Thay lời giới thiệu:
*Đồng
bọn tụi tui cảm thấy bất lực trước lời khẩn cầu của chàng rể đáng
thương nên không còn cách nào khác hơn là chuyển thư nầy đến các ông ba
vợ ... để cùng đồng cảm với người cùng cảnh ngộ... Hì Hì... 2P3H
*Các ông Ba vợ rất thông cảm cho các chú rể...lịch sử thế hệ được lặp lại, hơn một lần và nhất là đồng hội, đồng thuyền... Bài nầy không những là tâm tình dí dỏm của tác giả mà còn là những nét duyên dáng đời thường, tự hào, hạnh phúc của bạn, của tôi và của chúng ta...
Xin hân hạnh mời các bạn vào xem nhé! Ngân Triều
Chủ đề: Thư gửi má vợ
Thưa má, trước hết
con xin ngỏ lời cám ơn má vì đã sinh ra và dày công
nuôi nấng đằng đẵng hai mươi mấy năm trời con gái của má, để rồi sau đó
ưng thuận gả cho chàng rể hiền lành là con đây.
Nhớ ngày bước chân lên xe hoa, vợ con khóc rấm rứt khiến phấn son nhòe nhoẹt. Y chang với câu thành ngữ “Khóc như thiếu nữ ngày vu quy”, khiến nhiều người đưa dâu cũng mủi lòng “rưng rưng ngấn lệ” ăn theo. Thời gian đầu, sau khi mới về nhà chồng, vợ con ra vẻ “mèo nhỏ” nhu mì, ngây thơ tựa như “con nai vàng ngơ ngác”. Nhưng má ơi! niềm vui và hạnh phúc ấy chưa tày gang, thì “bão” đã ập tới, để rồi cái vụ rơi lệ sau đám cưới đã chuyển hệ sang cho con.
Má đâu có biết rằng, “con mèo nhỏ” giờ đây đã đột biến gien hóa thành “gấu mẹ vĩ đại”. “Con nai vàng ngơ ngác” ngày nào đã không còn nữa, mà hiện hình thành “sư tử Hà Đông” cực kỳ đáng sợ. Lúc nhỏ, má đẻ của con dạy: “Phải luôn thành thật với mọi người”, con đã tuân giữ điều ấy cho đến khi lớn khôn. Nhưng má vợ ôi, sau khi cưới vợ rồi, con không thể thực hành lời dạy ấy được, vì vợ con không bao giờ biết chấp nhận “sự thật mất lòng”.
Lần gần đây nhất, vợ con hỏi ý kiến về bộ đồ mới mua về. Con dại mồm dại miệng nhận xét: “Trông không hợp với dáng em, màu sắc cũng quá lòe loẹt”. Ngay lập tức nhận được “ánh mắt mang hình viên đạn” cùng lời đáp trả: “Đúng là người không có óc thẩm mỹ!”. Những khi muốn mua bất cứ món đồ gì, con cũng chỉ dám nói một nửa giá mà thôi, nếu không muốn bị chê “khôn nhà dại chợ”. Do vậy, để “thần khẩu không hại xác phàm”, con phải thường xuyên nói dối.
Tiếng là chủ hộ, nhưng thực tế trớ trêu là toàn quyền quyết định lại nằm trong tay vợ con má ạ! Tiền lương mang về không được thiếu 1 xu. Đi đâu ngoài giờ làm phải báo cáo nơi đến và giờ về. Đi nhậu thì “cấm không được say”; điện thoại lúc nào cũng phải mở, để... nhận chỉ đạo từ xa.
Nhà thơ họ Đỗ đã khẳng định: “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi...”, hình như ông ấy hơi bị lầm rồi, vì hiện tại con có tới 3 bà má lận! 1 là má đẻ, 2 là má vợ và 3 là... “vợ má”. Với má và má đẻ của con thì con có sai sót cũng không bị chấp trách. Nhưng với bà “vợ má” chỉ cần trái ý, lỡ lời là xem như “xong phim”, không bị bầm giập mới là chuyện lạ.
Túm lại, con viết thư này nhằm mục đích kêu gọi sự giúp đỡ, ý kiến tư vấn từ nơi má. Má có cách nào để hạn chế bớt sự “tăng trưởng” quá nhanh của vợ con không? Có giải pháp gì để “hoàn nguyên” cô vợ nhu mì như thuở mới về nhà chồng không? Rất mong má kịp thời đưa ra giải pháp, nếu không, rể của má khó sống sót qua hết con trăng này...
Nhớ ngày bước chân lên xe hoa, vợ con khóc rấm rứt khiến phấn son nhòe nhoẹt. Y chang với câu thành ngữ “Khóc như thiếu nữ ngày vu quy”, khiến nhiều người đưa dâu cũng mủi lòng “rưng rưng ngấn lệ” ăn theo. Thời gian đầu, sau khi mới về nhà chồng, vợ con ra vẻ “mèo nhỏ” nhu mì, ngây thơ tựa như “con nai vàng ngơ ngác”. Nhưng má ơi! niềm vui và hạnh phúc ấy chưa tày gang, thì “bão” đã ập tới, để rồi cái vụ rơi lệ sau đám cưới đã chuyển hệ sang cho con.
Má đâu có biết rằng, “con mèo nhỏ” giờ đây đã đột biến gien hóa thành “gấu mẹ vĩ đại”. “Con nai vàng ngơ ngác” ngày nào đã không còn nữa, mà hiện hình thành “sư tử Hà Đông” cực kỳ đáng sợ. Lúc nhỏ, má đẻ của con dạy: “Phải luôn thành thật với mọi người”, con đã tuân giữ điều ấy cho đến khi lớn khôn. Nhưng má vợ ôi, sau khi cưới vợ rồi, con không thể thực hành lời dạy ấy được, vì vợ con không bao giờ biết chấp nhận “sự thật mất lòng”.
Lần gần đây nhất, vợ con hỏi ý kiến về bộ đồ mới mua về. Con dại mồm dại miệng nhận xét: “Trông không hợp với dáng em, màu sắc cũng quá lòe loẹt”. Ngay lập tức nhận được “ánh mắt mang hình viên đạn” cùng lời đáp trả: “Đúng là người không có óc thẩm mỹ!”. Những khi muốn mua bất cứ món đồ gì, con cũng chỉ dám nói một nửa giá mà thôi, nếu không muốn bị chê “khôn nhà dại chợ”. Do vậy, để “thần khẩu không hại xác phàm”, con phải thường xuyên nói dối.
Tiếng là chủ hộ, nhưng thực tế trớ trêu là toàn quyền quyết định lại nằm trong tay vợ con má ạ! Tiền lương mang về không được thiếu 1 xu. Đi đâu ngoài giờ làm phải báo cáo nơi đến và giờ về. Đi nhậu thì “cấm không được say”; điện thoại lúc nào cũng phải mở, để... nhận chỉ đạo từ xa.
Nhà thơ họ Đỗ đã khẳng định: “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi...”, hình như ông ấy hơi bị lầm rồi, vì hiện tại con có tới 3 bà má lận! 1 là má đẻ, 2 là má vợ và 3 là... “vợ má”. Với má và má đẻ của con thì con có sai sót cũng không bị chấp trách. Nhưng với bà “vợ má” chỉ cần trái ý, lỡ lời là xem như “xong phim”, không bị bầm giập mới là chuyện lạ.
Túm lại, con viết thư này nhằm mục đích kêu gọi sự giúp đỡ, ý kiến tư vấn từ nơi má. Má có cách nào để hạn chế bớt sự “tăng trưởng” quá nhanh của vợ con không? Có giải pháp gì để “hoàn nguyên” cô vợ nhu mì như thuở mới về nhà chồng không? Rất mong má kịp thời đưa ra giải pháp, nếu không, rể của má khó sống sót qua hết con trăng này...
Khuyết Danh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét