Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Xin EM Đừng Nhắc & Bài Ca Cho Em (nvs.Vũ Thụy) - Gió Mang Tiếng Hát (vhp.Hải Vân)


Xin EM Đừng Nhắc 

xin EM đừng nhắc làm tôi nhớ
thuở EM ngây thơ, tôi dại khờ...
xin EM đừng nhắc cho tôi khổ
trong alzheimer's hát bâng quơ...
            -nvs-

                 *
Bài Ca Cho EM

Cứ để tôi hát mặc tình tôi
Tình ca không nhạc cũng không lời
Vì lời là nhịp tim trăn trối
Tiếng nhạc là tan vỡ rụng rơi

Tôi hát bài ca này cho EM
Do tôi sáng tác bởi yếu mềm
Lời ca điệu nhạc sai nhịp phách
Chỉ là thổn thức của nhiều đêm

Hãy để tôi hát lần này thôi
Một lần cũng đủ đau suốt đời
Khi buồn EM lắng tìm trong gió
Sẽ nghe nức nở tiếng lòng tôi!

          nvs.Vũ Thụy

***********************

Cảm tác:
  Gió Mang Tiếng Hát 
                   
    Gió mang tiếng hát bâng quơ,
Sầu dâng như một bài thơ lạc vần,
    Như dây vũ lạc dây văn,
Sắt cầm lỗi nhịp vỡ tan cuộc tình.
    Âm vang tiếng hát bập bình,
Tưởng chừng tiếng khóc thuở mình chia tay!
    Đường tình sao lắm chông gai
Sầu cay khóe mắt tóc mai ngắn dài!
    Lắng nghe trong gió tiếng ai
Nửa than nửa trách đắng cay xé lòng
    Dở dang không được như mong
Xin ai cho vẹn chữ Đồng lai sinh.

                    vhp.Hải Vân   
              Sài Gòn, 22 -2- 2011

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Lịch sử chữ Hán được sử dụng ở Việt Nam/ Viễn Phương chia sẻ



  Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam. 
Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam. Căn cứ duy nhất của họ là đoạn ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên: “Năm 33 (tức 214 TCN – V.T.K.) Tần Thuỷ Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người đi đày đến đấy canh giữ”. Cũng dựa vào đoạn ghi chép đó, PGS Trần Nghĩa (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng những người bị đi đày này “… nghiễm nhiên trở thành những sứ giả chở chữ Hán và tiếng Hán tới phương Nam”.

chinese-charactersSử ký Tư Mã Thiên là bộ sử liệu vĩ đại đáng tin cậy, nhưng từ một đoạn ghi chép trên mà suy luận rằng chẳng những tiếng mà cả chữ Hán được truyền đến Bắc bộ Việt Nam cùng đạo quân viễn chinh nhà Tần thì e chỉ là võ đoán. Vì vấn đề lại có ý nghĩa nguyên tắc từ góc độ giao lưu văn hoá Trung-Việt, nên cuối năm 2003, tại “Hội thảo quốc tế về truyền bá chữ Hán và giao lưu văn hoá Trung-Việt”, họp ở Thâm Quyến 19-21/12/2003, chúng tôi đã dành nửa đầu của báo cáo để đặt lại vấn đề với 2 ý kiến tranh luận, đó là:

1. Cùng với cuộc viễn chinh của quân Tần, bất quá mới chỉ có sự lan truyền tự nhiên (không thể gọi là truyền bá!) khẩu ngữ (tức tiếng Hán), thường song hành với mọi cuộc xâm lấn và di dân, chứ chưa thể có chuyện truyền bá chữ Hán;

2. Chỉ sau khi Triệu Đà, Huyện lệnh Long Xuyên quận Nam Hải, lợi dụng thời cơ nhà Tần sụp đổ, năm 207 chiếm lĩnh 2 quận Quế Lâm và Tượng Quận, thiết lập vương triều cát cứ Nam Việt quốc (207-111 TCN), 18 năm sau thôn tính nốt nước Âu Lạc (208-179 TCN) của An Dương Vương, chữ Hán mới thực sự được truyền bá, tức được dạy một cách có chủ định ở vùng đất Bắc bộ và bắc Trung bộ Việt Nam ngày nay .

Chứng minh ý kiến thứ nhất, chúng tôi biện luận như sau:

Theo chính Hán thư thì Tượng Quận không phải là Bắc bộ Việt Nam mà là vùng đất phía tây của Quảng Tây và phía nam của Quý Châu, như vậy thì trong cuộc viễn chinh vào miền đất Lĩnh Nam của Bách Việt, quân Tần mới chỉ đánh chiếm được vùng đất của Mân Việt (Phúc Kiến, Quảng Đông), Dương Việt và Tây Âu Việt (Quảng Tây và một phần Quý Châu), nhưng chưa chiếm cứ được đất Lạc Việt (tức nước Âu Lạc của An Dương Vương).

Một sử liệu đáng tin cậy khác là bức thư của Hoài Nam Vương Lưu An dâng lên can gián Hán Vũ Đế (140-86 trước CN) đem quân vào đất Việt, đã miêu tả quân Tần từng bị khốn đốn ở đất Việt (Lạc Việt? – V.T.K.) như sau: “Đời Tần sai quan uý Đồ Thư đánh đất Việt, người Việt trốn vào rừng núi, đánh không được, đóng quân ở vùng đất trống không, lâu ngày quân lính mệt mỏi, rồi người Việt ra đánh, quân lính Tần đại bại” . Sách Hoài Nam tử, cũng do chính Lưu An biên soạn, tả cảnh bại trận của quân Tần còn thê thảm hơn: “Trong 3 năm không cởi giáp dãn nỏ… Người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư, thây phơi huyết chảy hàng mấy chục vạn người”.

Năm 214 mới chiếm được vùng Lĩnh Nam, đến đất Việt 3 năm chiến đấu liên miên (“không cởi giáp dãn nỏ”), bị thảm bại (chủ tướng bị giết, sĩ tốt thì phơi thây); 8 năm sau, 206, nhà Tần đã diệt vong, vậy thời gian đâu mà truyền bá chữ Hán?

Nêu ý kiến chữ Hán chỉ bắt đầu được truyền bá (được dạy và học có chủ định) từ vương triều của Triệu Đà, chúng tôi căn cứ 2 sự kiện có trong sử sách Trung Hoa và Việt Nam, đó là:

a) sử gia Việt Nam dẫn sách Thuỷ kinh chú của Trung Hoa, khẳng định rằng dưới triều đại Nam Việt quốc các Lạc tướng của Hùng Vương vẫn cai trị dân như cũ, tức Triệu Đà chủ trương sử dụng các hào trưởng người Việt có uy tín và lực lượng, lại thông hiểu ngôn ngữ và phong tục tập quán địa phương, để quản lý dân Lạc Việt; vậy thì để thông đạt các chiếu chỉ, mệnh lệnh, tất nhiên nhà Triệu phải tổ chức dạy cho họ chí ít biết đọc và viết được chữ Hán, tức là đến thời điểm ấy mới nảy sinh nhu cầu khách quan về một văn tự làm công cụ cho hệ thống hành chính thống nhất bao gồm người Hoa (ở triều đình trung ương) và người Việt (ở phủ, huyện, làng xã).

b) Triệu Đà, để tranh thủ hậu thuẫn của người Việt nhằm xưng đế, cát cứ một phương, độc lập với đế quốc Hán, đã chủ trương dung hợp văn hoá Hoa – Việt, tạo ra những dòng họ hỗn huyết Hoa-Việt và dung hợp tự nhiên hai văn hoá Hoa và Việt.

Sự kiện thứ hai này là nhân tố thuận lợi thúc đẩy việc bắt đầu truyền bá chữ Hán vào đến tận làng xã, chúng tôi đã cố gắng chứng minh chi tiết hơn như sau:

Triệu Đà vốn người Hán ở đất Chân Định, nay thuộc tỉnh Hà Bắc-Trung Quốc, cho Trọng Thuỷ cầu hôn Mỵ Châu đương nhiên nhằm mục đích thôn tính Âu Lạc. Nhưng sau khi đã tiêu diệt triều đình An Dương Vương, theo Sử ký Tư Mã Thiên, Triệu Đà tiếp tục chủ trương đó: dùng Lữ Gia mà chính Sử ký Tư Mã Thiên gọi là “Việt nhân” (đúng hơn phải nói là người Hán đã Việt hoá do sống giữa cộng đồng người Việt, cũng như Lý (Bôn) Nam Đế – V.T.K.) và ghi nhận Gia “làm Thừa tướng 3 đời vua… Con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em tôn thất của vua…; ở trong nước rất được tôn trọng, người Việt tin ông, nhiều người làm tai mắt cho ông, ông được lòng dân hơn vương”. Chẳng những thế, bản thân Đà đã chủ động thích ứng với phong tục, tập quán của người Việt: trong thư dâng Hán Văn Đế (179-156 trước CN) ông viết: “Lão phu ở đất Việt đã 49 năm, hiện đương bồng cháu”. Thâm ý của câu đó, họ Triệu khi tiếp sứ thần nhà Hán là Lục Giả, đã giải thích khá cụ thể bằng hành động “xoã tóc, ngồi chò hõ (tức ngổi xổm, chồm hỗm theo phong tục người Việt, chứ không búi tóc, ngồi quỳ gối theo nghi lễ Trung Hoa – V.T.K.) mà tiếp” và cũng khá thẳng thừng đáp lại lời Giả trách Đà “phản thiên tính” (tức quên phong tục mẹ đẻ là người Hán!): “Tôi ở trong xứ mọi rợ lâu ngày, quên hết lễ nghĩa rồi” (tức không theo lễ nghi của người Hán nữa!). Có thể nói rằng họ Triệu và họ Lữ (Lã) là những đại biểu sớm nhất của các dòng họ cổ đại hoà trộn hai huyết thống Việt và Hoa được sử sách ghi lại, tức cũng xác nhận vào thời điểm đó mới bắt đầu hình thành nhân tố thuận lợi thúc đẩy sự truyền bá chữ Hán và giao lưu văn hoá Trung-Việt.

Việc Triệu Đà chủ trương dung hợp hai nền văn hoá Hoa và Việt, gần đây được chính một số học giả Trung Quốc khẳng định. Sau khi tham dự Hội thảo Thâm Quyến, trên đường về qua Quảng Châu, nhân ghé thăm khu mộ của cháu Triệu Đà là Văn Vương Triệu Muội, chúng tôi mua được sách Lĩnh Nam chi quang, miêu tả việc khai quật khu mộ đá này năm 1983. Các tác giả sách viết: Triệu Đà … “thúc đẩy chính sách dân tộc “hoà tập Bách Việt”, xúc tiến quá trình dung hợp dân tộc Hán – Việt và phát triển kinh tế – văn hoá” .

Khách quan mà nói, quan điểm về sự dung hợp hai nền văn hoá Việt và Hoa dưới triều đại Triệu Đà trong toàn cõi Nam Việt quốc đã từng được một số nhà sử học Sài Gòn nêu lên khá sớm, nhưng đúng như nhà sử học Đào Hùng, Phó tổng biên tập báo Xưa & Nay, nhận định trong Lời giới thiệu công trình cực kỳ lý thú của nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ nhất Đại học Văn khoa Sài Gòn Tạ Chí Đại Trường, xuất bản năm 1989 tại Hoa Kỳ, đến đầu năm 2006 này mới được in lại ở Việt Nam, nhan đề Thần, người và đất Việt: “Trải qua một thời gian dài giới nghiên cứu chúng ta thường bị những động cơ chính trị chi phối nên việc nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiên kiến”. Có thể nói một trong những thiên kiến như vậy là quan điểm chính thống trong giới sử học miền Bắc coi nhà Triệu là kẻ xâm lược, mà đã là kẻ xâm lược thì phải xấu, không thể có đóng góp gì đáng bàn nữa! Trong công trình nói trên, với một phương pháp nghiên cứu khách quan, không bị lập trường chính trị o ép, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường xuất phát từ luận điểm về sự liên tục văn hoá và căn cứ thực tế lịch sử về giao lưu văn hoá của cộng đồng người Việt với Hán, Chămpa và các tộc người khác, đã phát biểu những ý kiến xác đáng, nêu một nhận xét táo bạo, nhưng theo chúng tôi, không phải không có lý, rằng: “Ranh giới Giao [tức Giao Chỉ] – Quảng [tức Quảng Đông, Quảng Tây] còn nhập nhoà trong trận chiến Lý-Tống (1075-1077) khi Lý đem quân qua châu Khâm, châu Liêm có người giúp đỡ, nội ứng…”, tức theo ông, trải qua hơn nghìn năm vẫn tồn tại những truyền thống bắt nguồn từ sự dung hợp văn hoá Hoa và Việt từ thời Triệu Đà khiến ít ra một bộ phận dân chúng vùng Lưỡng Quảng không hề mặc cảm đạo quân viễn chinh của Đại Việt là những kẻ dị chủng xâm lược.

Bốn chục năm trước đây, khoảng năm 1962/63, chúng tôi từng được nghe một vị sư già ở chùa Thầy nói xương cốt dưới hang chùa là của binh lính Lữ Gia không chịu ra đầu hàng, bị quân Hán vây đến chết đói ở dưới đó. Ngay ở Hà Nội cho đến năm 1979 vẫn còn phố Lữ Gia (nay là phố Lê Ngọc Hân). Tại một số địa phương trên đất Việt Nam ngày nay dân chúng vẫn thờ Triệu Đà và Lữ Gia. Chẳng hạn, ở làng Đồng Xâm xã Hồng Thái huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình vẫn còn di tích một đền lớn uy nghi, được xếp hạng như di tích thờ vị Tổ nghề chạm bạc truyền thống. Thực ra, Tổ nghề Nguyễn Kim Lâu chỉ được thờ trong một cái am nhỏ ở địa điểm khác. Đây cũng lại là một bằng chứng về cái sự “bị động cơ chính trị chi phối”, khiến người ta phải làm sai lệch sự thật về ngôi đền này, bất chấp thư tịch lịch sử và địa chí. Danh sĩ cuối đời Lê là Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ (1726-1780) viết rành rành trong công trình nổi tiếng Việt sử tiêu án: “… làng Đường Xâm quận Giao Chỉ (nay là Đường Xâm huyện Chân Định) có miếu thờ Triệu Đà…” Huyện Chân Định sang triều Nguyễn thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định, đến năm 1894, phủ Kiến Xương cắt về tỉnh Thái Bình mới lập, sau bỏ phủ, đổi gọi là huyện Kiến Xương. Năm 1924 nhà địa dư học Ngô Vi Liễn còn ghi ở chương “Tỉnh Thái Bình” trong sách Địa dư các tỉnh Bắc kỳ : “Đền Triệu Vũ Đế ở làng Thượng Gia, phủ Kiến Xương, hội về ngày mồng 1 tháng tư”). Cũng sách của Ngô Vi Liễn cho biết: làng Thượng Gia thuộc tổng Đồng Xâm (sách đời Nguyễn Gia Long còn gọi là tổng Đường Xâm).

Tâm thức dân Việt không phải ngẫu nhiên vẫn tôn thờ Triệu Đà. Ngoài công “hoà tập Bách Việt”, phát triển kinh tế và văn hoá, biến cả miền Lĩnh Nam thành ánh hào quang (=Lĩnh nam chi quang), họ Triệu đã Việt hoá từng cùng dân Việt chống ngoại xâm. Sử ký Tư Mã Thiên viết rằng thời Triệu Minh Vương (chắt của Triệu Đà) con là thái tử Anh Tề phải vào làm con tin tại triều đình nhà Hán, lấy gái Hán ở Hàm Đan họ Cù, đẻ ra con trai là Hưng, sau được nối ngôi, nên Cù thị trở thành thái hậu Nam Việt quốc; hồi còn trên đất Trung Quốc, đã là vợ Anh Tề, Cù thị vẫn dan díu với người huyện Bá Lăng là An Quốc Thiếu Quý, nay thấy Thiếu Quý sang làm sứ giả, lại cùng gian dâm, rồi khuyên vua quan Nam Việt xin “nội thuộc” nhà Hán… “bọn Lữ Gia bèn làm phản, ra lệnh trong nước: “Vương tuổi còn trẻ, thái hậu là người Trung Quốc, lại dan díu với sứ giả, chỉ muốn nội thuộc…”. Lữ Gia bèn cùng em đem quân đánh giết vương, thái hậu cùng các sứ giả của nhà Hán…; lập Vệ Dương hầu Kiến Đức, người con trai đầu của Minh Vương, vợ (Đại Việt sử ký toàn thư ghi “mẹ” – V.T.K.) là người Việt, làm vua…, đem quân đánh bọn Thiên Thu (tướng nhà Hán), diệt được họ cách Phiên Ngung (nay là Quảng Châu) 40 dặm. Gia sai người phong gói cờ tiết của sứ giả để ở cửa ải, khéo nói dối để tạ tội, rồi đem quân đóng giữ những nơi hiểm yếu” (chúng tôi nhấn mạnh – V.T.K.) .

Rõ ràng vương triều họ Triệu cùng vị Thừa tướng “Việt nhân”, “được lòng dân hơn vương”, là những người đầu tiên , trước Hai Bà Trưng cả 144 năm, đã chống quân xâm lược nhà Hán. Cuộc kháng chiến của họ dẫu được dân Việt ủng hộ, vẫn thất bại do tương quan lực lượng quá chênh lệch ở thời buổi nhà Hán vừa mới diệt Tần lên làm chủ Trung Hoa, đang trở thành một đế chế hùng mạnh. Nhưng cũng như một người xưa, Tiến sĩ Vũ Tông Phan, đã viết về Hai Bà Trưng trên tấm bia lập năm 1840, hiện vẫn dựng giữa sân đền thờ Hai Bà ở Đồng Nhân-Hà Nội: “Việc làm của kẻ trượng phu không thể lấy thành hay bại mà bàn luận” .

Sử sách nước ta qua các thời đại khác nhau có quan điểm khác nhau về vương triều Nam Việt. Đại Việt sử lược, bộ sử thời Lý-Trần (TK XII-XIII) chép “Nhà Triệu” ngang hàng với các “Nhà” Ngô, Đinh, Lê (Đại Hành), Lý. An Nam chí lược (đầu TK XIV), do Lê Tắc viết trên đất Trung Quốc nên không dám dùng chữ “kỷ” mà Tư Mã Thiên chỉ dành riêng cho các triều đại hoàng đế Trung Hoa, gọi Triệu là “thế gia” (“Triệu thị thế gia”) ngang hàng các “thế gia” Đinh, Lê, Lý, tức vẫn coi là một triều đại thuộc sử Đại Việt. Nguyễn Trãi coi quốc thống Đại Việt trước nhà Lê gồm cả Triệu, Đinh, Lý, Trần. Trong Bình Ngô đại cáo năm 1427 ông tuyên bố:

Xét như nước Đại Việt ta,
Thực là một nước văn hiến.
Cõi bờ sông núi đã riêng,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương.

Theo tinh thần đó Đại Việt sử ký toàn thư chép nhà Triệu như một triều đại chính thống của Đại Việt. Đến cuối thế kỷ XVIII, Việt sử tiêu án và Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ phê phán chép sử Việt như thế là sai và đưa nhà Triệu ra ngoài, gọi riêng là “ngoại thuộc”, để phân biệt với giai đoạn “Bắc thuộc” sau này, khi nước ta “nội thuộc” Trung Quốc. Quốc sử quán triều Nguyễn theo như thế, có lẽ còn vì lý do năm 1804 vua Gia Long xin đặt quốc hiệu là “Nam Việt”, nhưng hoàng đế nhà Thanh không chuẩn cho, hẳn e ngại sự tái diễn việc cầu hôn một công chúa Trung Hoa và xin lại đất Lưỡng Quảng mà Quang Trung đã đặt ra. Để rạch ròi, triều Thanh đề nghị quốc hiệu “Việt Nam”, nhưng vua Gia Long không chấp thuận, tự đặt quốc hiệu là Đại Nam. Đến đầu thế kỷ XX, khi nước ta đã thành thuộc địa của Pháp, quyền uy Trung Hoa không còn tác dụng nữa, sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược (viết 1919, in 1921) mới lại đưa “nhà Triệu” vào quốc thống Đại Việt.

Nếu Quang Trung không mất sớm thì sẽ ra sao nhỉ?

Nhưng lịch sử không chấp nhận chữ “nếu”. Lịch sử đã an bài từ lâu. Ngày nay Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng hữu nghị, với biên giới đã xác định. Bởi vậy trong báo cáo tại Hội thảo Thâm Quyến 2003, chúng tôi đã nói rõ chỉ xem xét vương triều Triệu Đà thuần tuý từ góc độ giao lưu văn hoá. Nay xin một lần nữa nhấn mạnh như vậy.*

Tác giả: Vũ Thế Khôi

Nguồn:  Tạp chí Xưa và Nay số 256 tháng 8/2006 & Talawas

(Nghiên Cứu Quốc Tế)

Hình bóng Hồ Xuân Huong qua thơ Phạm 9ình Hổ/ Giang Nam chia sẻ

Tranh minh họa Hồ Xuân Huong.
 Phạm Đình Hổ (1768-1839).chánh quán xã Đan Loan, huyện Đường Hào tỉnh Hải Dương nay là Hải Hưng. Hổ là ngọc hổ phách, từ nhựa thông chôn sâu vào lòng đất từ nhiều niên kỷ nên ông lấy bút hiệu là Tùng Niên, hay Kiều Niên là cây lâu năm.Ông còn có các bút hiệu khác: Bỉnh Trực, Đông Dã Triều. Con quan Tham Tri Phạm Đình Dư, còn tục gọi là Chiêu Hổ. Theo Phạm Đình Hổ. Tuyển tập thơ văn KHXH 1998 tr 143 : " Chữ Chiêu do chữ Chiêu Văn Quán, đời Vua Lê Trang Tông (1533-1548) đổi Sùng Văn Quán lập từ đời vua Lê Thánh Tông thành Chiêu Văn Quán, nơi tòng học con quan văn từ ngũ phẩm trở lên tam phẩm, con quan từ lục phẩm trở xuống học tại Tú Lâm Cục. Cậu Chiêu, cậu Tú bắt đầu từ thời này, chế độ thụ nghiệp ban hành năm 1492 bỏ lâu không giảng nữa, nhưng nhân gian vẫn tiếp tục gọi cậu Chiêu, cậu Tú. ". Ông Tú về sau lại dùng để chỉ những người đỗ Tú tài, ông Cử: người đỗ Cử Nhân, và ông Nghè: người đỗ Tiến Sĩ..và chữ chiêu dùng cho Cô Chiêu, con gái nhà quyền quý. Qua Vũ Trung Tùy bút ta chỉ thấy Phạm Đình Hổ tham dự bình văn tại Trường Quốc Tử Giám nơi ngày xưa trước đó chỉ dành cho các hoàng tử và con quan nhất phẩm, nhị phẩm.Phạm Đình Hổ, mồ côi cha sớm lúc 10 tuổi, ông ở quê nhà với mẹ. Năm Giáp Thìn (1784-1785) 16 tuổi ông mới ra du học tại Thăng Long, ông theo học một vị thầy có lẽ là cụ Hồ Phi Diễn,(1703-1786) thân phụ Hồ Xuân Hương, và tham dự các buổi bình văn hằng tháng tại nhà Quốc Tử Giám, ông chưa kịp đi thi thì nhà Lê mất (1786). Thời loạn lạc ông về quê nhà hay đi học các nơi.
Trong thơ văn ông, chùa Kim Liên bên cạnh nhà Hồ Xuân Hương, là nơi ông thường đi lại. Bài Quá Kim Liên Tự, trong Đông dã học ngôn thi tập của Phạm Đình Hổ ông viết: " Bèo dạt làm thân khách cố kinh, Kim Liên qua lại đã bao lần "
Trong Tang Thương ngẫu lục . TTHL. Bộ Giáo Dục Sàigon 1971, quyển 2 tr 231. có bài ký tả cảnh chùa Kim Liên làng Nghi Tàm: " Mùa thu năm Đinh Tỵ (1797) tôi cùng các ông Nguyễn Thạch Hiên, Nguyễn Kính Phủ, Hoàng Hy Đỗ đến vãn cảnh chùa Kim Liên ở làng Nghi Tàm, nơi trụ trì cũ của hòa thượng Huệ (nội thị chúa Uy Vương). Bài viết ký bút hiệu Tùng Niên, có lẽ rằng Chiêu Hổ cùng các bạn đến thăm Cổ Nguyệt Đường và Xuân Hương ra về ghé thăm cảnh chùa Kim Liên. Nguyễn Thạch Hiên là học trò của Thiếu Du anh Phạm Đình Hổ, húy là Phổ quê ở Kinh Bắc, đậu khoa thi Hương năm Quý Mão, Nguyễn Kính Phủ là Nguyễn Án đỗ Cử nhân năm 1807 được bổ tri huyện Phù Dung, nơi Nguyễn Du từng trấn nhậm năm 1802-1803. Hoàng Hy Đỗ cha người Quãng Đông rất giỏi thơ và chữ viết rất đẹp.
Theo Vũ Trung Tùy Bút, trong hai năm 1798-1799, ông dạy học tại thôn Khánh Vân (nay xã Khánh Hà, huyện Thường Tín Hà Tây) hạ lưu sông Tô Lịch. Và Phạm Đình Hổ còn có nhà của gia đình ở phường Hà khẩu, phố Hàng Buồm. Nguyễn Án nhà ở gần Hồ Gươm cạnh đền Lý Quốc Sư.
Phạm Đình Hổ là cây bút tài hoa, thích kết bạn với những người đồng điệu, nhà nào có sách vở hay là ông tìm đến đọc, kết bạn thân. Khi ông ra Thăng Long, chưa được bao lâu thì người ông ái mộ thi ca và tài năng mà ông xem là nhà thơ lớn nhất nước cùng với Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Tông Khuê là quan Hoàng Giáp Hồ Sĩ Đống vừa qua đời. Phạm Đình Hổ có kiến thức uyên bác nhưng khác với Lê Quý Đôn nhà bác học, nhà bách khoa đọc nhiều sách Trung Quốc, làm thẻ tích lũy những gì ông đọc qua, Phạm Đình Hổ là người viết những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống hằng ngày xã hội Việt Nam, vẽ ra toàn bộ khung cảnh xã hội đương thời. Vũ Trung tùy bút, ông thả bút lan man trong những ngày mưa, ông ghi chép tùy hứng, ngày nay bất cứ ai nghiên cứu một ngành gì trong xã hội Việt Nam, không thể thiếu những trích dẫn từ Vũ Trung Tùy Bút.
Thời Gia Long lên ngôi năm 1802, ông có tham dự khoa thi năm 1807 đỗ Tam Trường.
Khoa 1813 ông thi hỏng, khoa 1819 đang thi bị bệnh bỏ ra về.
Năm 1821 vua Minh Mạng ra Bắc, vời ông ra diện kiến và lưu ý khuyến khích việc làm sách, xuống chiếu ai tìm được sách cũ hay làm sách mới đều được ban thưởng. Phạm Đình Hổ nhân dịp ấy dâng sách lên, thì được ban thưởng. Vua vời ông ra và bổ làm Hành Tẩu, một tháng sau thăng làm Hàn Lâm Viện Biên Tu, ít lâu sau ông từ chức.
Năm 1822, các học trò ông là Lê Tông Quang đỗ Tiến sĩ, Nguyễn Xuân Phượng, Trương Mãn, Trương Đức Hoằng đỗ Cử nhân. Phạm Đình Hổ nổi tiếng là vị thầy giỏi.
Năm 1826 Vua Minh Mạng triệu ông ra cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm và Tế Tửu Quốc Tử Giám, nhưng năm sau ông cũng xin nghĩ bệnh rồi từ chức. Sau đó ông trở lại nhậm chức cũ được thăng Thị giảng Học sĩ. Đến năm 1832 ông về hưu luôn và mất năm 1839 thọ 71 tuổi.
Phạm Đình Hổ để lại nhiều trước tác: Lê Triều Hội điển, Bang giao điển lệ, An Nam chí, Càn khôn nhất lãm, Ai Lao sứ trình, Đạt Man quốc địa đồ (Chân Lạp), Hy Kinh trắc lãi, Nhật dụng thường đàm, Vũ Trung tùy bút, Tang Thương ngẫu lục (hợp với Nguyễn Án), Quốc Sử tiểu học, Hành tại diện đối (Ghi lại cuộc gặp gỡ ông với vua Minh Mệnh), Quần thư tham khảo, Châu phong tạp khảo, Châu Phong thi tập. Đông Dã học ngôn thi tập.(Xem Nguyễn Q. Thắng. Tự điển danh nhân Việt Nam, tr 735)
Trong thơ chữ Hán của Phạm Đình Hổ có bốn bài thơ viết về một người con gái ở kinh đô Thăng Long, ông không nói tên : biết làm thơ, yêu hoa mai, biết đàn, nhỏ tuổi hơn ông. Chưa kể các yếu tố khác. Ngày nay nếu tại Hà Nội, tìm một cô gái như thế tên gì, thì chả khác chi tìm cây kim trong đống rơm, nhưng ở thời đại ông, kinh đô Thăng Long vài chục ngàn dân, là một cái thành, vài chục phố phường và làng mạc bao bọc chung quanh, các thiếu nữ biết làm thơ bao thế kỷ chưa thể kể đủ tên trên mười đầu ngón tay, và người thiếu nữ ấy yêu hoa mai nữa, khỏi cần là " nhà trinh thám " ta biết ngay thiếu nữ đó là Xuân Hương Hồ Phi Mai. Phạm Đình Hổ viết các bài thơ về một cô gái: bài Sở hữu cảm, Thiếu nữ tản kiều, Hoài cổ, Vô đề. Tôi dịch và giải thích từng bài:
Bài Sở hữu cảm tả một cô gái nhỏ ở kinh đô, đôi tay còn vấn tóc thề, còn ở khuê phòng cha mẹ khá giả nuôi dưỡng không biết khổ cuộc đời (thế kỷ 18, trẻ em gái làm việc rất sớm từ 7, 8 tuổi đã cấy lúa, cắt cỏ, sàng gạo, ẳm em, nấu cơm, bán hàng rong..) cô chỉ thích làm việc nhàn hạ là quét hoa rụng bay về trong sân. Cô gái nhỏ kinh đô Thăng Long ấy, có đôi mi đen như vầng trăng non, vì yêu hoa mai thanh khiết nên chẳng nề gió lạnh lùng. Cô gái đã có tâm hồn thơ vì yêu hoa mai trắng trong, nên quét hoa, cô không lười biếng. Cô gái kinh đô Thăng Long ngồi nhìn hoa, buông cây đàn cười chẳng gảy, ngại làm ai chạnh lòng. Bài thơ có lẽ làm năm 1784-1785 lúc Phạm Đình Hổ mới, 16, 17 tuổi, mới ra du học tại Thăng Long, học tại Cổ Nguyệt Đường của cụ Đồ Diễn, ngôi nhà hình vuông giữa sân trống có hòn non bộ, lớp học nơi tiền viện, chàng ngồi '  sôi kinh, nấu sử ', thỉnh thoảng liếc mắt ra sân, cô con gái yêu của thầy,13, 14 tuổi đọc sách thơ, phú nơi khuê phòng bên hữu viện, đôi tay thường vấn tóc thề làm dáng, thỉnh thoảng ôm đàn, nhưng chẳng gảy (gảy ồn ào, cha đang giảng kinh sách, bình văn ) thỉnh thoảng tỏ sự hiện diện của mình bằng cách 'biểu diễn' ra sân trước, vườn sau quét sân hoa rụng, tỏ ra vẻ mình là gái siêng năng cần mẫn, công dung ngôn hạnh và nghe lén xem cha bình văn đang khen bài của ai ?
Cảm hứngTrường An cô gái nhỏ,
Đôi tay vấn tóc thề,
Khuê phòng không biết khổ,
Quét hoa rụng bay về.
Trường An cô gái nhỏ,
Mi đen vầng trăng non,
Vì yêu mai thanh khiết,
Chẳng nề gió lạnh lùng.
Trường An cô gái nhỏ,
Nhìn hoa tựa bên song.
Buông đàn cười chẳng gảy,
Sợ làm ai chạnh lòng.
Thơ chữ Hán Phạm Đình Hổ,
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
Sở hữu cảmTrường An tiểu nhi nữ,
Tiêm thủ quản tiểu hoàn,
Thâm khuê bất tri khổ,
Do tảo lạc hoa khan.
Trường An tiểu nhi nữ,
Mi đại nguyệt song loan,
Vị ái mai hoa khiết,
Lâm phong bất giác hoàn.
Trường An tiểu nhi nữ,
Hoa tiền độc ỷ lan,
Chỉ phạ đàn lang thính,
Hoành cầm bất tiếu đàn.
Bài Thiếu nữ tản kiều , Thiếu nữ làm duyên tả một cô gái vừa mới biết điểm trang, học kẻ mày lá liễu, đứng trước gương ngắm nghía bóng mình, uốn éo như đứt ruột, không nhớ rằng nơi gấu váy, còn vướng bông cỏ may lúc đuổi bướm hái hoa.
Thiếu nữ làm duyên
Tranh minh họa về Hồ Xuân Huong
Thiếu nữ nhà ai đó,
Trước gió vụng điểm trang.
Mày thưa học nét liễu,
Tóc ngắn vừa tỏa hương.
Trước gương thướt tha đứng,
Uốn éo như đoạn trường.
Nào hay nơi gấu váy,
Đầy cỏ may bên đường.
Thơ chữ Hán Phạm Đình Hổ
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
Thiếu nữ tản kiềuThiếu tiểu thùy gia nữ,
Phong tiền mại tiếu trang.
Thiển mi chung học liễu,
Đinh mẫn tảo sơ hương.
Niểu niểu sơ lâm kính,
Y y tự đoạn trường,
Bất tri bồng tất lý,
Áp tuyến chính phùng thường.
Bài thơ hoàn toàn phù hợp với Xuân Hương Hồ Phi Mai những năm 1790-1791, cô gái mới lớn bắt đầu biết yêu, bắt đầu để ý đến nhan sắc của mình, học kẻ lông mày vụng về, đứng trước gương ngắm bóng mình. Câu : Y y tự đoạn trường, uốn éo như đứt ruột cho ta phỏng đoán thêm một chi tiết thú vị, cô gái ấy đang mới yêu một chàng công tử đang diễn nôm truyện " Đoạn trường tân thanh ", chàng trai ấy sau ba năm phiêu bạt giang hồ đi vạn dậm Trung Quốc, mang về quyển Kim Vân Kiều truyện, chàng say mê diễn ca thơ nôm, gặp ai chàng cùng thuyết giảng, kể chuyện về Hồng nhan đa truân. Bạn bè chàng Phạm Quý Thích thì khuyến khích, Đoàn Nguyễn Tuấn bị ảnh hưởng viết cả một bài thơ về Hồng nhan đa truân trong Hải Ông Thi tập, nhưng Phạm Đình Hổ thì chế nhạo, nên nguyên cả tùy bút, thơ văn mình viết về bạn bè đương thời, có cả một bài viết về họ Nguyễn Tiên Điền,(trong Vũ Trung tùy bút) một bài viết cho Nguyễn Tiên Điền(trong thơ văn Phạm Đình Hổ) không rõ là cho Nguyễn Nể hay Nguyễn Du, nhưng không hề một chữ nào nhắc đến Nguyễn Du viết Đoạn Trường Tân Thanh. Điều này tôi có trao đổi với GS Hoàng Xuân Hãn và GS Nguyễn Tài Cẩn. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn phỏng đoán rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều rất sớm từ năm 1790 lúc còn rảnh rỗi vì sau đó khi ra làm quan, Nguyễn Du không có thì giờ để viết một truyện nôm như thế. GS Nguyễn Tài Cẩn, sau mười năm tìm chữ húy trên 10 văn bản cổ nhất Truyện Kiều đã đi đến kết luận, Truyện Kiều được viết trước thời Gia Long (1802) vì có nhiều chữ húy thời Lê Trịnh.Bài Hoài Cổ chế nhạo một cô gái được mẹ gả chồng xóm Tây gần, dấu nỗi lòng yêu đương một hình bóng khác nên nhìn hoa mà khóc, bên hoa nàng cười nụ, thổ lộ nỗi lòng trong thơ văn. Bài này phù hợp với tâm tình Hồ Xuân Hương khoảng năm 1795-1796, khi Nguyễn Du ở Hồng Lĩnh toan vượt biên trốn vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh bị Trấn Thủ Nguyễn Văn Thận bắt giam ba tháng, tin này ra Thăng Long, mẹ Hồ Xuân Hương đã thôi thúc gả nàng cho anh Thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nhại vần thơ Thôi Hộ: Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. Phạm Đình Hổ thầm kín nhạo báng Xuân Hương..
Nhớ xưaNăm xưa hoa đào nở,
Em tôi học cài trâm,
Năm nay hoa đào nở,
Mẹ gả xóm Tây gần.
Năm xưa hoa đào nở,
Gió xuân sao lạnh lùng,
Em nhìn hoa mà khóc,
Sầu vương nét mi cong.
Năm nay hoa đào nở,
Cỏ xuân mượt trời mơ,
Bên hoa em cười nụ,
Ngâm thành tự đề thơ.
Thơ chữ Hán Phạm Đình Hổ
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt
Hoài cổKhứ tuế đào hoa phát,
Lân nữ sơ học kê,
Kim tuế đào hoa phát,
Dĩ giá lân gia tê (tây)
Khứ tuế đào hoa phát,
Xuân phong hà thê thê,
Lân nữ đối hoa khấp,
Sầu thâm mi chuyển đê.
Kim tuế đào hoa phát,
Xuân thảo hà thê thê,
Lân nữ đối hoa tiếu,
Ngâm thành thủ tự đề.
Cô gái biết làm thơ, dấu nỗi lòng yêu một người đã gặp gỡ dưới hoa đào, lẽ ra phải vui khi mẹ gả lấy chồng, nàng lại âm thầm khóc bên hoa thương nhớ người xa, điều này phù hợp với tâm sự Hồ Xuân Hương khi mối tình đầu với Nguyễn Du tan vỡ.Bài Tống Liên Cừ Mai Công phó Vị Hoàng, tiễn ông họ Mai người Liên Cừ đi Vị Hoàng : Ngày hè, chống gậy trúc đi xa cố đô xuống Vị Hoàng lấy thuyền về Vịnh Phố ( Vinh) về quê hương nơi thương nhớ xa mờ. Mưa lâm râm trên sông Hoàng giang làm ướt hoa mai nở.. Hoa mai nở cuối đông đầu xuân, mùa hè làm gì còn hoa mai nở, chỉ có Hồ Phi Mai khóc tiễn đưa người tình Mai Sơn Phủ về quê hương. Về Vinh lúa thơm vàng mùa thu. Vời ngóng non cao cây lớp lớp. Hứng thơ trên cánh buồm lướt ven bờ biển. Thôi hẹn bạn ngày quay lại Thăng Long cùng rong chơi quanh hồ Hoàn Kiếm hóng gió mát trên tay áo rộng.
Gậy trúc ngày hè xa cố đô,
Giang Nam thương nhớ bóng xa mờ.
Hoàng giang mưa điểm hương mai nở,
Vịnh phố rực vàng thơm lúa thu.
Vời ngóng non cao cây lớp lớp,
Hứng về biển thẳm cánh buồm mơ.
Người đi hẹn ước ngày quay lại,
Tay áo thung thăng gió Kiếm Hồ.
Thơ chữ Hán Phạm Đình Hổ
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
Hạ nhật huề cùng xuất cố đô,
Giang Nam nam hạ tứ du du.
Sơ mai hương đậu Hoàng Giang vũ.
Dã mạch tình thâm Vịnh phố thu.
Vọng nhập tiền sơn khan võng thụ,
Hứng tùy thương hải phiếm hư chu.
Lâm kỳ ước lược quy lai nhật.
Mãn thụ thanh phong phản Kiếm hồ.
Giang Nam: Dữu Tín người đời Tống Nam Bắc Triều làm quan xa làm quan xa lâu ngày không về nhà có làm bài Ai Giang Nam Phú tỏ lòng thương nhớ quê hương. Từ đó chữ Giang Nam có nghĩa là lòng nhớ quê hương.Theo tôi, Mai Sơn Phủ hay Mai Công là bạn Phạm Đình Hổ cũng là người tình của Hồ Xuân Hương, trong Lưu Hương Ký còn lưu lại những bài thơ tình nồng nàn thắm thiết., hai người đã cắt tóc, trích máu vào chén rượu thề sinh tử có nhau.. Phạm Đình Hổ và Xuân Hương Hồ Phi Mai cùng tiễn Mai Sơn Phủ nơi bến sông Vị Hoàng (Nam Định ngày nay.) vào khoảng năm 1801, Mai Sơn Phủ về quê cậy cha mẹ hỏi cưới Xuân Hương. Nhưng rồi chàng biệt tăm trong cơn tao loạn cuối đời Tây Sơn.
Bài Vô Đề : Phạm Đình Hổ trêu Xuân Hương khi nàng được mẹ gả cho anh thầy lang xóm Tây làng Nghi Tàm, nhưng Chiêu Hổ cũng xót xa lắm vì chàng cũng thầm yêu Xuân Hương. Bài thơ Vô Đề viết cho một tình yêu sâu kín: Yêu nàng từ thuở 12, 13 và mười năm sau nàng đã lấy chồng. Yêu nàng từng say đắm với bàn tay gảy đàn, bàn tay làm thơ, bàn tay quét hoa mai rụng. Tình yêu không nói, ngày tháng trôi qua hai mươi xuân. Yêu vẻ đẹp nàng mà tiếc hoa, tiếc mộng. Tiếc không hẹn trăng với nàng từ thuở nàng biết yêu. Lòng hận như chim tinh vệ ngậm đá lấp biển. Tình như hương cỏ, chỉ biết hỏi trời. Bên bóng mát Hồ Tây xuân tàn lặng lẽ, ngoài song con chim cuốc nhảy một mình.Bài thơ thật là một tuyệt tác nói về tình yêu câm nín, say đắm, say mê, nhưng không nói ra. Câu minh cưu hữu hận nan điền hải, chim kêu lòng hận lấp bằng biển thật là cực mạnh, tình hận vô vọng như chim tinh vệ ngày ngày gắp từng viên đá sỏi để lấp biển. Vì sao không nói, vì sao không ngỏ lời với nàng, không cậy mẹ đến hỏi cưới nàng để Nguyễn Du, để anh thầy Lang, để Mai Sơn Phủ phỏng tay trên ? Ôi thôi tình duyên như hương cỏ chỉ biết hỏi trời. Có phải vì ta không yêu nàng nên nàng lận đận, đời ta như con cuốc " ngoại cuộc " nhảy một mình .
Yêu kiều bao nỗi đắm tay tiên,
Lặng lẽ phòng khuê hai mươi xuân.
Nét đẹp lạnh từng hoa tiếc mộng,
Hẹn trăng từ thuở nguyệt chia tình.
Chim kêu lòng hận lấp bằng biển,
Hương cỏ duyên gì biết vấn thiên;
Bóng mát hồ xuân tàn lặng lẽ,
Ngoài song cuốc nhảy một mình riêng.Thơ chữ Hán Phạm Đình Hổ,
Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
Vô ĐềKinh doanh bất sổ chưởng trung tiên,
Tỉnh tỏa thâm khuê nhị thập niên.
Lãnh điểm tằng kinh hoa tích mị,
U nhàn vị hứa nguyệt phân nghiên.
Minh cưu hữu hận nan điền hải,
Phương thảo vô duyên chỉ vấn thiên.
Hồ thượng âm tàn xuân tịch mịch,
Cách song tiểu đổ độc sàn nhiên.
GIAI THOẠI XƯỚNG HỌA XUÂN HƯƠNG VÀ CHIÊU HỔCó ý kiến cho rằng Chiêu Hổ không thể là Phạm Đình Hổ vì nhiều lý do :
Phong cách hai người rất khác xa. Chiêu Hổ tính tình phóng túng, tai quái, ưa bởn cợt, khi xướng họa với Chiêu Hổ thường dùng chữ Nôm. Phạm Đình Hổ tính tình nghiêm cẩn đến câu nệ, lại có ý khinh chữ Nôm. Bài " Tự thuật " trong Vũ Trung Tùy Bút tr 18, ông viết :
  • " Có người đem những sách truyện Nôm và những trò thanh sắc, nghề cờ bạc rủ rê chơi đùa thì ta bịt tai lai không muốn nghe. Ta đã học vỡ được ít kinh sử, thế mà chữ Nôm ta không biết hết.".
Lý do này theo tôi không vững, vì có người chỉ bộc lộ tình cảm mình qua văn viết, qua sách vở, đứng đắng, nghiêm chỉnh, nhưng bề ngoài thì nhút nhát, nên chỉ biểu lộ tâm tư mình bằng cách chọc phá, đùa bởn. Khác với Tốn Phong ăn nói lưu loát, dáng đi thơn thớt, điệu đàng, tán gái rất giỏi., nhưng vì điệu đàng quá nên đối tượng nghi ngờ là thiếu thành thật. Phạm Đình Hổ không biết " tán gái ", bài Vô Đề biểu lộ nỗi lòng không nói của Phạm Đình Hổ, yêu nhưng không nói được nhìn bạn bè " cuổm tay trên " mất người đẹp, còn mình chỉ là người bạn chân tình.Bài Nguyễn Nghiêu Minh trong Vũ Trung Tùy Bút tr 78. Phạm Đình Hổ cũng đã từng ứng khẩu đọc bốn câu tứ tuyệt khi thấy cháu gái con bạn chạy te te múc nước tưới hoa cúc.
Tựa hiên bảo trẻ chia nòi cúc,
Vốn cách sinh nhai cụ huyện già.
Khen lũ trẻ thơ hay biết ý,
Quanh thềm tưới nước học trồng hoa.
Phạm Đình Hổ không làm quan huyện mà làm ở Viện Hàn Lâm và ở Quốc Tử Giám chức vị Tế Tửu, tương đương với Hiệu trưởng, trong thơ truyền khẩu gọi Chiêu Hổ là quan Huyện, vì người bình dân chỉ biết có quan Huyện, thấy ai cũng gọi là quan Huyện, không biết chức tước nào khác.Văn Tân, Trần Thanh Mại và hầu hết các nhà nghiên cứu Hồ Xuân Hương đều cho rằng Chiêu Hổ chính là Phạm Đình Hổ.
Nguyễn Triệu Luật trong Ngược đường trường thi.( Hà Nội Tân Dân. 1939 Bốn Phương tái bản 1957 tr 104) viết rằng Chiêu Hổ tức Phạm Đình Hổ, cùng với Nguyễn Án hiệu Kính Phủ và Xuân Hương được người đương thời gọi là ' Tam tài tử'.
Qua số thơ truyền khẩu do Lê Quý chép trên văn bản Antony Landes năm 1892, tôi xắp xếp thời điểm đối đáp giữa hai người như sau :
Khoảng năm 1797-1799 Phạm Đình Hổ thường đến thăm Xuân Hương, sau đó đi vãn cảnh chùa Kim Liên. Trong Xuân Hương thi, phần A:
"  Hồ Xuân Hương là con gái biết chữ, hay văn. Ở trước nhà có đề : Cổ Nguyệt Đường. Có quan Huyện qua thấy đề như vậy bèn vịnh:
Nhà Cổ hãy còn đeo đẳng Nguyệt,
Buồng Xuân chi để lạnh lùng Hương.
Xuân Hương thấy vậy, ra xin quan huyện đề thơ, hẹn lấy vần hòi trừ chữ hẹp hòi.. Quan huyện ngâm:
Một hồi lều cỏ đã làm rồi,
Nhác thấy cô bay muốn thẩm hòi.
Xuân Hương nghe thẹn bèn bỏ đi. "Phần C bản Landes chép bài Mắng người say rượu:
Vẫn giả tỉnh, vẫn giả say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày ?
Này này chị bảo cho mà biết,
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.
Người con trai trả lời:
Nào ai tỉnh, nào ai say,
Nào ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày ?
Hang hùm ví bẳng không ai mó,
Sao có hùm con bỗng trốc tay ?
Đây là văn bản cổ nhất chép bài này không gọi là thơ Chiêu Hổ mà là thơ Mắng người say rượu., các văn bản về sau dựa vào chữ hùm, hùm con nên cho rằng thơ Chiêu Hổ.Bài 20 văn bản Landes phần C đề tựa Con trai ghẹo Xuân Hương. Lúc mới quen Chiêu Hổ còn ngại ngùng, Xuân Hương đùa:
Những bấy lâu nay luống nhắn nhe,
Nhắn nhe toan những sự gùm ghè,
Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám,
Chưa dám cho nên phải rụt rè.
Chiêu Hổ cà thẹn nổi máu nóng anh hùng phản công liều lĩnh:
Hỡi hỡi cô bay tớ bảo nhe,
Bảo nhe không được gậy ông ghè !
Ông ghè không được ông ghè mãi,
Ghè mãi rồi lâu cũng phải rè !
Ta thấy Chiêu Hổ mất bình tỉnh, lời thơ hồ đồ, nóng nảy. Tuy nhiên chúng ta thấy hai người đừa bởn rất thân tình.Năm 1804 sau khi thôi Tổng Cóc, Hồ Xuân Hương vay tiền Chiêu Hổ để mở hiệu sách ở Phố Nam gần đền Lý Quốc Sư, Xuân Hương vay năm quan tiền. Chiêu Hổ cho mượn có ba, Xuân Hương trách:
Sao nói rằng năm lại có ba ?
Trách người quân tử hẹn sai ra,
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Nhờ hái cho xin nắm lá đa.
Chiêu Hổ đáp:
Rằng gián thì năm, quí có ba,
Bởi người thục nữ tính không ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Cho cả cành đa lẫn củ đa.
Xuân Hương trách Chiêu Hổ là Cuội, nói dối như Cuội ngồi gốc cây đa trên mặt trăng, có lẽ Chiêu Hổ cũng không giàu có lắm, nên mưôn chuyện tiền quí với tiền gián mà trả lời. Ngày xưa một quan có mười tiền, tiền gián có 36 đồng, một quan bằng 360 đồng, do đó 5 quan bằng 1800 đồng. Tiền quí có 60 đồng; do đó 3 quan tiền quí bằng 60 X 3 = 1800 đồng. Xuân Hương tưởng mượn Chiêu Hổ tiền quí, nhưng Chiêu Hổ cho mượn tiền gian, trách Xuân Hương dốt toán tính khônng ra.Năm 1821, Phạm Đình Hổ dâng sách được vua Minh Mạng vời ra: Ông được bổ làm Hành Tẩu Viện Hàn Lâm. Xuân Hương năm ấy chồng Tham Hiệp Trần Phúc Hiển bị tử hình, trở về Cổ Nguyệt Đường, hay tin đã làm câu đối mừng Chiêu Hổ với lời đùa nhẹ nhàng:
Mặc áo Giáp, dãi cài chữ Đinh, Mậu Kỷ Canh khoe mình rằng Quý.
Lấy những chữ trong thập can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. YÙ Xuân Hương muốn chế diễu Chiêu Hổ chỉ đỗ Tú Tài, nhờ dâng sách mà được làm quan nay mặc áo đẹp ra vẻ ta đây.Chiêu Hổ nổi nóng, đối đáp bằng lời mắng nặng nề :
Làm đĩ Càn, tai đeo hạt Khảm, Tốn Ly Đoài khéo nói rằng Khôn.
Lấy những chữ trong bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn , Ly, Khôn, Đoài. YÙ mắng Xuân Hương là 'con đi càn dỡ lại còn tự phụ, cho mình khôn'. Những lời mắng nặng nề ấy có lẽ chấm dứt mối liên hệ giữa Xuân Hương và Chiêu Hổ.Vì thế trong toàn bộ tác phẩm của mình Chiêu Hổ nhắc đến tên những nhân vật thời đại nhưng ông tránh nhắc tên Xuân Hương, ngay cả những bài thơ ông viết cho Xuân Hương. Và Xuân Hương chết năm 1822 trước ông 17 năm, ông cũng không viết cho được một bài thơ, bài phú phúng điếu.
Các bài thơ nôm này chỉ là giai thoại, vì so với trình độ thơ chữ Hán nó kém cỏi, thơ ứng khẩu đùa vui, trình độ chỉ hơn vè một chút, không nên xem là tác phẩm văn học.
TS PHẠM TRỌNG CHÁNH
Paris 2000-2012

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Bí ẩn mồ chôn tập thể lớn nhất Sài Gòn/ Hồ Xưa chia sẻ


Một phần nhỏ của Đồng Mồ Mả được người Pháp chụp lại.
                      Bí ẩn mồ chôn tập thể lớn nhất Sài Gòn
Khu vực vòng xoay Dân Chủ (quận 10 và 3) từng là nơi chôn 1.831 người già, trẻ bị vua Minh Mạng ra lệnh xử tử trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi 180 năm trước. 
        Ngã sáu Công trường Dân Chủ, đường 3/2, Cách Mạng Tháng 8 là khu vực sầm uất tại TP.Sài gòn với nhà cao tầng san sát, xe cộ tấp nập. Nhưng ít người biết trước đây nó từng là nghĩa địa lớn nhất Sài Gòn với tên gọi "đồng mồ mả". Đây cũng là vị trí được cho là có ngôi mộ tập thể (tên gọi là Mả Ngụy) gần 2.000 người già, trẻ, trai, gái bị xử tử vì tội phản nghịch trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835) dưới thời vua Minh Mạng. 
       Mả Ngụy hay Mả Biền Tru vốn nằm trong vùng đất khá rộng gọi là Đồng Tập Trận - nơi tập trận và diễn binh của nhà Nguyễn (về sau người Pháp đặt tên là Đồng Mồ Mả) ở Gia Định thành ngày xưa. Nhiều câu chuyện ly kỳ, rùng rợn được người xưa đồn đại qua nhiều thế hệ cũng xuất phát từ Mả Ngụy nầy. 
       Về sự biến Lê Văn Khôi, sử gia Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử lược ghi, khi Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt vừa mất (năm 1832), quan Bố chính có tiếng tham ác là Bạch Xuân Nguyên xưng phụng mật chỉ truy xét và soi mói đời riêng của ông Duyệt (1833), rồi ra lệnh bắt giam con nuôi của ông là Lê Văn Khôi. 


Bản đồ người Pháp vẽ năm 1878, Sài Gòn tập trung chủ yếu hai bên đường Impériale (nay là Hai Bà Trưng) về phía rạch Thị Nghè và từ đường Chasseloup Laubat (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) về hướng sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Phía còn lại của hai con đường này là ranh giới của một khu vực rộng lớn gần như không có người ở, được họ đặt tên là Đồng Mả Mồ (Đồng Tập Trận).
       Ông Khôi sau đó vượt ngục, tập hợp lực lượng trả thù. Ngày 18/5/1833, ông cùng thuộc hạ vào dinh quan Bố, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên. Gặp quan Tổng đốc là Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu, nhóm này cũng giết nốt. 
       Sẵn đà, Lê Văn Khôi chiếm luôn thành Phiên An (Thành Bát Quái), tự xưng là Đại Nguyên Soái rồi phong quan tước cho các thuộc hạ như một triều đình riêng. Khôi cũng đánh chiếm các tỉnh lân cận. Bị bất ngờ, nên các tỉnh khác nhanh chóng thua trận. Chỉ trong một tháng quân của Khôi đã chiếm được cả 6 tỉnh Nam kỳ lúc đó. 
       Để bắt Khôi và đám người dưới trướng, triều đình Huế cho hàng chục nghìn quân thủy, bộ vào Nam, bao vây chặt thành Phiên An (do Tả quân Lê Văn Duyệt xây xong năm 1830). Thành xây bằng đá ong, cao và rộng, hào sâu, ở trong thành lại có đủ cả lương thực khí giới nên quan quân đánh thành lần nào cũng bị chết nhiều người, mà không lấy được. 
        Tháng Chạp năm ấy, Khôi chết vì bệnh phù thủng, con trai là Lê Văn Câu mới 8 tuổi lên thay cha cầm cự. Tuy nhiên, phải vất vả mãi đến 2 năm sau, khi người của Khôi đều đã mệt mỏi, quân triều đình mới hạ được thành và vào bắt giết tất cả 1.831 người, đem chôn vào một chỗ. Sau gọi là Mả Ngụy (ý nghĩa là giặc, phản loạn) hay Mã Biền Tru. Sáu người cầm đầu thì bị đóng cũi đem về Kinh thành Huế trị tội (án tùng xẻo), trong đó có con trai Lê Văn Khôi. 
       Sự biến Lê Văn Khôi với kết cục gần 2.000 người bị xử tử (trong khi dân số Sài Gòn lúc bấy giờ còn ít ỏi), chôn cùng một chỗ đã gây kinh hãi cho người dân thành Gia Định suốt một thời gian dài. Khu vực Đồng Tập Trận thường được nhắc lại như một vùng đất của oan hồn, không ai dám bén mảng, dần trở thành một vùng rừng cây rậm rạp rộng lớn giữa trung tâm Gia Định. 
        Dân Sài Gòn thời bấy giờ mỗi khi cúng cô hồn thường làm bánh màu xanh, đỏ dành cho "đầu lĩnh" Lê Văn Câu mới tròn 8 tuổi và trẻ con bị chết oan bởi binh biến Phiên An. Đến tận ngày nay nhiều người già vẫn còn truyền miệng mấy câu thơ về sự biến này. 
         "Chiều giông Mả Ngụy cũng giông,
          Hồn lên lớp lớp bềnh bồng như mây.
          Sống thời gươm bén cầm tay,
          Chết thời một sợi lông mày cũng buông.
          Thương thay Mả Ngụy mưa tuôn..."..  .
        Nguyên nhân là mỗi khi trời chạng vạng, lập lờ giữa ánh sáng và bóng tối, do có nhiều cây cối rậm rạp, hoang vu nên cả khu vực Mả Ngụy mờ đục như bị phủ một lớp sương. Người xưa đồn đại đó là vong hồn của gần 2.000 người bị chôn tập thể, bắt đầu trồi lên để sống phần của người cõi âm. 
        Trong cuốn Địa lý lịch sử Thành phố Sài gòn (TP.HCM) in sau biến cố 1975, trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 1, phần lịch sử), Mả Ngụy được nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu xác định khoảng gần Mô Súng, tức Ngã Sáu, Công trường Dân Chủ ngày nay.
       Ngoài ra, còn một số ý kiến khác về vị trí Mả Ngụy được học giả Vương Hồng Sển dẫn lại trong cuốn Sài Gòn năm xưa. Như ý kiến của ông Lê Văn Phát trong quyển Khảo về Tả quân Lê Văn Duyệt (xuất bản năm 1924 tại Sài Gòn) cho biết Mả Ngụy ở gần trường đua ngựa cũ, thuộc làng Chí Hòa, tại góc đường Thuận Kiều (nay là Cách Mạng Tháng Tám) và Général Lizé (nay là đường Điện Biên Phủ). 
       Ngoài ra, theo nhận định của ông Đặng Văn Ký cũng được học giả Vương Hồng Sển dẫn lại, Mả Ngụy ở khoảng bệnh viện Bình Dân (thuộc quận 3), từ đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám) vào Chợ Lớn (thuộc quận 5) nằm phía tay phải đường Điện Biên Phủ ngày nay, tức phía đối diện với bệnh viện. 
        Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về vị trí, song nhìn chung Mả Ngụy cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực Ngã Sáu Công trường Dân Chủ - giới hạn bởi 3 con đường Cách Mạng Tháng 8, 3 tháng 2 và Điện Biên Phủ. 


Vòng xoay Dân Chủ ngày nay là giao lộ của các tuyến đường Võ Thị Sáu - Lý Chính Thắng - 3/2 - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Phúc Nguyên - Nguyễn Thượng Hiền. Ảnh: VOV giao thông.
        Trong khi đó, theo nhà văn Sơn Nam - Ông già Nam Bộ - tên gọi Mả Nguỵ có thể do buổi đầu dân còn sợ vua Minh Mạng. Nhưng lịch sử đã qua hơn 150 năm, người chết rồi thì ai cũng như ai, xoá bỏ đi những bất đồng, tranh chấp. Về sau, không ai còn gọi "Mả Nguỵ" nữa mà gọi là Đồng Mả Lạng, theo nghĩa mất dấu vết vì thời gian. Xưa kia, người Pháp gọi "cánh đồng mồ mả" vì có quá nhiều mồ mả (Plaise Des Tombean). 
        Cũng theo cố nhà văn, trên đường Cao Thắng (quận 10), dân địa phương tự phát đề cao một ngôi đình làng (không được sắc phong) nhằm mục đích hương khói, thờ cúng những người chết đã dám đứng vào hàng ngũ của Lê Văn Khôi. Ngày xưa, các vị đó rơi vào hoàn cảnh khó xử đã chết, không bia mộ, mồ mả tập thể bị san bằng, vị trí không rõ ràng, thân nhân thời ấy cũng chẳng biết nơi đâu mà tìm. 
        Vì vậy, ngôi đình này có thể được xây để thờ những người chết vì tham gia dưới trướng Lê Văn Khôi, nên việc cúng tế cũng khá long trọng, trống chiêng vang rền. Tuy đất đai chật hẹp, những đồng bào lân cận vẫn chừa ra một khoảng đất khá rộng, giữ thể diện xứng đáng với ngôi đình. Bản chất tốt đẹp của người Việt Nam khi đã yêu kính lẫn nhau thì không bao giờ thắc mắc những điều vụn vặt. 
        Cho tới hôm nay, vẫn chưa có bằng chứng nào chắc chắn để có thể xác định vị trí chính xác của Mã Ngụy. Nhưng qua nhiều tư liệu lịch sử, nhận định của các nhà nghiên cứu có thể khẳng định dưới nền những khu phố đông đúc tại khu vực vòng xoay Dân Chủ ngày nay. Và Mả Ngụy vẫn còn là một huyền thoại không mấy thơ mộng, trường tồn với dòng lịch sử của vùng đất Sài Gòn. 
Theo Trung Sơn.
Chuyển từ Mỹ Lệ & Hồ Xưa trình bày.

Người có lòng với Văn Hóa Việt/ Nguyễn Văn Hùng chia sẻ


Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam

Ngọc Tú

Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam
Chia sẻ:

Sau hơn 3 tháng thi công, tượng Đại thi hào Nguyễn Du được tạc từ khúc gỗ gù hương nguyên khối nặng 4,8 tấn đã được hoàn thành.

Chủ nhân của bức tượng Đại thi hào Nguyễn Du “khủng” là anh Lê Văn Huy (SN 1971, TP. Vinh, Nghệ An). Khoảng tháng 4/2014, anh Huy tình cờ biết người dân tộc ở huyện miền núi Nghệ An đào được gốc cây gù hương khủng nên quyết mua về.
Chủ nhân của bức tượng Đại thi hào Nguyễn Du “khủng” là anh Lê Văn Huy (SN 1971, TP. Vinh, Nghệ An). Khoảng tháng 4/2014, anh Huy tình cờ biết người dân tộc ở huyện miền núi Nghệ An đào được gốc cây gù hương khủng nên quyết mua về.
Vốn mến mộ cụ Nguyễn Du từ thuở bé, nên khi mua được khúc gỗ quý, anh Huy liền lên ý định tạc tượng cụ Nguyễn Du để thỏa chí đam mê. Trong ảnh là bản thảo của bức tượng.
Vốn mến mộ cụ Nguyễn Du từ thuở bé, nên khi mua được khúc gỗ quý, anh Huy liền lên ý định tạc tượng cụ Nguyễn Du để thỏa chí đam mê. Trong ảnh là bản thảo của bức tượng.
Ban đầu, khúc gỗ gù hương anh Huy mua được có chiều cao hơn 3,5m. Đường kính chỗ lớn nhất là 2,5m. Khúc gỗ này nặng hơn 4,8 tấn và ước tính có tuổi đời lên đến cả nghìn năm.
Ban đầu, khúc gỗ gù hương anh Huy mua được có chiều cao hơn 3,5m. Đường kính chỗ lớn nhất là 2,5m. Khúc gỗ này nặng hơn 4,8 tấn và ước tính có tuổi đời lên đến cả nghìn năm.
Anh Huy cho biết, mua gỗ thì dễ nhưng việc tìm thợ giỏi để về tạc tượng theo ý tưởng của mình là rất khó. Anh đã phải đi ra tận tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để thuê những người thợ giỏi về tạc tượng.
Anh Huy cho biết, mua gỗ thì dễ nhưng việc tìm thợ giỏi để về tạc tượng theo ý tưởng của mình là rất khó. Anh đã phải đi ra tận tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để thuê những người thợ giỏi về tạc tượng.
Cuối năm 2014, anh Huy bắt đầu lên ý tưởng tạc tượng giống như bản thảo trước đó. Tuy nhiên, vì phải tham khảo nhiều ý kiến từ các nghệ nhân khác để hoàn thiện hơn nên mãi đến tháng 6/2015, công việc mới được triển khai.
Cuối năm 2014, anh Huy bắt đầu lên ý tưởng tạc tượng giống như bản thảo trước đó. Tuy nhiên, vì phải tham khảo nhiều ý kiến từ các nghệ nhân khác để hoàn thiện hơn nên mãi đến tháng 6/2015, công việc mới được triển khai.
Anh huy cho biết, anh phải thuê rất nhiều tốp thợ với mỗi tốp 2 người để làm từng công đoạn một như cắt gỗ, tạc thô. Còn tạc chính và hoàn thành thì chỉ duy nhất một nghệ nhân tại tỉnh Bắc Giang đảm nhiệm.
Anh huy cho biết, anh phải thuê rất nhiều tốp thợ với mỗi tốp 2 người để làm từng công đoạn một như cắt gỗ, tạc thô. Còn tạc chính và hoàn thành thì chỉ duy nhất một nghệ nhân tại tỉnh Bắc Giang đảm nhiệm.
Sau hơn 3 tháng làm việc cật lực, bức tượng đã được hoàn thành vào cuối tháng 9 vừa qua.
Sau hơn 3 tháng làm việc cật lực, bức tượng đã được hoàn thành vào cuối tháng 9 vừa qua.
Sau khi hoàn thành, tượng có chiều cao 3,02m (tính cả đế), đường kính phần lớn nhất là 2m. Đây được xem là pho tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam.
Sau khi hoàn thành, tượng có chiều cao 3,02m (tính cả đế), đường kính phần lớn nhất là 2m. Đây được xem là pho tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam.
Chia sẻ về ý tưởng tạc tượng này, anh Huy cho biết do từ nhỏ đã được nghe những lời ru câu kiều nên không biết mến mộ cụ Nguyễn Du từ lúc nào. Từ đó anh ấp ủ tạc tượng để tôn vinh cụ.
Chia sẻ về ý tưởng tạc tượng này, anh Huy cho biết do từ nhỏ đã được nghe những lời ru câu kiều nên không biết mến mộ cụ Nguyễn Du từ lúc nào. Từ đó anh ấp ủ tạc tượng để tôn vinh cụ.
Anh Huy cho hay, từ lúc biết anh hoàn thành bức tượng này, có rất nhiều người đến hỏi mua với giá rất cao. Tuy nhiên anh nhất quyết không bán mà giữ lại.
Anh Huy cho hay, từ lúc biết anh hoàn thành bức tượng này, có rất nhiều người đến hỏi mua với giá rất cao. Tuy nhiên anh nhất quyết không bán mà giữ lại.
Ở phía cạnh bên tượng là tấm biển khắc tên và năm sinh năm mất của cụ Nguyễn Du.
Ở phía cạnh bên tượng là tấm biển khắc tên và năm sinh năm mất của cụ Nguyễn Du.
Ở phía bên thân tượng còn có một hộc cây đã ôm lấy hòn đá lâu năm. Cho rằng đây là mộc ngậm thạch rất đặc biệt nên anh Huy và những người thợ quyết tâm giữ lại nguyên bản mà không xử lý.
Ở phía bên thân tượng còn có một hộc cây đã ôm lấy hòn đá lâu năm. Cho rằng đây là mộc ngậm thạch rất đặc biệt nên anh Huy và những người thợ quyết tâm giữ lại nguyên bản mà không xử lý
Mọi chi tiết bức tượng đều được tạc rất sắc sảo, đẹp.
Mọi chi tiết bức tượng đều được tạc rất sắc sảo, đẹp.
Ngoài thân tượng, các nghệ nhân còn tạc thêm những cuốn sách, hồ lô và bàn, chén để bên cạnh rất đẹp và độc đáo.
Ngoài thân tượng, các nghệ nhân còn tạc thêm những cuốn sách, hồ lô và bàn, chén để bên cạnh rất đẹp và độc đáo.
Khuôn mặt cụ Nguyễn Du được tạc rất đẹp và giống y nguyên với những mẫu tượng về cụ trước đó.
Khuôn mặt cụ Nguyễn Du được tạc rất đẹp và giống y nguyên với những mẫu tượng về cụ trước đó.
Trên tay bức tượng vẫn cầm một chiếc bút mang nét độc đáo riêng của Đại thi hào Nguyễn Du.
Trên tay bức tượng vẫn cầm một chiếc bút mang nét độc đáo riêng của Đại thi hào Nguyễn Du.
Toàn bộ thân tượng và các chi tiết đều được tạc từ khúc gỗ gù hương nguyên khối mà không hề có sự chắp nối.
Toàn bộ thân tượng và các chi tiết đều được tạc từ khúc gỗ gù hương nguyên khối mà không hề có sự chắp nối.
Hiện tại tượng đã tạc xong nhưng vẫn được anh Huy gửi tại một kho gần nhà. Vì sợ nắng nên anh Huy phải dùng bạt che để tránh gây sự hư hại cho tượng.
Hiện tại tượng đã tạc xong nhưng vẫn được anh Huy gửi tại một kho gần nhà. Vì sợ nắng nên anh Huy phải dùng bạt che để tránh gây sự hư hại cho tượng.
Được biết, anh Huy là thành viên Hội Di sản Sông Lam (Nghệ An) và đam mê đồ cổ. Trong nhà anh có đến hàng nghìn đồ cổ có tuổi đời từ trăm năm đến cả nghìn năm.
Được biết, anh Huy là thành viên Hội Di sản Sông Lam (Nghệ An) và đam mê đồ cổ. Trong nhà anh có đến hàng nghìn đồ cổ có tuổi đời từ trăm năm đến cả nghìn năm.
Vợ anh - chị Nguyễn Thị Vân Huyền (SN 1979) là cháu đời thứ 8 của dòng họ của cụ Đại thi hào Nguyễn Du.
Vợ anh - chị Nguyễn Thị Vân Huyền (SN 1979) là cháu đời thứ 8 của dòng họ của cụ Đại thi hào Nguyễn Du.
Anh dành hẳn 1 gian phòng để trưng bày cổ vật cho thỏa chí đam mê.
Anh dành hẳn 1 gian phòng để trưng bày cổ vật cho thỏa chí đam mê.
Rất nhiều đồ cổ từ thời đồ đá.
Rất nhiều đồ cổ từ thời đồ đá.
Có cả vòng của người Việt Cổ ngày xưa dùng làm trang sức.
Có cả vòng của người Việt Cổ ngày xưa dùng làm trang sức.
Anh Huy cho biết, tượng sẽ được trưng bày trong dịp “Lễ kỷ niệm 250 năm (1765 - 2015) ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Đại thi hào Nguyễn Du” được tổ chức vào tháng 11 tới đây.
Anh Huy cho biết, tượng sẽ được trưng bày trong dịp “Lễ kỷ niệm 250 năm (1765 - 2015) ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Đại thi hào Nguyễn Du” được tổ chức vào tháng 11 tới đây.
Gia đình anh Huy, chủ nhân bức tượng đặc biệt.
Gia đình anh Huy, chủ nhân bức tượng đặc biệt.




 Trí Thức Trẻ