Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Tôi đi học/ Trần Lâm Phát chuyển gửi từ Blog Trường Trung Học Đất Đỏ, Phước Tuy

Thứ sáu, ngày 30 tháng tám năm 2013

Tôi đi học


Tôi đi học

Trường làng tôi do Thanh Trúc hát
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
- Thôi để mẹ nắm cũng được.
Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.
Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
- Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.
- Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.
Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
          Bài tập viết: Tôi đi học!
[Rút từ tập truyện ngắn QUÊ MẸ, 1941.]
Đây là bút tích của Thanh Tịnh:

Hạnh phúc tuổi già/ Cảnh Tú chuyển gửi



              Hạnh Phúc TUỔI GIÀ
 
 
 

      TUỔI GIÀ LÀ THỜI SUNG SƯỚNG NHẤT

tuoi
                                                          gia
 Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.
 
 Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc,  làm việc dễ dàng
 
 Khi già tình yêu cũng không  còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì  thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.
Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui.     Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của ly dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí.     Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước ly dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.
     Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, ly dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ.
     Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người  trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt.  Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào.
     Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ.  Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cộng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.
    Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ  chồng cũng có khi  bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he ly dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng  thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.
    Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai,  khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông.
    Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác.
Tuoi gia
                                                          2pingouins
Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn.
 
Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau ,cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau,  không gây gổ sao được?  Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.
    Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính.  Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác. 
     Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.
     Lúc nầy, không  còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ , thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.
       Mối lo âu về tài chánh cũng nhẹ gánh.  Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có.  Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó  đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.
      Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.
    Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng nghĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.
     Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng.
      Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả. 
       Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như  đi chơi, chứ không phải "đi cày" như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì  về nhà nghỉ ngơi.
    Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng này?  Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.
    Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống  trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
chim dep
                                                          chet
 
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi ...
 
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. 
 
Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an. 

  Này, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao? 
     Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi..

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Tin Buồn


Ðến
CC
                        TIN BUỒN
                            Chúng tôi vừa nhận được tin buồn:
                     Hiền Tỷ Lễ Sanh HƯƠNG Ý
                                    Thế danh Nguyễn thị Ý
                 Hiền thê của Cố Giáo Hữu THƯỢNG MÀNG THANH
                                Nguyên Khâm Châu Đạo California
                           Thân mẫu của CTS. Lê minh Hoàng
                            Thánh Thất Portland, Oregon, Hoa Kỳ
                              Nhạc mẫu của Bác sĩ Võ văn Thành
                          Cựu học sinh Trung học Công lập Tây Ninh
                    Đã qui vị tại Thị Trấn Hòa Thành (Long Hoa) tỉnh Tây Ninh lúc 6 giờ ngày 25-8-2013, được cử hành tang lễ và đưa đi an táng tại Cực Lạc Thái Bình,  Thánh Địa Tây Ninh ngày 28-8-2013.
           Chúng tôi xin kính thông báo đến quý Huynh Tỷ, Đệ Muội và đồng đạo các nơi.
            Thành kính phân ưu cùng CTS. Lê minh Hoàng và tang gia hiếu quyến.
Cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng, Địa Tạng Vương Bồ Tát và Thất Nương Diêu Trì Cung ban bố hồng ân cho chơn linh Cố Lễ Sanh HƯƠNG Ý được nhẹ nhàng siêu thăng thoát hóa và an hưởng nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Nay kính thông báo.
                                        THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
                                       
                                      San Jose, CA ngày 27-8-2013.
                                         HT.Hồ văn Xưa và gia đình 
và BBT "blogngantrieu12.blogspot.com" (Ngân Triều Hậu Nghĩa, chs THCLTN)

Nhac Si Van Cao : Tuyển Tập Những Ca Khúc Hay Nhất / Từ Cảnh chuyển gửi

* NHAC SI VAN CAO : Những mối tình của nhạc sĩ Văn Cao & NHAC SI VAN CAO Playlist

Từ Canh Tu Đến Bạn + 17 Khác

 
  





Phung Nang Tran has shared a video playlist with you on YouTube


* NHAC SI VAN CAO : Những mối tình của nhạc sĩ Văn Cao & NHAC SI VAN CAO Playlist

Từ Canh Tu Đến Bạn + 17 Khác

 
  


 

Những mối tình của nhạc sĩ Văn Cao

Tài hoa của nhạc sĩ Văn Cao thì đã để lại đến muôn đời. Còn nhân cách của ông, rất nhiều người thân, người bạn luôn ngợi ca, nhắc đến. Văn Cao có một tấm lòng hiền hậu, trong sáng, trong cách hành xử hằng ngày và nhất là trong tình yêu. Những mối tình đi qua đời ông đều đẹp rạng ngời bởi sự tinh khôi và cao thượng...
Thà từ bỏ tình yêu, không làm kẻ thứ ba...
Mối tình của Văn Cao với nột người con gái ở Hải Phòng có lẽ là mối tình đẹp đẽ để lại những ấn tượng sâu đậm nhất trong ông, thời ông còn chưa thành gia thất. Sau này, kể lại với con cái, Văn Cao không nhắc rõ tên nàng, chỉ nói cô ấy họ Hoàng. Trai tài, gái sắc, nhưng Văn Cao từ khi rung động đã biết mối tình của mình là vô vọng, bởi dù tình yêu có lớn đến đâu, cũng không thể vượt qua sự đường hoàng, trọng nghĩa tình, trọng đạo lý của người nhạc sĩ.
Nhạc sỹ Văn Cao và mối tình trọn đời của mình - bà Nghiêm Thúy Băng
Nhạc sỹ Văn Cao và mối tình trọn đời của mình - bà Nghiêm Thúy Băng
Thiếu nữ họ Hoàng ấy, ban đầu là người mà cả hai người bạn thân của ông, nhạc sĩ Hoàng Quý và ca sĩ Kim Tiêu đều ôm mộng yêu thương. Một lần đến thăm người đẹp, họ dắt Văn Cao đi để ông "mục sở thị" cái sự đẹp đẽ duyên dáng của nàng. Ngờ đâu, lần gặp mặt ấy đã gieo vào lòng nhạc sĩ nỗi tương tư, thương nhớ và cả dằn vặt, day dứt. Về phần người thiếu nữ họ Hoàng, vốn đã từng cảm mến Văn Cao qua những nhạc phẩm lãng mạn, say đắm của ông, khi vừa gặp, chuyện trò cũng dành tình cảm đặc biệt cho nhạc sĩ. Nỗi éo le ấy chỉ mình Văn Cao cảm nhận được, chứ hai người bạn vẫn vô tư theo đuổi người trong mộng mà chẳng biết gì.
Giữa người con gái đẹp và nhạc sĩ Văn Cao vẫn luôn có một mối tâm giao, chia sẻ về thi, về họa (nhạc sĩ còn là người nổi tiếng văn hay và vẽ đẹp). Lần duy nhất họ bày tỏ sự gần gũi hơn những người bạn bình thường, đó là vào một trưa oi ả, thiếu nữ đến nhà Văn Cao chơi, thấy chàng họa sĩ đang vẽ tranh say sưa giữa tiết trời nóng bức, mổ hôi ra đầm đìa, liền ngồi quạt cho chàng vẽ. Chỉ duy nhất lúc ấy, nhạc sĩ không kiềm lòng được, đã nói một lời tỏ tình ý nhị rằng chỉ có một mơ ước giản đơn là có nàng bầu bạn bên cạnh, nấu những bữa cơm ấm, vá chiếc áo rách và quạt những lúc nóng trời, rồi chàng sẽ sáng tác và hát cho nàng nghe.
Chuyện chỉ đến ấy, rồi thôi, vì ca sĩ Kim Tiêu bạn Văn Cao đã quyết tâm đến với người đẹp. Văn Cao đành giấu chặt mối tình trong lòng, không dám làm gì, không dám nói vì sợ bạn buồn. Nhưng rốt cục, không phải Kim Tiêu mà nhạc sĩ Hoàng Quý mới là người có được người con gái ấy. Ca sĩ Kim Tiêu không đạt thành mộng ước vì bị gia đình người đẹp ngăn trở, còn Hoàng Quý, có được vợ đẹp, hiền hậu như ý nguyện, thì lại đoản mệnh, mất vì lao phổi chỉ sau đó vài năm.
Nỗi đau tan vỡ tình yêu, nỗi đau mất chồng, mất bạn đã khiến mỗi người rút về thế giới của riêng mình, cả ba bặt tin nhau từ đó.
Chỉ một người con gái, mà ba chàng nghệ sĩ phải say sưa, chao đảo. Cũng chỉ một người con gái ấy, mà có đến hai bài hát ra đời. Văn Cao, vẫn luôn lưu giữ bóng dáng người xưa qua Buồn tàn thu và Bến xuân.
Mối tình trọn đời
Số mệnh đã không cho Văn Cao và thiếu nữ họ Hoàng nên duyên, nhưng lại đem đến cho ông một "kho báu" khác. Nhắc đến cuộc đời nhạc sĩ, nhiều người vẫn nhắc đến bóng hồng phía sau ông, là chỗ dựa tinh thần, là niềm yêu thương ngọt ngào đã giúp nhạc sĩ thăng hoa trong những ca khúc bất hủ. Bà là Nghiêm Thúy Băng, vợ ông.
Đầu những năm 1940, gia đình bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những gia đình giàu có nhất thời bấy giờ. Ông Nghiêm Xuân Huyến cha bà là chủ nhà in Rạng Đông, đồng thời là chủ bút hai tờ báo Con ong và Bắc Kỳ thể thao với đường lối chống Tây.
Nhiều người kể lại, Nghiêm Thúy Băng hồi trẻ đúng nghĩa là tiểu thư "cành vàng lá ngọc", ăn mặc sang trọng thanh tú, vẻ đẹp đài các rạng rỡ, đi đâu cũng có kẻ hầu người hạ vây quanh. Thoạt trông thì chẳng có gì tương đồng với anh nhạc sĩ mơ mộng Văn Cao cả. Thế mà duyên số đã se cho họ bên nhau.
Là con gái nhà in có tiếng, không phải kiểu tiểu thư khuê môn bất xuất, Nghiêm Thuý Băng được cha mẹ giao cho một tiệm sách nhỏ, cô đứng đấy làm công việc giao hàng cho khách in và bán sách, trong đó có cả nhạc của Văn Cao. Nghiêm Thuý Băng đến với Văn Cao từ những bài hát như thế, vì say mê nhạc mà đâm ra tương tư nhạc sĩ.
Ngay trước Cách mạng tháng Tám, nỗi đau đến với gia đình Nghiêm Thuý Băng khi cha bà vì không cộng tác với Nhật mà bị bắn chết. Sau cái chết này, gia cảnh bà đã không còn huy hoàng như xưa.
Thời trước khang chien, Văn Cao được tổ chức giao phụ trách in báo Độc Lập. Sau do, nhà in Độc Lập là nhà in của gia đình Thuý Băng , bao nhiêu tiền in đều ủng hộ cho chính quyền mới.Đây cũng là dịp Thuý Băng gặp được Văn Cao, chàng nhạc sĩ trong mộng, thông qua sự kết nối của một người bạn. Một năm tìm hiểu, họ thành thân, chàng hơn nàng 7 tuổi.
Chênh lệch tuổi tác, khác nhau về xuất thân, nhưng họ vẫn là một cặp vợ chồng hạnh phúc, sướng khổ có nhau. Lấy chồng, bà Thuý Băng đã nguyện "theo chồng". Chồng đi kháng chiến, bà cũng lên chiến khu ở. Tiểu thư con nhà giàu mà mặc áo nhuộm, áo sòng, rồi tự chẻ củi, nấu nướng, gánh nước, rồi hoà bình về, vẫn phải buôn gánh bán bưng, không chuyện cực khổ nào mà không gánh vác vì gia đình.
Bà nguyện chăm sóc ông trọn vẹn, ông hầu như chẳng phải đụng tay vào việc nhà, bà dành hết, để ông toàn tâm cho sự nghiệp nghệ thuật. Bởi thế, không ngoa khi người ta nói những nhạc phẩm tuyệt vời của ông đều có bóng dáng của bà.
Con trai bà cũng từng nói, mẹ tôi là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời bố tôi.
Ông mất đi rồi, bà lủi thủi với hình bóng chồng, vẫn giữ vẹn nguyên những kỉ niệm đẹp đẽ về ông: “Cuộc đời tôi từ khi đến với anh Văn Cao chưa có một ngày nào được sung sướng về vật chất, nhưng tôi không ân hận khi trao cả cuộc đời cho anh.
Có lẽ đó là một sứ mệnh ngẫu nhiên nếu không muốn nói là định mệnh. Tôi đã hy sinh sự nghiệp của mình dành cho người chồng yêu quý có một sự nghiệp trong sáng tác, ngay cả những lúc sóng gió nhất trong cuộc đời, tôi vẫn ở bên cạnh anh và tôi cũng cảm nhận được tôi có ý nghĩa với anh như thế nào.
Nhiều bạn bè nhận xét những người phụ nữ trong tranh của anh luôn có nét phảng phất hình ảnh của tôi... Con người anh trầm lặng, sự sống như lặn vào trong, rất khiêm tốn, không khoe khoang. Nhờ ảnh hưởng của tính cách ấy mà qua bao thăng trầm sóng gió, trải qua những gì đau đớn nhất của cuộc đời, tôi vẫn tự hào mình có nghị lực vượt qua…”.
Phong theo Nguyên Thảo
16
videos

Nhac Si Van Cao : Tuyen Tap Nhung Ca Khuc Hay Nhat
 

Những mối tình của nhạc sĩ Văn Cao

Tài hoa của nhạc sĩ Văn Cao thì đã để lại đến muôn đời. Còn nhân cách của ông, rất nhiều người thân, người bạn luôn ngợi ca, nhắc đến. Văn Cao có một tấm lòng hiền hậu, trong sáng, trong cách hành xử hằng ngày và nhất là trong tình yêu. Những mối tình đi qua đời ông đều đẹp rạng ngời bởi sự tinh khôi và cao thượng...
Thà từ bỏ tình yêu, không làm kẻ thứ ba...
Mối tình của Văn Cao với nột người con gái ở Hải Phòng có lẽ là mối tình đẹp đẽ để lại những ấn tượng sâu đậm nhất trong ông, thời ông còn chưa thành gia thất. Sau này, kể lại với con cái, Văn Cao không nhắc rõ tên nàng, chỉ nói cô ấy họ Hoàng. Trai tài, gái sắc, nhưng Văn Cao từ khi rung động đã biết mối tình của mình là vô vọng, bởi dù tình yêu có lớn đến đâu, cũng không thể vượt qua sự đường hoàng, trọng nghĩa tình, trọng đạo lý của người nhạc sĩ.
Nhạc sỹ Văn Cao và mối tình trọn đời của mình - bà Nghiêm Thúy Băng
Nhạc sỹ Văn Cao và mối tình trọn đời của mình - bà Nghiêm Thúy Băng
Thiếu nữ họ Hoàng ấy, ban đầu là người mà cả hai người bạn thân của ông, nhạc sĩ Hoàng Quý và ca sĩ Kim Tiêu đều ôm mộng yêu thương. Một lần đến thăm người đẹp, họ dắt Văn Cao đi để ông "mục sở thị" cái sự đẹp đẽ duyên dáng của nàng. Ngờ đâu, lần gặp mặt ấy đã gieo vào lòng nhạc sĩ nỗi tương tư, thương nhớ và cả dằn vặt, day dứt. Về phần người thiếu nữ họ Hoàng, vốn đã từng cảm mến Văn Cao qua những nhạc phẩm lãng mạn, say đắm của ông, khi vừa gặp, chuyện trò cũng dành tình cảm đặc biệt cho nhạc sĩ. Nỗi éo le ấy chỉ mình Văn Cao cảm nhận được, chứ hai người bạn vẫn vô tư theo đuổi người trong mộng mà chẳng biết gì.
Giữa người con gái đẹp và nhạc sĩ Văn Cao vẫn luôn có một mối tâm giao, chia sẻ về thi, về họa (nhạc sĩ còn là người nổi tiếng văn hay và vẽ đẹp). Lần duy nhất họ bày tỏ sự gần gũi hơn những người bạn bình thường, đó là vào một trưa oi ả, thiếu nữ đến nhà Văn Cao chơi, thấy chàng họa sĩ đang vẽ tranh say sưa giữa tiết trời nóng bức, mổ hôi ra đầm đìa, liền ngồi quạt cho chàng vẽ. Chỉ duy nhất lúc ấy, nhạc sĩ không kiềm lòng được, đã nói một lời tỏ tình ý nhị rằng chỉ có một mơ ước giản đơn là có nàng bầu bạn bên cạnh, nấu những bữa cơm ấm, vá chiếc áo rách và quạt những lúc nóng trời, rồi chàng sẽ sáng tác và hát cho nàng nghe.
Chuyện chỉ đến ấy, rồi thôi, vì ca sĩ Kim Tiêu bạn Văn Cao đã quyết tâm đến với người đẹp. Văn Cao đành giấu chặt mối tình trong lòng, không dám làm gì, không dám nói vì sợ bạn buồn. Nhưng rốt cục, không phải Kim Tiêu mà nhạc sĩ Hoàng Quý mới là người có được người con gái ấy. Ca sĩ Kim Tiêu không đạt thành mộng ước vì bị gia đình người đẹp ngăn trở, còn Hoàng Quý, có được vợ đẹp, hiền hậu như ý nguyện, thì lại đoản mệnh, mất vì lao phổi chỉ sau đó vài năm.
Nỗi đau tan vỡ tình yêu, nỗi đau mất chồng, mất bạn đã khiến mỗi người rút về thế giới của riêng mình, cả ba bặt tin nhau từ đó.
Chỉ một người con gái, mà ba chàng nghệ sĩ phải say sưa, chao đảo. Cũng chỉ một người con gái ấy, mà có đến hai bài hát ra đời. Văn Cao, vẫn luôn lưu giữ bóng dáng người xưa qua Buồn tàn thu và Bến xuân.
Mối tình trọn đời
Số mệnh đã không cho Văn Cao và thiếu nữ họ Hoàng nên duyên, nhưng lại đem đến cho ông một "kho báu" khác. Nhắc đến cuộc đời nhạc sĩ, nhiều người vẫn nhắc đến bóng hồng phía sau ông, là chỗ dựa tinh thần, là niềm yêu thương ngọt ngào đã giúp nhạc sĩ thăng hoa trong những ca khúc bất hủ. Bà là Nghiêm Thúy Băng, vợ ông.
Đầu những năm 1940, gia đình bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những gia đình giàu có nhất thời bấy giờ. Ông Nghiêm Xuân Huyến cha bà là chủ nhà in Rạng Đông, đồng thời là chủ bút hai tờ báo Con ong và Bắc Kỳ thể thao với đường lối chống Tây.
Nhiều người kể lại, Nghiêm Thúy Băng hồi trẻ đúng nghĩa là tiểu thư "cành vàng lá ngọc", ăn mặc sang trọng thanh tú, vẻ đẹp đài các rạng rỡ, đi đâu cũng có kẻ hầu người hạ vây quanh. Thoạt trông thì chẳng có gì tương đồng với anh nhạc sĩ mơ mộng Văn Cao cả. Thế mà duyên số đã se cho họ bên nhau.
Là con gái nhà in có tiếng, không phải kiểu tiểu thư khuê môn bất xuất, Nghiêm Thuý Băng được cha mẹ giao cho một tiệm sách nhỏ, cô đứng đấy làm công việc giao hàng cho khách in và bán sách, trong đó có cả nhạc của Văn Cao. Nghiêm Thuý Băng đến với Văn Cao từ những bài hát như thế, vì say mê nhạc mà đâm ra tương tư nhạc sĩ.
Ngay trước Cách mạng tháng Tám, nỗi đau đến với gia đình Nghiêm Thuý Băng khi cha bà vì không cộng tác với Nhật mà bị bắn chết. Sau cái chết này, gia cảnh bà đã không còn huy hoàng như xưa.
Thời trước khang chien, Văn Cao được tổ chức giao phụ trách in báo Độc Lập. Sau do, nhà in Độc Lập là nhà in của gia đình Thuý Băng , bao nhiêu tiền in đều ủng hộ cho chính quyền mới.Đây cũng là dịp Thuý Băng gặp được Văn Cao, chàng nhạc sĩ trong mộng, thông qua sự kết nối của một người bạn. Một năm tìm hiểu, họ thành thân, chàng hơn nàng 7 tuổi.
Chênh lệch tuổi tác, khác nhau về xuất thân, nhưng họ vẫn là một cặp vợ chồng hạnh phúc, sướng khổ có nhau. Lấy chồng, bà Thuý Băng đã nguyện "theo chồng". Chồng đi kháng chiến, bà cũng lên chiến khu ở. Tiểu thư con nhà giàu mà mặc áo nhuộm, áo sòng, rồi tự chẻ củi, nấu nướng, gánh nước, rồi hoà bình về, vẫn phải buôn gánh bán bưng, không chuyện cực khổ nào mà không gánh vác vì gia đình.
Bà nguyện chăm sóc ông trọn vẹn, ông hầu như chẳng phải đụng tay vào việc nhà, bà dành hết, để ông toàn tâm cho sự nghiệp nghệ thuật. Bởi thế, không ngoa khi người ta nói những nhạc phẩm tuyệt vời của ông đều có bóng dáng của bà.
Con trai bà cũng từng nói, mẹ tôi là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời bố tôi.
Ông mất đi rồi, bà lủi thủi với hình bóng chồng, vẫn giữ vẹn nguyên những kỉ niệm đẹp đẽ về ông: “Cuộc đời tôi từ khi đến với anh Văn Cao chưa có một ngày nào được sung sướng về vật chất, nhưng tôi không ân hận khi trao cả cuộc đời cho anh.
Có lẽ đó là một sứ mệnh ngẫu nhiên nếu không muốn nói là định mệnh. Tôi đã hy sinh sự nghiệp của mình dành cho người chồng yêu quý có một sự nghiệp trong sáng tác, ngay cả những lúc sóng gió nhất trong cuộc đời, tôi vẫn ở bên cạnh anh và tôi cũng cảm nhận được tôi có ý nghĩa với anh như thế nào.
Nhiều bạn bè nhận xét những người phụ nữ trong tranh của anh luôn có nét phảng phất hình ảnh của tôi... Con người anh trầm lặng, sự sống như lặn vào trong, rất khiêm tốn, không khoe khoang. Nhờ ảnh hưởng của tính cách ấy mà qua bao thăng trầm sóng gió, trải qua những gì đau đớn nhất của cuộc đời, tôi vẫn tự hào mình có nghị lực vượt qua…”.
Phong theo Nguyên Thảo

Buồng chuối trổ ngược, hoa chĩa lên trời. ;Hồ Xưa chuyển gửi

Hoa chuối trổ ngược

Từ Xua Ho Đến Bạn + 17 Khác
                Buồng chuối trổ ngược, hoa chĩa lên trời.
         Những ngày gần đây, nhà anh Trần Tiến Khương ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa đón nhiều người đến chiêm ngưỡng buồng chuối trổ ngược, khiến hoa chĩa lên trời.
Khánh Hòa: Buồng chuối trổ ngược, hoa chĩa lên trời.
       Anh Khương, ngụ tại số 158/14, đường Hương lộ Ngọc Hiệp, phường Ngọc Hiệp, tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang) cho biết cây chuối này được anh trồng cùng đợt với các cây chuối khác trong vườn 6 tháng trước.
      Cách đây 5 ngày, anh phát hiện một buồng chuối ra hoa ngay giữa thân cây và đặc biệt hơn là hoa chuối chĩa ngược lên trời, trông rất giống búp sen.
      Sau khi nghe tin này, nhiều người hiếu kỳ đã đến nhà anh Khương xem
tận mắt và chụp ảnh kỷ niệm. Vào tối ngày 20/8, một nhóm sinh viên gần chục em cũng đến gõ cửa, xin phép chụp anh buồng chuối nên anh Khương
phải mắc điện ra để cho các em chụp ảnh.

             Khánh Hòa: Buồng chuối trổ ngược, hoa chĩa lên trời.

       Anh Châu Dũng, người đi xem buồng chuối trổ ngược, cho hay anh đã có lần nhìn thấy buồng chuối trổ giữa thân cây, nhưng hoa chuối chĩa lên trời thì anh chưa từng thấy bao giờ.
       Theo quan sát của phóng viên Dân Trí, buồng chuối trổ hoa ngay giữa thân cây, búp chuối chĩa ngược lên trời. Sau 1 tuần ra hoa thì buồng chuối đã cho ra được 5 nải. Hiện buồng chuối tiếp tục cho ra thêm nhiều nải nữa.
       Đây là một hiện tượng mới lạ.
       Đây là lần đầu tiên?
From: Khanh Tran & Joseph Thái
HX: lay-out

                 HOA CHUỐI TRỔ NGƯỢC
        Ngàn năm hoa chuối gốc tìm nhau,

        Bỗng thấy ngày nay bắp ngẫng đầu.

        Cám cảnh nhân gian rầu muốn tránh,

        Hay sầu ngước mặt hướng vời cao?

        Trời thương cứu vớt thân mau độ,

        Đất chẳng cưu mang lánh lối vào,

        Ngán ngẫm tình đời hoa chuối khóc,

        Bơ phờ ngước mặt đến trời cao.
                                                       HỒ NGUYỄN