Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Thơ Vịnh Tây Hồ/ Nguyễn Huy Lượng/ Ngân Triều biên khảo

Nguyễn Huy Lượng (chữ Hán: 阮輝諒; 1750 - 1808) là Nhà chính trị, danh sỹ nổi tiếng ở cuối đời Lê trung hưng, nhà Tây Sơn đến đầu đời nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Huy Lượng bút hiệu là Bạch Liên Am Nguyễn tiên sinh, người làng Sủi, tức làng Trung Nghĩa, hay làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh cũ, nay thuộc Hà Nội. Có một thời gian ngắn di cư chạy loạn sang làng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) do bố ông là Nguyễn Huy Bá có 01 người vợ dòng dõi họ Đặng ở làng này (nay là Làng Lam Điền).
...
Dưới thời Lê-Trịnh, Nguyễn Huy Lượng thi đỗ Hương cống (cử nhân), được bổ làm Phụng nghi bộ Lễ (tức là một chức quan nhỏ phụ trách việc xem xét các lễ vật khi cúng tế).
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung ra Bắc, đại phá quân Thanh (Trung Quốc), giải phóng Bắc Hà. Nguyễn Huy Lượng sau đó ra làm quan cho triều Tây Sơn cùng Ngô Thì Nhậm, Vũ Huy Tấn... Ông nhận chức Hữu thị lang Bộ Hộ, tước Chương lĩnh hầu.
Năm 1801, vua Cảnh Thịnh làm lễ tế giao ở một địa điểm gần Hồ Tây, đã giao cho Nguyễn Huy Lượng, bấy giờ đang là Hữu thị lang bộ Hộ (Bộ Hộ thời Lê giữ việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khoá, muối và sắt. Bộ Hộ thời Nguyễn giữ chính sách điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, điều hòa nguồn của cải nhà nước, ngoài ra bộ Hộ còn được xem là bộ Lao động Sản Xuất) nên còn được gọi là Hữu Hộ Lượng, tước Chương Lĩnh hầu), soạn một bài thơ và một bài phú tiến dâng, và bài Tụng Tây Hồ phú nổi tiếng đã ra đời nhân dịp này.
Sau khi nhà Tây Sơn bị diệt, triều Nguyễn (Gia Long) triệu tập ông, bắt buộc nhận chức Tri phủ Xuân Trường (Nam Định). Khi vua Gia Long đi tuần du, ông được đi theo. Nhờ vậy, ông soạn được bài Ngự đạo hành cung nhật trình (Con đường từng ngày của nhà vua qua các hành cung).
Theo sách Minh đô sử thì ông bị bức tử năm 1808 [2].
Theo Wikipedia
***
Mời quý bạn xem bài thơ "Vịnh Tây Hồ" của Ông:
Vịnh Tây Hồ
Đầy vơi thực lạ cảnh Tây Hồ (1)
Trước tự Trời kia khéo họa đồ
Mây lẫn nước xanh màu đúc ngọc (3)
Nguyệt lồng hoa thắm vẻ in châu
Cây là tán rợp tầng cao thấp (5)
Sóng gợn cầm tâu nhịp nhỏ to
Bầy sẵn thú vui non nước đủ (7)
Tây Hồ giá ấy dễ đâu so!
*
Đọc ngược:
So đâu dễ ấy giá Hồ Tây!
Đủ nước non vui thú sẵn bày.
To nhỏ nhịp tâu cầm gợn sóng,
Thấp cao tầng rợp tán là cây.
Châu in vẻ thắm hoa lồng nguyệt,
Ngọc đúc màu xanh nước lẫn mây.
Đồ họa khéo kia Trời tự trước,
Tây Hồ cảnh lạ thực vơi đầy.
*
Phiên âm Hán Nôm,
Ngân Triều soạn
詠西湖
𣹓潙實𡚎竟西湖,
𠓀自𡗶箕窖畫圕.
𩅹悋渃𩇛牟𢱝玉,
月𢲣花𣠒𡲈印珠.
核羅傘𩄓層高𥰊,
㳥湎琴奏𣜿𡮈𡚡.
排産趣𢝙𡽫渃都,
西湖賈意𥚯兜搊.
*
Đọc ngược:
搊兜𥚯意賈湖西,
都渃𡽫𢝙趣産排.
𡚡𡮈𣜿奏琴湎㳥,
𥰊高層𩄓傘羅核.
月𢲣花𣠒𡲈印珠,
玉𢱝牟𩇛渃悋𩅹.
圕畫窖箕𡗶自𠓀,
湖西竟𡚎實潙𣹓.
*
Hồ nước lúc đầy lúc vơi rất lạ lùng.
Đã có tự ngàn năm xưa, do Trời vẽ ra.
Mây hòa với mặt nước hồ xanh, màu xanh ngọc bích trong suốt,
Trăng lồng bóng hoa tươi thắm ngoạn mục như màu châu ngọc.
Cây đan xen vào nhau, bóng mát rượi, nhiều tầng cao thấp,
Tiếng sóng êm dịu gờn gợn như tiếng đàn, lúc nhỏ, lúc to.
Chính là nơi bày ra những thú vui non nước đầy đủ cả,
Tây Hồ với đặc trưng như thế, không có nơi nào bằng.
*
Ngân Triều cảm đề:
Lạ lùng thay! Mặt nước đầy vơi!
Tự cổ bày ra bởi thợ Trời.
Mây nước một màu xanh ngọc bích,
Trăng hoa lồng bóng ánh châu soi…
Cây đan mát rượi tầng cao thấp,
Sóng gợn đàn ru điệu tuyệt vời.
Cảnh trí thú vui đầy đủ cả,
Thăng Long đệ nhất, Tây Hồ ơi!
*
Ảnh minh họa Hồ Tây ngày xưa, Google
Hình ảnh có thể có: cây, bầu trời, ngoài trời, thiên nhiên và nước
Phuc Thai, Nguyễn Ngân Trang và 13 người khác
3 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét