Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

La Dernière Classe/ Buổi học cuối cùng/ Alphonse Daudet 1840-1897/ Kim Tinh chia sẻ

Buổi học cuối cùng
19:01 | 05/06/2009
ALPHONSE DAUDETSự kiện phản ánh trong truyện xảy ra năm 1871, thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, khi quân đội Phổ (Đức) đã chiếm đóng và sáp nhập hai tỉnh Alsace và Lorraine của Pháp vào lãnh thổ Đức.
Chân dung Alphonse Daudet (1840-1897)


Buổi học cuối cùng - Alphonse Daudet

ảnh minh họa

Sáng nay tôi đi học muộn và rất sợ một trận quở mắng. Thầy Hamel nói rằng sẽ kiểm tra chúng tôi về phân từ mà tôi thì chưa biết một chữ nào cả. Tôi định trốn học và chơi cả ngày ở ngoài trời. Hôm nay trời ấm và quang đãng. Chim hót líu lo bên bìa rừng, và quân Phổ đang tập luyện trong cánh đồng sau xưởng cưa. Những thứ này thực sự hấp dẫn hơn quy tắc về phân từ, nhưng tôi vẫn có đủ sức mạnh để kháng cự và chạy vội đến trường. 
Khi tôi đi ngang qua toà thị chính, một đám đông đang tụ tập trước bảng thông báo. Suốt hai năm qua chúng tôi đã đón nhận toàn tin xấu tại đây : những cuộc chiến bại, những cuộc tuyển lính, những lệnh của sỹ quan chỉ huy. Tôi tự nhủ, vẫn không dừng lại : 
'Còn gì có thể xảy ra bây giờ được nữa ?' 
Khi tôi chạy nhanh hết sức lực, bác thợ rèn Wachter đang đứng đó đọc bảng tin cùng với người thợ học việc, gọi với theo tôi: 
'Này nhóc, chạy nhanh làm gì, kiểu gì thì cháu cũng đến trường sớm thôi'. 
Tôi nghĩ bác ấy giễu tôi, và chạy bở hơi tai đến tận chiếc vườn nhỏ của thày Hamel. Bình thường thì từ phố có thể nghe thấy tiếng huyên náo ở đây mỗi khi vào học, tiếng đóng mở bàn, tiếng học sinh đồng thanh đọc bài trong khi tay bịt tai để hiểu bài hơn, và tiếng thày giáo gõ thước trên bàn. Nhưng nay sao yên tĩnh quá ! Tôi đã định đến chỗ ngồi trốn không để thày giáo thấy, nhưng hôm nay mọi thứ đều yên ắng như sáng chủ nhật vậy. Qua cửa sổ tôi thấy bạn bè đã vào chỗ ngồi, và thầy Hamel đi lên đi xuống, tay cầm chiếc thước sắt đáng sợ. Tôi phải mở cửa và đi vào trước mặt mọi người. Bạn có thể tưởng tượng tôi ngượng chín mặt và sợ hãi như thế nào. 
Nhưng không có gì xảy ra cả. Thày Hamel thấy tôi và ân cần bảo tôi: 
' Vào chỗ nhanh lên an. Cả lớp đã bắt đầu mà không có em rồi '. 
Tôi trèo qua ghế và ngồi vào bàn. Đến khi đó, khi đã bớt sợ, tôi mới nhận thấy thày giáo đang mặc chiếc áo khoác xanh, chiếc áo sơ mi xếp nếp, đội chiếc mũ thêu bằng lụa đen mà thầy không bao giờ mặc trừ những ngày thanh tra và những ngày trao giải thưởng. Ngoài ra trường hôm nay trông thật lạ và trang trọng. Nhưng điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là, trên những chiếc ghế đen trước đây luôn luôn trống vắng, nhiều dân làng đang ngồi và cũng yên lặng như chúng tôi; ông già Haủe với chiếc mũ ba góc, ông thị trưởng cũ, bác đưa thư cũ, và vài người khác. Mọi người trông có vẻ buồn bã, ông Hauser mang theo một quyển sách vỡ lòng cũ kỹ, mép đã nhàu nát, ông mở rộng sách trên đầu gối và đặt đôi kính ngang trang sách. 
Khi tôi phân vân chưa rõ mọi chuyện thì thày Hamel ngồi lên ghế, và vẫn với giọng nghiêm nghị, hiền lành như mọi ngày, thầy nói : 
'Các em thân mến, đây là bài học cuối cùng mà thầy dạy các em. Lệnh mới đến từ Berlin chỉ cho phép dạy tiếng Đức trong các trường ở Alsace và Lorraine. Thày giáo mới sẽ đến đây ngày mai. Đây là bài học tiếng Pháp cuối cùng của các em. Thầy mong các em sẽ chăm chú.' 
Những lời này như làm tôi thấy như bị sét đánh ! Những người tội nghiệp, đó chính là những gì người ta đã yết thị tại toà thị chính ! 
Bài học tiếng Pháp cuối cùng của tôi ! Tại sao, khi hầu như tôi không biết viết ! Tôi sẽ không bao giờ được học thêm gì nữa. Thế là phải dừng lại ở đây thôi sao ! Ôi, thật ân hận vì những lần không học bài đi tìm trứng chim hoặc đi trượt trên Sẩ ! Đống sách của tôi, mà vừa một lát trước đây tôi còn thấy thật phiền nhiễu, thật khó để mang vác, rồi ngữ pháp, rồi câu chuyện về các thánh, nay trở thành những người bạn cũ mà tôi không thể từ bỏ được. Cả thầy Hamel nữa, cái ý nghĩ rằng thầy sắp đi xa, rằng tôi sẽ không bao giờ được gặp thầy nữa, làm tôi quên hết tất cả về chiếc thước và tính cáu kỉnh của thầy. 
Thật tội nghiệp thày ! Thầy đã diện bộ quần áo đẹp chủ nhật để dạy buổi học cuối cùng này, và tôi đã hiểu tại sao những người già trong làng lại đến đây ngồi, ở cuối căn phòng. Bởi vì họ cũng thấy buồn không được đến ngôi trường này nữa. Đó là cách họ cảm ơn vị thầy giáo đã phục vụ tận tuỵ suốt bốn mươi năm qua, và để tỏ lòng tôn kính với đất nước nay đã không còn là của họ. 
Khi đang suy nghĩ về những điều này, tôi thấy mình bị gọi tên. Đến lượt tôi phải đọc thuộc lòng. Làm sao tôi có thể đọc đến hết cái quy tắc đáng sợ về phân từ ấy, rõ ràng, dõng dạc mà không phạm lỗi ? Tôi rối trí ngay từ những từ đầu tiên và đứng đó, tay nắm chặt bàn, tim đập thình thịch, không dám ngẩng đầu lên. Tôi nghe thấy thầy Hamel nói: 
'Thầy sẽ không mắng em đâu, an. Em bị phạt thế đủ rồi. Ngày nào chúng ta cũng tự nhủ : mình còn nhiều thời gian lắm, mai hãy học. Và em thấy cái gì đã đến rồi đấy. Đó là bất hạnh của vùng Alsace, vốn luôn hoãn việc học hành lại ngày mai. Và người ta có quyền nói: Gớm các ông giả vờ làm người Pháp nhưng lại chẳng biết đọc cũng không biết viết ngôn ngữ của các ông. Nhưng dù sao, an tội nghiệp, không phải em là người có lỗi nhất. Tất cả chúng ta đều có nhiều điều đáng trách.' 
'Cha mẹ các em đã không quá lo lắng về chuyện học hành của các em. Họ thích các em làm việc ở nông trại hoặc nhà máy, như vậy có thể thêm được chút tiền. Còn thầy ư ? Thầy cũng đáng trách. Có phải thầy đã thường xuyên bắt các em tưới hoa thay vì dạy học không ? Khi thầy muốn đi câu cá, có phải thầy đã không ngại ngần cho các em nghỉ học không ?' 
Rồi từ chuyện này sang chuyện khác, thầy Hamel tiếp tục nói chuyện về tiếng Pháp, rằng đó là ngôn ngữ đẹp nhất, rõ ràng nhất, logic nhất trên thế giới, rằng chúng tôi phải giữ gìn và không được quên nó, vì khi một dân tộc bị nô dịch, chừng nào họ còn giữ được tiếng nói là họ còn giữ được chiếc chìa khoá thoát khỏi ngục tù. Rồi thầy mở sách ngữ pháp và giảng bài. Tôi thấy rất ngạc nhiên vì mình hoàn toàn hiểu bài. Những gì thầy giảng thật dễ hiểu làm sao! Tôi nhận thấy mình chưa bao giờ nghe giảng chăm chú như vậy, và cũng chưa bao giờ thầy giảng nhiệt tình như thế. Có vẻ như người thầy tội nghiệp muốn truyền cho chúng tôi tất cả những gì thầy biết trước khi ra đi, và muốn đặt hết vào đầu chúng tôi chỉ trong chốc lát. 
Sau bài học ngữ pháp, chúng tôi học viết. Hôm ấy thầy Hamel đã chuẩn bị cho chúng tôi những bản mẫu mới, trên đó có những chữ tròn trịa: France, Alsace, France, Alsace. Chúng trông như những lá cờ nhỏ phấp phới trong lớp học, treo trên những thanh trên bàn học của chúng tôi. Phải thấy là mọi người đều làm việc chăm chú ! Và yên lặng là sao ! Chỉ nghe thấy tiếng bút viết cọt kẹt trên giấy. Có lúc có mấy con bọ bay vào, nhưng không ai để ý đến chúng, kể cả những cậu nhỏ nhất đang chăm chú vạch những nét ngoằn ngoèo như thể đó là tiếng Pháp vậy. 
Trên mái nhà bọn bồ câu khẽ cúc cu, và tôi tự nhủ : 
'Liệu họ có bắt cả những con bồ câu phải gáy bằng tiếng Đức không ?' 
Khi nào tôi ngẩng đầu lên khỏi trang vở cũng thấy thầy Hamel ngồi bất động trên ghế, đăm chiêu nhìn những thứ xung quạh, như thể thầy muốn khắc sâu vào đầu hình ảnh mọi vật trong cái phòng học bé nhỏ này. Thử nghĩ xem, suốt bốn mươi năm qua thầy đã ở chỗ này, với chiếc vườn ngoài cửa sổ và lớp học trước mặt, y như bây giờ. Chỉ có bàn ghế bị mòn đi cùng năm tháng, những cây óc chó trong vườn đã cao hơn, cây hoa bia mà thầy tự tay trồng đã chăng hoa quanh cửa sổ lên đến tận ngói. Hẳn thầy đau lòng biết bao khi bỏ lại tất cả những thứ này, khi nghe tiếng em gái thầy đi lại ở căn phòng phía trên gói ghém hành lý ! Vì họ phải đi khỏi đây mãi mãi vào ngày mai. 
Dù vậy thầy vẫn có đủ can đảm để giảng tới tận bài cuối cùng. Sau giờ học viết chúng tôi học Lịch sử, và sau đó những em nhỏ hát ba, be bi, bo, bu. Dưới kia, cuối lớp học, ông già Hauser đã đeo kính vào, hai tay cầm cuốn sách vỡ lòng, cũng đang đánh vần cùng với chúng. Ông ấy cũng đang khóc, giọng run run vì xúc động. Nghe giọng ông ấy buồn cười quá mà chúng tôi vừa muốn cười vừa muốn khóc. Tôi sẽ nhớ mãi bài học cuối cùng này ! 
Bỗng nhiên đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ. Cùng lúc tiếng kèn trumpet của quân Phổ trở về sau cuộc tập luyện vọng lên dưới cửa sổ. Thầy Hamel đứng dậy, nhợt nhạt. Tôi chưa bao giờ thấy thầy cao như thế. 
'Các bạn của tôi' thày nói, 'tôi... tôi...' nhưng một thứ gì đó đã làm thày nghẹn lại, không nói tiếp được nữa. Thầy quay lại bảng, lấy một mẩu phấn, tì bằng hết sức lực và viết thật to : 
'Vive la France'  -> 'Nước Pháp muôn năm.'
Rồi thầy đứng đó, đầu tựa vào tường, tay ra hiệu cho chúng tôi, không nói một lời : 
'Hết rồi, mọi người về thôi'. 

***
Bản tiếng Pháp

Paris : A. Lemerre (p. 1-9).
Ce matin-là, j’étais très en retard pour aller à l’école, et j’avais grand-peur d’être grondé, d’autant que M. Hamel nous avait dit qu’il nous interrogerait sur les participes, et je n’en savais pas le premier mot. Un moment l’idée me vint de manquer la classe et de prendre ma course à travers champs.
Le temps était si chaud, si clair !
On entendait les merles siffler à la lisière du bois, et dans le pré Rippert, derrière la scierie, les Prussiens qui faisaient l’exercice. Tout cela me tentait bien plus que la règle des participes ; mais j’eus la force de résister, et je courus bien vite vers l’école.
En passant devant la mairie, je vis qu’il y avait du monde arrêté près du petit grillage aux affiches. Depuis deux ans, c’est de là que nous sont venues toutes les mauvaises nouvelles, les batailles perdues, les réquisitions, les ordres de la commandature ; et je pensai sans m’arrêter :
« Qu’est-ce qu’il y a encore ? »
Alors, comme je traversais la place en courant, le forgeron Wachter, qui était là avec son apprenti en train de lire l’affiche, me cria :
« Ne te dépêche pas tant, petit ; tu y arriveras toujours assez tôt à ton école ! »
Je crus qu’il se moquait de moi, et j’entrai tout essoufflé dans la petite cour de M. Hamel.
D’ordinaire, au commencement de la classe, il se faisait un grand tapage qu’on entendait jusque dans la rue : les pupitres ouverts, fermés, les leçons qu’on répétait très haut tous ensemble en se bouchant les oreilles pour mieux apprendre, et la grosse règle du maître qui tapait sur les tables :
« Un peu de silence ! »
Je comptais sur tout ce train pour gagner mon banc sans être vu ; mais, justement, ce jour-là, tout était tranquille, comme un matin de dimanche. Par la fenêtre ouverte, je voyais mes camarades déjà rangés à leurs places, et M. Hamel, qui passait et repassait avec la terrible règle en fer sous le bras. Il fallut ouvrir la porte et entrer au milieu de ce grand calme. Vous pensez, si j’étais rouge et si j’avais peur !
Eh bien ! non. M Hamel me regarda sans colère et me dit très doucement :
« Va vite à ta place, mon petit Franz ; nous allions commencer sans toi. »
J’enjambai le banc et je m’assis tout de suite à mon pupitre. Alors seulement, un peu remis de ma frayeur, je remarquai que notre maître avait sa belle redingote verte, son jabot plissé fin et la calotte de soie noire brodée qu’il ne mettait que les jours d’inspection ou de distribution de prix. Du reste, toute la classe avait quelque chose d’extraordinaire et de solennel. Mais ce qui me surprit le plus, ce fut de voir au fond de la salle, sur les bancs qui restaient vides d’habitude, des gens du village assis et silencieux comme nous : le vieux Hauser avec son tricorne, l’ancien maire, l’ancien facteur, et puis d’autres personnes encore. Tout ce monde-là paraissait triste ; et Hauser avait apporté un vieil abécédaire mangé aux bords qu’il tenait grand ouvert sur ses genoux, avec ses grosses lunettes posées en travers des pages.
Pendant que je m’étonnais de tout cela, M. Hamel était monté dans sa chaire, et de la même voix douce et grave dont il m’avait reçu, il nous dit :
« Mes enfants, c’est la dernière fois que je vous fais la classe. L’ordre est venu de Berlin de ne plus enseigner que l’allemand dans les écoles de l’Alsace et de la Lorraine… Le nouveau maître arrive demain. Aujourd’hui, c’est votre dernière leçon de français. Je vous prie d’être bien attentifs. »
Ces quelques paroles me bouleversèrent. Ah ! les misérables, voilà ce qu’ils avaient affiché à la mairie.
Ma dernière leçon de français !…
Et moi qui savais à peine écrire ! Je n’apprendrais donc jamais ! Il faudrait donc en rester là !… Comme je m’en voulais maintenant du temps perdu, des classes manquées à courir les nids ou à faire des glissades sur la Saar ! Mes livres que tout à l’heure encore je trouvais si ennuyeux, si lourds à porter, ma grammaire, mon histoire sainte me semblaient à présent de vieux amis qui me feraient beaucoup de peine à quitter. C’est comme M. Hamel. L’idée qu’il allait partir, que je ne le verrais plus, me faisait oublier les punitions, les coups de règle.
Pauvre homme !
C’est en l’honneur de cette dernière classe qu’il avait mis ses beaux habits du dimanche, et maintenant je comprenais pourquoi ces vieux du village étaient venus s’asseoir au bout de la salle. Cela semblait dire qu’ils regrettaient de ne pas y être venus plus souvent, à cette école. C’était aussi comme une façon de remercier notre maître de ses quarante ans de bons services, et de rendre leurs devoirs à la patrie qui s’en allait…
J’en étais là de mes réflexions, quand j’entendis appeler mon nom. C’était mon tour de réciter. Que n’aurais-je pas donné pour pouvoir dire tout au long cette fameuse règle des participes, bien haut, bien clair, sans une faute ; mais je m’embrouillai aux premiers mots, et je restai debout à me balancer dans mon banc, le cœur gros, sans oser lever la tête. J’entendais M. Hamel qui me parlait :
« Je ne te gronderai pas, mon petit Franz, tu dois être assez puni… Voilà ce que c’est. Tous les jours on se dit : Bah ! j’ai bien le temps. J’apprendrai demain. Et puis tu vois ce qui arrive… Ah ! ça été le grand malheur de notre Alsace de toujours remettre son instruction à demain. Maintenant ces gens-là sont en droit de nous dire : Comment ! Vous prétendiez être français, et vous ne savez ni lire ni écrire votre langue !… Dans tout ça, mon pauvre Franz, ce n’est pas encore toi le plus coupable. Nous avons tous notre bonne part de reproches à nous faire.
« Vos parents n’ont pas assez tenu à vous voir instruits. Ils aimaient mieux vous envoyer travailler à la terre ou aux filatures pour avoir quelques sous de plus. Moi-même, n’ai-je rien à me reprocher ? Est-ce que je ne vous ai pas souvent fait arroser mon jardin au lieu de travailler ? Et quand je voulais aller pêcher des truites, est-ce que je me gênais pour vous donner congé ?… »
Alors, d’une chose à l’autre, M. Hamel se mit à nous parler de la langue française, disant que c’était la plus belle langue du monde, la plus claire, la plus solide : qu’il fallait la garder entre nous et ne jamais l’oublier, parce que, quand un peuple tombe esclave, tant qu’il tient bien sa langue, c’est comme s’il tenait la clef de sa prison[1]… Puis il prit une grammaire et nous lut notre leçon. J’étais étonné de voir comme je comprenais. Tout ce qu’il disait me semblait facile, facile. Je crois aussi que je n’avais jamais si bien écouté et que lui non plus n’avait jamais mis autant de patience à ses explications. On aurait dit qu’avant de s’en aller le pauvre homme voulait nous donner tout son savoir, nous le faire entrer dans la tête d’un seul coup.
La leçon finie, on passa à l’écriture. Pour ce jour-là, M. Hamel nous avait préparé des exemples tout neufs, sur lesquels était écrit en belle ronde : France, Alsace, France, Alsace. Cela faisait comme des petits drapeaux qui flottaient tout autour de la classe, pendus à la tringle de nos pupitres. Il fallait voir comme chacun s’appliquait, et quel silence ! On n’entendait rien que le grincement des plumes sur le papier. Un moment des hannetons entrèrent ; mais personne n’y fit attention, pas même les tout petits qui s’appliquaient à tracer leurs bâtons, avec un cœur, une conscience, comme si cela encore était du français… Sur la toiture de l’école, des pigeons roucoulaient tout bas, et je me disais en les écoutant :
« Est-ce qu’on ne va pas les obliger à chanter en allemand, eux aussi ? »
De temps en temps, quand je levais les yeux de dessus ma page, je voyais M. Hamel immobile dans sa chaire et fixant les objets autour de lui, comme s’il avait voulu emporter dans son regard toute sa petite maison d’école… Pensez ! depuis quarante ans, il était là à la même place, avec sa cour en face de lui et sa classe toute pareille. Seulement les bancs, les pupitres s’étaient polis, frottés par l’usage ; les noyers de la cour avaient grandi, et le houblon qu’il avait planté lui-même enguirlandait maintenant les fenêtres jusqu’au toit. Quel crève-cœur ça devait être pour ce pauvre homme de quitter toutes ces choses, et d’entendre sa sœur qui allait, venait, dans la chambre au-dessus, en train de fermer leurs malles ! car ils devaient partir le lendemain, s’en aller du pays pour toujours.
Tout de même, il eut le courage de nous faire la classe jusqu’au bout. Après l’écriture, nous eûmes la leçon d’histoire ; ensuite les petits chantèrent tous ensemble le ba be bi bo bu. Là-bas au fond de la salle, le vieux Hauser avait mis ses lunettes, et, tenant son abécédaire à deux mains, il épelait les lettres avec eux. On voyait qu’il s’appliquait lui aussi ; sa voix tremblait d’émotion, et c’était si drôle de l’entendre, que nous avions tous envie de rire et de pleurer. Ah ! je m’en souviendrai de cette dernière classe…
Tout à coup l’horloge de l’église sonna midi, puis l’Angélus. Au même moment, les trompettes des Prussiens qui revenaient de l’exercice éclatèrent sous nos fenêtres… M. Hamel se leva, tout pâle, dans sa chaire. Jamais il ne m’avait paru si grand. « Mes amis, dit-il, mes amis, je… je… »
Mais quelque chose l’étouffait. Il ne pouvait pas achever sa phrase.
Alors il se tourna vers le tableau, prit un morceau de craie et, en appuyant de toutes ses forces, il écrivit aussi gros qu’il put :
« VIVE LA FRANCE ! »
Puis il resta là, la tête appuyée au mur, et, sans parler, avec sa main, il nous faisait signe :
« C’est fini… allez-vous-en. » [X]
*****

  1.  « S’il tient sa langue, – il tient la clé qui de ses chaînes le délivre. » F. Mistral.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét