Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Hương vị ngày xưa/ Nhật Tiến/ Viễn Phương chuyển


" ...Tôi nhớ trách cá kho của Mẹ tôi..." trong lời phát biểu chân thành của một du sinh người VIệt trong lễ nhận bằng Tiến sĩ tại Úc đại lợi



Höông vò ngaøy xöa
Nht Tiến
 
Hồi ông bà Tâm quyết định dọn ra ở riêng, đối với ba anh em Hùng, Hương, Hạnh là cả một biến cố. Họ họp mặt nhau trong một buổi gặp gỡ riêng để bàn cãi sôi nổi. Hạnh, cô em gái út lên tiếng trách móc:

– Anh chị đối xử thế nào để đến nỗi bố mẹ phải ra ở riêng?

Hùng vò đầu bứt tai:

– Tao có làm gì đâu. Suốt ngày đi làm, chuyện gì xẩy ra ở nhà tao đâu có biết.

Hương nhìn anh bằng cặp mắt vừa buồn vừa giận:

– Làm gì mà anh chẳng thể biết. Có điều tại anh mũ ni che tai, không muốn biết đấy thôi.

Hùng đáp lại bằng một giọng yếu sìu:

– Ừ, thì cũng chỉ toàn là chuyện đụng độ vặt vãnh trong nhà với chị ấy, chứ có cái gì lớn lao đâu.

Hạnh chộp ngay lấy, mở to đôi mắt nhìn về phía anh và nói lớn:

– Vấn đề là ở chỗ ấy. Tính khí của bố mẹ thế nào, anh không biết sao. Lẽ ra, anh phải để tâm tới và phải có lời khuyên nhủ chị ấy về cung cách cư xử với bố mẹ. Ðằng này anh cứ ngậm tăm không nói, như thể anh cũng đồng ý về những điều chị ấy làm, hèn gì mà chị ấy chẳng làm tới.

Hùng bắt đầu nổi cáu:

– Mày ngon sao không mời bố mẹ về ở đi. Nói như thánh phán. Ðến lúc đụng độ với chồng, với con rồi mới thấy hoàn cảnh khó khăn của tao.

Hương thở dài:

– Hoàn cảnh của tụi em, anh đã thấy rồi. Cái Hạnh thì lấy chồng nghèo, chúng nó chui rúc trong một căn apartment, làm sao mời bố mẹ ở chung được. Còn em thì ở chung với gia đình nhà chồng. Mời bố mẹ về sao tiện. Chỉ có anh nhà cao cửa rộng, lại vợ chồng son, bố mẹ không ở với anh chị thì ở với ai?

Hùng đáp:

– Thì tao vẫn năn nỉ mời bố mẹ ở chung chớ có ý kiến gì đâu. Chuyện ra ở riêng là ý muốn của bố mẹ thôi.

Hạnh không muốn nói gì thêm nữa. Nàng chỉ nhìn anh bằng đôi mắt trách móc. Trong khi ấy, Hương cũng nhún vai, lẳng lặng quay đi chỗ khác, lòng tràn ngập những nỗi buồn phiền. Ðiều này khiến cho Hùng càng cảm thấy nhột nhạt và tìm lời biện bạch:

– Chúng mày không ở hoàn cảnh của tao nên không thông cảm được. Này nhé, nhà mới, thảm mới, màn cửa, cái nào cái ấy trắng tinh khôi. Ngày nào chị ấy cũng phải dành rất nhiều thì giờ để chăm sóc từng ly từng tí. Thế mà bố cứ hút thuốc, phun khói như ống bễ lò rèn thì làm gì nhà không bị ám khói, đượm mùi. Nếu tụi bay ở địa vị của chị ấy thì tụi bay tính sao?

Hương không trả lời trực tiếp câu hỏi của anh, nhưng lại tố thêm:

– Em còn nghe nói chị ấy đòi giới hạn khu vực đi lại trong nhà để thảm trắng khỏi bị dơ. Có đúng không?

Hùng đáp:

– Cũng lại là một nỗi khổ tâm của tao nữa! Ai cũng biết mẹ là người ham xốc vác, làm lụng, suốt ngày cụ bì bõm ở vườn sau cuốc đất trồng rau, làm gì chân tay không dính đầy bùn. Với bộ thảm nhung trắng như tuyết đó, và với chân tay đó, làm sao không có chuyện đụng độ. Mà tao ở giữa tao làm gì được?

Câu chuyện đi tới chỗ hoàn toàn bế tắc, chẳng ai nhìn ra được phương cách gì để giải quyết, nên cả ba chỉ ngồi thừ người ra, vẻ mặt của ai cũng đều rầu rĩ. Người nào cũng cảm thấy trong lòng buồn bã, xót xa và cùng nhớ lại thời kỳ tràn đầy hạnh phúc ngày xưa.

Chỉ hơn năm năm trước đây thôi, khi chưa có ai lập gia đình và tất cả còn cắp sách đến trường thì bố mẹ con cái quây quần sống với nhau thật là vui vẻ. Ông Tân hồi đó còn nhiều sức khỏe, lại cũng có công ăn việc làm tốt đẹp nên vẫn coi như cột trụ của gia đình. Bọn anh em Hùng, sống đời sinh viên, vừa đi học, vừa đi làm, tiền bạc góp chung lại thuê một căn nhà để mọi người cùng quây quần với nhau. Bà Tâm thì ở nhà lo hết mọi chuyện kể cả giặt giũ, nấu ăn cho cả nhà. Bầu không khí ấm cúng ngày xưa ở quê nhà lại được phục hồi trọn vẹn trong vòng tay yêu thương của tất cả mọi người.

Vui nhất là những bữa ăn do bà Tâm nấu nướng. Nhờ vật dụng, rau cỏ ở đây thức gì cũng có nên bà đã nấu những món quen thuộc của gia đình, với hương vị như gói trọn cả một thời thơ ấu của mấy anh em. Món canh dưa mà Hạnh luôn tấm tắc “tuyệt cú mèo”, món cà ri mà Hương nhận định “chỉ có mẹ nấu mới đặc biệt như vậy, ăn vào là biết ngay”. Còn nhiều món khác nữa, cũng đã đi vào khẩu vị của gia đình như làm sống lại cả một thời yên ấm đã qua.

Thế rồi ngày vui qua mau. Hương lấy chồng trước tiên. Rồi đến Hạnh. Anh Hùng kiên trì thêm vài năm nữa, tốt nghiệp đại học, làm lương cao, tậu nhà mới, rồi lấy vợ. Bầu không khí đoàn tụ, thương yêu cứ như những làn sương mỏng tan dần theo ánh nắng của mặt trời đang lên.

Buổi gặp gỡ bàn thảo chẳng đi đến một kết quả gì. Thôi thì đành buông xuôi và mỗi người đành che giấu trong lòng một niềm chua xót riêng tư.

Ông bà Tâm từ ngày ấy dọn ra ở riêng tại một khu chung cư nghèo nàn. Tuy ở vào tuổi sấp sỉ sáu mươi, nhưng ông cũng còn lái được xe chạy đây, chạy đó. Bạn bè của ông giúp đỡ tận tình, người mách việc này, kẻ giới thiệu việc kia nhưng không việc nào được lâu bền. Có người thấy tình cảnh khó khăn của ông bà, đã cất lời khuyên giải:

– Mỗi thời, mỗi nơi có một phong tục, một cách sống. Ông bà giận con cái làm gì cho mệt thân.

Ông Tâm chỉ mỉm cười:

– Tôi đã nói với các ông nhiều lần rồi mà vẫn không chịu tin. Chúng tôi tự ý ra ở riêng chính là vì quan tâm đến chúng nó. Ở xứ này, tự do cá nhân là điều quan trọng hàng đầu. Mình không muốn làm cho đời sống riêng tư của chúng nó bị xáo trộn.

Cái ông vừa mới trước đây cất lời khuyên giải bỗng đã nổi sùng một cách mau chóng hơn ai hết. Ông ta vặc lên ngay:

– Tự do gì bằng bố mẹ của mình.Tôi lấy làm lạ cho cái xứ sở gọi là tuyệt đỉnh văn minh này.

Ông Tâm cười:

– Mỗi thời, mỗi nơi một phong tục. Ngẫm nghĩ ra, ông còn dễ nổi nóng hơn tôi. Nhưng mà ông ơi, phải tự biết mình và phải cảm thông thôi.

Rồi ông giảng giải:

– Theo tôi thấy, phong tục ta ngày xưa, các bậc làm cha mẹ tự đặt cái tôi của mình lên quá cao. Trong quan hệ bố mẹ con cái, chỉ có bố mẹ là uy quyền tuyệt đối, con cái không có chỗ để len chân vào.

Ông bạn kia nhún vai:

– Cái đó thì cũng đúng thôi. Ðã làm con thì phải biết công lao dưỡng dục, sinh thành của bố mẹ chứ.

– Ðành rằng thế. Nhưng nhìn vấn đề như vậy vẫn chỉ có tính cách kể công mà không xem trọng cái quan hệ giữa người với người. Tôi cho rằng cái quan niệm đề cao tuyệt đối một con người, lại dẹp bỏ dứt khoát một con người khác, là quan niệm kể công, hẹp hòi. Cái đó phải sửa!

Ông bạn cười khẩy:

– Ái chà! Ông lại còn đòi sửa sai cả phong tục, tập quán của tổ tiên, ông bà cơ đấy. Tôi không ngờ ông lại còn tự do hơn cả Mỹ nữa.

Ông Tâm vẫn mỉm cười, giọng tiếp tục nhỏ nhẹ:

– Ông bà của mình cũng có nhiều cái sai phải sửa lại chứ. Ông thử tính coi, hầu hết các vị làm bố, đều nhìn con cái như một lũ nô lệ dưới quyền. Hơi một chút là phật lòng. Hơi một chút là tự ái nổi lên đùng đùng. Thậm chí nhiều người còn sẵn sàng lôi con cái ra xỉ vả, đánh đập để thỏa cơn giận dữ của mình. Làm như chỉ mỗi một mình mình là có nhân vị, không đứa nào được đụng đến, trong khi nhân vị của chúng nó thì mình cứ coi như không.

Ông bạn mỉa mai:

– Thế là, theo ông, bố mẹ bây giờ, ở đây chẳng có quyền hành gì hết cả à?

– Có chứ sao không! Nhưng sống là thỏa hiệp chứ không phải trấn áp. Thỏa hiệp không xong thì tự mình tách ra, cho khỏe cả hai bên. Chúng nó cũng có những hạnh phúc riêng phải duy trì, có những vấn đề riêng mình không thể lấy quyền làm cha mẹ mà tước đoạt đi được.

Dĩ nhiên, vấn đề còn phải được bàn cãi rất nhiều, nhưng ông Tâm coi như đã lựa chọn cho mình một quan niệm sống, và điều này, ông lại được bà hoàn toàn chia xẻ. Chính vì thế, cả hai ông bà không thấy khổ tâm khi phải tách rời khỏi cuộc sống chung đụng với con cái. Ðời sống ở đây, có quá nhiều điều phải bận tâm nhất là về mặt ổn định kinh tế. Cả hai ông bà đã lăn lưng ra bương trải để có thể tồn tại trong tư thế độc lập. Có thời gian, ông đi cắt cỏ, làm vườn. Rồi đổi qua nghề gác dan, lái xe giao hàng. Còn bà thì vẫn ở nhà nấu nướng, coi sóc nhà cửa và kiếm phụ thêm bằng nghề xâu dây cườm cho một cửa tiệm bán đồ nữ trang, trang trí. Mỗi sợi dây cườm có khoảng hai trăm hột, cứ xâu năm hột mầu này lại đổi sang năm hột mầu khác. Xâu xong phải kiểm lại không được hột nào thiếu, hay là dư. Xâu tới xâu lui, lại mò mẫm đếm đếm, kiểm kiểm, cũng phải mất nửa giờ mới xong một sợi và được trả công hai mươi lăm xu. Mỗi ngày ngồi cặm cụi như thế, bà cũng kiếm thêm được vài đồng tiền chợ. Những đồng tiền ít ỏi nhưng đem lại cho bà nguồn vui và niềm tự hào.
Những ngày gần đây, đột nhiên ông thông báo:

– Tôi đã nhận đi bỏ báo hàng ngày. Có mệt hơn một chút nhưng tiền bạc khá hơn.

Bà Tâm nghe xong dẫy nẩy lên:

– Làm sao ông gánh vác nổi chuyện đó. Ông có biết rằng mỗi tờ báo ở đây nặng bao nhiêu không. Từ kí rưỡi đến hai kí đó ông. Sức của ông làm sao ông liệng nổi.

Ông Tâm co duỗi cánh tay của mình như ướm thử rồi nói:

– Báo kí rưỡi, hai kí là báo ra ngày Chủ nhật thôi. Còn ngày thường thì đâu đến thế.
Nhưng bà vẫn cương quyết:

– Nhưng ngày gì thì gì, cũng không hợp với sức khỏe của ông. Tôi đã biết nhiều người đi bỏ báo, họ lái xe trên đường phố, vẫn ngồi ở đó mà liệng tờ báo băng qua lề đường vào đến tận cửa. Khoảng cách xa thật là xa. Không có sức khỏe không thể làm được.

Thấy ông tần ngần, bà đề nghị:

– Hay là để tôi đi với ông. Ông chỉ việc lái xe, còn tôi cầm báo chạy vô đặt tại chỗ. Thế là khỏi phải ném, phải liệng.
Ông Tâm dẫy nẩy lên:

– Thôi bà đừng có vẽ chuyện. Bà phải biết, muốn có báo giao, phải đi từ một, hai giờ sáng để xếp hàng, lãnh báo, rồi cột dây. Hôm trời mưa còn phải thuồn báo vô bao ny lông cho khỏi ướt. Ba, bốn giờ sáng mới có đủ báo đem giao. Làm việc như thế sức nào bà kham.

Bà Tâm mỉm cười:

– Thì tôi chỉ phụ với ông ở phần giao báo thôi. Ông lãnh xong đâu đấy, tạt qua nhà đón tôi lên xe. Tôi sẽ đi để báo tại chỗ cho ông. Có gì đâu mà mệt.

Ông Tâm không có cách nào từ chối, đành ưng thuận. Thế là mỗi buổi sáng, cả hai ông bà ngồi trên chiếc xe cũ kỹ, chạy khắp các đường phố. Tới mỗi nhà, bà lanh lẹ mở cửa xe, đem tờ báo chạy tọt qua lề đường và đặt ở ngay trên ngưỡng cửa. Ông vẫn để xe nổ máy, ngừng chờ, mắt theo dõi bước chân thoăn thoắt của bà chạy trên nền xi măng. Trong đầu của ông, bà luôn luôn hiện ra hình ảnh một người bạn đường tuyệt vời, chia xẻ với ông mọi điều, lúc vui vẻ cũng như khi buồn rầu, khi sung túc cũng như trong nghèo khó, lúc ốm đau cũng như khi khỏe mạnh. Trong những trạng huống ấy, bà đã thực hiện một cách triền miên và cụ thể lời rao giảng của cha xứ ngày nào cách đây hơn ba chục năm trong lễ hôn phối của hai ông bà. Ông luôn luôn tự nhủ, ông là một người may mắn. Hôn nhân chẳng phải là một điều dựa trên sự may rủi hay sao? Ông nhận thấy, hồi này, trong tâm tưởng, ông thường hay ôn lại những tháng ngày của thời kỳ hai người còn son trẻ. Hình ảnh của bà hiện ra trong ý nghĩ của ông bao giờ cũng là một người khả ái, dịu dàng, lúc nào cũng tận tụy, gắn bó, chia xẻ với ông trong bất kỳ tình huống nào. Lòng ông cảm thấy xúc động, bồi hồi xen lẫn với cảm giác yên ổn, mãn nguyện như nhận thấy mình đã đi qua gần hết mọi quãng đường đời mà không thấy có điều gì phải tiếc nuối cả. Ðiều này khiến cho ông gìn giữ được niềm lạc quan trong đời sống cho dù rất vất vả, cực nhọc. Hơn thế nữa, ông còn cố gắng che giấu hoàn cảnh cực nhọc của mình để các con của ông khỏi buồn lòng. Cái Hương, cái Hạnh thường xuyên điện thoại hỏi thăm bố mẹ. Bao giờ ông cũng trấn an chúng nó bằng những tiếng cười ròn rã:

– Bố mẹ lúc nào cũng thấy vui vẻ, thoải mái, đừng có lo!

Cũng có nhiều lần cả hai chạy đến dấm dúi cho mẹ những tờ giấy bạc. Nhưng bao giờ bà cũng dẫy nẩy lên:

– Thôi cứ giữ lấy mà lo cho chồng cho con. Chừng nào cần, tao hỏi.

Sự quả quyết của bà khiến cho cả hai cùng cảm thấy yên lòng. Trong thực tế, họ cũng không biết rõ bố mẹ đã làm những gì để sinh sống ngoài ý niệm mơ hồ rằng bố quen thuộc nhiều bạn bè, nên có nhiều cơ hội để sẵn sàng có đủ mọi loại công việc, trong khi ấy, mẹ thì cặm cụi ngồi xâu chuỗi cườm kiếm thêm, kể ra cũng nhàn nhã, không lấy gì làm vất vả.

Cho đến một hôm, ông Tâm cảm thấy mình khó nhỏm dậy được vào lúc một giờ sáng. Nằm ở giường bên kia, bà Tâm đã lên tiếng nhắc chồng đến hai ba lần:

– Một giờ rồi đấy ông.

Bà thấy ông cựa quậy, giở mình, nhưng rồi vẫn êm ru. Trong cơn nửa thức, nửa ngủ bà nghĩ ngợi lơ mơ, nhưng rồi bà chợt choàng dậy vì một cơn hốt hoảng từ đâu chợt ùa đến xâm chiếm trọn vẹn đầu óc của bà. Bà nghĩ đến ông, đến tuổi tác của ông, đến sức khỏe của ông có nhiều sút giảm thấy rõ sau những ngày tháng mò mẫm dậy từ lúc nửa khuya về sáng. Hôm nay ông không trở dậy đúng giờ là một điều bất bình thường. Bà bỗng thấy xương sống của mình lạnh buốt. Bà vội nhào qua bên giường của ông, cất giọng thất thanh:

– Ông làm sao thế?

Lại có tiếng của ông Tâm cựa mình. Bây giờ thì ông có vẻ tỉnh táo hơn. Ông nghển đầu lên, vừa thò tay bật nút đèn vừa cố nhoẻn một nụ cười trấn an:

– Có gì đâu! Có gì đâu!

Bàn tay của bà quờ quạng nắm được cánh tay của ông. Bà nhìn thẳng vào mắt ông như vận dụng bao nhiêu năm kinh nghiệm sống chung của mình để tìm hiểu xem thực sự chuyện gì đã xẩy ra cho ông. Ông Tâm lại nói:

– Tôi chỉ hơi mệt mệt một tị. Bà đừng có lo.

Rồi ông cố gắng ngồi dậy. Chân tay của ông cử động được dễ dàng, nhưng sao trái tim của ông thắt lại. Một cơ bắp nào đó đang co rút khiến cho một vẻ đau đớn thảng thốt vụt hiện ra trên nét mặt rúm ró của ông. Ông lại nằm vật xuống và bây giờ thì bà không còn giữ được bình tĩnh nữa rồi. Bà hối hả ngồi xuống,vực ông dậy, lòng tràn ngập lo âu, tiếng nói của bà đã ríu lại:

– Ông làm sao thế? Ông cảm thấy thế nào?

Ông Tâm yên lặng không trả lời. Ông còn đang bận tâm nghe ngóng xem cái cơ bắp trong tim mình vận hành ra sao. Nó đã rút lại khiến cho ngực của ông nóng ran lên, và đem lại cho ông cái cảm giác cực kỳ đau đớn. Ông nhắm nghiền mắt lại, vận dụng khả năng chống trả của mình, để ráng chịu đựng cơn đau. Ông nghĩ chuyện gì tới rồi nó cũng sẽ tới. Ông không có điều gì phải tiếc nuối cho cuộc đời đã có quá nhiều đắng cay vất vả của ông. Một lúc sau, bỗng ông cảm thấy như cơn đau đã giảm cường độ. Hình như có đường gân nào đó đang giãn trở ra. Nó giãn đến đâu, ông cảm thấy dễ chịu đến đó và lồng ngực của ông trở lại ấm áp như bình thường. Một cảm giác dễ chịu chạy lan từ thân mình xuống tới tận các đầu ngón chân. Ông vui vẻ nhe răng cười:

– Có gì đâu! Tôi thấy dễ chịu rồi.

Vừa nói ông vừa ngồi thẳng dậy. Cử chỉ của ông nhanh nhẹn như bình thường. Ông gỡ cánh tay của bà ra và nhẩy xuống khỏi giường. Mắt ông liếc qua chiếc đồng hồ để trên mặt bàn. Hai chiếc kim đã chỉ gần một giờ ba mươi. Vậy là ông đã bị chậm trễ mất hơn mười lăm phút. Cũng không hề hấn gì. Chỉ đóng gói các tờ báo lẹ chân, lẹ tay hơn một chút là đâu lại vào đó. Rồi ông lại sửa soạn như thường lệ và rồ xe ra đi.

Ông không thể biết rằng sau khi ông đi thì bà cũng không ngủ lại được nữa. Trong thâm tâm của bà đã lộ ra một ý nghĩ quyết liệt: phải chấm dứt cái nghề bỏ báo vất vả này cho ông càng sớm càng tốt. Áo cơm là vấn đề thiết thân thật, nhưng cũng không thể vì nó hy sinh toàn bộ sức khỏe của mình trong khi vẫn còn những đường lối khác để cứu vãn.

Bà đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện này, bỏ thì giờ chạy đôn chạy đáo để thăm dò trong đám bạn bè quen thuộc. Rồi vài ngày sau, bà báo tin với ông là bà đã tìm ra được một công việc mới. Ði coi nhà, nấu nướng và giữ em cho gia đình một cặp vợ chồng trẻ. Lương lậu không đủ chi trả tất cả mọi chi tiêu, nhưng cũng bù đắp được lỗ hổng một khi ông bỏ việc. Và bà yêu cầu chấm dứt việc đi giao báo hàng ngày. Ông giơ tay lên ôm đầu, giọng đầy xót xa:

– Ðã đến nỗi nào mà bà đã phải làm như thế.

Bà nghiêm khắc nhìn ông như bà đang nắm giữ trong tay tất cả mọi uy quyền. Cái quyền được bảo vệ sức khỏe cho ông. Giọng của bà chắc nịch:

– Không còn đường nào khác! Ông phải nghe lời tôi. Vả chăng ông đã chẳng thường nói chẳng có nghề nào lương thiện mà mình không thể làm. Giữ em cho người ta chứ có gì đâu mà ông phải băn khoăn.

Biết tính của bà mỗi khi ứng xử tùy theo từng hoàn cảnh, ông đành nhún vai buông xuôi.

Thế là từ hôm ấy, bà để ông lái xe đưa bà đi làm lúc gần tám giờ, buổi chiều ông tới đón vào lúc bẩy giờ. Một tuần sáu ngày, trừ ngày Chủ nhật. Bọn cái Hương, cái Hạnh có gọi điện thoại đến hỏi thăm, bà dặn ông trả lời:

– Mẹ đi làm ở xưởng may. Lương bổng khá mà cũng không vất vả gì nhiều.

Mà quả thực, coi vậy chứ bà cũng không đến nỗi phải lao lực trong khi làm việc. Ðôi vợ chồng trẻ cùng có công ăn việc làm. Họ giao cho bà trông đứa bé mới vừa tròn ba tháng. Thằng bé ngoan ngoãn, tới giờ là bú sữa bình, bú xong thì nằm chơi trên chiếc giường đu đưa có gắn loại máy phát ra những bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng. Bản nhạc bao giờ cũng ru đứa bé vào giấc ngủ say sưa. Nhờ thế bà có dư thì giờ để dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa cơm chiều. Khi đôi vợ chồng trẻ trở về thì mọi sự đã gọn gàng đâu vào đấy. Cơm nước cũng sẵn sàng. Món ăn rất vừa miệng khiến nhiều lần cô vợ buột miệng khen ngon. Ðến nỗi có lần nàng đề nghị với bà:

– Cháu thỉnh thoảng có mời bạn bè ăn uống vào tối thứ bẩy. Những bữa đó, nhờ bác nấu nướng thêm đũa thêm bát giùm cho.

Rồi như sợ bà cảm thấy công việc trở nên vất vả hơn, nàng giải thích tiếp:

– Nấu cơm thường thôi chứ không bầy vẽ gì cả. Bởi nếu bầy vẽ thì cháu đã mời họ đi ăn tiệm. Ðằng này, chúng cháu chỉ gặp nhau hàn huyên trong không khí gia đình.

Bà Tâm vui vẻ nhận lời ngay:

– Thế thì được. Không phải tôi ngại vất vả, nhưng tổ chức tiệc tùng thì tôi nấu nướng không rành, sợ dở không ăn được. Chứ còn cơm thường thì đâu có sao.

Rồi bà kê ra một loạt những món ăn hàng ngày để tùy nghi lựa chọn.

Một ngày thứ Bẩy sau đó, bà bầy biện tươm tất một bàn ăn có tới tám người. Hai bát canh dưa nghi ngút khói đặt giữa những đĩa rau xà lách xanh tươi xen lẫn với những đĩa thịt kho nhừ, và thịt bò xào lẫn với những miếng khóm vàng tươi.
Người chủ nhà tiễn bà ra cửa lúc giờ về, đã nắm lấy tay bà cất giọng đầy cảm kích:

– Bác sửa soạn cho cháu thế này là chu đáo quá rồi. Tối nay chúng cháu tha hồ được vui.

Bà nhìn người vợ trẻ với ánh mắt đầy hân hoan. Bao giờ bà cũng tìm thấy niềm vui trong việc làm hài lòng người khác. 
Lúc ngồi trong xe trên đường về nhà, bà vui vẻ kể chuyện cho chồng nghe về công việc trong ngày của mình.

Cả buổi tối thứ Bẩy hôm đó, bà luôn luôn thấy lòng nhẹ nhõm, thanh thản. Bà có cảm giác như mình vừa hoàn thành một công việc trọng đại: cất được cái gánh nặng nề vất vả để gìn giữ sức khỏe cho chồng.

Duy có điều, nếu bà hình dung được những gì đã xẩy ra trong buổi tối hôm đó thì chắc niềm vui của bà không được trọn vẹn như thế. Bởi vì, trong đám bạn bè của đôi vợ chồng trẻ tụ tập hôm đó, lại có cả sự hiện diện của Hạnh và Hương.

Lúc ngồi vào bàn ăn, mùi canh dưa bốc khói tỏa lên, làm cả hai xuýt xoa vừa nói với nhau, vừa nói với tất cả mọi người:

– Trời ơi! Tuyệt cú mèo! Ðã lâu lắm không được ngửi thấy mùi canh dưa.

Rồi Hạnh múc một muỗng nhỏ đưa lên môi nếm thử. Hương vị của muỗng canh làm đầu lưỡi của nàng tê đi và đồng thời làm thức dậy trong ý nghĩ của nàng những cảm giác xôn xao, quen thuộc. Hình như chứa ở sau cái vị bùi bùi, ngậy ngậy, chua chua là hình ảnh của khuôn mặt đầm đìa mồ hôi của mẹ nàng thấp thoáng sau nồi canh đang nghi ngút bốc khói. Rồi đâu đây, rộn rã vẳng lên những tiếng cười, không phải là tiếng cười của Hùng, của Hạnh, của Hương bây giờ mà là của cả ba người trong quãng thời thơ ấu ngày xưa, sau một ngày chạy nhẩy rông rài đầu làng cuối xóm, lòng dạ đói meo, tất cả cùng kéo nhau về tìm mẹ ở trong bếp để ríu rít đòi ăn. Mùi canh dưa y hệt như thế này, đã tỏa lan trong căn bếp chật chội, có mái thấp và những sợi mồ hóng rủ xuống từ những cái đà bằng tre nứa bắc ngang. Mẹ như một bà tiên hiền hậu, hai mắt long lanh, hai má của mẹ đỏ hồng. Mẹ cười như nắng tỏa lúc ban mai:

– Các con đi rửa tay chân rồi ăn cơm. Mọi thứ sẵn sàng hết cả rồi.

Lũ nhỏ chạy túa đi, như một bầy chim nhỏ vui tươi, ríu rít vì được che chở, được yêu thương, chăm sóc.

Trong khoảnh khắc, lòng Hạnh chùng xuống và nàng cảm thấy mùi canh dưa bây giờ đang tỏa ngát chẳng những ở bầu không khí chung quanh mà còn tràn ngập cả trong tâm hồn của nàng. Nàng liếc sang phía chị Hương và nhận ra ngay chị ấy hình như cũng đang trải qua một cơn xúc động. Nhưng rồi bất chợt, có tiếng của Hằng, cô bạn chủ nhà trẻ tuổi vang lên, đầy vẻ mãn nguyện:

– Các bồ đã thấy canh dưa tuyệt cú mèo không. Của bà Tâm, người làm mà chúng tôi mới mượn được đấy! Bà này nấu ăn phải nói là số một!


Tai của Hạnh ù lên. Nàng không còn nghe thấy được tiếng xôn xao của các bạn bè khác đang thi nhau phát biểu ý kiến về những món ăn trên bàn. Nàng có cảm giác như bất chợt có một bàn tay lạnh lùng, tàn nhẫn nào xoè ra, nắm lấy trái tim của mình rồi xiết lại. Cơn đau ùa đến bất chợt làm Hạnh thót người lại, những nét nhăn nhúm chợt hiện ra trên khuôn mặt xanh xao và yếu đuối của nàng, và bỗng nhiên những giọt nước mắt chợt trào ra, chan hòa trên bờ mi làm khung cảnh sáng rỡ ở chung quanh bỗng nhiên trở nên nhòe nhoẹt. Ngồi chết sững ở đó, Hạnh không cất lên được một lời nào, nàng cũng không thể suy nghĩ thêm được một ý nghĩ nào khác ngoài sự nhận thức mơ hồ rằng chị Hương cũng đang đứng dậy. Một tay chị ấy xô cái ghế để lấy lối ra. Một tay giơ chiếc khăn ăn lên che kín gần cả khuôn mặt.

Hình như chị ấy đang hối hả đi tìm chỗ có phòng rửa mặt.
Nhật Tiến

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Ngưỡng mộ tài năng gốc Việt, TS Võ Đình Tuấn/ Viễn Phương chuyển



 Thiên Tài VN

Tiến sĩ gốc Việt vào danh sách “100 thiên tài đương đại”


Tiến sĩ gốc Việt, ông Võ Đình Tuấn vừa được Creators Synectics, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu, đánh giá xếp hạng 43/100 trong danh sách "100 thiên tài đương thời thế giới".

alt
Võ Đình Tuấn (11/4/1948) sinh ở Nha Trang. Từ bé, ông bắt đầu tự làm các đồ chơi cho mình khi còn nhỏ. Dưới sự khuyến khích của cha, ông đi theo con đường học tập để trở thành một nhà khoa học.
Năm 17 tuổi, tốt nghiệp trung học ở Việt Nam, Võ Đình Tuấn sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lí năm 1971. Bốn năm sau, Tuấn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (TS) hóa lí tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH) ở Zurich. Năm 1975, ông sang định cư tại Mỹ. Hai năm sau, ông là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại ORNL.
Bằng phát minh đầu tiên của Võ Đình Tuấn trao cho sáng chế "Băng dán cứu sinh" (1987) là một loại băng rất nhỏ và dễ sản xuất hàng loạt, dùng để gắn vào áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao, nhằm ghi lại các thông số của loại chất độc hại mà họ bị mắc phải trong quá trình lao động. Chỉ cần 11 giây người ta đã biết mình bị ngộ độc ở mức độ nào và chữa chạy ngay mà không cần phải đưa vào bệnh viện, rồi phải tốn thì giờ lấy máu, nước tiểu để xét nghiệm.
Ngoài ra, TS Tuấn còn nghiên cứu cải tiến những công nghệ mới như: bộ phận cảm ứng quang học nano có khả năng phát hiện những thay đổi phân tử ở cấp độ tế bào; công nghệ mạch điện tử sinh-quang học siêu nhỏ ("chip" sinh-quang học) giúp việc thí nghiệm hóa học trở nên dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn; quang học lượng tử giúp cho việc truyền những dữ liệu y khoa cá nhân trở nên an toàn hơn.
Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, TS Tuấn là tác giả của trên 30 bằng phát minh và sáng chế đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực môi trường, sinh học, y học... Các viện nghiên cứu lớn đã sử dụng kĩ thuật của ông như Viện Ung thư quốc gia Hoa Kì và hầu như tất cả bệnh viện của Mỹ đều áp dụng phương pháp và thiết bị chẩn đoán của ông.
Tiến sĩ Võ Đình Tuấn còn là viện sĩ Viện Hóa học Mỹ và là biên tập viên cũng như cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành. Ông còn là tác giả của 330 bài viết được công bố trên các báo và tạp chí. Ông cũng là tác giả của 6 cuốn sách về các đề tài khoa học và là giảng viên tại nhiều trường đại học.
TS Tuấn đã đoạt năm giải thưởng nghiên cứu và phát triển (R&D) vào các năm 1981, 1987, 1992, 1994 và 1996. Năm 1988, ông vinh dự được Hiệp hội Quang phổ học ứng dụng trao tặng huy chương vàng; năm 1989, ông là người đoạt giải Languedoc-Rousillon của Pháp. Ông cũng là người 2 lần đoạt giải chuyển giao công nghệ của Federal Laboratory Consortium (năm 1986 và 1995).
Năm 1992, ông phát minh một hệ thống lưu trữ quang học (SERODS) dùng trong các bộ nhớ máy tính, cơ sở dữ liệu y tế và cả NASA cũng dùng hệ thống này cho vệ tinh nhân tạo của mình. Trong năm này, Hiệp hội Câu lạc bộ Sáng chế Mỹ trao tặng ông giải International Hall of Fame.
Năm 1994, ông đạt một thành công rất lớn trong việc chế tạo một hệ thống phát hiện ung thư bằng quang học.
Năm 1996, ông được Câu lạc bộ Sáng chế Mỹ và Hiệp hội Sáng chế Tennessee bình chọn là Nhà phát minh giỏi nhất trong năm.
Năm 1997, ông được Bộ Năng lượng Mỹ trao giải nghiên cứu công nghệ và môi trường; một năm sau đó, ông lại đoạt giải Thương mại hóa công nghệ...
Vào ngày 9/5/2002, nhân kỉ niệm tháng truyền thống của các dân tộc thiểu số châu Á tại Mỹ, bà J.C. Hayward - người phát ngôn của USTPO - cho rằng những phát minh của tiến sĩ Võ Đình Tuấn cùng các nhà khoa học khác đã góp phần làm cho nước Mỹ trở thành nước có nền khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.
Cũng trong năm 2002, các trường tiểu học và trung học của Mỹ đều chiếu cuốn video về những nhà khoa học, trong đó có tiến sĩ Tuấn, cho các học sinh xem như một chương trình ngoại khóa. Bà Hayward nói: "Chủ yếu để thế hệ trẻ Hoa Kì nhớ đến những nhà bác học của các dân tộc và màu da khác nhau đã có những đóng góp to lớn không những cho xứ sở Hoa Kì mà còn cho toàn thế giới".
Năm 2003, ông còn là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và phát minh Mỹ (USPTO) tôn vinh. Theo đánh giá của USPTO, những phát minh của TS Võ Đình Tuấn đã góp phần làm cho Mỹ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.
Creator Synetics - chuyên tư vấn hỗ trợ cho các công ty, tổ chức liên quan đến phát minh, sáng tạo và các tư tưởng đột phá đã gửi email đến 4.000 người Anh có hiểu biết và yêu cầu họ đề cử mười người họ cho là thiên tài hiện còn sống. Kết quả, Synetics nhận được các đề cử tới 1.100 nhân vật, nhưng chỉ 60% trong số này còn sống. Synetics đã lập ra một hội đồng gồm các chuyên gia trong lĩnh vực phát minh, sáng tạo để cho điểm (tới mười trên các tiêu chí đã nêu) để lọc ra "100 thiên tài đương đại".
Để có được danh sách 100 thiên tài này, Creator Synetics đã tính điểm các ứng viên theo năm tiêu chuẩn: tạo ra những thay đổi lớn, được nhiều người biết đến, quyền lực của tri thức, thành tựu và tầm quan trọng về văn hóa.
Đứng đầu danh sách do Creator Synetics công bố là nhà hóa học Thụy Sĩ Albert Hoffman (đã 101 tuổi, nổi tiếng thế giới như người phát minh ra LCD) và thiên tài máy tính người Anh Tim Berners - Lee (một trong những người sáng tạo ra mạng Internet).
TS Tuấn chính là người đi tiên phong trong lĩnh vực lượng tử ánh sáng, ông xây dựng nền tảng cho Viện Fitzpatrick trong các lĩnh vực: Lượng tử ánh sáng sinh học, Công nghệ nano, Vật liệu quang học và Công nghệ thông tin lượng tử.
Với những thành công liên tục trong nghiên cứu khoa học, từ năm 2003, ông là giám đốc Trung tâm Lượng tử ánh sáng của ORNL cho đến khi giữ chức Viện trưởng Viện Lượng tử ánh sáng Fitzpatrick của Mỹ.
Theo Giadinhonline.

Tuan Vo-Dinh

From Wikipedia, the free encyclopedia
Tuan Vo-Dinh
BornApril 11, 1948 (age 66)
Nha TrangSouth Vietnam
FieldsChemistry, Biomedical Engineering, Photonics
InstitutionsDuke University
In this Vietnamese name, the family name is Võ Đình, but is often simplified to Vo Dinh in English-language text. According to Vietnamese custom, this person should properly be referred to by the given name Tuấn.
Tuan Vo-Dinh (Vietnamese: Võ Đình Tuấn) (Nha Trang, 11 April 1948) is R. Eugene and Susie E. Goodson Professor of Biomedical Engineering, Professor of Chemistry, and Director of the Fitzpatrick Institute for Photonicsof Duke University. Vo-Dinh has been ranked No. 43 on a list of the world's top 100 living geniuses in a survey conducted by Creators Synectics, a global consultants firm.[1]
Born in Nha TrangVietnam, Vo-Dinh earned his doctorate degree in biophysical chemistry at the Swiss Federal Institute of Technology in Zurich in 1975 and emigrated to the U.S. in 1975. He researched at the Oak Ridge National Laboratory in Tennessee as Director of Center for Advanced Biomedical Photonics and was Professor at University of CaliforniaUniversity of Tennessee, (Knoxville), before coming to Duke in March 2006. He specializes in photonics, the science of the interaction between light and matter like biophotonics, laser-excited luminescence spectroscopy, etc.

References[edit]

  1. Jump up^ "Top 100 living geniuses"Telegraph.co.uk. 2007-10-31. Retrieved 2008-06-19.

External links[edit]

Vết thương đứt ruột/Yahoo55124 chia sẻ

Vết Thương Đứt Ruột

Hôm qua, tôi tới nhà thờ xin một lễ cầu bình an cho gia đình ông bà Foley, mặc dù tôi không hề quen, biết ông bà.

Hai tuần trước, nhà thờ St. Louise họ đạo nơi tôi đang sống, ngay trong buổi lễ ngày chủ nhật, vị linh mục ngưng tiến hành nghi lễ, Yêu cầu mọi người cùng cúi đầu cầu xin cho những người Công Giáo đang bị sát hại ở Syria, nhất là các em bị sát hại còn rất nhỏ.
Các bạn gửi hình ảnh các em bé bị cắt mất đầu qua email, tôi chỉ nhìn tấm hình đầu tiên là hồn xiêu, phách lạc, không dám xem tiếp. Những tin tức như thế làm mình không cầm giữ được sự xung đột trong lòng,vừa phẫn nộ vừa kinh ngạc cho sự dã man của con người với con người, vừa thương xót cho những nạn nhân vô tội, các em bé chưa nói sõi, cha mẹ còn bồng trên tay.

Chiến tranh, chết vì súng đạn, tù nhân chết vì tra tấn hàng ngày; đâu đó, vẫn xẩy ra trên thế giới. Nhưng cái hình ảnh một người cầm dao chặt đầu một người, cắt cổ một đứa bé thì thật man rợ và dã man đến tột cùng.

Những điều ám ảnh ghê sợ đó còn luẩn quẩn trong đầu, nặng chĩu trong ngực tôi.

Tin nhà báo James Foley bị quân Hồi Giáo chặt đầu tiếp đến. Bạn bè kinh hoàng gọi nhau. Chỉ để chia sẻ sự sợ hãi và rùng mình cho cái dã man đến ghê tởm.

Tôi chỉ đọc tựa về cái chết của nhà báo James Foley và xem một tấm hình duy nhất: hình người đàn ông Mỹ mặc cái áo chùm dài màu vàng, hai tay trói ngược ra sau quỳ trên sa mạc, và đao phủ cũng phủ kín thân thể bằng quần áo và kn che mặt màu đen, cầm một con dao cán ngắn, đứng bên cạnh, trong tư thế sẵn sàng chặt cổ nạn nhân, là cả người tôi đã run lên kinh hoàng, lòng quặn thắt. Tôi không dám xem những đoạn video nào khác nữa. Thấy những cái tựa kèm theo hình ảnh về cái chết thảm khốc đó là tôi xóa ngay trên máy.

Tôi đã làm việc gần mười năm với những ký giả người ngoại quốc ở quê nhà. Phần đông là ký giả Mỹ, nhưng cũng có Nhật, Anh và Pháp. Sau 1975 ra hải ngoại tôi lại giao thiệp thân thiện với khá nhiều những ký giả chuyên nghiệp hoặc những người làm báo nghiệp dư Việt NamVới tôi, phần đông, họ là những người bạn rất đáng quý. Họ yêu nghề, yêu một cách nồng nhiệt.

Những ký giả của Associated Press, nơi tôi làm việc. Họ lăn xả vào chiến trường Việt Nam hồi đó. Họ không sợ chết vì súng đạn, họ không sợ bị bắt làm tù binh. Với họ chỉ là tiếng gọi của nghề nghiệp, cái nghề họ đã chọn và gửi vào đó một lý tưởng, sự đam mê và bổn phận trách nhiệm. Tôi đã nhận được những tin dữ hơn một lần: ký giả bị bắn chết, hay bị thương ở chiến trường. Nhưng những người còn sống trở về, không vì thế mà chùn chân. Họ lại tiếp tục đi theo quân đội VNCH trong những lần hành quân kế tiếp.

Đúng như câu nói của Rod Dreher, nhà bình luận báo chí, được chọn ghi trên bức tường trong Viện Bảo Tàng Báo Chí (News Museum):“There are three kinds of people who run toward disaster, not away: cops, firemen, and reporters.”
Dĩ nhiên lời nói này dành cho những người chân chính trong nhiệm vụ của họ.

James Foley là một nhà báo chân chính, anh đã chạy vào nơi nguy nan nhất, tai họa nhất và cái chết kinh hoàng nhất đã đến với anh. Có lẽ trước khi rời phần đấan bình ra đi, anh đã biết những rủi ro nào đang đợi anh trước mặt.

Và điều tệ hại, dã man nhất, đã xẩy ra cho người ký giả 40 tuổi này. Sau anh không biết còn bao nhiêu ký giả nữa sẽ bị chịu chung một số phận ở cái pháp trường cát hiu hắt  đó. Và bao nhiêu ký giả nữa vẫn tiếp tục đến những vùng đất nguy hiểm Trung Đông để làm nhiệm vụ của mình.

Ủy ban Bảo Vệ Nhà Báo có trụ sở ở New York lên án vụ hành quyết anh Foley và nói việc giết người man rợ đó làm tất cả mọi người ghê tởm. Tổ chức này nói rằng Syria đã trở thành đất nước nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các nhà báo trong 2 năm qua khi có ít nhất 69 nhà báo khác đã bị giết ở đây và hơn 80 người bị bắt cóc cùng 20 người khác hiện đang mất tích.(VOA)

 Gia đình James tin rằng, anh đã hy sinh mạng sống mình cho những con tin khác đang bị giam giữ và cái chết của anh cho thế giới hiểu được nỗi khổ mà người dân Syria đang chịu đựng.

Cha của Jame nói là ngay hôm nay thì ông chưa có thể tha thứ cho kẻ giết con ông, nhưng là một Christian, ông nghĩ là ông sẽ tha thứ.

Ông Foley chắc chắn đã đọc và thấu đáo lời Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxico

Đem yêu thương vào nơi oán thù
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Đem an hòa vào nơi tranh chấp
Đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.

Bây giờ ông còn phải đọc hàng ngày kinh này để đốt lên ngọn nến tha thứ cho kẻ, không phải chỉ oán thù, lăng nhục, tranh chấp với mình mà phải tha thứ cho kẻ đã giết con mình bằng hành động dã man nhất. Sự tha thứ tội ác này không phải ai cũng làm được.

Đức Giáo Hoàng Francis Xavier đã gọi điện thoại từ Vatican đến gia đình James và phân ưu cùng ông bà Foley. Qua thông dịch viên, ngài nói chuyện với họ hơn 20 phút. Điều này là một niềm an ủi lớn lao và quan trọng cho gia đình Foley.

Nhưng phải cần một thời gian dài bao lâu thì ông bà Foley mới lành được “Vết Thương Đt Ruột” này. Tôi nghĩ lâu lắm và có khi họ mang mảnh lòng đau thương đó cho đến ngày gặp lại con mình ở thế giới khác. Tha thứ cho kẻ thù thì được nhưng quên đi cái chết quá tàn nhẫn, đau thương của con mình, khó lắm!

Bao nhiêu người dân hiền lành ở Trung Đông, chết bằng cách này hay cách khác. Bằng súng, bom, dao, bằng đói khát... Bao nhiêu người Hồi Giáo đã chết vì chính người Hồi Giáo.

Có aan ủi họ không?

Trần Mộng Tú
8/23/2014

Gừng + giấm, chữa bệnh thần kỳ/ Cảnh Tú chia sẻ




 chữa bệnh thần kỳ:

Gừng + Giấm 
***
Gừng ngâm giấm sẽ là bài thuốc cực hay, tốt cho sức khoẻ của bạn, giúp giảm đau dạ dày, giảm cân, ngăn rụng tóc, chữa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp …

Đầu tiên bạn hãy chọn những củ gừng ta còn tươi, về rửa sạch đất bùn, sau đó cắt lát mỏng, đều. Phải là gừng tươi mới có tác dụng chữa bệnh, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hoá.
 
Gừng ngâm giấm là bài thuốc hay chữa được nhiều bệnh.
Ảnh minh hoạ

Xếp gừng vào chai thuỷ tinh, đổ giấm gạo vào. Lưu ý chai thuỷ tinh phải sạch, khô, không mùi… Bạn có thể bảo quản giấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Sang tuần sau, vào mỗi buổi sáng hãy ăn 2-4 lát gừng tươi, có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.

Ăn gừng ngâm giấm hay một thìa con nước giấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa.

Đặc biệt, với đấng mày râu, gừng ngâm giấm còn là liều thuốc tự nhiên tăng cường thể lực, tráng dương…

Mỗi đêm trước khi đi ngủ, cho vài lát gừng, vài thìa giấm vào chậu nước ấm, sau đó ngâm đôi bàn chân vào chừng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Thực hiện liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.

Hàn Giang
Theo MJ