Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Tưởng niệm GsTS Trần Văn Khê. người có công quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam ra khắp thế giới/ Hồ Phất chuyển



 


image
Giáo sư Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê vừa qua đời tại Sài Gòn sau thời gian nằm viện, hưởng thọ 94 tuổi.

Ông du học tại Pháp từ năm 1949 và là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sỹ Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án tiến sĩ "Âm nhạc truyền thống Việt Nam". Ông được biết đến là người đã có công quảng bá âm nhạc cổ truyền Việt Nam ra thế giới.
Sau đây là ý kiến của một số chuyên gia và nghệ sĩ về âm nhạc dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước chia sẻ về ông.

Truyền bá cái hay cái đẹp của nhạc dân tộc

image
Gs Ts Khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam
Vào những năm 1970 công việc nghiên cứu âm nhạc cũng đã làm khá kỹ khá nhiều nhưng chúng tôi đón được cuốn sách Âm nhạc Việt Nam cổ truyền của ông Khê, chúng tôi mừng lắm.

image
Ông phác cho chúng tôi suốt cả một lịch trình âm nhạc từ thời Lê đến thời kỳ Pháp thuộc. Đó là những tư liệu đầu tiên có nghiên cứu cho nên chúng tôi rất mừng.

Chúng tôi sau đó được biết ông Khê đã đi khắp nơi trên thế giới, ở nơi nào ông cũng truyền bá, trình bày cái hay cái đẹp của âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Lúc bấy giờ và ngay cả bây giờ nữa không phải chúng ta muốn truyền bá cái gì về âm nhạc dân tộc Việt Nam là được mà phải có điều kiện, phải có tài trình bày, phải có kiến thức hiểu biết và cũng có điều kiện để đi các nơi như ông Khê.

image
Cho tới những năm 2000 tôi được tiếp xúc với ông Khê, nhất là trong Hội nghị về Nhã nhạc. Lúc bấy giờ chúng tôi chuẩn bị làm hồ sơ cho UNESCO để người ta vinh danh di sản đầu tiên của Việt Nam là Nhã nhạc cung đình Huế.

Phải nói rằng ông Khê đóng góp rất nhiều vì trong công trình nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam  ông đã giành rất nhiều trang cho âm nhạc cung đình, thành ra sự đóng góp để làm nổi bật cái hay cái đẹp cái cổ truyền và tính đặc sắc dân tộc trong âm nhạc cung đình Việt Nam còn lại ở thời Nguyễn, đã góp phần làm cho hồ sơ có tính hấp dẫn và thuyết phục cao và vì thế âm nhạc cung đình Huế là di sản đầu tiên được UNESCO vinh danh.

image
Sau này về sống trong nước ông tiếp tục góp ý rất nhiều cho các hồ sơ sau.
Ngoài ra ông còn quan tâm đến việc giảng dạy cho các cháu nhỏ. Đấy chính là một biện pháp để duy trì nền âm nhạc dân tộc Việt Nam. Ông tự mình mở nhiều lớp và có các CLB để thu hút các cháu.
Việc làm của ông trong phạm vi không lớn lắm nhưng chúng ta có thể nói rằng ông là con người cả đời đã cống hiến cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam. Nói về một con người thì có lẽ đấy là điểm đậm nhất, đẹp nhất về ông Khê.

Bảo tồn phát huy âm nhạc truyền thống

image
Tiến sĩ Alexander Cannon, chuyên gia về âm nhạc dân tộc Việt Nam, Đại học Western Michigan, Mỹ
Giáo sư-Tiến sĩ Trần Văn Khê là nhà nghiên cứu vĩ đại của thế giới. Từ thập kỷ 1950, nhiều nhà nghiên cứu về âm nhạc dân tộc học (ethnomusicology) đã đọc các bài viết và sách của ông Trần Văn Khê về lịch sử âm nhạc truyền thống Việt Nam và về âm nhạc Châu Á ảnh hưởng tới âm nhạc Việt Nam như thế nào.

Cho đến nay, cuốn "Âm nhạc truyền thống Việt Nam" (La musique vietnamienne traditionnelle) của ông vẫn là cuốn sách hoàn hảo nhất về âm nhạc Việt Nam. Sở dĩ sinh viên Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Nhật biết về âm nhạc Việt Nam là nhờ những giảng dạy của ông.

image
Tại Việt Nam, ai cũng biết việc ông Khê bảo tồn, phát huy âm nhạc truyền thống Việt Nam như thế nào.

Năm 2007, tôi bắt đầu làm nghiên cứu về nhạc tài tử Nam bộ (cũng gọi là đờn ca tài tử), một loại nhạc phổ biến ở TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, khác với nhạc cải lương.

image
Lúc đó, ít người dân TP. HCM biết về đờn ca tài tử, chỉ biết về cải lương. Nhưng nay đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại và tất cả mỗi người Việt đều biết về đờn ca tài tử. Ngoài ra, nhiều người còn được giải thích đờn ca tài tử và nhạc cải lương khác nhau như thế nào. Lý do: Ông Khê là người đã phổ biến các kiến thức về loại nghệ thuật này.

Tôi may mắn được gặp ông hai lần vào năm 2007 và 2012.

Lần cuối cùng, tôi phỏng vấn ông trong ba tiếng đồng hồ. Lúc bắt đầu nói chuyện, giọng nói của ông Khê mềm mại và có vẻ yếu ớt; nhưng tới cuối ông như chàng trai trẻ với giọng nói mạnh mẽ và cử chỉ cường tráng, với giải thích rõ ràng và lanh lợi.

image
Trong quá trình nói về hai phương pháp đàn tuỳ hứng của Việt Nam và Ấn Độ giống nhau như thế nào, ông đã hát một bài Ấn Độ, sử dụng các lời sa ri ga ma pa dha ni sa. Lời này tên là "sargam", giống như hò xự xang xê cống của Việt Nam hoặc là sol la do re mi của châu Âu. Có lẽ không có loại nhạc nào mà ông không biết!

Với ông Âm nhạc là nguồn sống. Trong quá trình viết các bài về âm nhạc truyền thống Việt Nam, tôi luôn đọc lại "La musique vietnamienne traditionnelle" hay là bài "Học chân phương mà đờn hoa lá" để nghe tiếng nói hướng dẫn của ông.

Những đóng góp của ông sẽ giúp mỗi nghệ sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam trong tương lai có thể thể hiện một phần tâm hồn ông qua nghệ thuật của mình.

Cây đại thụ

image
Nguyễn Văn Khuê, Nghệ sĩ đàn đáy và con trai nghệ nhân ca trù Nguyễn Văn Mùi, gia đình có bảy đời theo nghệ thuật ca trù
Từ những năm 90, mặc dù ở nước ngoài, nhưng ông đã để tâm rất nhiều, nhất là lĩnh vực nghệ thuật ca trù.
Ông đã đưa băng ca trù, như băng của bà Quách Thị Hồ, để thế giới cảm nhận được nghệ thuật ca trù là cao sang, độc nhất vô nhị của dân tộc Việt Nam, gắn liền với văn chương, lễ hội, phong tục tập quán của dân tộc.

Ông là người có công rất lớn trong việc tìm nhặt lại những nghệ nhân ca trù đích thực của Việt Nam để giới thiệu giúp thế giới có thể cảm nhận vẻ đẹp của nghệ thuật ca trù. Đó là công lao rất lớn.
Khi về nước ông cũng xuống gặp gỡ gia đình nghệ nhân để tìm hiểu và thu thập tài liệu về ca trù để rồi thành một công trình rất lớn giúp sau này UNESCO công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

image
Ngoài ra ông còn làm các công việc khác cho nhã nhạc Huế, đờn ca tài tử .v.v. Phải nói ông là một con người tôi vô cùng trân trọng.
Ông mất đi là một tổn thất lớn cho dòng nghệ thuật dân gian của Việt Nam. Ông là người có tâm, có đức, nghiên cứu rất kỹ về nhạc dân tộc.

Để có những người kế cận được thì chắc lớp trẻ chắc cần phải có những năm tháng và rất nhiều học hỏi, nhất là ngành lý luận âm nhạc càng cần phải có trải nghiệm qua nhiều thời kỳ.

image
Ông Khê là một cây đại thụ, muốn có cây đại thụ như vậy thì phải mất nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, phải yêu đất nước, âm nhạc, con người và văn hóa Việt Nam thì mới có thể thay thế được.

Tạo cảm hứng và có ảnh hưởng dài lâu

image
Tiến sĩ Barley Norton, Khoa Âm nhạc, Goldsmiths, ĐHTH London
Ông Trần Văn Khê ra đi là một mất mát lớn cho âm nhạc Việt Nam. Là một nhạc sĩ, học giả và một trí thức, ông Trần Văn Khê đã truyền bá không biết mệt mỏi cho âm nhạc Việt Nam.

Suốt cuộc đời mình ông Khê đã tạo hứng khởi và làm rung động biết bao người và ông cũng là người đã có ảnh hưởng tới quyết định nghiên cứu âm nhạc Việt Nam của tôi.

image
Khi tôi bắt tay vào việc làm thạc sĩ về âm nhạc dân tộc học tại Đại học Tổng hợp London vào đầu những năm 1990s, một số những băng ghi âm nhạc Việt đầu tiên mà tôi được nghe là do ông Trần Văn Khê thực hiện, và cuốn sách đặt nền tảng của ông La Musique Vietnamienne Traditionelle, đã lần đầu tiên giới thiệu cho tôi về lịch sử, nhạc cụ và các thể loại âm nhạc Việt Nam.

Đọc sách và nghe những băng ghi âm của ông từ thời những năm 1960s và 1970s với các thể loại âm nhạc truyền thống, như ca trù, nhã nhạc và hát bội đã tạo hứng khởi cho tôi tìm hiểu thêm về âm nhạc Việt Nam. Thế là tôi đã liên lạc với ông Trần Văn Khê và tới thăm ông tại gia ở Paris.

Vào lúc đó tôi biết ít về nhạc Việt Nam và chưa từng tới Việt Nam nhưng tôi nhớ ông đã giành cho tôi rất nhiều thời gian của ông và khuyến khích tôi nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

image
Sau cuộc gặp ở Paris, tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào mùa hè năm 1994 để nghiên cứu về nghệ thuật ca trù và tôi tiếp tục nghiên cứu và viết về âm nhạc Việt Nam kể từ đó.

Tôi gặp lại ông lần nữa tại một hội nghị về âm nhạc ở Hà Nội vào năm 2005, hơn một thập niên sau lần gặp đầu tiên ở Paris, tôi lại được nhắc nhở tới sức hấp dẫn và nhiệt huyết đầy lôi cuốn của ông khi ông cuốn hút khán giả bằng những lời bình uyên bác về các kỹ thuật hát khác nhau.

Ông Trần Văn Khê là một trong số ít các học giả có khả năng truyền tải những tư tưởng phức tạp theo cách giải trí và thường là hài hước.

Năm 2004 ông trở lại sống tại Việt Nam và tiếp tục làm công việc của một đại sứ cho âm nhạc Việt Nam. Cho tới khi sắp qua đời, ông vẫn là một người viết nhiều và hoạt động tích cực trong việc hỗ trợ phục hồi những thể loại âm nhạc cổ truyền đang bị lãng quên.

image
GS.TS. Trần Văn Khê diện Âu phục, sử dụng đàn cò - Ảnh chụp năm 1952 mà Trần Văn Khê
Được nhìn nhận là "cha già" của những nghiên cứu âm nhạc Việt Nam, những bài viết và băng đĩa phong phú của ông sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai trong nhiều năm nữa.


Hà Mi

===

Giáo sư Trần Văn Khê qua đời 

Tranvankhe
 

Giáo sư Trần Văn Khê từ trần tại Sài Gòn, hưởng thọ 94 tuổi - DR

Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc lỗi lạc của Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Khê vừa từ trần sáng sớm hôm nay (24/06/2015) tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Sài Gòn, thọ 94 tuổi, sau khi nhập viện từ ngày 27/05 do trở bệnh nặng. 

Theo tin từ báo chí trong nước, tang lễ sẽ được tổ chức tư gia ở quận Bình Thạnh ngày 29/06 và linh cữu Giáo sư Trần Văn Khê sẽ được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Giáo sư Trần Quang Hải, con trai trưởng Giáo sư Trần Văn Khê, sẽ làm chủ tang.

Theo tiểu sử đăng trên trang web cá nhân Giáo sư Trần Quang Hải ( cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam danh tiếng ), giáo sư Trần Văn Khê sinh ngày 24/07/1921 trong gia đình có bốn đời là nhạc sĩ truyền thống tại Mỹ Tho.

 Cụ cố Trần Quang Thọ trước kia là nhạc công Triều đình Huế. Ông nội là Trần Quang Diệm, tục danh là Ông Năm Diệm, biết đàn kìm, đàn tranh, nhưng chuyên đàn tỳ bà theo phong cách Thần kinh.

Cha là Trần Quang Triều, mà giới tài tử trong Nam thường gọi là Ông Bảy Triều, biết đàn nhiều cây, mà đặc biệt nhất là đờn độc huyền (đàn bầu), và đờn kìm (đàn nguyệt). 

Người cô thứ ba Bà Trần Ngọc Viện, tục gọi là Cô Ba Viện, nguời sáng lập gánh hát Đồng Nữ Ban, toàn diễn viên con gái, con của nông dân vùng Vĩnh Kim, Đông Hòa, Long Hưng.

 Do ba mẹ Trần Văn Khê mất sớm, Cô Ba Viện đã nuôi ba anh em Trần Văn Khê, Trần Văn Trạch và Trần Ngọc Sương cho đến ngày khôn lớn. 

Nhờ có dòng máu nhạc sĩ từ mấy đời như vậy, nên ngay từ năm 6 tuổi, cậu bé Trần Văn Khê đã biết đàn kìm, đàn cò, đàn tranh. Với năng khiếu âm nhạc bẩm sinh, Trần Văn Khê tham gia rất nhiều sinh hoạt văn nghệ trong thời gian học trung học và đại học. 

Khi tham gia kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1948, Trần Văn Khê chủ yếu cũng dùng âm nhạc làm vũ khí chiến đấu, chứ không cầm súng. 

Trần Văn Khê sang Pháp du học từ năm 1949. Hè năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị Khoa giao dịch quốc tế, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở thì bị bệnh nặng, phải nằm bệnh viện liên tục trong suốt mấy năm. 

Chính trong thời gian bị « giam lỏng » trong nhà thương mà Trần Văn Khê đã có thời giờ tìm đọc nhiều sách tại các thư viện và từ đó sự nghiệp của ông rẻ sang một ngõ khác, vì sau khi khỏi bệnh, Trần Văn Khê quyết định theo học khoa nhạc học và đậu Tiến sĩ Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne năm 1958. 

Năm 1960, giáo sư Trần Văn Khê được bổ nhiệm vào Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS, nơi mà ông làm Giám đốc nghiên cứu. 
Từ năm 1963, ông dạy trong Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương, dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc học Paris (Institut de Musicologie de Paris). 

Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế. 

Ông là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức. 
Có 43 nước trên thế giới đã mời Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê thuyết trình và biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam.

 Những hoạt động giảng dạy, diễn thuyết không ngừng nghỉ của ông suốt hơn 50 năm đã giúp quảng bá rộng rãi âm nhạc dân tộc Việt Nam ra thế giới. 
Cho đến khi quay về Việt Nam sống, ở tuổi hơn 90, ông vẫn miệt mài tiếp tục công việc này cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. 

Theo thống kê của giáo sư Trần Quang Hải, 27 năm làm việc, giáo sư Trần Văn Khê đã đăng gần 200 bài, đa số viết bằng tiếng Pháp, một số nhỏ bằng tiếng Anh, có một số bài được dịch ra tiếng Đức, tiếng Trung Quốc, tiếng Ả Rập và những bài đăng trong tạp chí Le Courrier de l'Unesco được dịch ra hơn 15 thứ tiếng. 

Ông đã được các nước mời hay được Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp và UNESCO phái đi dự gần 200 hội nghị quốc tế trên 67 nước trên thế giới. 

Giáo sư Trần Văn Khê cũng đã tự ghi âm trên 600 giờ âm nhạc và trao đổi với nghệ nhân, nghệ sĩ Việt Nam, trên 300 giờ âm nhạc Châu Á, châu Phi, chụp hơn 8.000 tấm ảnh, dương bản, ảnh màu hoặc đen trắng về sinh hoạt âm nhạc tại Việt Nam và tại nhiều nước đã đi qua, thu thập được gần 500 dĩa hát của các nước trên thế giới, thực hiện được hơn 15 dĩa hát về âm nhạc truyền thống Việt Nam, 4 dĩa nhạc được 5 giải thưởng lớn của Hàn lâm viện dĩa hát Pháp, năm 1960, 1970, dĩa hát Đức quốc năm 1969, Diapason d'or của tạp chí chuyên về giới thiệu và phê bình dĩa hát tại Pháp, và Giải các nhà phê bình dĩa hát tại Đức quốc năm 1994.

Thanh Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Thơ đối đáp của hai thi hữu, hơn 50 năm xưa, chung lớp, một trường/ Phượng ngày xưa chia sẻ

DÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI   
phượng ngày xưa
***
 Đáp bài Dòng Sông và Dòng Đời 
Nguyễn Cang
          ***
 “Bao nhiêu sông trút ra lòng biển
Ngần ấy tình em gởi một phương”
                   ***
Khi hạnh phúc tiếc cuộc đời ngắn ngủi
Lúc đau buồn hiển hiện cõi đi về
Sông xuôi biển lớn luôn giữ một bề
Còn phận người đổi thay theo cơn lốc...
*
Dòng sông mênh mông qua bao triền dốc
Dòng xoáy cuộc đời được mất về đâu?
Hoa tím lục bình theo sóng lao xao
Trôi dạt bốn phương buồn đau khắc khoải!
*
Mong chi chuyện dòng sông quay trở lại
Con đò đưa người cũ bước sang ngang
Cây đa tróc gốc, duyên kiếp lỡ làng
Về bến mới cần gì trong hay đục...
*
Sông cứ chảy, đời trôi theo vinh nhục
Ghềnh đá gục đầu, cát lún đáy sâu
Lắng đọng tình em, chôn kín nỗi sầu
Nghìn năm sau tim yêu còn nóng bỏng...
*
Bến đỗ cuối đời... bước chân lạc lõng
Bởi chỉ là ảo ảnh cuộc tình xa
Năm mươi năm, hình bóng cũ nhạt nhòa
Tình xưa ấy...giờ chỉ  là hoài niệm!!!
                   Saigon 24/6/2015
                    Phượng ngày xưa
***

Dòng Sông và Dòng Đời 

Nguyễn Cang

Dòng sông lấp lánh sóng lao xao
Ngỡ mình đi lạc giữa chiêm bao
Ánh mắt thơ ngây em khẽ bảo
Nghìn năm cho nhớ mãi về sau

*
Sương thu rơi nhẹ ngập dòng sông
Thăm thẳm trời cao cánh vạc không
Thuyền ai thấp thoáng mờ trên sóng
Đưa em về bến đục hay trong?
*
Chiều xuống rồi mà còn đứng đây?
Bên bờ sông, nước ngập tràn đầy
Lục bình lờ lững trôi theo gió
Tôi lặng nhìn em, em có hay?

*
Từ đó dòng sông, chưa trở lại
Bến xưa sông cũ giờ ra sao?
Cuộc đời dâu bể anh phiêu bạt
Không biết bây giờ em ở đâu?!!

                                   Nguyễn Cang

LỊCH SỬ NGÀY FATHER’S DAY/ Hồ Xưa chia sẻ

                             LỊCH SỬ NGÀY FATHER’S DAY
1-    Ngày Father’s Day của thế giới:
       Nguồn gốc ngày Father’s Day của thế giới đã có rất lâu từ hàng ngàn năm nay, nhưng không được phổ biến rộng rãi. Theo đó, ngày vinh danh cha xuất phát từ truyện kể về một đứa con tên là Elmesu. Elmesu rất thương cha, muốn cho cha có nhiều sức khỏe và sống lâu nên đã khắc lời chúc tụng trên miếng thẻ kim loại. Và khi biêt được câu chuyện nầy, người ta bắt chước theo và lan truyền đi các nơi, nhưng ngày tháng khác nhau nên không được phổ biến rộng rãi.
2-    Ngày Father’s Day tại Hoa Kỳ:




                    

       Ngày lễ vinh danh người cha được xem là lễ chánh thức và được tổ chức trọng thể tại Hoa Kỳ cùng một số nước khác xuất phát từ câu chuyện của Sonora Louise Smart Dodd từ vùng Spokane, Washington. Cô Sonora đưa đề nghị phải có ngày lễ vinh danh cho người cha, kèm theo sau ngày Mother’s Day trọng đại dành cho những người mẹ.
       Sonora nói: Tại sao chỉ có vinh danh người mẹ, mà không vinh danh người cha?
       Lúc đó cô đã 27 tuổi. Cảm nghĩ trên xuất phát từ tình thương của cô đối với người cha ruột của mình là ông William Jackson Smart, là một cựu chiến binh. Mẹ cô mất lúc cô mới 16 tuổi. Cha cô đã phải một mình làm việc cực nhoc, ngày đêm bảo bọc nuôi nấng dạy dỗ cô và 4 anh chị em trong gia đình với tình thương bao la, trọng đại như người mẹ vậy. Vì thế, cô Sonora tranh đấu quyết liệt, đòi hỏi phải có ngày lễ vinh danh những người cha.
       Với sự hổ trợ tích cực của Anna Javis, Hội Ministerial và Hội Những Người Thanh Niên Trẻ Công giáo (YMCA), cuối cùng thành phố Spokane của Washington, nơi cô ở đã chấp thuận và cho tổ chức ngày vinh danh cha (Father’s Day) đầu tiên vào ngày 19-6-1910.
         Lúc đầu còn do dự nhưng về sau khắp nơi tại khác Hoa Kỳ cũng theo gương Spokane thừa nhận ngày vinh danh cha.
        Tổng Thống Woodrow Wilson chấp nhận ý kiến này vào năm 1916. Sau đó, Tổng Thống Calvin Coolidge cũng đồng ý cho con cái được vinh danh người cha thân yêu của mình, lúc đầu là tự nguyện, rồi sau trở thành bắt buộc.
        Đến năm 1966, Tổng Thống Lyndon Johnson đã ký đạo luật ban hành chính thức tuyên bố ngày Father’s Day, ngày vinh danh những người cha, được tổ chức long trọng vào Ngày Chủ Nhựt lần thứ ba của Tháng Sáu hàng năm (the Third Sunday of June). Năm 1972, đạo luật nầy cũng được Tổng Thống Richard Nixon mạnh mẽ xác định lại.
        Người sáng lập ra ngày Father’s Day là Sonora Smart Dodd đã được vinh danh trong ngày lễ quốc tế trọng thể tổ chức năm 1974 tại Spokane. Sonora mất năm 1978, thọ 96 tuổi.
         Cũng theo các tài liệu khác về nguồn gốc ngày Father’s Day:
         - Tổ chức tại West Virginia năm 1908 để vinh danh Charles Clayton.
         - US Lion Club vinh danh người sáng lập tên Harry Meek vào tháng 6, nhân dịp này cũng vinh danh các người cha.
         - Vài quốc gia, nhiều nhà thờ Thiên Chúa cũng có tổ chức ngày lễ giống như Father’s Day để vinh danh Thánh Josepth vào ngày 19 tháng ba (March 19).
         Ngày Father’s Day (The Third Sunday of June) hàng năm tại Hoa Kỳ đã lan truyền sang các nước khác như Australia, Belgium, Brazil, Pháp, Đức, Nhật, New Zealand, Na Uy, Ấn Độ nhưng không giống cùng ngày.
       LỊCH SỬ NGÀY FATHER’S DAY
         Năm nay (2015), ngày Father’s Day xảy ra vào Chủ Nhựt 21-6-2015.
_______

HỒ XƯA: Sưu tầm và dịch từ nguồn: “Society for Confluence (SCFI)
                  National Father’s Day Committee New York City 1926.
                  Quốc Hội chấp thuận năm 1956 và tái xác nhận vào năm 1966.
         DADDY
The day you answered God's call,
Left an empty space.,
My world came crashing down
I couldn’t breathe…couldn’t talk…
I felt so numb, I couldn’t walk.

It was so hard to believe,
that you were gone.
Once so strong;
Where do I belong?
Why did you have to leave?
Why did you have to go?

Thinking of you brings tears to my eyes,
I never thought I would see your demise.
Who will teach me right from wrong?
Now that you are gone?

Daddy, you put me through varsity,
You did that by working with your hands.
You built big buildings and painted tall walls.
Times were tough that I knew,
You did what you could, to help me through.

You could fixed anything you laid your hands on,
There wasn’t a thing you couldn’t do,
With a little cement or some glue,
Just thinking about this, is making me blue!

You made me so proud on my wedding day,
When you so unselfishly gave me away.
You hugged me and wished me well,
And I think a saw a tear.

It was so hard for you to let me go,
To let your “little girl” venture into a world unknown,
Without you holding my hand or to catch me if I fall.
But don’t worry daddy,
I remember everything you taught me.
If I forget, it’s a pity I can’t call.

Now its time for me to let you go,
The hardest thing I’ve ever had to do.
But before I do,
I want you to know, I’m so sorry for all I put you through,
I Love you Daddy,
More than words can describe.
I wish you were here, I wish you were alive!
     
                                          © Shariefa Hendricks
DỊCH THOÁT CỦA HỒ NGUYỄN: 
                CHA
Cha đi theo tiếng gi Thiêng liêng,
Đ li cho con lm ni nim.
Thế gii trong con như sp đ,
Tàn hơi đt đon ngt su riêng.
                         *
Con nào có nghĩ đến hôm nay
Tin bước cha đi mt l đy.
Cha đi chng đ li trăn tri,
Vì sao sm vi bước chia tay?
                         *
Có biết nay con l thm tròng,
Mt mình nghĩ đến, mt mình trông.
T nay đến hết đi con tr,
Biết hc nơi đâu nhng m nng.
                         *
Nh thu ngày xưa chng biết gì,
Ngơ ngơ ngn ngn có nên chi.
Bao nhiêu công khó cha vun quén,
Dt bước dìu cho vng hướng đi.
                          *
Ngày con ct bước lên xe hoa,
Cha nm tay con l thm nhòa.
Ming n môi cười mi l thm,
Cha già đưa tin mt m xa.
                          *
Hình nh cha không th xóa nhòa,
Gi cha diu vi chn tri xa.
Trong tim cha vn bên con mãi,
Con yêu cha lm biết không cha?
                         *
Hãy bên con sut cuc đi,
Cho lòng con tr sm tìm vơi.
Vi con tt c là cha đó,
Con yêu cha lm đó cha ơi!

                                           HỒ NGUYỄN