Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

HA HA HA Truyện vui cười -

HA HA HA Truyện vui cười - 


"Gậy ông đập lưng ông"

Voltaire

Vua Phổ Frederic Đệ nhị mời Voltaire đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Voltaire đã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".
Voltaire đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:
- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!

Bernard Shaw

Bernard Shaw vốn gầy gò, khắc khổ, trông có phần "hom hem". Trong một buổi họp mặt, có vị chính trị gia béo tốt, hồng hào, y phục sang trọng và trang sức rất đắt tiền tới gặp và trêu:
- Này ông, người nước ngoài nào mà nhìn thấy ông thì chắc họ sẽ nghĩ dân Anh phải chịu đói kém, khổ sở lắm!.
- Và rồi khi nhìn sang ông, họ hiểu ngay nguyên nhân của sự đói khổ đó là do đâu!

Albert Einstein

Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Bây giờ ông đặt trí thông minh của mình lên bàn đây để tôi có thể tin rằng đó là sự thật.

Winston Churchill

Winston Churchill vốn chẳng được phụ nữ Anh yêu mến. Có một bà nói thẳng với ông:
- Nếu tôi là vợ ông, tôi sẽ cho ông uống thuốc độc.
- Nếu tôi là chồng bà, tôi sẽ uống nó ngay

Hans Poelzig

Kiến trúc sư nổi tiếng Dresden (Đức) trong những năm 30 của thế kỷ trước là Hans Poelzig có tên trong Hội đồng thành phố nhưng ít khi tham dự những cuộc họp. Một hôm trong cuộc họp hội đồng có người phát biểu:
- Giáo sư Poelzig, ủy viên hội đồng nhân dân Thành phố rất ít khi có mặt trong các buổi họp.
Kiến trúc sư không khoan nhượng trả đũa ngay:
- Các ông sử dụng cái đầu hay cái đít của tôi?

Moritz Saphir

Một nhà thơ vốn ghét Moritz Saphir nên dè bỉu rằng:
- Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!
Ông từ tốn đáp:
- Mỗi chúng ta viết cái mà chúng ta thiếu!
Để tiếp tục chuyện vui vui của anh Lợi Sư Phạm Qui Nhơn, người Việt của mình xưa nay đối đáp rất nhanh trí, nhớ tới đâu kể lại tới đó quý anh chị vui chơi trong những ngày đầu năm.
Chuyện ngày xưa:
1. Có một phái bộ ngoại giao Tàu qua thăm nước An Nam, nhà vua muốn cho Tàu biết nước ta có nhiều nhân tài, văn hay chữ tốt bèn phái bà Đoàn Thị Điểm (không nhớ chính xác) giả dạng thường dân, mở quán ở biên giới để bán nước chè. Vì mượn quần áo rách rưới của thường dân, khi ngồi đun nước để lộ cái “Sự đời”, các quan bên Tàu vừa cười vừa nói:
-An nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh. ( Nước An Nam có một tấc đất, không biết có ông bạn nào cày chưa?). Bà đối lại liền:
-Bắc quốc chư trương phu, giai do thử đồ xuất ( Những bậc trượng phu đất bắc, cũng đều từ chỗ ấy mà ra). Quan Tàu trố mắt ngẩn ngơ, một người đàn bà lam lũ, ở vùng khỉ ho cò gáy mà đối đáp thật chỉnh như thế này, thì ở triều đinh An Nam có biết bao người giỏi, và không dám khinh thường nữa.
2. Ông Mạc Đỉnh Chi, một nhà bác học thông minh từ nhỏ. Trong một đám tang công chúa bên Tàu, nhà vua Tàu chỉ định Mạc Đỉnh Chi đọc lời chia buồn, phân ưu. Mỗi sứ thần của các chư hầu đều được đưa trước một bản điếu văn, đến lượt Mạc Đỉnh Chi, khi mở điếu văn ra đọc chỉ có bốn chữ Nhất, chẳng lẽ chỉ đọc bốn chữ nhất rồi đi xuống. Ông ứng khẩu đọc ngay bài điếu văn với bốn chữ nhất:
Thianh thiên  nhất đoá vân (Trên trời xanh có một đám mây đẹp nhất)
Hồng Lô nhất điểm tuyết (Trên núi Hông Lô có một đỉnh tuyết đẹp nhất)
Thượng uyển nhất chi hoa (Trong vườn thượng uyển có một đoá hoa đẹp nhất)
Dao trì nhất điểm nguyệt (Ao tiên có một mảnh trăng )
Ô! Hô! Vân tán, Tuyết tan, Ba tàn, Nguyệt khuyết. Nhưng than ôi! Mây đã tan, tuyết đã tiêu, hoa đã tàn và trăng đã khuyết).
Quan Tàu vô cùng thán phục nước An Nam lại có những người thông minh tuyệt vời như thế.
                                        Sau cùng, Vua Tàu phong ông làm Lưỡng quốc                                 Trạng nguyên.
3. Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhậm là hai bạn thân từ nhỏ, dưới triều đại Quang Trung Nguyễn Huệ, Ngô thời Nhậm học giỏi ra làm quan, Đặng Trần Thường thi rớt hoài nhờ Ngô Thời Nhậm giúp đỡ trong tình bạn thân để cùng làm quan thì Ngô Thời Nhậm trả lời:" Mình phải cố gắng học thật giỏi, người tài thì đất nước sẽ trọng dụng”. Tức vì câu nói khinh miệt mình là kẻ bất tài, Đặng Trần Thường đầu quân qua Nguyễn Ánh. Khi vua Gia Long lên ngôi, tất cả những quan thần của Quang Trung Nguyễn Huệ đều bị hành hình, trong đó có Ngô Thời Nhậm. Đặng Trần Thường gặp lại Ngô thời Nhậm trong tư thế của một kẻ chiến thắng và ra câu đối:
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai.
Ngô Thời Nhậm đáp lại ngay:
Thế chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.
Đặng Trần Thường tâm phục, nhưng mối thù khinh bạc ngày xưa vẫn còn đó, nên Ngô Thời Nhậm đã cùng chung số phận của những kẻ chiến bại.
4. Đàm Thận Huy làm quan đến chức Lễ Bộ Thượng Thư, một hôm trời mưa to nên học trò phải ở lại chờ tạnh mưa mới về, ông ra câu đối:
-Vũ vô kiềm toả năng lưu khách (mưa không xích không khoá mà vẫn giữ khách ở lại) 
Anh học trò thứ nhất đối ngay:
-Sắc bất ba đào dị nịch nhân (Nhan sắc không sóng gió mà làm say đắm lòng người)
Anh học trò thứ nhì đối tiếp
Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân ( Vầng trăng có cung loan mà không bắn người)
Anh học trò thứ ba đối tiếp
Phân bất uy quyền, dị khủng nhân (cục phân chẳng có uy quyền gì, mà làm người ta sợ.)
                                        Cuối cùng Thầy chọn câu hay nhất:
                                        -Vũ vô kiềm toả năng lưu khách 
                                        -Sắc bất ba đào dị nịch nhân 
                                         *
Chuyện thời nay:
1. Trong giờ sinh vật học lớp 12, thầy giáo ngẫu hứng ra câu đố:
-Con bò cạp, cạp con bò cạp, cạp đúng chỗ bò mà bò đúng chỗ cạp
Một anh học trò rụt rè đưa tay:
-Thầy sinh vật, vật cô sinh vật, vật đúng chỗ sinh mà sinh đúng chỗ vật.
Thầy đang đỏ mặt tía tai, thì một em khác đưa tay lên xin đáp:
-Anh tiểu thương, thương chị tiểu thương, thương đúng chỗ tiểu mà tiểu đúng chỗ thương
Một em khác đưa tay:
-Anh cà phê cà chị cà phê, cà đúng chỗ phê mà phê đúng chỗ cà.
Thầy lúng túng xin stop, không ngờ học trò mình lại giỏi đến thế!
2. Sau năm 1975, làm thầy giáo nghèo rớt mồng tơi, ba ngày Tết chẳng có gì ăn thầy bèn phán một câu:
- Chiều ba mươi Tết, thầy giáo tháo giày ra chợ bán.
Một ông giáo khác:
-Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo thay cơm.
3. Cô gái tên Miên, thật trẻ đẹp, cô ra câu đối, ai đối được cô sẽ nhận làm chồng:
-chưa chồng chơi chốn chùa chiền, chanh chua chuối chát chính chuyên chờ chồng.
Câu đối thật khó, tuy nhiên vẫn có một ông đối lại được:
-Thủ thân thăm thất thiên thần, thi thông thư thạo thảo thuần thành thân.
Chuyện văn chương đối đáp của Việt Nam còn nhiều lắm. Kính chúc Quý Anh chị, cuối năm, đầu năm vui vẻ, khoẻ mạnh và vạn sự như ý.
Thân mến,
Đồng
                                         *
                                        Bài của hphi vo <haiphivo2003@yahoo.com> chuyển
10 thg 12 lúc 8:58

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét