe vang từ xa và ở nhiều hướng khác nhau, chú Bảy biểu tấp vô bờ để nghĩ mệt, ăn cơm và chờ coi tình hình ra sao. Nhiều ghe xuồng cùng chèo theo một hướng với chúng tôi, cho biết nhiều người chạy đường bộ, khi đi ngang qua chùa Champa thì bọn Miên trong xóm chùa túa ra, vác dao, rựa chém nhiều người bị thương. Em của ông chủ tiệm càphê ở ngang nhà lầu của ông chủ Tháo ở xế xế chợ, bị chém té quỵ may nhờ tốp thanh niên bạn của cậu đó có đứa làm du kích, bắn thẳng trúng mấy tên Miên, chúng bỏ chạy vô chùa, dân chúng dìu em của ông chủ tiệm cà phê đó xuống mé sông, kiếm được ghe quá giang đi xã Nhơn Mỹ rồi.
Cô Hạnh dọn cơm trong khoan ghe, chúng tôi ăn vội vã mỗi người một, hai chén. Ăn xong tôi ra trước mủi ghe nhìn tứ hướng, lắng nghe động tỉnh. Cô Hạnh bưng ra ly nước trà và cầm nón lá đưa cho tôi:
Cậu tư Khừng, người ở giúp việc của chú Bảy ra sau bếp, vác bao gạo độ vài chục ký, tay ôm hủ mấm lóc đem xuống ghe, xong cậu trở lên mang chai nước mắm, đường, muối, thức ăn trong bếp xuống ghe.
Cũ Năm Tâm biểu tôi theo ghe chú Bảy, giúp một tay chèo để bơi cho mau, còn Cũ cũng ra ghe tam bảng của Cũ chèo theo ghe mui ống của ông vua Xiêm.
Ghe của chú Bảy chèo qua dưới cầu sắt ở bến chợ Vũng Thơm, tôi thấy nhiều người mang khăn gói chạy tản cư. Họ nói dân Miên ở hai bên đường lộ đá xanh từ ngả ba An Trạch vô Phú Nổ vác phảng, đòn sóc, rựa, dao sắt chuối và gậy gộc kéo theo sau bọn lính Partisan Miên đi dọc theo lộ đá và dàn hàng ngang ngoài đồng kéo nhau đi về hướng Vũng Thơm. Bọn giặc đàn Thổ gặp nhà của người Việt thì chúng cướp phá, đốt nhà. Gặp người Việt, bất kể già trẻ bé lớn, chúng lấy phảng, rựa bửa đầu, đâm cho lòi ruột. Chúng theo lính Partisan Miên đi ruồng bố, hò hét: Dớ! Cáp Duồn…Bòn ơi…Cáp Duồn…
Ủy Ban Hành Chánh, Ủy Viên Cảnh Sát, Thanh Niên Cứu Quốc, Nông Dân Cứu Quốc gì thì cũng chạy trốn đâu mất hết rồi. Dân chúng tự lo lấy cái thân của mình chớ không thể trông mong nhờ ai bảo vệ được. Nhiều chủ tiệm không kịp đóng cửa tiệm hay thu dọn hàng xén, đồ đạt, họ tuông chạy bộ về hướng huyện Kế Sách để tự cứu lấy thân. Không ai nghĩ đến việc phải chống cự như thế nào, lúc đó lính partisan Miên bắn thẳng vô dân làng nào mà chúng gặp, còn dân Miên nỗi dậy la Cáp Duồn với khí thế man rợ. Chúng nó đốt hết tất cả nhà cửa, tiệm quán của người Việt, gặp người là chúng nó đâm, chém, bửa sọ… con chó con gà chạy ngang, chúng nó cũng không tha.
Khi tiếng reo hò man rợ Cáp Duồn nghe vang rền phía bên cầu sắt thì ghe của chú Bảy ra tới ngả ba, một nhánh sông đi ra xã Phú An. Cậu tư Khừng chèo lái, mỗi mái chèo đẩy mạnh như phóng chiếc ghe mui ống bay chồm tới. Tôi ngồi trước mũi ghe bên trái, cầm dầm bơi thật mạnh và đều tay, cô Hạnh ngồi mé ghe bên phải, cô cũng cầm dầm bơi tiếp sức. Ghe lướt trên mặt nước ào ào. Nhiều ghe và xuồng ba lá của dân trong chợ cũng bơi, chèo ào ạt theo ghe của chúng tôi như một cuộc đua ghe, một thứ thi đua chạy tránh tử thần, kiểu « chạy mệt chết bỏ », tiếng la, tiếng khóc, tiếng kêu réo, tiếng hì hục đốc thúc nhau làm cho cái không khí chạy giặc « Đàn Thổ » càng nghe thê thiết khó quên.
Khi ghe ra đến giữa đồng, tôi nhìn lại phía chợ Vũng Thơm thấy nhiều nhà, phố chợ bị đốt cháy, khói lửa cuồn cuộn một góc trời. Tiếng hò reo giết người Việt của giặc Thổ nghe vang từ xa và ở nhiều hướng khác nhau, chú Bảy biểu tấp vô bờ để nghĩ mệt, ăn cơm và chờ coi tình hình ra sao. Nhiều ghe xuồng cùng chèo theo một hướng với chúng tôi, cho biết nhiều người chạy đường bộ, khi đi ngang qua chùa Champa thì bọn Miên trong xóm chùa túa ra, vác dao, rựa chém nhiều người bị thương. Em của ông chủ tiệm càphê ở ngang nhà lầu của ông chủ Tháo ở xế xế chợ, bị chém té quỵ may nhờ tốp thanh niên bạn của cậu đó có đứa làm du kích, bắn thẳng trúng mấy tên Miên, chúng bỏ chạy vô chùa, dân chúng dìu em của ông chủ tiệm cà phê đó xuống mé sông, kiếm được ghe quá giang đi xã Nhơn Mỹ rồi.
Cô Hạnh dọn cơm trong khoan ghe, chúng tôi ăn vội vã mỗi người một, hai chén. Ăn xong tôi ra trước mủi ghe nhìn tứ hướng, lắng nghe động tỉnh. Cô Hạnh bưng ra ly nước trà và cầm nón lá đưa cho tôi:
Anh đội nón lá của má em, chớ đứng ngoài trời nắng như vầy, anh sẽ bị nhức đầu, cảm nắng đó.
Tôi cầm nón lá, chưa đội lên đầu che nắng mà nghe mát rượi trong tim. Tôi lí nhí nói:
Tôi cầm nón lá, chưa đội lên đầu che nắng mà nghe mát rượi trong tim. Tôi lí nhí nói:
-Cám ơn cô…tôi…tôi về Saigon sẽ nhớ hoài cái bữa hôm nay…
Cô nhìn sửng tôi, nói nhỏ:
-Anh nói thiệt hông?
- Thiệt mà! Khi tình hình êm êm, tôi sẽ trở xuống SocTrăng thăm cô…với chú thím…
- Thiệt mà! Khi tình hình êm êm, tôi sẽ trở xuống SocTrăng thăm cô…với chú thím…
Cô Hạnh vội trở vô khoan ghe.
Cậu Tư Khừng tiếp tục chèo ghe, tôi cũng cầm dầm bơi giúp sức, vừa bơi vừa suy nghĩ coi có cách nào để nói chuyện thêm với cô Hạnh… làm sao gây được cảm tình với chú thím Bảy, ba má của cô Hạnh? Tôi đang miên mang suy nghĩ bỗng nghe chú Bảy nói:
Cậu Tư Khừng tiếp tục chèo ghe, tôi cũng cầm dầm bơi giúp sức, vừa bơi vừa suy nghĩ coi có cách nào để nói chuyện thêm với cô Hạnh… làm sao gây được cảm tình với chú thím Bảy, ba má của cô Hạnh? Tôi đang miên mang suy nghĩ bỗng nghe chú Bảy nói:
Cậu vô nghỉ đi, một mình thằng Khừng chèo ghe được rồi, không có việc gì gấp rút lắm đâu…
Tôi mãi mê nghĩ về cô Hạnh, nghe Ba cổ nói vậy, tôi trả lời:
Tôi mãi mê nghĩ về cô Hạnh, nghe Ba cổ nói vậy, tôi trả lời:
-Dạ, Ba để con bơi tiếp sức với cậu Tư Khừng….Ở Mỹtho, nhà con cũng có ghe, con thường chèo ghe qua nhà vườn bên Cù Lao rồng…Sông Mỹtho rộng lắm, con…
Nói tới đây, tôi mắc cở, vội nín thinh vì phát giác ra tự nhiên tôi gọi ổng bằng Ba nghe ngọt xớt. Ổng không nói gì, cô Hạnh che miệng cười, thím Bảy cũng cười mím chi… Tôi vội chửa thẹn:
- Xin phép chú thím cho con gọi bằng Ba Má đi…Ba con mất đã lâu, con thèm có một người cha…Xuống tới đây, gặp cảnh giặc giã hoạn nạn có thể chết người, con được Ba Má thương tình bảo bọc, cho đi lánh nạn chung, cầm bằng như tái sanh con một lần nữa, bởi vậy trong thâm tâm con… con coi Ba Má như Cha Mẹ ruột của mình…
Ông vua Xiêm cười khà khà:
Ông vua Xiêm cười khà khà:
-Cái thằng! Cái miệng nó dẻo nhẹo…Phải chi cái hồi tao đi đấu giá điền thổ, có mầy theo tao ẩm hộ thì tao nhứt định qua mặt anh Hội đồng Ngàn rồi….
Nói tới đó ổng lớn tiếng cười hô hố…Cô Hạnh chạy ra sau khoan ghe lánh mặt hay cô ta tìm chổ vắng người để cười cho thoả thích. Tôi mắc cở, cấm đầu bơi miết.
Ghe về tới xã Phú An, vừa ghé bến trước nhà chú Bảy thì ghe của Cũ Năm Tâm cũng vừa về tới. Chú Bảy kêu:
Ghe về tới xã Phú An, vừa ghé bến trước nhà chú Bảy thì ghe của Cũ Năm Tâm cũng vừa về tới. Chú Bảy kêu:
-Tâm , mầy với vợ mầy qua nhà tao ăn cơm nhe… Tao muốn đãi cậu thơ ký nhà giây thép Saigon này ăn một bữa mắm sặc kho với thịt ba rọi và cà tím….Món ăn đồng quê đó… có rau gừa, rau muống, đậu rồng, đủ thứ rau sống….Ăn một bữa cho ngon chớ để mai mốt chạy giặc, hết cơ hội ăn ngon…Nhớ… hai vợ chồng mầy qua nghe mậy !
Tôi phụ với cậu tư Khừng khiêng đồ vô nhà. Trong bụng tôi rối loạn vì nghĩ là hai ông bà chắc để ý nhìn tôi, xét nét từng hành động, từng lời nói của tôi…Và cô Hạnh, không hiểu cô ta nghĩ về tôi như thế nào? Tôi tự trách tại sao mình lại nói năng bộp chộp quá? Tại sao khi không mình lại kêu ông già của cỗ là Ba? Sẩy chân còn có ngọn sào, sẩy miệng thì biết làm sao bây giờ?
Cô Hạnh nấu cơm xong, dọn ra thì hai vợ chồng Cũ Tâm cũng đã đến.
Ông bà Bảy vừa dùng cơm vừa bàn với Cũ Tâm việc cất dấu của cải tránh để bọn Tây và giặc đàn Thổ đốt phá, ông sẽ cho cậu Tư Khừng đem chôn dấu tủ chén dĩa xưa, đem ngâm các bộ ván gỏ, tủ cẩn, ghế trường kỷ dưới các mươn xa nhà, phía vườn cây xoài riêng...
Cô Hạnh lấy tô lớn, gắp đủ thứ rau, chan mắm, giẻ cá bỏ xương ra, rồi cô múc nhiều thịt ba rọi, tép, cà tím vô tô cho tôi, cô để thêm một trái ớt hiểm. Cô nói: Mời anh… anh ăn thật ngon, thật no nghe anh…
Tôi không được tự nhiên như hồi sáng, nói cám ơn lí nhí trong miệng rồi tôi và rau và mắm một miếng thật lớn để tỏ ra là mình ăn rất ngon miệng. Tôi nhai rạo rạo, bỗng tôi trợn mắt lên la:
Tôi phụ với cậu tư Khừng khiêng đồ vô nhà. Trong bụng tôi rối loạn vì nghĩ là hai ông bà chắc để ý nhìn tôi, xét nét từng hành động, từng lời nói của tôi…Và cô Hạnh, không hiểu cô ta nghĩ về tôi như thế nào? Tôi tự trách tại sao mình lại nói năng bộp chộp quá? Tại sao khi không mình lại kêu ông già của cỗ là Ba? Sẩy chân còn có ngọn sào, sẩy miệng thì biết làm sao bây giờ?
Cô Hạnh nấu cơm xong, dọn ra thì hai vợ chồng Cũ Tâm cũng đã đến.
Ông bà Bảy vừa dùng cơm vừa bàn với Cũ Tâm việc cất dấu của cải tránh để bọn Tây và giặc đàn Thổ đốt phá, ông sẽ cho cậu Tư Khừng đem chôn dấu tủ chén dĩa xưa, đem ngâm các bộ ván gỏ, tủ cẩn, ghế trường kỷ dưới các mươn xa nhà, phía vườn cây xoài riêng...
Cô Hạnh lấy tô lớn, gắp đủ thứ rau, chan mắm, giẻ cá bỏ xương ra, rồi cô múc nhiều thịt ba rọi, tép, cà tím vô tô cho tôi, cô để thêm một trái ớt hiểm. Cô nói: Mời anh… anh ăn thật ngon, thật no nghe anh…
Tôi không được tự nhiên như hồi sáng, nói cám ơn lí nhí trong miệng rồi tôi và rau và mắm một miếng thật lớn để tỏ ra là mình ăn rất ngon miệng. Tôi nhai rạo rạo, bỗng tôi trợn mắt lên la:
-Ui cha… chết tui rồi….
Nước mắt nước mũi chảy ròng ròng, tôi nhai nhằm nguyên một trái ớt hiểm, nó cay xé trời mây…Nhả ra thì vô phép, nuốt vô thì như nuốt một cục than hồng, ăn một và mắm với rau mà nước mắt tuôn ròng ròng và hít hà không kịp thở… đi làm rể như tôi kiểu này chắc là sẽ ế vợ….
Cũ Tâm nói:
Cũ Tâm nói:
-Mày nhả ra đi rồi súc miệng hay ăn một trái chuối vô nó sẽ bớt cay…
Cô Hạnh lính quýnh chạy đi lấy một cái tô khác để cho tôi nhả rau và ớt trong miệng ra, tôi khoát tay, trợn mắt cố nuốt cho hết nhưng má cô Hạnh bảo cô dẫn tôi ra sàn nước, chọc cổ cho ói hết ra rồi súc miệng, ăn một trái chuối xiêm là hết bị cay. Thật là xấu hổ nhớ đời!
Tôi trở vô bàn ăn, lần nầy tôi cẩn thận, ăn từ từ. Cũ Năm nói:
Cô Hạnh lính quýnh chạy đi lấy một cái tô khác để cho tôi nhả rau và ớt trong miệng ra, tôi khoát tay, trợn mắt cố nuốt cho hết nhưng má cô Hạnh bảo cô dẫn tôi ra sàn nước, chọc cổ cho ói hết ra rồi súc miệng, ăn một trái chuối xiêm là hết bị cay. Thật là xấu hổ nhớ đời!
Tôi trở vô bàn ăn, lần nầy tôi cẩn thận, ăn từ từ. Cũ Năm nói:
« Phải chi bắt được con ếch thì hay lắm»
Ba cô Hạnh:
Ba cô Hạnh:
« Mày bày đặt cái chuyện gì nữa đây? Đang ăn mắm và rau, mày nhắc con ếch chi vậy?»
Cũ Tâm lớn giọng hò :
Cũ Tâm lớn giọng hò :
Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái “ Quệt”, biểu Ưng cho rồi….
Ông vua Xiêm há miệng cười hô hố, lấy tay vổ trên bàn la:
Nó kêu cái “ Quệt”, biểu Ưng cho rồi….
Ông vua Xiêm há miệng cười hô hố, lấy tay vổ trên bàn la:
«Cái thằng …cái thằng này
Vợ cũ Tâm lấy tay đánh vô vai chồng:
Vợ cũ Tâm lấy tay đánh vô vai chồng:
«Cái anh quỷ này!»
Cô Hạnh mắc cở chạy vô buồng trốn, tôi mắc cở quá lấy hai tay vò vò cái đầu của tôi rồi ngồi đó chịu trận.
Một lát sau cô Hạnh trở ra ngồi kế bên tôi dùng cơm. Bữa ăn thật ngon, thật vui. Má cô Hạnh nói:
Cô Hạnh mắc cở chạy vô buồng trốn, tôi mắc cở quá lấy hai tay vò vò cái đầu của tôi rồi ngồi đó chịu trận.
Một lát sau cô Hạnh trở ra ngồi kế bên tôi dùng cơm. Bữa ăn thật ngon, thật vui. Má cô Hạnh nói:
« Cũ Tâm nói cho vui vậy thôi, ở đồng quê người ta quen nói chuyện vui trong bữa ăn, không ai cười cợt ai đâu».
Tôi ở bên nhà Cũ Năm Tâm hai ngày, mỗi ngày tôi với Cũ Năm qua nhà ông Bảy, phụ với cậu tư Khừng đem tô dĩa kiểu ra sau vườn chôn dấu, phụ khiêng bàn, ghế trường kỷ, ván ngựa ra để dưới mương, lấp đất, chặt chà cây bỏ xuống rồi khai mương cho nước sông vô xấp xấp để bàn ghế đừng hư.
Tôi nghe giặc đàn Thổ kéo xuống lộ Đồng Nhơn, bị du kích và dân làng bắn cho một trận, chúng nó chết bộn nên rút về chùa Champa. Sau đó đêm nào du kích cũng lén tới bắn xả vô chổ bọn giặc đàn Thổ ở, nhiều dân Miên thường và vài tên lính partisan Miên bị thương và chết, chúng nó rút hết ra ở quanh chợ SócTrăng.
Cũ Tâm cho biết Bến Tre chưa mất, có ghe về Bến Tre, Cũ bảo tôi về Bến Tre rồi qua Cù Lao Rồng dễ dàng. Tôi từ giã hai ông bà Bảy và cô Hạnh. Bà Bảy hỏi:
Tôi ở bên nhà Cũ Năm Tâm hai ngày, mỗi ngày tôi với Cũ Năm qua nhà ông Bảy, phụ với cậu tư Khừng đem tô dĩa kiểu ra sau vườn chôn dấu, phụ khiêng bàn, ghế trường kỷ, ván ngựa ra để dưới mương, lấp đất, chặt chà cây bỏ xuống rồi khai mương cho nước sông vô xấp xấp để bàn ghế đừng hư.
Tôi nghe giặc đàn Thổ kéo xuống lộ Đồng Nhơn, bị du kích và dân làng bắn cho một trận, chúng nó chết bộn nên rút về chùa Champa. Sau đó đêm nào du kích cũng lén tới bắn xả vô chổ bọn giặc đàn Thổ ở, nhiều dân Miên thường và vài tên lính partisan Miên bị thương và chết, chúng nó rút hết ra ở quanh chợ SócTrăng.
Cũ Tâm cho biết Bến Tre chưa mất, có ghe về Bến Tre, Cũ bảo tôi về Bến Tre rồi qua Cù Lao Rồng dễ dàng. Tôi từ giã hai ông bà Bảy và cô Hạnh. Bà Bảy hỏi:
«Cậu về rồi có tính xuống đây nữa không?»
Tôi nói: «Tình hình êm thì con với Má con sẽ xuống thăm Ba Má…
Tôi nói: «Tình hình êm thì con với Má con sẽ xuống thăm Ba Má…
Tôi nói nhỏ với Hạnh :
"Em Hạnh, em chờ anh nhe…"
Cô Hạnh không trả lời, cô cúi đầu đi vô buồng. Bữa cơm chia tay, tôi và Hạnh nuốt cơm không trôi. Tôi lo sợ lần này tôi về Mỹtho rồi không biết tôi có thể đi SocTrăng gặp lại Hạnh không? Tình hình có lẽ sẽ có đánh nhau giữa Pháp với Việt Minh, tôi chắc là không trở lại làm việc cho Sở Bưu Điện của Pháp, mà nếu không làm việc cho Pháp thì tôi sẽ làm gì? Những bài ca Lên Đàng, Xếp Bút Nghiên, Thanh Niên Hành Khúc, Hội Nghị Diên Hồng vang vang trong tâm tưởng, chắc rồi tôi sẽ theo các bạn: Thuốc súng kém, chân đi không mà người người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai, nhưng thân trai nào kém oai hùng… Không biết Hạnh có thương tôi không? Gặp nhau chưa nói gì với nhau cả, hai đứa quyến luyến nhau, không nỡ rời nhau…tôi nghĩ chắc là hai đứa tôi có duyên nợ với nhau. Không hiểu Hạnh có nghĩ như tôi không ?
Cô đưa tôi một mãnh giấy nhỏ viết như sau:
-Thò tay mà ngắt cọng ngò,
Cô Hạnh không trả lời, cô cúi đầu đi vô buồng. Bữa cơm chia tay, tôi và Hạnh nuốt cơm không trôi. Tôi lo sợ lần này tôi về Mỹtho rồi không biết tôi có thể đi SocTrăng gặp lại Hạnh không? Tình hình có lẽ sẽ có đánh nhau giữa Pháp với Việt Minh, tôi chắc là không trở lại làm việc cho Sở Bưu Điện của Pháp, mà nếu không làm việc cho Pháp thì tôi sẽ làm gì? Những bài ca Lên Đàng, Xếp Bút Nghiên, Thanh Niên Hành Khúc, Hội Nghị Diên Hồng vang vang trong tâm tưởng, chắc rồi tôi sẽ theo các bạn: Thuốc súng kém, chân đi không mà người người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai, nhưng thân trai nào kém oai hùng… Không biết Hạnh có thương tôi không? Gặp nhau chưa nói gì với nhau cả, hai đứa quyến luyến nhau, không nỡ rời nhau…tôi nghĩ chắc là hai đứa tôi có duyên nợ với nhau. Không hiểu Hạnh có nghĩ như tôi không ?
Cô đưa tôi một mãnh giấy nhỏ viết như sau:
-Thò tay mà ngắt cọng ngò,
Thương anh đứt ruột, giã đò làm ngơ.
Tôi cũng viết vô một mảnh giấy khác:
-Đứt tay một chút còn đau,
Huống chi nhân nghĩa lìa sao cho đành.
-Đã mang cái kiếp con tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ,
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.
Sáng hôm sau tôi với Cũ Năm Tâm đi thật sớm, tôi không dám qua từ giã nữa vì sợ buồn quá, hai đứa chúng tôi cùng khóc thì tôi không thể nào cất bước ra đi. Ghe vừa tới khúc quanh, tôi nhìn lại, trong bóng đêm lờ mờ cô Hạnh xuống sát bờ sông nhìn mút theo ghe của tôi.
XXX
Về đến Bến Tre, tôi qua Cù lao Rồng, không gặp Má tôi vì má theo Dì Tư em ruột của Má đi tản cư về tỉnh Gò Công. Lúc đó hai thầy dạy thể dục của trường Collège de Mytho là thầy Bùi Văn Long và Trần Kim Chi, hợp với giáo sư Đinh văn Của (surveillant général), giáo sư Lê Văn Cang (dạy Toán) tổ chức đội du kích tỉnh Mỹtho, đóng quân ở Gò Cát và Bến Tranh. Các bạn học Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn văn Phán, Trần Ngọc Tám, Tăng Hỉ, Lương Ngọc Can, Nguyễn Văn Thanh rủ tôi gia nhập Du kích. Thế là tôi theo các bạn học «Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, Xếp bút nghiên coi thường công danh như phù vân, Sơn hà nguy biến, tiến ta tiến…»
Khi quân Pháp tấn công vào cầu sắt Gò Cát, chiếm thánh thất Cao Đài ở Gò Cát, nơi đóng quân của Du kích Mỹtho, mặt trận vở. Tôi theo thầy Bùi Văn Long và một số bạn Nguyễn Văn Phán, Nguyễn Văn Thanh, Trần Kim Trắc con trai lớn của thầy Trần Kim Chi rút về xã Hậu Mỹ, Đồng Tháp Mười. Không biết các thầy Đinh văn Của, Lê Văn Cang, các bạn Tăng Hỉ, Trần Ngọc Tám, Nguyễn Văn Thuần ra sao. Thầy Bùi Văn Long đổi tên thành Phan Đình Lân làm Chi Đội Trưởng Chi Đội 17, sau trở thành trung đoàn 105 của tỉnh Thủ Khoa Huân.
Đầu năm 1948, khu 8 cần họa sĩ vẽ bản đồ nên Trung đoàn trưởng Phan Đình Lân giới thiệu tôi lên Ban Tham Mưu Khu 8 để làm nhiệm vụ vẽ bản đồ.
Tôi cũng viết vô một mảnh giấy khác:
-Đứt tay một chút còn đau,
Huống chi nhân nghĩa lìa sao cho đành.
-Đã mang cái kiếp con tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ,
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.
Sáng hôm sau tôi với Cũ Năm Tâm đi thật sớm, tôi không dám qua từ giã nữa vì sợ buồn quá, hai đứa chúng tôi cùng khóc thì tôi không thể nào cất bước ra đi. Ghe vừa tới khúc quanh, tôi nhìn lại, trong bóng đêm lờ mờ cô Hạnh xuống sát bờ sông nhìn mút theo ghe của tôi.
XXX
Về đến Bến Tre, tôi qua Cù lao Rồng, không gặp Má tôi vì má theo Dì Tư em ruột của Má đi tản cư về tỉnh Gò Công. Lúc đó hai thầy dạy thể dục của trường Collège de Mytho là thầy Bùi Văn Long và Trần Kim Chi, hợp với giáo sư Đinh văn Của (surveillant général), giáo sư Lê Văn Cang (dạy Toán) tổ chức đội du kích tỉnh Mỹtho, đóng quân ở Gò Cát và Bến Tranh. Các bạn học Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn văn Phán, Trần Ngọc Tám, Tăng Hỉ, Lương Ngọc Can, Nguyễn Văn Thanh rủ tôi gia nhập Du kích. Thế là tôi theo các bạn học «Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, Xếp bút nghiên coi thường công danh như phù vân, Sơn hà nguy biến, tiến ta tiến…»
Khi quân Pháp tấn công vào cầu sắt Gò Cát, chiếm thánh thất Cao Đài ở Gò Cát, nơi đóng quân của Du kích Mỹtho, mặt trận vở. Tôi theo thầy Bùi Văn Long và một số bạn Nguyễn Văn Phán, Nguyễn Văn Thanh, Trần Kim Trắc con trai lớn của thầy Trần Kim Chi rút về xã Hậu Mỹ, Đồng Tháp Mười. Không biết các thầy Đinh văn Của, Lê Văn Cang, các bạn Tăng Hỉ, Trần Ngọc Tám, Nguyễn Văn Thuần ra sao. Thầy Bùi Văn Long đổi tên thành Phan Đình Lân làm Chi Đội Trưởng Chi Đội 17, sau trở thành trung đoàn 105 của tỉnh Thủ Khoa Huân.
Đầu năm 1948, khu 8 cần họa sĩ vẽ bản đồ nên Trung đoàn trưởng Phan Đình Lân giới thiệu tôi lên Ban Tham Mưu Khu 8 để làm nhiệm vụ vẽ bản đồ.
Khi đến văn phòng trình diện, tôi thấy một cô gái ngồi đánh máy tài liệu nơi văn phòng. Cô ngẩng đầu nhìn tôi rồi vụt đứng lên hỏi:
«Phải anh là anh Hòa không?»
Tôi cũng buộc miệng kêu:
«Em Hạnh! Không ngờ gặp em ở đây!»
Ông Quạn khu trưởng nói:
-Ụa, hai người quen nhau à ?
Cô Hạnh vội nói:
Cô Hạnh vội nói:
-Trước năm 45, má của ảnh dẫn ảnh đi coi mắt và xin cưới em. Ba Má em bằng lòng, định tháng chạp cho làm đám cưới để ăn Tết luôn, không ngờ Tây xuống chiếm Mỹtho và chiếm luôn tỉnh Sóc Trăng. Anh Hòa đi bộ đội chi đội 17 của tỉnh Mỹtho, em theo Phụ Nữ Cứu Quốc Tỉnh Sóc Trăng. Vì em biết đánh máy chữ nên chị Mười Thập xin em về công tác ở Phụ Nữ Nam Bộ, sau đó Ban Tham Mưu cần người đánh máy nên điều em về đây.»
Ông Quạn ( khu trưởng khu 8) cười :
Ông Quạn ( khu trưởng khu 8) cười :
«Cô Hạnh từ Sóc Trăng, đi một vòng xuống U Minh rồi trở lên khu 8, một vòng xa như vậy, hết mấy năm mới gặp lại người chồng chưa cưới…
Tôi vọt miệng nói:
Tôi vọt miệng nói:
-Dạ chúng tôi xa nhau ba năm rồi, bây giờ mới gặp lại…
Ông Quạn nói:
Ông Quạn nói:
-Ở miền Bắc có phong trào ba khoan, các đồng chí biết không ?
Tôi và Hạnh cùng nói:
Tôi và Hạnh cùng nói:
-Dạ, không.
- Ba khoan là khoan thứ nhứt, thanh niên nam nữ khoan yêu….Khoan thứ hai là lỡ có yêu nhau rồi thì khoan cưới! Khoan thứ ba là khi đã cưới nhau rồi thì khoan đẻ…
- Dạ! Nếu là chánh sách thì chúng tôi xin tuân theo.
Ở văn phòng Ban Tham Mưu chưa được một tuần, tôi liên lạc được với em ruột của tôi ở thị xã Mỹtho, em tôi chuẩn bị cho chúng tôi đủ giấy tờ hợp pháp như laisser passer của Pháp cấp, quần áo, giày dép, tiền bạc. Khi Hạnh đi chợ Thiên Hộ để mua nhu yếu phẩm văn phòng, tôi xung phong chèo ghe đưa đồng chí Hạnh đi, chúng tôi nhân dịp đó dinh tê trở về thị xã Mỹtho. Ông Khu Trưởng quên cái khoan thứ tư là Khoan vọt về thành tìm tự do.
Chúng tôi về nhà ở Mỹtho rồi đi SocTrăng, gặp Ba Má của Hạnh. Hai gia đình tổ chức lễ cưới cho chúng tôi vào cuối tháng 4 năm 1949.
Đúng là duyên kỳ ngộ lúc gặp giặc đàn Thổ, ông Tơ bà Nguyệt đã dùng sợi giây tơ hồng cột chúng tôi thành một cặp vợ chồng 64 năm chung sống. Lễ cưới cuối tháng 4 năm 1949, vợ tôi mất cuối tháng 4 năm 2013.
Nguyễn Phương 2013.
- Ba khoan là khoan thứ nhứt, thanh niên nam nữ khoan yêu….Khoan thứ hai là lỡ có yêu nhau rồi thì khoan cưới! Khoan thứ ba là khi đã cưới nhau rồi thì khoan đẻ…
- Dạ! Nếu là chánh sách thì chúng tôi xin tuân theo.
Ở văn phòng Ban Tham Mưu chưa được một tuần, tôi liên lạc được với em ruột của tôi ở thị xã Mỹtho, em tôi chuẩn bị cho chúng tôi đủ giấy tờ hợp pháp như laisser passer của Pháp cấp, quần áo, giày dép, tiền bạc. Khi Hạnh đi chợ Thiên Hộ để mua nhu yếu phẩm văn phòng, tôi xung phong chèo ghe đưa đồng chí Hạnh đi, chúng tôi nhân dịp đó dinh tê trở về thị xã Mỹtho. Ông Khu Trưởng quên cái khoan thứ tư là Khoan vọt về thành tìm tự do.
Chúng tôi về nhà ở Mỹtho rồi đi SocTrăng, gặp Ba Má của Hạnh. Hai gia đình tổ chức lễ cưới cho chúng tôi vào cuối tháng 4 năm 1949.
Đúng là duyên kỳ ngộ lúc gặp giặc đàn Thổ, ông Tơ bà Nguyệt đã dùng sợi giây tơ hồng cột chúng tôi thành một cặp vợ chồng 64 năm chung sống. Lễ cưới cuối tháng 4 năm 1949, vợ tôi mất cuối tháng 4 năm 2013.
Nguyễn Phương 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét