Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Saigon năm xưa phần 7/ Xuân Lộc chia sẻ

Sài Gòn Năm Xưa - Phần 7


Phần 7: Nhân vật Hoa Kiều hồi Tây mới qua

NHỮNG NHƠN VẬT TRUNG HOA ĐẶC SẮC NHỨT
TỪ BUỔI TÂY SANG NAM VIỆT

Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và 52 rằng năm 1866 có cuộc đấu xảo đầu tiên trong xứ và qua ngày mồng Bốn tháng Ba có bày lễ phát phần thưởng trước mặt quý ông: Tôn Thọ Tường, tri phủ Trần Tử Ca, tri huyện Nguyễn Văn Thi, giáo sư Trương Vĩnh Ký, cùng những ông: Carneiro, Sémane, Manmehdorff, Dunlop, Mettler, Wang Tai và Tấn Phát.
Tôi không truy nguyên rõ Tấn Phát là người quốc tịch nào. Đến như Wang Tai, các sách được đọc đều ký âm theo Pháp Văn, không có ghi chữ Hán kèm theo, nên không tài nào biết danh tánh ông cho rõ, họ Vương hoặc họ Hoàng, v.v...? Chỉ thấy nói ông Wang Tai có nhà ở Sở Thương Chánh hiện nay và ông là một thương gia tên tuổi nhứt nhì buổi giao thời.
Về các nhơn vật tăm tiếng lẫy lừng của giới Trung Hoa xin kể:




Hui Bon Hoa
Tục danh "Chú Hỏa, mặc dầu về sau danh vọng lớn, địa vị cao, cũng không ai gọi "Ông Hỏa" bao giờ. Sớm nhập Pháp tịch, nên ký âm theo Pháp ngữ làm vậy rồi gọi như vậy cho đến đời đời, không rõ theo Hán tự hà danh hà tánh? Đến nay các con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng một số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuyếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Về sau rã hùn, người Pháp được chia một số tiền to lớn và làm chủ vĩnh viễn các sản nghiệp đất cát miền Lục Tỉnh. Hiện nay, phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công Ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty nầy được tiếng là "rất biết điều" và không eo xách, làm khó người mướn phố.
Nói đến Chú Hỏa, tất nhiên phải nhắc lại đây các bang trưởng, chủ nhà máy, lò gạch, tiệm buôn lớn, những tay cự phú tuy làm giàu cho họ đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam, trong số tôi chỉ biết sơ những vị sau này, và rất mong các bậc lão thành bổ túc cho thêm đầy đủ.

Chú Hỷ
(Khuyết danh tánh) - Có tàu chạy khắp Lục Tỉnh, hễ đường nào có tàu Tây hãng Vận tải đường sông rạch (Compagnie des Messageries Fluviales) thì có tàu Chú Hỷ (như ngoài Bắc có công ty Bạch Thái Bưởi) chạy kèm, giá vé rẻ hơn, cơm nước dễ chịu, bộ hành cũng biệt đãi hơn, nhưng về giờ khắc thì không đúng hẳn như tàu hãng Pháp. Đến bây giờ, còn câu thường nhắc:
"Đi tàu Chú Hỷ, ở phố Chú Hỏa"

Nam Long
Có nhà máy xay gạo bán ra ngoại quốc.
Nam Hải : Nay còn nhà ở đường Nguyễn Văn Sâm (d'Ayot cũ).
Di Sanh Long : Tiệm bán thuốc Bắc tại Chợ Lớn
Nhị Thiên Đường   : Nay vẫn còn
Đồng Thạnh : Tiệm bán vàng lá danh tiếng. Chuyên bán vàng nguyên chất đánh ra lá mỏng, cân đúng một lượng, ngoài gói giấy trắng, trong gói một lớp giấy bạch và một lớp giấy đỏ và có in hình con ngựa. Trung bình mỗi lượng vàng thưở trước là năm mươi, sáu mươi đồng bạc "con cò" (piastre mexicaine). Đến năm 1919, vàng sụt giá còn lại mười tám, mười chín đồng bạc Đông Dương mỗi lượng. Qua năm 1943 - 1944, Nhựt đổ bộ, vàng vọt lên một trăm đồng, sau một trăm năm chục đồng một lượng. Ngày nay mỗi lượng lên xuống bốn ngàn, năm ngàn bạc giấy có hơn, thiệt là một trời một vực.
Vi Kính Trang : Là ông thầy coi tướng, mỗi lần xem năm cắc bạc, mà nói phong phóc, hay vô cùng. Nhà ông ở trên gác ngõ hẻm rue des Artisans, phía đường Cháo Muối (rue des Marins) trở vô.
Tja Ma Yeng :  Tục danh Má Chín Dảnh, họ Tạ, giàu có danh trong Chợ Lớn.
Nhưng nhơn vật điển hình nhứt thời lối 1920, có lẽ là Quách Đàm.



Quách Đàm
Xuất thân mua bán ve chai. Sau kèm thêm mua da trâu, vi cá, và bong bóng cá. Ngày ngày thả rong làng xóm, hai giỏ tre trên vai, quản bao mưa gió. Buổi trưa Đàm thường nằm nghỉ lưng hàng ba phố trống, ghe phen bị một phu vác lúa làm khổ, móc túi Đàm lấy giấu giấy thuế thân để chẹt Đàm chuộc năm xu, một hào, mỗi bữa có đủ tiền uống trà giấc trưa. Như vậy mà Đàm không thù hiềm, khi đắc thời Đàm tìm cho được anh phu, ân cần mời về cho làm cặp rằng xếp bọn vác lúa, không khác chuyện Hàn Tín đối đãi với tên ác thủ đời Tây Hán. Đàm nhờ lanh trí, nhập giới thương mãi thấy việc mau lẹ hơn ai, nên làm giàu cấp tốc. Đàm hút nha phiến đêm ngày, đèn không tắt, giao thiệp lựa toàn quan to, thậm chí Thống Đốc Nam Kỳ Cognacq, làm cao không ai có, thế mà cũng hạ mình cầu thân với Đàm.
Đàm mua đất vùng Bình Tây nguyên là đất ruộng, mua xong Đàm nghĩ ra một kế để biến đất ruộng trở nên đất thổ trạch châu thành. Đàm hy sinh một số vốn to tát, tự mình xuất tiền đúc một chợ ciment cốt sắt vĩ đại, nay vẫn còn đồ sộ và khéo léo, quen gọi Chợ Quách Đàm (Chợ Bình Tây)[100].
Đổi lại ơn kia, Đàm xin chánh phủ đặt tượng đồng của Đàm nơi cửa chánh môn. Tượng do Đàm xuất tiền đúc nắn, ăn vận triều phục Mãn Thanh, nón nhỏ, áo ngắn phủ trên một chiếc áo thụng, đầu để bín, tay cầm một bản đồ, dưới bệ đá trắng có mấy con giao long bằng đồng phun vòi nước bạc. Chợ xây rồi, chung quanh đó, Đàm dựng nhà lầu kiểu phố buôn bán và toa rập với chánh phủ Pháp định dời Chợ Lớn về đây, trước dẹp chợ cũ xấu xí, sau mở mang thành phố cho thêm tráng lệ. Không ngờ địa lợi chưa thuận, thêm dân cư thưở ấy không được đông đúc như bây giờ, vả lại các thương gia Huê Kiều đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xuôi thêm hao tốn: Đàm thất bại một phần nhưng không lấy đó làm mối lo.
Để thấy mánh lới, gan dạ của Đàm, kể ra đây một tỷ dụ:
Một năm nọ, Đàm sai mua lúa khắp Lục Tỉnh trở về trữ ngập kho ngập chành trong Chợ Lớn, chờ ngày chuyển sang thị trường Tân Gia Ba. Xảy đâu tin dữ bên Singapore gởi qua cho hay lúa ối và sụt giá! Cứ đà này, lúa của Đàm dự trữ đã mất lời mà còn phải chịu lỗ lã, số tiền hao hụt không thể tưởng tượng. Đàm vẫn bình tĩnh như thường, lại ra mật lịnh cho bọn tay sai Lục Tỉnh cứ tiếp tục mua lúa thêm mãi, giá y cựu lệ, như không có việc gì xảy đến. Chẳng những vậy, Đàm còn hô hào dạy cứ mua giá có thể cao hơn trước mỗi tạ một vài đồng xu để người bán ham lời không bán cho người khác. Một mặt, Đàm gởi mật thơ cho đại diện bên Tân Gia Ba căn dặn tống sang đây một điện tín khẩn cấp đồn đãi rằng lúa sắp vọt giá lên cao hơn nữa... Quả nhiên, các nhà buôn lúa cạnh tranh với Đàm, tuy kinh nghiệm có thừa, nhưng không thóat được quỷ kế của Đàm. Các chành ùn ùn xúm nhau kiếm mua lúa với giá cao để có đủ số ăn thua cùng Đàm. Đàng này, tuy nằm hút á phiện, nhưng Đàm vẫn lén sai bộ hạ bán đổ bán tháo lúa dự trữ bấy lâu ra gần sạch kho. Lúa Đàm bán xong, các nhà buôn kia cũng vừa ngưng mua, thầm biết mắc mưu độc. Các nhà buôn đã chia nhau mua lúa của Đàm, chia nhau gánh lấy sự lỗ lã của Đàm, và phen này hú hồn. Đàm nằm hút cười thầm "kế mượn tên" của Gia Cát Khổng Minh lẩm rẩm mà thâm thúy vô cùng, và ngày nay vẫn còn hiệu nghiệm.
Kể ra Đàm rất nhiều cơ mưu, và trong thương giới quả Đàm là một tay lợi hại. Đàm tuy là một khách trú không mấy ai biết nhiều, nhưng ai biết được Đàm cũng đều cầu thân để cậy nhờ nhiều việc. Một hội viên hội đồng quản hạt chở mía cây đến bán cho Đàm, ngồi chờ Đàm hút, dạ thưa kính nể còn hơn vào chầu Thống Đốc, để chi? Để Đàm vui dạ, khứng mua cao lên vài xu và mua gấp để mía khỏi "rượu" và "mất cân" được đồng nào hay đồng nấy.
Về sau, Đàm giàu quá, xoay qua đứng bảo lãnh (avaliser) cho con nợ nhà băng "Đông Dương Ngân Hàng". Mỗi lần xin chữ ký bảo chứng, phải chịu cho Đàm một huê hồng đã quy định trước. Dè đâu gặp năm kinh tế khủng hoảng, các nhà buôn vỡ nợ không đủ sức trả bạc vay, nhà băng phát mãi sự sản, lôi kép nhà họ Quách sụp đổ theo luôn.
Nhà buôn Quách Đàm lấy hiệu "Thông Hiệp", trụ sở ở Quai de Gaudot, nay là đại lộ Khổng Tử, nhưng thời ấy còn là một con kinh chưa lấp.
Tương truyền khi sắp phát tích, Đàm đến nhờ một thầy Tàu cho chữ hiệu. Ông thầy Tàu ngồi thềm đường viết liễn Tết thung dung hỏi Đàm làm nghề gì? Đàm thưa: "mua bán da trâu và vi cá chở đi xứ ngoài." Thầy Tàu suy nghĩ giây phút rồi viết cho hai chữ: "THÔNG HIỆP" vừa mạnh vừa tốt, lại kiêm theo hai câu liễn:
"THÔNG THƯƠNG SƠN HẢI ( trâu: sơn, cá: hải)
"HIỆP CÁN QUÀN KHÔN "
Thiệt là tuyệt diệu! Đàm mừng khấp khởi, khắc bảng phết son thếp vàng.
Quả thật từ đấy việc làm ăn của Đàm ngày một phấn chấn, thịnh vượng, bành trướng khắp biển Đông núi Việt. Số tiền lời không xiết kể. Khỏi nói, từ đó năm nào Đàm cũng không quên công ông thầy Tàu cho chữ.
Đến chừng bị nạn kinh tế, gia tài sụp đổ, Đàm không trách nhà buôn do mình bảo lãnh sai lời, để mình "chết theo một bè". Đàm chỉ căm thù ai kia đã lấp con kinh trước nhà, làm "hư phong thủy". Đàm đinh ninh tin tưởng vào lời thầy địa lý năm xưa, dạy rằng chỗ Đàm đóng đô là "đầu một con rồng", khúc đuôi nằm tại biển cả! Dặn coi chừng đừng cho lấp kinh, tức lấp "mạch rồng", và nếu một mai mạch rồng khô cạn, nguy cho cơ nghiệp họ Quách.
Phố lầu chỗ Quách Đàm buôn bán thưở ấy, Đàm mướn mỗi tháng đến ba trăm đồng bạc. Đàm nài mua lên nhưng chủ không ưng bán. Đàm dư tiền nếu muốn xây cất bao nhiêu nhà to đẹp lại không được, nhưng Đàm vẫn tin "cuộc đất làm ăn khá", mắc bao nhiêu cũng không nệ, và chẳng khứng bỏ cuộc thế ấy để đi chỗ khác: lấp con kinh "sinh mạng", Đàm giận cũng phải!
Quách Đàm chết, đám ma lớn không đám nào bằng. Bàn đưa không thể đếm. Đủ thứ nhạc Tây, Tàu, Ta, Miên... Khách đi đường có việc, miễn nối gót theo đám ma vài bước là có người lễ phép đến dâng một ly nước dừa hay la ve và riêng tặng một quạt giấy có kèm một tấm giấy "ngẫu" (năm đồng bạc) đền ơn có lòng đưa đón.
Một phú gia giàu sang bực ấy, mà nay còn gì? Gần chùa Giác Lâm trong Chợ Lớn thuộc ranh tỉnh Gia Định, một ngày mới đây, tôi thấy một bầy bò sữa đứng ăn cỏ trên một ngôi mộ có vẻ hùng tráng nhưng trơ trọi điêu tàn. Cạnh bên là một đám ruộng khô chứa một đống rác to bằng đống lúa chưa vô bồ, ruồi muỗi lằn xanh bay vù vù như một đám nhạc hỗn độn.
Địa thế "hữu bạch hổ" không còn; "tả thanh long" và ruộng nọ đang lấp, còn chăng là bầy bò nhơi cỏ gần đống rác và mớ ruồi lằn, ấy là hiện trạng ngày nay của mộ phần "phong thủy" ông THÔNG HIỆP.

 Chú thích:
 [100] Về chuyệnChợ Quách Đàm, ngày 12-4-1961, ông Bác sĩ Diên Hương, về ẩn trên Đà Lạt (nay đã từ trần), có viết cho tác giả một bức thơ, nay xin đăng nguyên văn để công lãm:"... Lúc đó Chánh Tham Biện Chợ Lớn thấy Chợ Cũ (ở chỗ nền nhà Bưu Điện Chợ Lớn hiện thời) nhỏ hẹp, không đủ cho bạn hàng nhóm chợ, và cũng muốn mở mang châu thành, mới kiếm đất xa Chợ Cũ cất một cái chợ mới cho rộng cho lớn. Ông biết có một ông điền chủ ở châu thành, người Việt Nam dân Pháp, có đất rộng lớn, mới mời đến hỏi mua. Ông điền chủ nầy không thấy rộng nghe xa, tưởng là gặp cơ hội, liền ưng thuận mà với một giá mắc quá tưởng tượng. Ông Quách Đàm nghe chuyện đó, liền cho người đến dâng một miếng đất rộng hơn (chỗ chợ ngày nay) không đòi tiền, chỉ đòi được phép cất phố và sập chung quanh chợ, để sau này cho mướn... ông Chánh lẽ tất nhiên chịu liền..." (Diên Hương).



Xem Lại Phần 6

https://www.facebook.com/notes/t%E1%BA%A3n-m%E1%BA%A1n-%C4%91%C3%B3-%C4%91%C3%A2y/s%C3%A0i-g%C3%B2n-n%C4%83m-x%C6%B0a-ph%E1%BA%A7n-6/1541257036087723

https://facebook.com/TanManDoDay


Phiếm luận của Nguyễn Dư: Tệ nạn chửi thề-văng tục

Chửi Thề - Văng Tục - Nguyễn Dư



Chửi thề, văng tục !

NGUYỄN DƯ

Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh quang. Bác sĩ thề “cứu nhân độ thế”, coi tiền bạc là chuyện nhỏ. Đồng hội đồng thuyền thề che chở đùm bọc nhau…



Ảnh chỉ mang tính minh họa ( On Cloud )


Thề trong nhà. Thề ngoài trời. Thề trước bàn thờ. Thề trước đám đông…

Thề là cái gì mà ghê gớm vậy?

Thề là: Đoan thệ, giao ước, nguyện chắc, hứa chắc (Tự vị Huỳnh Tịnh Của, 1895).

Đời Lý (thế kỉ 11) nhà vua bắt các quan uống máu ăn thề. Lời thề giản dị: Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin than minh giết chết. Nhà vua muốn con cái phải có hiếu với cha mẹ và bề tôi phải trung thành với vua. Thiên tử trọng chữ trung hơn chữ hiếu.

Nước nhà lâm nguy, toàn dân không cần đợi vua cho phép, cùng nhau đứng lên thề.

Ra đi không về.
Thề cứu lấy nước nhà, thề hy sinh đến cùng…
- Nước non nặng một lời thề
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.

Ngàn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước chưa nguôi lời thề
                   (Tản Đà, Thề non nước)

Lời thề cứu nước không cần thần minh chứng giám, chẳng sợ ma quỷ vật chết.

Thời bình, dân Việt tiếp tục thề. Động một tí là thề. Thề không biết chán.

- Xưa kia nói nói thề thề,

Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai?

Giữ được lời thề hay không lại là chuyện khác. Hạ hồi phân giải.

Cô Kiều có thể tự hào là người được tham dự, chứng kiến nhiều kiểu thề nhất. Thề viết lên giấy, thề dưới bóng trăng, thề trong khói hương, thề bên chén rượu. Trước sau đếm được cả chục lần khách mày râu thề thốt. Chính cô Kiều là người đã để lại kiểu tóc thề (đã chấm ngang vai) cho các cô ngày nay.

Điều thú vị là nước ta “gì cũng có”, có cả cá biết thề.

- Mồng bốn cá đi ăn thề,
Mồng tám cá về cá vượt Vũ môn.

Lời thề của cá chắc cũng là một loại… Thề cá trê chui ống mà thôi.

Văn học của ta có rất nhiều bài viết, câu ca ca tụng những cái hay cái đẹp của đất nước, dân tộc. Đặc biệt là phong cách thanh lịch, kín đáo, hào hoa của người Hà Nội, người Huế, người Sài Gòn… Biên khảo tuy nhiều nhưng dường như vẫn còn thiếu một mảng đề tài quan trọng là thói xấu hay chửi (hay chưởi) của dân ta.

- Chưởi là nói điều xúc phạm, dùng lời thô tục mà làm nhục nặng. Chưởi cha mắng mẹ (Tự vị Huỳnh Tịnh Của).

Không thấy sử chép vua nào bắt các quan họp nhau chửi. Tạm suy ra là vua quan ngày xưa không biết chửi. Hoặc biết chửi nhưng chửi thua dân. Sử quan không đủ can đảm để chép cái yếu kém của vua. Sợ mắc tội phạm thượng.

Khó mà biết được dân ta bắt đầu chửi bới nhau từ bao giờ. Chỉ biết rằng Tự vị Alexandre de Rhodes (1651) có chưởi. Một bằng chứng cho thấy tổ tiên chúng ta biết chửi nhau từ giữa thế kỉ 17, hoặc sớm hơn nữa.

Chửi có hai loại là chửi thẳng và chửi đổng.

Chửi thẳng là chửi người có mặt hay gọi tên người vắng mặt ra mà chửi. Chửi đổng là chửi vu vơ, ám chỉ một người nào.

Ngày xưa, nhà Lê quy định rất nhiều hình phạt về tội đánh nhau, chửi nhau, áp dụng cho từ hàng quan tam phẩm xuống đến dân thường. Phạt nhẹ thì bị đánh bằng roi, cho nộp tiền. Phạt nặng có thể bị tù đày, thậm chí bị xử tử(1).

- Bớ cái thằng gian thần tặc tử (tên A) kia, ra đây cho ta hỏi tội!

Chửi thẳng thằng X của triều đình như vậy chỉ có cải lương hay hát bội, tuồng tàu mới dám làm. Ngoài đời thật mà ăn nói như vậy e rằng thằng nói sẽ bị hỏi tội trước khi lời doạ đến tai thằng X.

Dân gian thường chửi đổng để tránh tai vạ. Tiêu biểu cho chửi đổng là lối “chửi mất gà” của mấy bà miền Bắc:

- Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn hãy còn, sáng hôm nay, con bà gọi nó hãy còn, mà bây giờ mày đã bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì mày buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào thằng tam đại tứ đại nhà mày lên, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cái nhà mày cho mà xem. Ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà, thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba, mày xuống âm phủ, mày bị quỷ sứ thần linh rút ruột ra, ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ạ!(2).

Ai dám chê miệng lưỡi thô kệch của nhà quê? Tiến sĩ văn chương dùng chữ có “đắt” bằng “văn chương truyền khẩu” của người nông dân mù chữ sống sau lũy tre xanh không?

“Văn minh miệt vườn” miền Nam cũng tỏ ra không thua kém miền Bắc.

- Con hai mầy ăn ở phi thường, thiệt mầy đồ đĩ thõa, mèo đàng chó điếm, mầy ăn đàng sóng mầy nói đàng gió, mầy hại cha con tao bận này nghèo to(3).

Từ ngày đám bình dân đem cả những tiếng chửi tục tằn ra làm lời thề thì nước ta có thêm món chửi thề, tổng hợp của chửi và thề.

Chửi thề dễ hiểu, dễ nhớ. Hầu như người Việt nào cũng biết.

Nguyễn Văn Vĩnh từng chê dân ta có thói quen Gì cũng cười (khoảng 1914). Cười vô duyên. Công bình mà nói thì Nguyễn Văn Vĩnh hơi khó tính! Nghe Nguyễn Trường Tộ điều trần Về việc cải cách phong tục (1871) của nước ta, mới thấy rằng Gì cũng cười còn hơn Gì cũng chửi thề…

- Nước ta những nơi thành phố chợ búa không luận đàn bà trẻ con ngu dốt không biết gì đến người có học có biết chữ mà mở miệng là nói tiếng mắng chửi và lời thô bỉ nói luôn đầu môi. Tập thành thói quen, những tiếng “mắng cha chửi mẹ” cùng tục tĩu, người nghe đến nhơ cả lỗ tai mà tự người nói lại lấy làm khoái, cho đến dạy câu mắng, học bài chửi, đọc ra có cung, có điệu. Nếu như người nào mắng chửi cả ngày mà không trùng lặp, thì người ta xem như Tô Tần, Trương Nghi trong khoa mắng chửi, chiếm giải quán quân vì miệng chửi như nước chảy không khi nào cạn vậy!

Đến lúc diễn ra cái bộ dạng mắng chửi, tiếng như mõ rao, chân như múa hát, lên tay, xuống ngón, mặt như sơn đổ, tóc như tơ vò, nước miếng như bọt giải, tay cầm đất lia, chân đi cà xiểng không khác gì người điên… Những thói xấu đó thật là ba phần giống người bảy phần giống ma quỷ. Trước đây lúc người Tây mới đến Gia Định (Nam Kỳ) một lần thấy hai người Nam đang mắng chửi nhau, lên tay xuống ngón, múa men v.v, họ xúm lại xem cho người Nam làm trò. Sau họ biết rõ hễ thấy đám mắng chửi nhau, thì dùng «ba toong» giải tán ngay.

Lại còn một điều xấu nữa, hễ có điều bất bình với ai thì phát thệ và nguyền rủa chúc dữ rất nặng (…)(4).

Người xưa có biết chửi thề không?

Từ điển Alexandre de Rhodes có hầu hết các từ chửi thề tục tĩu của ngày nay.

Có thể khẳng định rằng trong cuộc sống hàng ngày, các cụ ngày xưa có chửi thề. Tuy nhiên, thơ nôm của Nguyễn Trãi (1380 - 1442) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) không có chửi thề. Nhà nho còn sợ phép vua. Phép vua chưa thua lệ làng!

Vào khoảng cuối thời vua Lê chúa Trịnh (cuối thế kỉ 18) chửi thề mới bắt đầu xuất hiện trong thơ văn nôm.

Nguyễn Du lúc còn trẻ, “lang bang” đi chọc ghẹo gái, cũng đã từng văng tục:

- Phụt ngọn đèn trước mặt, đếch sự đời! Chẳng phải đứa tiểu tâm
Đùng tiếng lói sau nhà, đù mẹ kiếp! Bỗng có thằng đại phá.
                           (Văn tế Trường Lưu nhị nữ).

Phạm Thái thương tiếc nhà Lê, chán ghét xã hội thời Quang Trung:

- Chết về Tiên, Bụt cho xong kiếp,
Đù oả trần gian! Sống mãi chi! (Tự thuật).

- Ông nghe thấy nói trái tai:
Đù oả sấu đá Đồng-nai ngầy ngà… 
(Sơ kính tân trang).

Nguyễn Công Trứ buông lời Đùa sư, chửi rủa Thế tình bạc bẽo:

- Thuộc ba mươi sáu đường kinh, chẳng thần thánh phật tiên song khác tục
Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân thần phục tử, đếch ra người.

- Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi
Lạt như nước ốc bạc như vôi.
(có bản chép: Đù mẹ nhân tình đù mẹ đời)(5).

Cao Bá Quát bất mãn với triều đình Tự Đức, quay sang chửi đời:

- Tưởng đến khi vinh hiển đã an tường
Song nghĩ lại trần ai không đếch chỗ. 
(Tài tử đa cùng phú).

Ông theo Phan Bá Vành nổi lên chống lại triều đình (Tục gọi là Giặc Châu Chấu). Nhưng cuối cùng thất bại, ông bị giết.(?)

Hoàng Xuân kể nhiều chi tiết về cái chết của Cao Bá Quát:

- Cao bị bắt giam tại ngục Sơn Tây, rồi bị đóng cũi đưa về Hà Nội, và giải vào Huế…

Tới kinh, Quát bị bỏ ngục chờ ngày hành quyết.

Nằm trong ngục, Cao Bá Quát không hề sợ sệt, tự nhạo cái mộng đế vương của mình:

Một chiếc cùm lim chân có đế
Ba vòng xích sắt bước thì vương!

Sau được lệnh của triều đình, người ta giải ông cùng hai con (Bá Phùng và Bá Thông) về quê nhà để hành quyết.

Trước khi thọ hình, ông cũng còn ứng khẩu ngâm hai câu chửi rủa:

Ba hồi trống giục, đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời!(6).

Lãng Nhân cũng viết giống Hoàng Xuân, trừ hai câu thơ sau chép hơi khác.

Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa đ. mẹ thời!

Lãng Nhân chú: Thời là thời thế, mà cũng lại là tên vua Tự Đức! Có bản chép chữ thời ra chữ đời có ý than tiếc cho đời mình, e không phải khẩu khí họ Cao(7).

Cả hai giai thoại của Hoàng Xuân và Lãng Nhân đều hay nhưng… không đúng.

Sử nhà Nguyễn chép Cao Bá Quát bị «Phó lãnh binh ở Sơn Tây là Lê Thuận Đại đem quân tới đánh, Bá Quát bị thua chết ở trận. (…) Việc đến tai vua, sai đem thủ cấp Bá Quát truyền giao cho các tỉnh Bắc Kỳ bêu lên và khuyên bảo dân chúng rồi xé xác vất xuống sông.

Minh Mạng năm thứ 15 (1834) Bá Đạt cũng đỗ hương tiến trải làm tri huyện Nông Cống. Vì cớ của Quát cũng mắc tội chết, dân ở huyện lấy làm thương có lập đền thờ”(8).

Hoàng Đạo Thúy viết: “Quát đi khởi nghĩa, cuối cùng với em là Đạt bị hành hình một ngày”(9), cũng không khớp với chính sử.

Không có chuyện Cao Bá Quát bị giam trong ngục, bị giải vào Huế, bị chém ngoài pháp trường.

Bốn câu “khẩu khí”của giai thoại đã được người đời sau làm (cùm là cangue, xích là chaỵne của tiếng Pháp), rồi đem gán cho Cao Bá Quát(10).

Năm 1884, nước ta bị thực dân Pháp cai trị. Hịch Cần Vương ban ra. Nghĩa quân nổi lên khắp nơi. Chống Pháp. Chửi Pháp.

- Nó bõ công bòn mười cạnh đúc một chữ, đéo mẹ bò
Cầm như là kiếm ba năm thiêu một giờ, mồ cha cóc!
                   (Lê Trọng Đôn, Phú Trung Lễ thất hỏa)

Henri Rivière bị nghĩa quân giết. Bọn theo Pháp làm văn tế thương tiếc, phe chống Pháp làm văn tế chửi rủa:
 -Nào ngờ:
Nó chặt đầu Ông,
Nó mang đầu Ông đi
Nó quẳng xác Ông đó.
Chúng tôi:
Rượu một bầu, 

Nhang một bó,
......................
Khốn nạn thân ông,
Đéo mẹ cha nó…
              (Văn tế Henri Rivière)

Nguyễn Khuyến mỉa mai nhà nho của buổi giao thời:

Hễ nhà chủ chi đếch nuôi hề
Rồi ông xem đồ chúng bay! 
(Phú Đồ ngông)
- Xem hoa, ta chỉ xem bằng mũi
Đếch thấy hơi hương một tiếng khà 
(Tạ lại người cho hoa trà)

Ca dao đôi khi cũng chửi đổng cho hả giận:

- Đù cha con bướm trắng, đù mẹ con ong vàng
Khen ai uốn lưỡi cho nàng nói chua.

Rồi đến thời kì Cách Mạng. Dân ta vùng lên đánh đuổi Nhật:

Chém cha lũ Nhật côn đồ
Bắt người cướp của, tha hồ thẳng tay.

Chửi thề được nhiều tác giả vô danh tham gia, đóng góp.

Truyện Phạm Công Cúc Hoa có đoạn kể:

- Trạng nguyên Phạm Công đánh đồng thiếp xuống âm phủ tìm Cúc Hoa. Dọc đường Phạm Công gặp đám con hầu của Cúc Hoa đang tắm dưới sông. Lũ con hầu thấy người lạ bèn cất tiếng chửi mắng, xua đuổi. Phạm Công bực mình chửi lại:

Đù cha lũ đi ăn mày
Cả tớ lẫn thầy ăn đếch cho tao.

- Giới bình dân đã tạo ra nhân vật Trạng Quỳnh để chửi vua chúa, quan lại của triều đình phong kiến:

“Một hôm trạng Quỳnh sai người đến nhiều cửa hàng thịt đặt mua. Ngày mai đến lấy sẽ trả tiền. Lại dặn nhà hàng nhớ thái giùm thịt. Hôm sau, chờ mãi không thấy ai đến lấy thịt, các nhà hàng đến nhà Quỳnh hỏi thì Quỳnh nói:

- Không biết. Chắc có đứa nào chơi xỏ bà con đấy. Cứ réo tên thằng bảo thái mà chửi.

Bọn hàng thịt ức lắm, vừa kéo nhau về vừa réo ầm ĩ:

- Tiên sư thằng bảo thái! Tiên sư thằng bảo thái!

Bảo Thái là niên hiệu của vua”.

Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, nước ta có sách, báo viết bằng chữ quốc ngữ. Ít lâu sau có thêm thơ mới, tiểu thuyết.

Vũ Trọng Phụng đã đưa nhiều “phương ngữ Bắc kì” vào Số đỏ (1936): cần đếch gì, mẹ kiếp, có xấu cái đếch ông đây này.

Nguyên Hồng đưa rất nhiều tiếng lóng của bọn ăn cắp vào Bỉ vỏ (1938), nhưng không có một tiếng chửi thề. Bọn ăn cắp này không biết chửi thề chăng? Mãi sau này Nguyên Hồng mới văng tục (nhẹ thôi) trong Sóng gầm (1959):

- Đui què mẻ sứt, ngu si đần độn gì mà sợ ế? Ế cái ba vạn bà đây này!
- Kệ bố chúng nó. Kệ tiên nhân chúng nó.

Ngày nay, chửi thề không còn xa lạ với mọi người.

Không phải chỉ có văn thơ mới biết chửi thề. Tranh dân gian của ta cũng biết chửi thề! Đùa hay thật vậy?

Tranh Oger (1910) có tấm vẽ một cửa hàng buôn bán tại Hà Nội.

Trên tường Nhà hàng đồng có cái của quý của quý bà kèm theo câu chửi thề viết bằng chữ nôm “Đéo mẹ cha đứa nào ở trong cái nhà này”.

Trên đây là mấy chuyện chửi thề của ngày xưa.

Còn ngày nay? Ngày nay, bọn hậu sinh khả úy tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống chửi thề của cha ông… Du lịch đó đây, được tai nghe mắt thấy lắm cái lạ…

Lạ nhất là một thứ cấm độc đáo của thành phố Pleiku. Không phải cấm đái, cấm vứt rác, cấm chạy nhanh vượt ẩu, cấm sờ (hộp điện cao thế), cấm tụ tập của mấy thành phố văn minh.

Dưới chân tường một biệt thự sang trọng lồ lộ tấm “tranh dân gian” Cấm đ… bậy". Nét vẽ “hiện thực”. Dễ hiểu. Biểu cảm hơn tranh Nhà hàng đồng. Cấm được cái mục này thì giỏi thật!

Lần ấy vợ chồng chúng tôi đi tham quan Hoa Lư, đền vua Đinh.

Xe vừa vào bãi đỗ lập tức bị cả chục người bán bưu ảnh, bánh trái, nước ngọt, nước khoáng, ào ào lớn tiếng mời mua. Du khách ngồi xe lâu, bây giờ mới được vươn vai duỗi chân, chả ai để ý đến đám hàng rong. Chú hướng dẫn du lịch mời mọi người đi tham quan. Đám bán hàng đi kèm sát bên cạnh. Tiếng cười đùa trộn với tiếng chào mời, nghe như đám cãi nhau. Mấy người nước ngoài thích thú giơ máy chụp ảnh, quay phim.

Đoàn người nhích được độ hai chục mét thì bỗng có người lên tiếng:

- Không ai mua gì đâu, đừng đi theo nữa.

Lập tức được con bé bán hàng đốp chát lại:

- Có ai thèm mời cô đâu, mà cô phải chõ mõm vào.

Đoàn người tiếp tục đi. Con bé tiếp tục dúi chai nước vào tay người đàn bà nước ngoài.

- Đã bảo đừng đi theo nữa. Người ta bực mình rồi đấy.

- Cậy giàu lên mặt hả? Đừng đi theo cái đéo gì. Đây đi bán hàng chứ có phải đi đánh đĩ, theo trai đâu. Không mua đây cũng đếch cần.

- Tao gọi công an cho mày xem.

Nghe nói gọi công an, con bé quay ngoắt, lủi mất. Mấy bà hàng rong xì xào:

- Con bé láu quá nhỉ.

- Hỗn láo, mất dạy thì có. Mới nứt mắt ra thì biết gì mà đánh với theo.

Cặp du khách người nước ngoài chả hiểu gì, chỉ nhìn nhau cười…

Một lần khác, trên chuyến xe khách Đà Lạt - Nha Trang.

Lơ xe thu tiền vé. Đến lượt ông khách ngồi bên cạnh.

- Đi đâu, bố?

- Cho xuống chỗ…

- Hai chục ngàn.

Ông khách đưa tiền.

- Còn thiếu 5 ngàn, bố!

Lơ xe tiếp tục thu tiền người khác. Lát sau quay lại ông khách.

- Còn thiếu 5 ngàn, bố!

- Đi tới đó 15 ngàn thôi.

- Đ… mẹ bố, không chịu thì xuống, không lộn xộn.

- Thôi, anh cầm đỡ cái mũ này.

- Lấy mũ của bố để đi đái à?

- Tôi hết tiền, xin anh 5 ngàn!

- Đ… mẹ, nói thẳng cho rồi. Xin thì cho.

Năm ngoái…

Chúng tôi đang trò chuyện với mấy nhân viên khách sạn trong Ngõ Huyện (Hà Nội) thì bỗng có tiếng xe máy nổ ầm ầm bên ngoài. Tất cả hốt hoảng chạy ra xem có chuyện gì? Dọc con ngõ hẹp, nhiều người đang xôn xao chỉ trỏ, ra hiệu cho một chiếc xe máy ngừng lại. Nhưng xe vẫn tiếp tục phóng len lỏi giữa đám hàng rong. Khói trắng phun mịt mù. Lái xe là một thanh niên, quần cụt, chân đất, đầu trần, có vẻ như đang chạy trốn. Đến ngang chỗ chúng tôi đứng, bất ngờ nó quay sang văng thẳng vào mặt tôi:

- Địt mẹ mày!

Chiếc xe chồm lên. Khói trắng mịt mù. Mọi người lo sợ xe bốc cháy…

- Lại tụi du côn ở chỗ khác kéo nhau ra Hà Nội kiếm ăn, bác ạ!

Trong Sài Gòn, dưới Bến Tre cũng có lần tôi được nghe câu nói tương tự như vậy. Nhưng người trần mắt thịt đi du lịch làm sao phân biệt được dân tứ chiếng với dân chính gốc?

Nhớ lại một câu chuyện vui của người Hà Nội:

“Hai nhà giáo trò chuyện, bàn về vấn đề giáo dục tuổi trẻ.

Một ông than:

- Hôm nọ đi hóng mát bờ hồ, tôi được nghe hai cô nói chuyện: “Đéo mẹ cái thằng ấy, mới quen nhau mà nó cứ nhằng nhặc đòi đ. tao!” Bậy bạ đến thế là cùng.

Ông kia chép miệng:

- Bọn trẻ bây giờ mất dạy quá! Tôi rất lo ngại. Luôn miệng nhắc nhở con bé nhà tôi phải ăn nói cho đàng hoàng, lễ phép. Nhưng, nhắc mãi nó vẫn đéo nghe! Đéo dạy được!”.

Làm sao phân biệt được đùa với thật?

Phantom 3 ,máy bay điều khiển từ xa, không người lái, vừa khám phá khám phá hang động Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới của Việt Nam/ Hồ thị Cẩm Vân chia sẻ

Cận cảnh chiếc máy bay không người lái vừa khám phá Sơn Đoòng

Trong hành trình khám phá hang động Sơn Đoòng của ABC News, 7 chiếc máy bay không người lái Phantom 3 đã được sử dụng.
 
Mới đây, chương trình truyền hình Mỹ Good Morning America đã thực hiện một phóng sự thám hiểm sự kỳ vĩ của hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng. Trong suốt hành trình này, ekip chương trình đã sử dụng chiếc máy bay không người lái mới nhất của hãng DJL mang tên gọi Phantom 3 để ghi lại cái nhìn toàn cảnh về sự ngoạn mục của hang động nổi tiếng tại Việt Nam.
Rõ ràng, Phantom 3, MC Ginger Zee và ekip chương trình đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình khi đem đến cho người xem hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác cùng những hình ảnh mãn nhãn được quay từ trên cao.
 
"Cận cảnh" chiếc Phantom 3, mỗi chiếc máy bay không người lái như thế này có giá khởi điểm từ 1.000 USD.
 
Đây là phiên bản Phantom 3 Professional với camera có khả năng quay video 4K.
 
Khác với thế hệ máy bay không người lái trước đó, nhà sản xuất Phantom 3 đã tích hợp sẵn camera và hệ thống chống rung vào chiếc máy bay này. Phantom 3 có hai phiên bản khác nhau, bao gồm "Professional" (camera 12MP, quay video 4K tốc độ 30 khung hình trên giây) và "Advanced" (camera 12MP, quay video Full HD tốc độ 60 khung hình trên giây).
 
Theo ông Romeo Durscher, một thành viên của ekip khám phá Sơn Đoòng, để thực hiện được chương trình vừa qua, có tất cả 7 chiếc Phantom 3 đã được sử dụng.
 
Bốn cánh quạt hoạt động để nâng chiếc máy.
 
Hai cảm biến có khả năng quét bề mặt bên dưới với mục đích giúp máy bay ổn định hơn.
 
Tính năng GPS cho phép Phantom 3 tự động quay về vị trí khi hết pin thay vì... rơi xuống.
 
Phantom 3 được nhà sản xuất trang bị công nghệ cảm biến định vị trong nhà (đồng nghĩa với việc khi sử dụng máy trong các không gian hẹp, khả năng va chạm sẽ được giảm xuống đáng kể) và công nghệ GPS tân tiến có hỗ trợ GLONASS.
 
Phantom 3 cũng được cho là dễ sử dụng hơn các phiên bản máy bay không người lái trước đó của DJL đối với cả người bắt đầu với chế độ tự động cất cánh và hạ cánh.
 
Bảng điều khiển.
 
Sau mỗi lần sạc, Phantom 3 có thể bay liên tục trong 23 phút.
 
Để điều khiển Phantom 3, tất cả những gì bạn cần làm là kết nối smartphone hoặc máy tính bảng vào bảng điều khiển thông qua kết nối USB và ngay lập tức các hình ảnh độ phân giải HD 720p từ camera gắn kèm sẽ được chuyển trực tiếp vào thiết bị di động. Không dừng lại ở đây, người dùng còn có thể chuyển trực tiếp hình ảnh lên YouTube nếu muốn.
 
 
iCamera chuyên cung cấp các thiết bị, phụ kiện đồ chơi Flycam DJI Phantom chuyên nghiệp, mọi thông tin về sản phẩm, quý khách hàng có thể gọi đến hotline 09666.12.808 - 092.222.3600 để được tư vấn trực tiếp
Theo Kênh 14
 
Mời bạn xem thêm:
 

Lựa chọn/ Thơ cảm tác từ phim Samsara (Luân Hồi, 2001) của Đaào Anh Dũng



"Which is better? To satisfy one thousand desires or to conquer just one?" a quote from Samsara, a 2001 movie.



Lựa Chọn

Bần tăng thuyết giảng chúng sinh,
Đa mang ham muốn luỵ tình thế gian,
Chiến thắng một, thoả mãn ngàn,
Khôn ngoan lựa chọn, niết bàn nơi đây.

- Bẩm sư, nhân quả an bài,
Dấn thân sống trọn trần ai kiếp này,
Cuộc đời, một chuỗi trả vay,
Ân trao, tình nhận, thiên thai nơi nào?

đàoanhdũng
5/2015


Cảm tác từ câu hỏi:
"Lựa chọn nào hay hơn? Thoả mãn một ngàn ham muốn hay chiến thắng một?"
trích từ phim Samsara, Luân Hồi, 2001.

Thử làm thầy bói đoán tuổi qua họ và tên người Mẹ/ Xuân Lộc chia sẻ

Đoán Tuổi mình qua Tên của Mẹ mình."



Một Bài viết đã có từ lâu trên Mạng với nội dung " Đoán Tuổi mình qua Tên của Mẹ mình."
Nay đăng lại và bổ sung thêm  giải thích của tôi, hy vọng đó cũng là một cách giải thích trong số những cách giải thích khác nếu có




Hãy chú ý con số 1763 tại sao không phải là con số nào khác
Con số 1763 nếu đem cộng 250 thì là 2013
Lấy con số bất kỳ có 4 chữ số nhưng 2 số cuối cùng là 63 cộng với 250 thì sẽ ra con số có 2 chữ số cuối cùng đều là 13

Bây giờ bạn hãy mở phần mềm Ms Excel trên máy tính, lập một bảng tính như sau, theo hình vẽ
Đặt công thức tại dòng số 7 tương ứng với các Ô B-C-D-E-F-G-H  - rồi copy các công thức xuống dòng số 18

Ô A7 ĐẾN A18 gõ số 1 đến số 12 - Là số ký tự Tên - Tên dài nhất có thể có từ 1 đến 12 ký tự hoặc 100 ký tự
Ô B7 = Ô A7 NHÂN 2
Ô C7 = Ô B7 CỘNG 5
Ô D7 = Ô C7 NHÂN 50
Ô E7 = Ô D7 CỘNG 1763 ( Số 1763 là áp dụng cho năm 2013 )
Ô F7 = Năm Sinh ( Ex : từ 1900...đến 2014 )
Ô G7 = Kết quả của Ô E7 Trừ F7 ( có 2 chữ số cuối là tuổi mình )
Ô H7 là  kết quả tuổi mình ( 2 chữ số cuối )


Bảng trên cho người có năm sinh 1900


Bảng trên cho người có năm sinh 1901


Bảng trên cho người có năm sinh 1953


Bảng trên cho người có năm sinh 1954


Bảng trên cho người có năm sinh 1956


Năm nay 2014 ==>Bảng cho người có năm sinh 1954



NHẬN XÉT : Cho dù Tên của Mẹ gồm bao  nhiêu ký tự thì CÔT E cũng là con số cố định từ 2113 đến 3213
Bài nầy có từ năm 2013 có nghĩa là Cột E là 2013+100 = 2113 và là bội số 100 …..( Tức là 2113-2213 . . . . . .đến 3113,3213 )
Lấy số nầy trừ năm sinh của mình tức là lấy năm hiện hữu - trừ năm sinh==> Kết quả 2 số cuối là tuổi mình

NĂM NAY 2014 PHẢI THAY CON SÓ 1763 LÀ 1764 THÌ MỚI ĐÚNG



Những ai sinh năm 1954 thì tuổi là 60 Theo bảng trên

KẾT LUẬN : Chỉ cần chú ý  con số 1763 hay 1764 hay 1765 tương ứng cho năm 2013-2014-2015- Còn Tên của Mẹ Mình bao nhiêu ký tự ( 1 ký tự cho đến 100 ký tự )  thì số tuổi của bạn cũng khớp với cách tính trên ./.

Bản án của Thúc Sinh trong scène Kiều báo ân, báo oán/ Xuân Lộc chia sẻ

Phiếm luận-Cái phần thưởng của Thúc Sinh


Minh Họa - Xuan Loc : Thúy Kiều & Thúc Sinh Thời @ Còng

Phiếm luận-Cái phần thưởng của Thúc Sinh - NGÔ THỜI ĐÔN        

Đọc Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, đến đoạn kết thúc phiên tòa báo ân, báo oán, người hay trắc ẩn thì thấy nhẹ nhõm, người cả nghĩ thì thấy vợ chồng Thúc Sinh- Hoạn Thư thoát nạn mà thán phục sự tế nhị của Nguyễn Du.

Còn chàng Thúc, chẳng biết lần này chàng tiêu xài sao cho hết cái phần thưởng đồ sộ, dưới dạng “trả ơn” ấy! Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân, Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là. Phải, với tấm lòng một phu quân như Từ Hải, Thúy Kiều sẽ dễ dàng có điều kiện và tư thế để đáp tạ nhiều hơn thế. Song nàng vẫn nói về nó như một thứ gọi là. Ôi, sao mà đất trời rộng rãi thế! Ôi, sao mà chàng Thúc lại được có cái hậu sướng từ trong trứng sướng ra...

Cắt nghĩa sự tình này, nhiều người cho rằng Nguyễn Du vuốt mặt song còn nể mũi, trông người mà ngẫm đến ta. Đã tha cho Hoạn, thì tha và thưởng cho Thúc một thể, là xứng đôi. Dẫu sao, Kiều cũng từng là vợ lẽ của Thúc, trước mặt Hoạn Thư, dù ở vai chánh án, nàng cũng không thể không nhớ cái điều mặn tình cát lũy, nhạt tình tao khang là xấu. Hơn thế, Thúy Kiều là người biết tình và nhiều tình, xử sự của nàng càng phải cận nhân tình hơn. Hầu như Thúc Sinh chưa bao giờ được vợ cả nói những lời ngọt ngào, tình tứ, Thúy Kiều cũng chưa bao giờ nói với Kim Trọng, Từ Hải những lời tình tứ sướt mướt đầy chất văn chương như nói với Thúc: Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, Tại ai há dám phụ lòng cố nhân? Với Kim Trọng, khi đối diện chàng trong cuộc đoàn viên, Thúy Kiều nói câu nào buồn đau, chua chát câu ấy. Cũng phải. Dù sao, Thúc vẫn là người đầu tiên cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Nàng còn nhớ, Mã Giám Sinh bày trò giả danh hầu hạ mua nàng làm lẽ mà hãi! Sở Khanh thông cảm dổm, bày tuồng trốn dổm mà ghê! Trong lúc Kim lang đang ở phương nào, thì Thúc là người thực sự đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Xem ra, lời nói của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng cũng khác nhiều so với lời nàng nói với Thúc. Khi nhớ Kim, Kiều chỉ nghĩ Tiếc thay chút nghĩa cũ càng. Gặp chàng phút đoàn viên ngậm ngùi, nàng mơ màng nói Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa. Kim Trọng chẳng còn là người cũ, cố nhân của tình yêu nhiều mơ mộng nữa! Bởi vậy, trong đêm tái ngộ, Nguyễn Du thương cảm chàng mà ghi nhận cho chàng cái tâm trạng ngổn ngang Tình nhân lại gặp tình nhân, Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình, còn chàng Kim lại thẹn và nói to cho cả nhà biết, rằng là “ không phải”, “ không có gì cả đâu!’

            Tình riêng chàng lại nói sòng,
            Một nhà ai cũng lạ lùng khen khao.

Ôi, ta tưởng tượng lúc ấy Thúy Kiều sẽ ngậm ngùi, cay đắng biết bao. Nàng chẳng còn được Kim tin yêu nữa. Chàng nói to lên với mọi người sự “ trong trắng” của mình mà làm gì! Chàng đâu biết đấy là sự coi thường, chà xát, sỉ nhục Thúy Kiều! Chàng thành thật “ trần trụi” quá đáng! Và chàng cũng vô tình để lộ một tình yêu đã chết! Nó không hóa giải nổi mặc cảm mười lăm năm của Thúy Kiều...

Còn nhớ, hình như trong những người khen Thúy Kiều (mà Kim Trọng là người khen đầu tiên), không ai có lời khen nàng xứng đáng, trân trọng cho bằng lời khen của vợ chồng Thúc Sinh- Hoạn Thư!

Lần Kim Trọng được Thúy Kiều đề bốn câu thơ trên bức tranh “Đạm thanh tùng” của chàng, Kim vui sướng quá vì tình yêu mới chớm mà khen mà nói dài dài về tài nghệ của Thúy Kiều, nghe có vẻ “khách khí”.

            Khen tài nhả ngọc phun châu,  
           Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế vầy!   
          Kiếp tu xưa ví chưa dày,  
         Phúc nào nhắc được giá này cho ngang.

Hình như lúc ấy Thúy Kiều cũng thấy thế nào ấy, nên nàng đã nói lảng một cách thật thông minh:

            Nàng rằng: “ Trộm liếc dung quang,   
           Chẳng sân ngọc bội thời phường kim môn”

(Ý nôm na của câu này là, “ thiếp trộm liếc vẻ mặt sáng sủa của chàng, chàng không phải là con nhà giàu thì cũng là con nhà sang?”

Thúc Sinh từng làm thơ ca ngợi vẻ đẹp thể chất của Kiều, chàng cũng đề nghị quan xử kiện cho Kiều được làm thơ và Thúy Kiều được quan cảm phục vì bài thơ Cái gông mà tha bổng cho Thúc Sinh và Thúy Kiều. Hoạn Thư thì ví chữ của Thúy Kiều với chữ của Vương Hy Chi và còn cho rằng nếu số giàu sang Thúy Kiều cũng sẽ được những người như vua Hán xây nhà vàng cho ở!

Ôi, nếu biết sau này Thúy Kiều được Thúc Sinh, Hoạn Thư đánh giá tài năng của nàng ngang với những người đàn ông nổi tiếng, biết Thúy Kiều được Từ Hải khen rằng mắt xanh chẳng để ai vào...chắc là Kim Trọng sẽ giật mình, than tiếc lời khen của mình không đáp đúng tâm lý của Thúy Kiều. Ai lại khen đàn bà giống đàn bà! Vì đang yêu, nên đầu óc chàng Kim cứ lởn vởn những bóng hồng! Tâm hồn chàng cứ đầy ứ sự ngưỡng mộ những người đẹp tài hoa!

Hoạn Thư thì vì không toại ý về chồng nên cũng dễ tôn thờ những người đàn ông tài hoa, phong nhã. Thúy Kiều cũng cần khẳng định cá tính của mình nên nàng thật thích những ai biết khen nàng không kém đàn ông!

Hoạn Thư và Thúc Sinh khen nàng như thế, lẽ nào Thúy Kiều không mở lòng từ mà tha cho họ! Hơn nữa, Hoạn Thư cũng đã coi Thúy Kiều là trượng phu, quân tử có lượng hải hà:

            Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?

Ôi, người ta sẽ vì tiếng khen mà quên hết! Thúy Kiều cũng sẽ chóng quên mọi điều tủi nhục, đoạ đày ở nhà Hoạn Thư mà tha cho đôi vợ chồng ấy. Nàng đã muốn mình như quân tử, trượng phu, nàng đã được đôi vợ chồng Thúc Hoạn khen những lời xứng đáng, lẽ nào mà cứ quyết làm ra để... mang tiếng con người nhỏ nhen?

Thúy Kiều tha cho vợ chồng Thúc- Hoạn là phải.

Còn cái phần thường của Thúc Sinh?

Có lẽ, người gặp khó trong cuộc này là Thúc Sinh. Hẳn chàng không dám đem cái phần thưởng ấy khoe với Hoạn Thư. Không, chàng là người quen thói buôn bán riêng, ăn riêng, làm riêng, chơi riêng. Số tiền thưởng ấy, chàng sẽ ăn chơi theo tập quán quen thói bốc rời và giương cao cái tật cố hữu nào ai có khảo mà mình lại xưng? Thúc thừa biết, nếu chàng “ dại” mà khoe cái phần thưởng oái ăm ấy, chắc chắn một người sâu sắc nước đời như Hoạn Thư sẽ không tha cho chàng, dù là lần cuối. Văng vẳng bên tai chàng sẽ là những câu nói thơn thớt của Hoạn Thư. Đại loại như thế này:

Chàng còn ngốc lắm, Thúc ạ. Chẳng qua Thúy Kiều mua lại “ chuông vàng khánh bạc” của nhà ta đấy thôi. Ngày ả ra đi, ả mượn mà ta đâu có đòi? Nay nó biến thành phần thưởng đó, chàng ạ.

Hoặc là như thế này:

- Chàng phải khôn ra, Thúc ạ. Cái phần thưởng ấy là tiền chàng chuộc Thúy Kiều từ tay Tú Bà đó. Thúy Kiều khéo léo trả lại cho chàng ấy mà. Xem ra, Thúy Kiều còn khôn hơn cả thiếp đây. Chàng đã “ thấm” chưa?

Ôi, cái phần thưởng của Thúc Sinh...

NGÔ THỜI ĐÔN  

Gia tài bạc triệu cũng không mua được/ Cảnh Tú chia sẻ



***  10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. 
alt
(Ảnh: Fotolia)

Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành.
Khi đang theo đuổi một cuộc sống hưởng thụ, ngàn vạn lần chúng ta cũng đừng nên bị mất phương hướng, chỉ vì ham muốn hưởng thụ vật chất, mà quên đi rằng có những thứ dù có tiền cũng không thể mua được.
Bắt đầu một năm mới là cơ hội tốt để mỗi người có thể suy nghĩ và thay đổi mục tiêu sắp tới của mình, để chúng ta có thể sắp xếp lại công việc và cuộc sống. Lúc này, chúng ta có thể tĩnh tâm suy nghĩ để tìm ra giá trị, nguyên tắc, và niềm tin thật sự của mình.
Chúng ta hãy cùng xem, rốt cuộc là những điều gì, mà cho dù là tỉ phú thế giới cũng không thể mua được?
1. Khỏe mạnh
alt
Đạt Lai Lạt-ma: Nhân loại, vì kiếm tiền mà hy sinh sức khỏe. Vì chữa bệnh mà hy sinh tiền tài. Sau đó, vì lo lắng tương lai nên không cách nào hưởng thụ hiện tại. Cứ như vậy mà không cách nào sống cho hiện tại. Khi còn sống, họ quên rằng cuộc đời là ngắn ngủi. Đến khi chết, mới phát hiện mình chưa từng một lần sống thật tốt.
2. Tình thương
alt
Tagore: Lúc thoát khỏi cảnh nghèo khó, chúng ta sẽ có được tiền tài của mình, nhưng để có được khoản tiền này, chúng ta đã mất đi bao nhiêu thiện tâm, bao nhiêu cái đẹp và bao nhiêu sức lực chứ!
3. Niềm vui
alt
Franklin: Tiền tài không thể khiến người ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không, vì trong bản chất của nó không hề tồn tại cái gọi là vui vẻ. Người có được càng nhiều, lại càng muốn nhiều hơn.
4. Chính trực
Nhà tiểu thuyết người Anh – Douglas Adams: Lúc thật sự phục vụ người khác, điều cần thiết mà tiền tài không thể nào mua sắm hay đong đếm, đó chính là sự chân thành và chính trực.
5. Tôn trọng
alt
Nhà triết học người Mỹ – Ayn Rand: Tiền tài là công cụ để tồn tại, thái độ của bạn đối với công việc cũng chính là thái độ của bạn đối với cuộc đời của chính mình. Nếu công việc kiếm sống là sa đọa, bạn đã hủy diệt ý nghĩa tồn tại của chính mình. Bạn đã từng cầm qua đồng tiền bất nghĩa chưa? Đã từng vì giành thêm chút lợi nhuận mà giễu cợt người khác chưa? Hoặc là hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của mình? Vì để có thể sống qua ngày bạn đã làm những việc không nên làm? Nếu là như vậy, tiền tài cũng không mang đến dù chỉ một chút niềm vui. Đồ vật bạn mua sẽ trở thành một loại sỉ nhục mà không phải là kính trọng; là một loại căm hận mà không phải thành tựu. Như vậy, bạn sẽ cho rằng tiền tài là một loại tội ác, bởi vì bạn không thể nào có được sự tự tôn từ nó.
6. Nội tâm thanh tĩnh
Doanh nhân nổi tiếng tại Mỹ – Richard M. DeVosTiền tài không thể nào mua được sự thanh bình trong nội tâm, nó không thể chữa trị mối quan hệ bị xé rách, hoặc làm cho cuộc sống không ý nghĩa trở nên ý nghĩa.
7. Đạo đức
Ký giả kiêm tác giả người Mỹ – George Lorimer: Thứ có thể mua được bằng tiền dĩ nhiên là tốt, nhưng không nên quên rằng điều không thể mua được bằng tiền sẽ càng tốt hơn.
8. Giáo dục
Phóng viên kiêm tác giả người Mỹ – Neil deGrasse Tyson:
Con người không dùng sự cảm thông và chia sẻ để cảm nhận tình cảm và ý nghĩ của người khác hay những sinh vật khác trên trái đất, có lẽ giáo dục chính quy của chúng ta nên thêm vào giáo dục sự cảm thông và chia sẻ. Thử tưởng tượng, nếu giáo dục gồm có đọc, viết, toán học, cảm thông và chia sẻ, thì thế giới này sẽ không còn như cũ nữa.
9. Trí tuệ
alt
Steve Jobs: Tôi không phải vì kiếm tiền mà quay về Apple. Thần may mắn vẫn luôn quan tâm đến tôi; năm 25 tuổi, tôi đã kiếm được tài sản 100 triệu đô-la. Lúc ấy rất rõ ràng, rằng tôi sẽ không bị tiền tài nô dịch. Bởi vì tôi chắc chắn không có khả năng tiêu hết số tiền kia, hơn nữa, tôi cũng không dùng tiền tài để kiểm chứng trí tuệ của mình.
10. Giác ngộ tâm linh
Người vô danh: Tiền tài có thể mua phòng ốc để ở, nhưng không thể mua được một mái nhà ôn hòa; nó có thể mua một chiếc giường, nhưng không mua được một giấc ngủ thoải mái dễ chịu; nó có thể mua một chiếc đồng hồ, nhưng không mua được thời gian; nó có thể mua được quyển sách, nhưng không mua được tri thức; nó có thể mua máu huyết, nhưng không mua được sức khỏe. Vì vậy, tiền tài không phải là vạn năng.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Tình lỡ: thơ Nguyễn Cang & Công Chúa nhỏ/ Ai biết: Thơ Gió biển


TÌNH LỠ  Nguyễn Cang & công chúa nhỏ

Mưa chiều kỷ niệm buồn thiu
Tàn thu lá đổ cho nhiều nhớ thương
Sớm mai còn đọng hơi sương
Hạt rơi xuống đất hạt vương trên cành
Em đi, héo hắt tim anh
Chua cay mặn đắng đành hanh tháng ngày
Sụt sùi nghe nặng bờ vai
Ai đem thương nhớ cho dài tóc mai
Tóc mai sợi ngắn sợi dài
Sợi nào quấn quít sợi nào xa nhau
Yêu em chẳng biết lối vào
Đường xa một bóng nôn nao đứng chờ
Xinh xinh dáng nhỏ em thơ
Khiến anh ngơ ngẩn ươm mơ tình đầu
Ước mong bền chặt nghĩa sâu
Cho ta trọn vẹn được câu ước thề
Nhưng em lặng lẽ  quay về
Còn anh mặc cảm bị chê khó nghèo...
*****
Qua rồi ngày tháng gieo neo
Em đi xây mộng bọt bèo bể dâu
Tình yêu lạc bến nơi đâu
Như dòng nước rẽ hai đầu sông Tương
Chuông chùa giục nhớ niềm thương
Vô tâm bỏ lỡ thiên đường tuổi xuân
Cuộc đời dâu bể trầm luân
Trăm năm lỗi hẹn cùng chung mối sầu
Em giờ trôi nổi về đâu?
Biển đông thăm thẳm chôn sâu mộng vàng
Có còn chân bước lang thang?
      Nguyễn Cang & công chúa nhỏ
AI BIỂU 
 Mịt mù mưa rớt rơi nhanh
Nhói lòng thương nhớ tình anh ấm nồng
Đai dương chia cách mênh mông
Ngày xưa ai biểu người không ngỏ lời

Dòng sông rẽ mấy nhánh đời
Nước xuôi lòng biển tình ơi khôn cùng
Một đời mơ giấc mơ chung
Chim trời ai biểu xa rừng xót thương

Lìa nhau giây phút đoạn trường
Hồng trần một cõi vô thường đớn đau
Nhạt phai môi thắm má đào
Nghẹn ngào ai biểu vì sao nhớ người

Lửa nung đánh tuổi vàng mười
Tình thâm ánh mắt nụ cười trao duyên
Vòng tay san sẽ nỗi niềm
Con tim ai biểu giữ riêng cuộc tình

Nguyện thề duyên nợ ba sinh
Tơ trời ai biểu đôi mình kết se

 Gió Biển 14-04-2015